Tài liệu cho khóa học KCYĐ
Tài liệu cho khóa học KCYĐ-Ngành Y Học Bổ Sung tại trường Thư Viện Toàn Cầu ở California 8&9/09/2012
Mở Khóa học KCYĐ ở Thư Viện Toàn Cầu, Cali ngày 8&9 tháng 9/2012
A- Phần một : Khám bệnh định bệnh bằng máy đo áp huyết :
1-Tiêu chuẩn áp huyết theo tuổi của KCYĐ :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.
(5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Người lớn tuổi có áp huyết thấp như trẻ em thì khó chữa, vì không đủ máu nuôi tế bào, những tế bào thiếu máu nuôi dưỡng lâu ngày trở thành tế bào ung thư, nên bệnh ung thư không có vi trùng virus. Khi áp huyết đo bên tay phải thấp dưới 90mmHg là có dấu hiệu ung thư, và khi đang có áp huyết 80mmHg là đang bị ung thư, nơi cơ quan tạng phủ nào có nhiều tế bào thiếu máu thì nơi đó bị ung thư trước, và tiếp tục nơi nào thiếu máu nuôi dưỡng thì những nơi đó bị ung thư sau, mà tây y gọi là di căn.
Trẻ em có áp huyết cao như người lớn, nhẹ thì chảy máu cam, nặng hơn thì bị bệnh động kinh co giật chân tay co quắp, nặng hơn nữa thì viêm màng não, sốt tê liệt. Nhịp tim nhanh hơn 100 đến 120 là đang sốt do máu nhiễm trùng.
Câu hỏi : Bệnh dư máu và bệnh thiếu máu, bệnh nào nguy hiểm khó chữa hơn ?
2-Cách làm hạ áp huyết :
Thổi hơi ra mạnh, nhanh, tưởng tượng hơi ra 1 đoạn dài 1m, sau đó tiếp tục hà hơi dài thêm 20cm và thả lỏng người cho hơi còn lại trong bụng tiếp tục ra hết cho cơ bụng xẹp mềm.
Công dụng : hơi thổi mạnh nhanh làm số thứ 2 xuống thấp, ngừa máu nhồi cơ tim, hà hơi thả lỏng cơ bụng, làm số thứ nhất xuống. Cả hai cách thổi và hà hơi làm nhịp tim chậm lại.
Về kỹ thuật thở, chia 4 giai đoạn :
Há miệng-Thổi hơi nhanh dài 1m-Cuối hơi thổi thì nói chữ Hà-chờ cho hơi trong bụng ra hết. (không có thì hít vào, giống như các ca sĩ, cần hát đúng nhịp nhạc, nên không có thì thở vào mà chỉ há miệng đớp khí rồi hát tiếp.
3-Áp huyết giả : Có hai loại :
Loại 1 : là áp huyết đo ở 2 cách tay thay đổi khác nhau lệ thuộc vào 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần.
Chức năng tạng theo Tinh-Khí-Thần :
Lệ thuộc về tinh :
Áp huyết sẽ thay đổi từ thức ăn thuốc uống, nên áp huyết đo trước và sau khi ăn hay dùng thuốc, nó bị thay đổi do thức ăn thuốc uống có tính chất âm hay dương, hàn hay nhiệt.
Thức ăn hay thuốc uống có : Vị đắng vào tim, vị ngọt vào tỳ, vị cay vào phế, vị mặn vào thận, vị chua vào gan.
Nhưng đắng qúa hại tim. ngọt qúa hại tỳ, cay qúa hại phổi, mặn qúa hại thận, chua qúa hại gan.
Thức ăn làm thay đổi áp huyết và lượng đường trong máu tăng hay giảm :
Làm tăng áp huyết :
Nhãn, xoài, mít, sầu riêng, chôm chôm, khô mực, thịt nướng hay chiên, đồ biển, rượu bia, cà phê, coca, cà rốt, đường, cà ri, chất vôi calci, bún bò, phở, gừng, ớt, cam thảo...
Thức ăn làm giảm áp huyết :
Trà xanh, sơn tra, đậu xanh, cà chua, mướp đắng, các chất chua như chanh cam, bưởi, me, dưa, dứa, vit.C,
Thức ăn làm tăng đường :
Đường, bột, gừng, nước ngọt....
Thức ăn làm hạ đường :
Khổ qua, hột é, sữa hạnh nhân, lá dứa....
Lệ thuộc về khí :
Áp huyết cũng sẽ thay đổi theo khí lực của lục phủ ngũ tạng mạnh hay yếu, như khí co bóp của tim, bao tử, phổi, thận, gan, đông y gọi tâm khí, vị khí, phế khí, thận khí, can khí…
Kết qủa số đo áp huyết bên tay trái, tùy thuộc vào chức năng hoạt động của vị khí bao tử và lá mía đông y gọi là tỳ vị.
