Tai lieu CK
Xét về sự lưu thông của chứng khoán trên thị trường, TTCK có hai loại:
1. Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
- Đặc điểm của thị trường sơ cấp:
+ TT sơ cấp thể hiện mối quan hệ giữa nhà phát hành và NĐT
+ Trên TT này, vốn từ NĐT được chuyển sang cho nhà phát hành thông qua việc NĐT mua chứng khoán mới, nhờ đó vốn của nhà phát hành tăng lên.
- Vai trò của TT sơ cấp: thực hiện chức năng quan trọng của TTCK-huy động vốn cho các tổ chức phát hành. TT sơ cấp còn có khả năng thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm lớn nhỏ của dân cư, lại vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước ngoài, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các DN, các tổ chức...tạo thành nguồn vốn khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các phương thức khác không làm được. Nhờ đó, tạo ra môi trường cho các DN gọi vốn để SXKD, giúp Nhà nước giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách thông qua phát hành chứng khoán.
2. Thị trường thứ cấp: thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm đầu tư kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản XH.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện mối quan hệ giữa các NĐT với nhau
+ Các khoản tiền thu được do bán chứng khoán thuộc về các NĐT và các nhà KDCK mà không thuộc về nhà phát hành do đó nó không làm tăng vốn của nhà phát hành.
+ Là 1 thị trường hoạt động liên tục, các NĐT có thể mua bán CK nhiều lần trên thị trường thứ cấp.
- Chức năng:
+ TT thứ cấp làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán
+ Là nơi xác định giá chứng khoán cho TT sơ cấp.
Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp ở Việt Nam:
TT sơ cấp hoạt đọng lặng lẽ,hầu như không mấy ai biết đến, người tham gia chủ yếu là các nhà quản lý. Khối lượng chứng khoán giao dịch ít, chưa xứng với khả năng tạo vốn của thị trường này. Thông tin trên thị trường còn thiếu và chưa chính xác để các nhà đầu tư có thể đánh giá mức đọ rủi ro của doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư.
TTTC tuy rất sôi nổi trong năm 2006-2007 nhưng trong mấy năm gần đây đã trở nên ảm đạm. Hơn nữa, tttc phát triển chủ yếu là SGDCK, thị trường OTC chưa phát triển rộng rãi. Trên TTTC còn tồn tại nhiều giao dịch và tài khoản ảo, xảy ra hiện tượng đầu cơ gây bất ổn thị trường. Số mã chứng khoán còn ít, chủ yếu là cổ phiếu, còn trái phiếu, tín phiếu kho bạc thì rất ít hoặc không có.
TT trái phiếu VN gần như đóng băng, chỉ gói gọn trong 1 vài nhà đầu tư lớn và các nhà đầu tư nước ngoài vì khối lượng giao dịch lớn, các nhà đầu tư nhỏ trong nước không đáp ứng được. Thêm vào đó, trái phiếu chính phủ chủ yếu do các NH nắm giữ và các NH thường nắm giữ đến khi đáo hạn.
Về bản chất, mqh giữa TT sơ cấp & TT thứ cấp là mối quan hệ nội tại biện chứng. TT sơ cấp tạo điều kiện, động lực cho TT thứ cấp. Hai TT này có mqh mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau:
- TT sơ cấp là cơ sở, tiền đề cho TT thứ cấp hoạt động và phát triển vì đó là nơi cung cấp hàng hóa cho TTCK. Nếu ko có TT sơ cấp sẽ không có hàng hóa trên TT thứ cấp. TT thứ cấp ko thể ra đời chừng nào chưa có thị trường sơ cấp rộng rãi, vững chắc với nhiều loại CK hấp dẫn nhà ĐT và công chúng đến bỏ vốn để đầu tư CK. Tuy nhiên, nếu chỉ có TT sơ cấp mà ko có TT thứ cấp thì TT sơ cấp cũng không thể tồn tại và phát triển được vì khi đó các CK đã phát hành ra trên TT sơ cấp sẽ không được tiếp tục lưu chuyển, các NĐT ko quan tâm đến việc mua và nắm giữ CK của tổ chức phát hành. Việc xuất hiện TT thứ cấp đã tạo ra 1 nơi để các CK đã phát hành trên TT sơ cấp được lưu chuyển nhằm thu hút sự quan tâm của các NĐT nhờ đó tạo điều kiện, động lực cho sự phát triển của TT sơ cấp.