Kết qủa số đo áp huyết bên tay phải, tùy thuộc vào chức năng hoạt động của can khí gan và mật.
Khí của tim, ruột non là hỏa khí, của tỳ vị là thấp khí, của phế đại trường là táo khí, của thận và bàng quang là hàn khí, của gan mật là phong khí.
Lệ thuộc về thần :
Áp huyết cũng thay đổi theo tinh thần của ngũ tạng như :
Tâm vui qúa hóa dại. Lo qúa hại tỷ ăn mất ngon. Buồn quá hại phổi mất khí. Sợ quá hại thận (vãi đái). Giận qúa hại gan (bầm gan)
Loại 2 : Là áp huyết giả trong những bệnh nan y như :
Hư giả thực
là cơ thể thiếu máu khí không đủ oxy để duy trì công thức máu, nhưng áp huyết đo có kết qủa là cao.
Thực giả hư
là có dấu hiệu khí thực áp huyết cao, táo bón phân có cục, trán nóng, đầu nhức, nhưng do áp huyết lại thấp như thiếu khí.
Hàn giả nhiệt
là nhịp tim đo thấp mà chân tay nóng do thiếu khí chuyển hóa.
Nhiệt giả hàn
là nhịp tim đo rất cao mà chân tay lạnh, người lạnh do thiếu máu. Riêng trường hợp này do thiếu máu gọi là âm hư, sinh nội nhiệt thường gặp trong những bệnh ung thư.
Thí dụ nếu một người 38 tuổi, người gầy ốm, không có sức, đau nhức toàn thân, suy nhược, ăn uống không mập, áp huyết đo được 135/80mmHg nhịp tim 120, chân tay lạnh, xét nghiệm thành phần máu tốt. Nên dối với tây y không tìm ra bệnh gì cụ thể.
Nhưng đối với KCYĐ, nhịp tim cao thuộc mạch nhiệt, mà chân tay lạnh nên gọi là nhiệt giả hàn, theo lý thuyết đông y khí công, chúng ta đã biết, vì cơ thể thiếu máu khiến tim phải đập nhanh hơn so với tiêu chuẩn tuổi như dưới đây thêm 50 nhịp. Do đó muốn biết tình trạng khí huyết thật của người bệnh, cần phải đổi ra áp huyết thật căn cứ theo nhịp mạch tiêu chuẩn ở tuổi này là 70 :
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
Cách đổi :
Lấy áp huyết đo được đổi về nhịp bình thường 70 thì áp huyết thật sẽ là : 135-50/80mmHg nhịp 70, có nghĩa là áp huyết thật chỉ còn 85/80mmHg nhịp 70 là dấu hiệu của bệnh ung thư, khí áp huyết 80mmHg là đang bị ung thư và đang chữa trị, nếu chữa trị đúng làm khí lực tăng hay áp huyết tăng hơn 100mmHg được gọi là khỏi bệnh, nhưng trong qúa trình đang trị liệu mà áp huyết tụt xuống 70mmHg thì bệnh nhân chết.
Đề tài thảo luận :
Nếu trong gia đình một người, có 1 đứa con áp huyết thấp thiếu máu, được tây y kết luận là bệnh ung thư. Gia đình của bệnh nhân này muốn cứu chữa cho người con khỏi bệnh hay muốn giết chết đứa con ? Cho biết lý do tại sao phải cứu chữa cho khỏi bệnh hay phải giết chết ?
4-Chức năng của tạng phủ :
Chức năng gan là kho chứa máu, cung cấp máu cho tim nuôi các tế bào, nuôi gân sụn, thần kinh, móng tay. Nếu áp huyết đo ở gan, hay ở tay phải thấp là gan thiếu máu, các gân cơ thần kinh co rút teo làm đau nhức thần kinh, mà tây y không thể nào tìm ra được nguyên nhân. Chức năng tim bơm máu tuần hoàn. Chức năng tỳ cấu tạo ra máu từ thức ăn, tạo vinh khí nuôi dưỡng tế bào. Chức năng phế tăng oxy bảo quản duy trì công thức máu Fe2O3, nuôi dưỡng da lông, tạo vệ khí bảo vệ sức khỏe cho con người. Chức năng thận lọc máu, nuôi xương cốt, răng, râu, tóc, tế bào não, sinh tinh hóa tủy.