- TT thứ cấp tạo điều kiện dễ dàng để chuyển các CK thành tiền mặt, làm tăng tính lỏng của CK khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế là dễ dàng hơn cho các công ty bán chúng ở TT sơ cấp. Việc TT thứ cấp làm tăng tính lỏng của CK đã phát hành giúp làm giảm rủi ro cho các NĐT. Các NĐT sẽ dễ dàng hơn trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư trên cơ sở đó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn. Tăng tính lỏng của CK tạo đk cho việc chuyển đổi thời hạn của vốn đồng thời tạo đk cho việc phân phối vốn 1 cách hiệu quả. Nó còn tạo đk tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý DN.
- TT thứ cấp xđ giá của CK đã đc phát hành trên TT sơ cấp. TT thứ cấp được xem là thị trường định giá các công ty. Những người mua CK ở TT sơ cấp chỉ chấp nhận TT cho công ty phát hành với giá mà họ cho rằng NĐT trên TT thứ cấp sẽ tăng hơn nữa. Giá CK ở TT thứ cấp càng cao thì giá CK trên TT sơ cấp càng cao, như vậy công ty phát hành sẽ phát triển đc nhiều vốn đầu tư hơn và ngược lại.
- Thông qua việc xđ giá, TT thứ cấp cung cấp 1 danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho các nhà phát hành cũng như những NĐT trên TT sơ cấp.
Kinh tế vĩ mô trong nước vẫn còn có nhiều khó khăn như 10 tháng đầu năm lạm phát tăng 17,05%; nhập siêu vẫn ở mức cao tuy có giảm trong những tháng gần đây, tính chung 10 tháng nhập siêu ở mức 8,4 tỷ USD, tương đương 10,8% kim ngạch xuất khẩu; mặt bằng lãi suất vẫn cao, giá vàng biến động mạnh, giá đôla tiềm ẩn yếu tố tăng giá. Thị trường tiền tệ thiếu tính thanh khoản trong 6 tháng đầu năm, nợ xấu ngân hàng tăng, cơ cấu cho vay dài hạn đến 77% nên tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt đối với cho vay bất động sản. Xuất hiện nhiều khó khăn do yếu tố chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, xăng dầu, lãi suất ngân hàng…) tăng mạnh. Trong quý III, có 60% công ty có lợi nhuận thấp hơn cùng kỳ năm trước và 14% công ty thua lỗ, đưa tổng số công ty có lỗ lũy kế lên 82 công ty.
Đối mặt với tỷ lệ lạm phát hai con số, lượng dự trữ ngoại tệ sụt giảm,và một đồng tiền suy yếu, Chính phủ Việt Nam vào tháng 2 năm 2011 đã cam kết một gói các biện pháp thắt chặt tài chính và tiền tệ—Nghị quyết 11—nhằm kìm hãm lạm phát và ổn định nền kinh tế. Việc thắt chặt chính sách đã làm chậm đà tăng trưởng GDP còn ở mức 5,4% và 5,7% trong hai quý đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, và kết quả tăng trưởng sáu tháng đầu năm ở mức 5,6%.
Việc cắt giảm đầu tư công và hạn chế tín dụng cho bất động sản đã tạo ra sự sụt giảm mạnh trong lĩnh vực xây dựng trong sáu tháng đầu năm 2011, xuống còn 4,3%, chưa bằng một nửa tốc độ tăng cùng kỳ năm trước. Công nghiệp, bao gồm cả khai thác mỏ, có tốc độ tăng trưởng 7,0%. Việc cung cấp một số bộ phận chế tạo từ Nhật Bản bị gián đoạn do ảnh hưởng của trận động đất hồi tháng 3, tuy nhiên ảnh hưởng đối với lĩnh vực công nghiệp chỉ là tạm thời.
Giao dịch bán buôn và bán lẻ tăng trưởng ở mức 6,1% trong nửa đầu năm. Tuy nhiên, lạm phát cao đang đặt gánh nặng đối với lĩnh vực bán lẻ trong những tháng gần đây. Ngành du lịch tăng trưởng mạnh—lượng khách du lịch tăng ở mức 18,4% trong nửa đầu năm nay.
Lũ lụt ở miền Trung và hạn hán ở miền Bắc đầu năm nay đã làm sụt giảm sản lượng nông nghiệp, và lĩnh vực này chỉ tăng ở mức 2,1% trong sáu tháng đầu năm.
Bất chấp việc tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ lạm phát trong tháng 8 vẫn tăng cao lên mức 23,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát cao có nguyên nhân từ việc giá lương thực tăng vọt và ảnh hưởng tác động từ tăng trưởng tín dụng nhanh trong năm 2010, cũng như những tác động chậm của những lần điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ. Giá lương thực trong tháng 8 đã tăng gần 34% so với đầu năm, chủ yếu do ảnh hưởng xấu của thời tiết đối với nông nghiệp và gián đoạn trong nguồn cung thịt lợn. Những điều chỉnh tăng giá điện và giá nhiên liệu cũng làm tăng chi phí đối với người tiêu dùng. Lạm phát theo tháng có giảm nhẹ trong tháng 8, ở mức 0,9%, do giá thịt lợn giảm và những áp lực cầu dịu dần.
Chính phủ tìm cách bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương trước việc tăng giá điện và nhiên liệu, song việc giá lương thực tăng cao nhiều khả năng sẽ làm tăng số lượng nghèo đói ở một số khu vực.
Việc ổn định tỷ giá ngoại hối của tiền Đồng đã được thực hiện nhờ một loạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ, một đợt điều chỉnh tỷ giá lớn vào tháng 2/2011 (lần điều chỉnh tỷ giá thứ tư trong vòng 14 tháng), quy định trần lãi suất tiết kiệm bằng đô-la Mỹ, và các biện pháp hành chính khác nhằm hạn chế việc sử dụng vàng và ngoại tệ. Nhờ đó, đồng Việt Nam đã được giao dịch trong phạm vi biên độ giao dịch ngoại hối chính thức cho đến giữa tháng 8, khi xuất hiện một số áp lực giảm giá.
Việc thắt chặt chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV, ngân hàng trung ương) bao gồm việc kiểm soát tín dụng và nguồn cung tiền, cũng như kiểm soát việc tăng lãi suất. Tăng trưởng tín dụng chậm lại, ước tính đến giữa tháng 8/2011 ở mức 23,6% tính theo năm và 8,2% tính từ đầu năm đến nay. Điều này cho thấy Chính phủ có thể đạt được mục tiêu duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức 20% trong năm 2011 (giảm từ 32,4% trong năm 2010).
Phần lớn các ngân hàng thương mại đều đáp ứng được hạn chót chính thức là ngày
30/6/2011 đối với việc hạn chế các khoản dư tín dụng cấp cho các hoạt động “phi sản xuất” như bất động sản và chứng khoán xuống còn 22% tổng lượng tiền cho vay. Giờ các ngân hàng phải tiếp tục giảm tỷ lệ này xuống còn 16% trước cuối năm nay. Tín dụng cho các hoạt động “phi sản xuất” theo ước tính đã sụt giảm khoảng 17% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8.
Tăng trưởng nguồn cung tiền M2 (tổng phương tiện thanh toán) chậm lại, đến giữa tháng 8 được ước tính ở mức 22,4% tính theo năm và 7,8% tính từ đầu năm đến nay, và có vẻ đang đi đúng hướng nhằm đạt mục tiêu kiểm soát nguồn cung tiền M2 ở mức 15% cho cả năm (tăng trưởng M2 năm ngoái ở mức 33,3%).
Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ tái cấp vốn từ 9,0% lên 14,0% và tỷ lệ chiết khấu từ 7,0% lên 13,0% trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5/2011, sau đó giữ nguyên tỷ lệ này đến cuối tháng 8. Cơ chế này được áp dụng với các ngân hàng đối với các kỳ hạn 1-12 tháng. Ngân hàng Nhà nước cũng giảm tỷ lệ lãi suất nghiệp vụ thị trường mở—chi phí khi các ngân hàng thương mại vay của Ngân hàng Nhà nước trên giao dịch thị trường mở ngắn hạn—từ 15,0% xuống 14,0% trong tháng 7, nhưng cũng đưa ra thông báo rằng đây là phản ứng với việc tăng thanh khoản liên ngân hàng, chứ không phải việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Đối với khách hàng của các ngân hàng, tỷ lệ lãi suất vay bằng tiền Đồng đã tăng lên mức ước tính 21%-22% vào cuối tháng 8. Lãi suất tiền gửi ở mức 18%-19%, cao hơn mức trần 14% do Ngân hàng Nhà nước áp đặt. Thậm chí ở mức cao như vậy, song những lãi suất này vẫn thấp hơn so với lạm phát (nếu không bao gồm giá lương thực và năng lượng thì những lãi suất này cao hơn mức ước tính lạm phát cơ bản).