5-Chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt :
Đo trước khi ăn, áp huyết tay phải cao hơn tay trái. Sau khi ăn 30 phút, tay trái cao hơn tay phải là chuyển hóa tốt, thức ăn được chuyển hóa thành máu và năng lượng. Sau khi ăn mà áp huyết không thay đổi là chức năng chuyển hóa không làm việc, hoặc kết qủa áp huyết tay trái lại thấp hơn tay phải là chức năng bao tử hư không co bóp. Nếu không chuyển hóa thức ăn bị ứ đọng trong bao tử làm nóng loét bao tử và biến thành độc tố lưu giữ trong gan, trong bao tử và trong máu dư đường, mỡ....
Số thứ ba của máy đo áp huyết tay bên tay phải thấp hơn tiêu chuẩn là gan mật hàn, cao hơn là nhiệt. Bên tay trái cao hơn tiêu chuẩn là bao tử nhiệt, thấp hơn tiêu chuẩn là bao tử hàn.
6- Đo áp huyết ngũ tạng :
Ở phổi, khi đang đo áp huyết tay trái, ấn huyệt Trung Phủ trái, đo tay phải ấn huyệt Trung Phủ phải để biết phổi bên nào tốt.
Ở tim ngực, khi đang đo áp huyết tay trái, ấn huyệt Chiên Trung giữa tim ngực xem khí có bị tắc nghẽn làm co thắt tức lồng ngực không.
Ở bao tử, khi đang đo áp huyết bên trái, ấn huyệt Trung Quản xem bao tử thực hay hư, để ý khí ấn đè Trung Quản bệnh nhân đau nhói khó chịu, dưới huyệt nóng là có dấu hiệu loét bao tử. Ấn huyệt không đau là bao tử hàn, ấn sâu 3-5cm không đau là chức năng chuyển hóa của bao tử tốt, ần đè có nhiều cục bướu nổi cộm trong bụng là do khí, mỡ, đàm kết tủa thành bướu do thức ăn không chuyển hóa.
Ở gan, khi đang do ấn đè vùng gan thẳng từ núm vú xuống dưới cạnh sườn, để ý ấn đè không đau, áp huyết thấp là gan thiếu máu, số thứ 3 thấp là gan hàn. Ấn đè đau tức, số thứ ba thấp là gan nhiễm mỡ, 3 số đo đều thực, ấn vùng gan cứng là dấu hiệu chai gan.
Ở thận, khi đang đo từng bên tay, ấn đè Khí Hải, xem 2 thận trái phải, thận nào mạnh, thận nào yếu.
7-Khám bằng huyệt :
Để ý cảm giác của bệnh nhân khi bấm vào huyệt trong bốn trường hợp :
a.Vị trí huyệt lồi lên, bấm vào không đau : thuộc bệnh thực hàn.
b.Vị trí huyệt lồi lên, bấm vào đau nhiều : thuộc bệnh thực nhiệt.
c.Vị trí huyệt lõm xuống, bấm vào không đau : thuộc bệnh hư hàn.
d.Vị trí huyệt lõm xuống, bấm vào đau : thuộc bệnh hư nhiệt.
8-Khám bệnh theo Quy Kinh Chẩn Pháp:
Là khám 12 đường kinh bằng ấn vuông góc các ngón tay và day ấn các ngón chân tìm bệnh hư-thực
A- Khám đường kinh tay :
Khám phổi ấn vuông góc ngón tay cái mỗi bên. Ấn vuông góc ngón trỏ tay trái chỉ trực trường để biết táo bón hay tiêu chảy. Khám ruột già, ấn vuông góc ngón trỏ phải. Khám ống động mạch. bấm ngón tay giữa trái, tĩnh mạch bấm ngón giữa phải. Khám huyết ở ngón áp út trái. Khám khí lực ở ngón áp út phải. Khám tim ở ngón út trái. Khám Tiểu trường ở ngón út phải.
B-Khám đường kinh chân :
Khám tỳ chức năng, day huyệt Ẩn Bạch ở ngón chân cái phải, cơ sở ở ngón chân cái trái.
Khám gan chức năng, day huyệt Đại Đôn ở ngón chân cái trái, cơ sở ở ngón chân cái phải
Khám bao tử chức năng, day huyệt Lệ Đoài ở ngón chân thứ hai phải, cơ sở ở ngón chân thứ hai trái.
Khám chức năng và cơ sở thận trái ở ngón chân giữa trái, thận phải ở ngón chân giữa phải.
Khám chức năng túi mật, day huyệt Túc Khiếu Âm ở ngón chân áp út trái, cơ sở túi mật ở ngón chân áp út phải.