Việc thắt chặt tài chính được thực hiện thông qua giảm chi tiêu và tăng nguồn thu. Các Bộ, ngành được yêu cầu cắt giảm10% các khoản chi tiêu không cần thiết (không gồm lương và phụ cấp) cho năm 2011. Chính phủ cũng cắt giảm khoảng 80 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,5% GDP)chi tiêu từ ngân sách của năm 2011 cho các hoạt động đầu tư công của các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị nhà nước khác. Việc tăng giá dầu thô sản xuất trong nước cũng mang lại một khoản đóng góp đáng kể cho nguồn thu của chính phủ. Trong tháng 8 Chính phủ đã thông báo rằng hiện Việt Nam đang đi đúng hướng và hoàn toàn có thể đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 5,0% GDP trong năm nay, theo định nghĩa về thâm hụt của Chính phủ, so với mức thâm hụt 5,6% trong năm 2010. (Nếu bao gồm cả chi tiêu ngoài ngân sách, các khoản cho vay và điều chỉnh khác, thâm hụt năm 2010 ở mức 7,9% GDP
Trong lĩnh vực ngoại thương, xuất khẩu hàng hoá tăng ở mức ước tính 33% lên con số khoảng 43 tỷ đô-la trên cơ sở cán cân thanh toán của nửa đầu năm 2011. Số liệu hải quan cho thấy sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu các lô hàng nông nghiệp (tăng 15,3% về giá trị), may mặc và giầy dép (25%),đồ điện tử (15%), và hải sản (26%). Nhập khẩu hàng hoá tăng khoảng 28% lên con số 45 tỷ đô-la trên cơ sở cán cân thanh toán, do ảnh hưởng của việc giá cả hàng hoá toàn cầu tăng cao. Thâm hụt thương mại trên cơ sở cân bằng thanh toán được thu hẹp 25% còn khoảng 2 tỷ đô-la trong sáu tháng đầu năm. Sau khi tính thêm nguồn doanh thu cao từ du lịch và kiều hối, thâm hụt tài khoản vãng lai được thu hẹp chỉ còn bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước, ước tính ở mức 1 tỷ đô-la.
Đồng nội tệ ổn định hơn đã cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng cường một phần lượng dự trữ ngoại tệ của mình lên mức ước tính là 15,2 tỷ đô-la vào cuối tháng 6/2011—tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp, mới tương ứng với chi phí nhập khẩu cho 2,1 tháng
Theo những ước tính ban đầu, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã sụt giảm nhẹ xuống mức 5,3 tỷ đô-la trong sáu tháng đầu năm. Đầu tư gián tiếp được ước tính ở mức 1 tỷ đô-la. Chỉ số chứng khoán VNIndex đã sụt giảm 12,4% trong tám tháng đầu năm 2011.
Xu hướng
1.1. Các yếu tố thuận lợi:
- Nhập siêu ban đầu đã có tín hiệu giảm, lạm phát đã có chiều hướng giảm.
- Việc thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa theo Nghị quyết 11 của Chính phủ đã đạt được những kết quả tốt hơn trước, cụ thể là thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện, lãi suất có tín hiệu giảm, dự trữ ngoại tệ tăng.
- Chính sách tỷ giá, tiền tệ được điều hành linh hoạt và bám sát thị trường hơn.
- Chính sách tài khóa: Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành giảm chi tiêu quyết liệt, bao gồm chi tiêu công và chi thường xuyên theo đó hạn chế đầu tư, kiên quyết cắt giảm và ngừng các dự án không hiệu quả, chưa thực sự cần thiết, cắt giảm chi tiêu thường xuyên để giảm bớt bội chi ngân sách.
- Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 về bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó cho doanh nghiệp và cá nhân, điều này có tác động hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, hộ gia đình…cũng như đối với hoạt động đầu tư trên TTCK như thuế cổ tức, chuyển nhượng chứng khoán.
- Nghị quyết TW3 về tái cấu trúc nền kinh tế trên 3 phương diện, đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước, và hệ thống tài chính – ngân hàng sẽ là một bước cải cách quan trọng về chiều sâu tạo ra bước phát triển quan trọng trong tương lai, từ đó vai trò của TTCK trong việc thu hút vốn đầu tư thay dần cho đầu tư công và khu vực Nhà nước sẽ được tăng cường.
1.2. Các yếu tố không thuận lợi:
a) Yếu tố ngoài nước:
- Triển vọng kinh tế thế giới khá tiêu cực, thậm chí có thể bị suy thoái lần 2. Theo dự báo hiện nay, xác suất nền kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 là 50%. Tất cả các tổ chức quốc tế đều giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu như IMF, ADB, EIU (thuộc the Economist, Mỹ). EIU cho rằng nguy cơ suy thoái ở châu Âu và Mỹ cũng ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi, đặc biệt các nước chủ yếu xuất khẩu sang các khu vực này. Do triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Mỹ và châu Âu xấu đi, EIU cũng đã hạ mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2012 đối với hầu hết các thị trường mới nổi, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil.
b) Yếu tố trong nước:
+ Lạm phát và nhập siêu vẫn ở mức cao, khả năng cho đến cuối năm 2011, lạm phát vào khoảng 18% – 19% (do cuối năm khu vực doanh nghiệp, người dân thường tăng chi tiêu nên cầu về tiền tăng, ngoài ra yếu tố mùa vụ cùng với tác động của việc tăng lương cơ bản cũng làm áp lực lạm phát lớn hơn). Lạmphátđược dựđoánsẽhạnhiệtdần.Sảnxuấtlương thựcsẽtăngkhingànhnông nghiệphồiphụcsautácđộngcủathờitiếtxấuvànguồncungthịtlợnđược cảithiện(phảnứng vớigiátăngcao).Cáctácđộngcủaviệcthắtchặtchínhsách—đồngtiềnổnđịnhdần,tăng trưởng tíndụngchậmlại,chitiêudùngvàđầu tư chậmlại—đều sẽ gópphầnkìmhãmlạm phát.Trongnăm2012,lạmphátđược dự báosẽ giảmxuốngcòn11,0% nhờkếtquảcủaviệcthắtchặtchínhsáchvàdựbáogiádầuvàlương thựctoàn cầuhạnhiệt.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, dự báo đạt khoảng 6% (IMF dự báo khoảng 5,8% năm 2011).
+ Do tiếp cận vốn của các doanh nghiệp khó khăn trong thời gian qua dẫn tới việc thu hẹp sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa có dấu hiệu khả quan.
+ Rủi ro của hệ thống ngân hàng gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro cơ cấu kỳ hạn (cơ cấu cho vay dài hạn đến 77% nên tiềm ẩn rủi ro) và rủi ro tín dụng lớn, đặc biệt là rủi ro từ khối kinh doanh bất động sản (bao gồm cả rủi ro cơ cấu kỳ hạn và tín dụng) và khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Vốn cho vay bất động sản lớn khiến nợ xấu ngân hàng tăng, làm trầm trọng thêm rủi ro của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra lưu thông tín dụng ngân hàng và bất động sản qua nhiều kênh và hình thức khác nhau cũng chưa thể hiện hết các tiềm ẩn rủi ro khác.
+ Tỷ giá: tỷ giá được duy trì cân bằng tạm thời trong thời gian qua nhờ các chính sách lãi suất đôla Mỹ thấp, tuy nhiên sức ép tỷ giá sẽ tăng dần.
+ Vàng: chịu tác động mạnh bởi thị trường quốc tế và vẫn rất khó quản lý, làm cho việc điều hành chính sách tiền tệ gặp nhiều khó khăn do thói quen tích trữ, sử dụng như một phương tiện thanh toán; luôn tiềm ẩn sức ép lên tỷ giá khi có biến động.
+ Khu vực doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế Nhà nước: kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Khi lãi suất tăng và điều kiện kinh tế trong và ngoài nước khó khăn đã bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề hạch toán kế toán, dịch chuyển vốn, đầu tư ngoài ngành, vay mượn giữa các công ty con trong tập đoàn Nhà nước.