Khám chức năng và cơ sở bàng quang, tuyến tiền liệt trái phải, day huyệt Chí Âm ở ngón chân út xem bàng quang nhiệt làm bí tiểu, tiểu gắt, nước tiểu vàng đậm hay bàng quang hàn làm đi tiều nhiều, tiểu són, tiểu vặt.
9-Vinh khí, vệ khí :
Vệ Khí :
Phế kim âm và Bàng quang thủy dương còn có chức năng dẫn khí của hơi thở qua tâm hỏa xuống thận thủy vào Mệnh Môn, giúp thủy bốc hơi rồi đi qua huyệt Tam tiêu du trên kinh Bàng quang hoá vệ khí đi khắp cơ thể để bảo vệ sức khỏe cho con người.
Cách thở thiền ở huyệt Khí Hải Đan Điền Tinh làm mạnh vệ khí, giảm áp huyết, giảm lượng đường trong máu, và lọc thận tự nhiên bằng khí hơi thở, làm mạnh xương cốt, lưng thận chân, gối, và tìm ra được áp huyết thực là tình trạng khí huyết toàn thân. Tập bài thở này mỗi tối 30 phút trước khi đi ngủ.
Vinh Khí :
Ấn đè huyệt Thượng Hạ Uyển trước bụng tương đương với thuốc bổ Campolon fort, giúp tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, tăng hồng cầu và lượng máu được hấp thụ từ thức ăn. Tập bài này 30 phút sau khi ăn cơm được 30 phút.
10-Lý thuyết đông y khí công :
Thông bất thống, thống bất thông (Đau do không thông, thông thì không đau)
Nơi nào có máu chạy đến thì nơi đó ấm.
Ý ở đâu khí ở đó, khí chạy đến đâu huyết theo đến đó.
Âm (huyết) hư sinh nội nhiệt, dương (khí) hư ngoại hàn
Con hư bổ mẹ. Mẹ thực tả con.
Bệnh thực : khi đo áp huyết cao hơn tiêu chuẩn: Số thứ nhất cao là khí thực, số thứ ba cao là huyết thực nhiệt.
Bệnh hư : khi đo áp huyết thấp hơn tiêu chuẩn : Số thứ nhất thấp hơn tiêu chuẩn là khí hư, số thứ ba thấp hơn tiêu chuẩn là huyết hư hàn.
Số thứ hai tâm trương chỉ biên độ co bóp của van tim : Lớn hơn tiêu chuẩn là hở van tim. Nhỏ hơn tiêu chuẩn là hẹp van tim.Thỉnh thoảng đau nhói giữa tim ngực là do cholesterol đóng cục các ống mạch tim làm kẹt van tim không co bóp được sẽ bị nhồi máu cơ tim, nên cần phải thông tim..tây y cũng gọi là hở van tim do cholesterol kết tủa.
Câu hỏi : Biết được khi van tim hở hay hẹp, hay giãn tĩnh mạch nhờ số tâm thu hay tâm trương ?
Tại sao máy bơm nhồi 2-3 lần ?
Khi đo áp huyết bên tay nào, mà máy đang bơm bị nhồi 2-3 lần mới cho ra kết qủa, có nghĩa là cholesterol kết tủa thành cục quanh tim làm nghẹt các ống động mạch hoặc tĩnh mạch, cần phải châm nặn máu thông tim bằng huyệt Chiên Trung và huyệt Thương Dương, bên tay nào mà máy bị bơm nhồi. Ăn súp Đậu thận trắng với tỏi để chữa.
Bài tập Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực làm tăng số tâm trương, tâm thu, và nhịp tim.
Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng làm giảm áp huyết tâm thu và tâm trương.
Thở huyệt Mệnh Môn làm giảm nhịp tim.
Đo áp huyết ở chân, áp huyết tiêu chuẩn cao hơn tay 10mmHg :
Nếu số thứ nhất cao hơn tiêu chuẩn do khí bị tắc nghẽn ở háng làm sưng phù nề chân. Thấp hơn tiêu chuẩn là chân yếu do khí không chạy xuống chân.
Nếu số thứ hai cao hơn tiêu chuẩn là phình tĩnh mạch chân. Thấp hơn tiêu chuẩn thì tĩnh mạch không có đủ máu tuần hoàn, nên chân teo, đau nhức.
Số thứ ba đo ở chân cao hơn tiêu chuẩn là chân bị nhiệt, thấp hơn tiêu chuẩn là chân bị hàn lạnh.
Câu hỏi giúp trí nhớ :
Âm-Dương ngũ hành tạng phủ :
1-Cơ quan nào là mẹ của tim ?
a) Tỳ vị. b) Gan mật. c) Ruột non
2-Cơ quan nào là con của tim ?
a) Tỳ vị. b) Gan mật. c) Ruột non
3-Phủ có nhiều khí hay nhiều huyết :
a) Huyết, b) Khí. c) Cả hai.