+ + Việc thu hẹp thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai trong nửa đầu năm 2011 đã tạo điều kiện đưa ra điều chỉnh nhỏ về dự báo đối với đối với thâm hụt tài khoản vãng lai cả năm ở mức 3,7% GDP. Nhập khẩu năm 2012 sẽ tăng do nhu cầu trong nước tăng lên. Tăng trưởng khiêm tốn trong xuất khẩu được dự báo trong năm tới. Thâm hụt tài khoản vãng lai trong năm 2012 được dự báo ở mức tương đương với năm nay, xét về tỷ lệ trên GDP.
+Một môi trường kinh tế vĩ mô trong nước ổn định hơn trong năm 2012 sẽ kích thích đầu tư nước ngoài và khuyến khích người dân gửi vào hệ thống ngân hàng một lượng lớn ngoại tệ và vàng mà họ đang giữ ở nước ngoài hoặc ngoài hệ thống (được phản ánh qua lượng chênh lệch và thiếu hụt lớn trong cán cân thanh toán, từ khoảng 9 tỷ đô-la trong năm 2009 còn 3,7 tỷ đô-la trong năm 2010). Những phản ứng này ngược lại cũng sẽ hỗ trợ cho cán cân thanh toán tổng.
+ Áp lực thoái vốn của một số quỹ đầu tư trên TTCK khi sắp đến thời điểm hết thời hạn hoạt động, trong khi đó triển vọng huy động vốn cho quỹ mới vẫn chưa tích cực. Nếu tình hình kinh tế năm 2012 không cải thiện thì tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, công ty chứng khoán, ngân hàng sẽ gặp khó khăn và số công ty thua lỗ sẽ tăng lên vì khả năng cầm cự không thể kéo dài.
+Đánh giá triển vọng có thể gặp rủi ro nếu như giả định cơ sở đối với việc tăng trưởng của các nền kinh tế lớn không trở thành hiện thực trong năm 2012. Trong trường hợp đó, xuất khẩu, đầu tư và kiều hối sẽ đều thấp hơn so với dự báo. Rủi ro trong nước nằm ở việc nới lỏng quá sớm các chính sách kinh tế vĩ mô, hoặc tâm lý cho rằng chính sách được nới lỏng hơn. Việc khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư chắc chắn đòi hỏi những hành động chính sách nhất quán và lâu dài. Việc nới lỏng chính sách quá sớm có thể giảm hiệu quả của những nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô, xoá bỏ niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng vào tiền đồng, và lại tạo ra áp lực sụt giảm dự trữ ngoại tệ
Về mục tiêu nền kinh tế năm 2012 mà Quốc hội vừa thông qua liệu có quá lạc quan với chỉ tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6 - 6,5%; chỉ tiêu lạm phát dưới 10%, thấp hơn nhiều so với lạm phát dự kiến năm 2011 là 18%.
Mặc dù nhiều chỉ số đã được "nén" lại, nhưng các mục tiêu trong năm 2012 đều lạc quan hơn so với kết quả sẽ đạt được trong năm 2011. Đặc biệt, lạm phát sẽ rất khó kéo về mức một con số trong năm tới, nếu chỉ tiêu tăng trưởng vẫn được đề cao.
Thứ nhất, tổng đầu tư xã hội giảm mạnh (từ 39,8% GDP năm 2011 xuống 33,5 - 34% GDP) nhưng GDP tăng nhanh hơn (6 - 6,5% so với con số 5,8% dự kiến năm nay), trong khi nền kinh tế trông đợi vào tăng hiệu quả đầu tư. Vậy trông đợi vào việc tăng hiệu quả ở đâu? Thứ hai, xuất khẩu tăng chậm hơn (12% so với dự kiến 31%), nhưng thâm hụt thương mại bằng năm 2011, nghĩa là nhập khẩu dự kiến tăng trưởng chậm hơn nhiều. Vậy "đầu vào" nhập khẩu (chủ yếu là các hàng hóa hóa nguyên liệu) tăng chậm tác động đến tăng trưởng GDP theo hướng nào? Thứ ba, lạm phát thấp hơn nhưng GDP tăng cao hơn, trong khi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tiếp tục được thắt chặt. Vậy vấn đề tiếp cận vốn của DN sẽ như thế nào? Thứ tư, lạm phát dưới 10% có đủ bảo đảm tái lập ổn định vĩ mô và giúp giảm thiểu xu hướng đóng cửa, phá sản DN? Lạm phát mục tiêu vẫn cao hơn tốc độ tăng GDP, nghĩa là về tổng thể, đời sống đa số người dân vẫn tiếp tục giảm sút?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top