Phần hai : Khám bệnh định bệnh bằng máy đo đường :
11-Tiêu chuẩn đường :
Đường trong máu khi bụng đói, phải nằm trong tiêu chuẩn 5.8-8.1mmol/l (104-144mg/dL)
Sau khi ăn từ 8.1-12.0mmol/l và giảm dần sau 4 giờ trở lại bình thường như lúc bụng đói.
Khi bụng đói hay no, đo đường cao hơn tiêu chuẩn là có bệnh tiểu đường.
Thấp hơn tiêu chuẩn khi bụng no hay đói, là cơ thể thiếu đường nuôi cơ tim, cơ bắp, làm suy tim, teo cơ, nhẽo thịt.
Đường dưới 4.0mmol/l hay buồn ngủ suốt ngày, không có năng lượng làm việc. Thấp hơn nữa sẽ bị hôn mê.
12-Đo đường ở mắt châm nặn máu chữa mắt mù mắt mờ làm sáng mắt :
Đường đo ở 2 huyệt Toản Trúc đầu chân mày và Ngư Yêu giữa lông mày, ở hai bên mắt nếu khác nhau là thị lực hai mắt khác nhau. Nếu đo dưới 4.0mmol/l ở mắt lâu ngày làm thay đổi thị lực mắt dẫn đến mù mắt, ngược lại ở mắt cao trên 10mmol/l làm mờ mắt.
13-Khám chức năng tuần hoàn máu :
Thông thường đường trong máu được lưu thông đều thì bất kỳ đo đường ở nơi nào trong cơ thể cũng phải có kết qủa giống nhau. Nhưng khi đo trên các ngón tay, ngón chân lại có kết qủa hoàn toàn khác nhau, là người này thiếu vận động chân tay.
Đo đường ở huyệt Ẩn Bạch bên chân trái để biết chức năng tạo insulin của lá mía (tỳ) tốt hay xấu so với tiêu chuẩn.
Đo đường ở huyệt Đại Đôn bên ngón chân bên phải để biết lượng đường trong gan, thấp hơn tiêu chuẩn làm gan thiếu năng lượng để làm nhiệm vụ chuyển hóa, sinh ra gan hàn, cao hơn tiêu chuẩn làm gan nhiệt.
So sánh đường đo ở tay như bình thường mà các y tá hay đo cho bệnh nhân với kết qủa đường ở gan và tỳ khác nhau là do đường không được hấp thụ và chuyển hóa mới gây ra bệnh.
Cũng nên để ý khi châm nặn máu để đo đường, nhìn thấy nặn máu không ra mà đo áp huyết thấp hơn tiêu chuẩn, chứng tỏ người thiếu máu không đủ máu tuần hoàn, còn áp huyết đúng tiêu chuẩn, nhưng nặn máu nơi châm không ra máu là do khí huyết tắc không dẫn máu ra tay chân nên tay chân bị đau nhức mỏi, cần phải nặn cho ra máu để khai thông khí huyết không bị tắc để chữa bệnh hư thiếu..
Khi nặn ra máu bầm đen, chứng tỏ máu không tuần hoàn bị ứ đọng lâu ngày cũng làm chân tay tê đau nhức, phải nặn tiếp cho ra máu đỏ để khai thông bế tắc do thực chứng.
Nếu máu chảy ra loãng dễ dàng thì cơ thể thiếu chất vôi làm đặc máu, bệnh nhân cần uống thuốc Calcium sủi bọt tan trong nước thấm vào máu để đi nuôi xương, còn thuốc calcium vôi bột không tan trong nước thành cặn thì không nuôi xương mà làm máu vón cục, tạo sạn trong thận và bàng quang, xương không được máu nuôi nên vẫn bị loãng xương mà thử máu lại dư thừa chất vôi tích tụ lâu ngày ở các khớp làm mòn khớp ờ đầu gối, trong trường hợp này châm nặn máu không ra, bóp nặn tiếp tự nhiên máu xịt ra thành tia rồi lại tắc không ra, nhẹ hơn khi nặn máu ra đặc thành giọt để dốc tay xuống mà giọt máu không rơi.
Khi áp huyết cao hơn tiêu chuẩn ở tay nào thì cổ gáy tay vai bên đó đau, nếu lại do máu có nhiều chất vôi, máu sẽ bị kết tủa thành cục gọi là huyết hóa vôi hay gân máu sưng sượng cứng nằm chìm dưới da không lưu thông đến nuôi xương khớp vai, cổ gáy, làm cánh tay đau cử động không được, dơ tay lên cao không được, các ngón tay cứng đau không gấp vào lòng bàn tay được, thậm chí cả cổ tay cũng không cử động được.
14-Tìm bệnh ở 5 vị thế cử động cánh tay để chữa bệnh đau tay vai :
Với cánh tay ra thẳng phía trước mặt mà bị đau là do tắc khí huyết ở ngón tay cái, châm nặn máu huyệt Thiếu Thương góc móng ngón cái rồi gấp bẻ vuông góc ngón cái cho máu chảy thông ra ngoài, bệnh nhân đưa thẳng cánh tay với ra phía trước sẽ hết đau.
Không dơ thẳng cánh tay lên trời được do đau. là tắc khí huyết thông ra ngón tay trỏ. Châm nặn máu huyệt Thương Dương và gấp vuông góc ngón trỏ cho thông máu chảy ra sẽ dơ cánh tay lên ra phía sau gáy hết đau.
Dang ngang cánh tay thấy đau là do ngón tay giữa, cần châm nặn máu huyệt Trung Xung cũng làm như trên.
Đưa cánh tay ra sau lưng đau là do ngón tay áp út, châm nặn máu huyệt Quan Xung cũng làm như trên.
Đưa cánh tay ra sau lưng được nhưng không đưa bàn tay lên lưng trên được là do ngón tay út, châm nặn máu huyệt Thiếu Xung và Thiếu Trạch, cũng làm như trên và kéo bàn tay bệnh nhân lên cao dễ dàng.
Trong trường hợp không có kim châm tiểu đường để châm nặn máu, thì chỉ cần dùng hai ngón tay cái và tay trỏ của mình bấm day vào huyệt thật đau cũng làm thông đường kinh của các ngón tay bệnh nhân.
Lợi dụng máy đo tiểu đường, dùng máy bấm kim để châm nặn máu thay kim châm cứu chữa được tất cả điểm đau nhức cổ gáy vai tay chân, chữa những điểm đau lưng cột sống, thần kinh tọa, đau chân đầu gối, và những điểm đau sưng trặc khớp khủy tay, đầu gối, mắt cá chân và những nơi sưng bầm tím để nặn máu.
Phần ba :Khám định bệnh nhiệt kế .
15-Tiêu chuẩn nhiệt :
Thông thường nhiệt độ cơ thể trên da đều nhau khoảng 36.5-37.5 độ C. khi đo bằng súng nhệt kế bắn bằng tia laser (Thermoflash gun)
Khi có bệnh cao áp huyết thì nhiệt trên đầu và trán cao hơn ở chân, ở đỉnh đầu thuộc gan nhiệt lên hơn 38 độ, ở trán do bao tử nhiệt, cũng trên 37 độ C. Áp huyết của tim do mẹ là gan thực nhiệt, do con của tim là bao tử dư khí và nhiệt.
Gan nhiệt khai khiếu ra mắt làm mắt đỏ, mở mắt bấm máy đo nhiệt kế chỉ vào mắt sẽ có kết quả nhiệt ở mắt lên 38 độ làm mắt mờ.
Bệnh nhân lè lưỡi, bấm nhiệt kế chỉ vào lưỡi, nếu nhiệt kế chỉ 36.5 độ là bao tử hàn, mà trán thì nhiệt, đo trên da bụng nơi bao tử nhiệt trên 38 độ, chứng tỏ thức ăn không chuyển hóa, do ăn mà lười vận động.
Đo nhiệt kế giữa bụng có nhiều điểm nhiệt cao, nhiệt thấp là bụng có những khối u mỡ kết tủa, nếu không tập luyện cho chức năng chuyển hóa tốt sẽ bị bướu ung thư ổ bụng hay ung thư bao tử.
Đo nhiệt kế vùng gan cũng có nhiều điểm chênh lệch cao thấp là chức năng gan suy, gan không co bóp sẽ bị chai gan, vùng túi mật nhiệt độ thấp hơn các điểm đo bên cạnh là chức năng mật hàn lạnh không tiết mật làm chai cứng, khi chụp hình tây y chẩn đoán lầm thành bệnh sạn mật.
Đo nhiệt kế ở Khí Hải, Quan Nguyên hay vùng bụng dưới nhiệt thấp ở nơi nào là nơi đó không có máu chạy đến, tế bào nơi đó sẽ thiếu máu trở thành tế bào ung thư, như ung thư tuyến tiền liệt, tắc hay ung thư buồng trứng, tử cung, ruột...
16-Đo nơi đầu ngón tay ngón chân :
Có ngón hiện ra độ từ 36.5 trở lên, nhưng tự nhiên có những nơi máy chỉ Lo (low) là thấp do không có máu chạy qua, cần phải châm nặn máu cho khí huyết lưu thông, đo lại nhiệt kế sẽ thấy nhiệt kế chỉ có độ trở lại. Những điểm chỉ low ở giao điểm xương khớp như các đĩa đệm xương cột sống, cổ tay, cổ gáy, làm thoái hóa tây y cần phải mổ, nhưng sau đó bệnh vẫn còn nguyên vì vẫn do thiếu tắc máu tuần hoàn. Đối với KCYD chỉ là bệnh thiếu máu tuần hoàn và lười tập khí công khí huyết không thông..
17-Đo nơi hai bên mặt :
Nếu đo 2 bên trước mang tai nhiệt độ chênh lệch, thì một bên tai nghe bị ù, điếc. Đo 2 bên má có một bên nhiệt độ thấp hay có điểm chỉ low, là bên má đó bị liệt mặt, châm nặn máu những điểm thấp hay không có nhiệt được thông máu ra đến da mặt thì hết bệnh da mất cảm giác đã làm tê liệt mặt méo miệng.
18-Đo những điểm đau trên cơ thể :
Nếu đo tìm điểm tắc dây thần kinh trên đầu, điểm nào chỉ low, thường ở huyệt Thừa Linh, khi châm nặn máu sẽ hết bị nhức đầu, thần kinh đầu hết bị giựt, hay đang bị bệnh Parkinson tay run giật tự nhiên hết run giật.
Bệnh đau nhức chân, thần kinh tọa theo tây y là các điã điệm eo thắt lưng bị chèn ép, bệnh đau lưng, tê nhức chân, đều dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu ở những điểm máu không đến nên đo nhiệt kế không có độ. Huyệt Bát Liêu làm thông khí huyết xuống chân.
Bất cứ nơi đau sưng do té ngã sưng trặc đều tìm nơi không có độ hay nhiệt độ cao nhất hoặc các nơi đau mà bệnh nhân tìm ra, đều châm nặn máu sẽ mau khỏi hơn các phương pháp khác.
Phần bốn : Khám định bệnh bằng máy đo oxymeter hiệu GO2 kẹp ờ đầu ngón tay chân.
19-Tiêu chuẩn của máy đo oxymeter :
Số thứ nhất :
Máy hiện ra số SpO2 là chỉ phần trăm oxy trong máu chạy qua máy mà sensor của máy nhận được.
Trung bình từ 90-95 là người không có bệnh.
Dưới 90 là người thiếu oxy, thiéu khí.
Từ 95-100 là người có tập luyện thể dục thể thao, có nhiều oxy trong máu, có nhiều hồng cầu.
Số thứ hai :
Chỉ nhịp mạch đập khi máu chạy qua máy ở nơi đo. Nếu đo các nơi đều giống nhau là sự tuần hoàn máu đều.
Nếu khác nhau từng nơi ở mỗi đầu ngón tay, đầu ngón chân, thì đường kinh ấy có bệnh
Trung bình nhịp mạch này cũng trùng hợp với nhịp tim mạch của máy đo áp huyết từ 70-80 nhịp/phút. Nếu mạch chậm thấp hơn 70 gọi là mạch hàn, người và đầu ngón tay chân lạnh. Nếu cao hơn 80 gọi là mạch nhiệt, đầu ngón tay chân nóng.
Mạch máu chạy mạnh nhưng bị tắc, sẽ có số cao có thể lên đến 200-300 sau đó mới xuống dần.
Đèn báo :
Khi kẹp vào đầu ngón tay chân nào, máy không bắt được máu chạy qua, đèn không báo hiệu.
Khi đèn báo hiệu đỏ là mạch máu bị tắc, máu chạy không thông.
Khi đèn báo mầu vàng là mạch chạy chậm từ từ chưa được thông.
Khi đè báo mầu xanh là mạch chạy thông suốt.
20-Công dụng của máy oxymeter :
Tây y chỉ đo oxymeter để biết bệnh nhân có thiếu oxy trong trường hợp bệnh nhân khó thở như suyễn, hay cơ thể thiếu hụt hơi, ngắn hơi, thở mệt, thở gấp làm rối loạn nhịp tim mạch. Trong những trường hợp này, máy chỉ SpO2 dưới 90 trong máu thiếu oxy, làm mất oxy nuôi não, lúc đó cần phải cho bệnh nhân dùng máy trợ thở oxy.
Máy chỉ SpO2 dưới 80 mà không kịp cho thở oxy, não thiếu oxy bệnh nhân sẽ hôn mê dẫn đến tử vong.
21-Ý nghĩa của kết qủa đo khác nhau ở mỗi ngón tay chân :
Tây y không biết, mỗi đầu ngón tay ngón chân là một đường kinh thông vào tạng phủ, nên một trong những tạng phủ nào thiếu khí sẽ có SpO2 thấp dưới 90. Có hai ngón quan trọng là ngón tay cái và ngón tay giữa, nếu chẩn đoán sai lầm làm bệnh nhân chết oan như :
Đo ở ngón tay cái thuộc phổi đủ oxy trong tiêu chuẩn 90-100, nhưng tây y thường đo ở ngón giữa, máy chỉ dưới 90, bệnh nhân mệt tim khó thở, (nhưng oxy trong phổi đủ) nên cho đeo mặt nạ oxy để trợ thở. Trong trường hợp này, nếu chúng ta vào bệnh viện thăm bệnh nhân, sẽ nghe tiếng xì xì thoát ra từ mũi bệnh nhân, mà miệng bệnh nhân há ra thở bằng miệng làm cho đọng hơi nước ở mặt nạ, như vậy có nghĩa là phổi dư oxy không cần thở oxy, nên cho oxy thêm vào mũi là dư thừa làm bệnh nhân ngộp thở mà phải há miệng để thở. Tình trạng này kéo dài bệnh nhân sẽ bị ngộp thở vào ban đêm dẫn đến tử vong.
Ngược lại trường hợp phổi thiếu oxy, nhưng tây y chỉ do ở ngón tay giữa đủ oxy trong tiêu chuẩn nên không cho đeo mặt nạ trợ thở, vì không biết rằng nếu đo ở ngón tay cái thuộc phổi đang bị thiếu oxy chỉ còn 88, sẽ dẫn đến trường hợp máu thiếu oxy, mặt tái dần, làm tê liệt chức năng thần kinh não cũng gây ra tử vong.
Đối với các ngón chân tay khác, kết qủa cao thấp khác nhau không gây ra chết người, mà nó có ý nghĩa chẩn bệnh như :
Khi kẹp máy vào ngón tay trỏ trái, số thứ nhất thấp dưới 90 là trực trường không có lực để đẩy phân, số thứ hai cao 100-300 chỉ thực nhiệt, sự lưu thông của trực trường ứ đọng, đèn đỏ chớp là tắc nghẽn.
Nếu số thứ nhất trên 90, số thứ hai cao 100-300, đèn chớp đỏ là đang táo bón.
Nếu số thứ nhất dưới 90, số thứ hai 50-60 là ruột hàn lạnh bị tiêu chảy.
Nếu một trong hai bên phổi nào có bệnh lao, ung thư phổi thì đo số thứ nhất thấp dưới 90, bên phổi tốt không bệnh hiện số trên 90, số thứ hai chỉ hàn là dưới 70, chỉ nhiệt là trên 80, qúa hàn chỉ từ 55-65, quá nhiệt chỉ hơn 95-120, nghẹt phổi do đàm sẽ có số chỉ rất cao trên 200. Lấy đàm trong phổi ra bằng bài Thông cột sống tống khạc đàm, xịt mũi.
Máy không báo đèn hiện số là sự tuần hoàn máu ở bất cứ ngón chân tay nào là ngón đó không có máu, sẽ tê lạnh cứng đau.
Khi đo ngón út hay ngón giữa tay trái lúc nào số thứ hai cũng hiện ra đúng một số giống nhau như 60, hay 65, mà bên tay phải có khí thấp hơn, chứng tỏ bệnh nhân đang có máy trợ nhịp tim gắn ở trên phổi trái, có nhịp mạch tiêu chuẩn cơ học, còn tay kia có số thấp hơn là mạch nhịp thực của bệnh nhân thấp hơn. Nếu chữa đúng làm mạch nhịp tim bệnh nhân tăng lên cao hơn máy tiêu chuẩn thì máy trợ tim tự động ngưng và mạch thật cũng hiện ra như tay bên phải.
Khi đo ngón chân thứ tư chân phải, số thứ nhất trong tiêu chuẩn tiêu chuẩn giống như đo bên chân trái, nhưng số thứ 2 thấp dưới tiêu chuẩn nhiều so với chân bên phải trong tiêu chuẩn, có nghĩa túi mật hàn có vỏ bọc dầy cứng, khi soi túi mật thường bị tây y chẩn đoán lầm là sỏi mật đã to đến 2cm.
Ngược lại nếu hiện ra số thứ nhất hơi thấp, không hiện ra số thứ hai, đèn chớp vàng, có nghĩa là túi mật đã bị cắt bỏ.
Khi đo ngón chân cái bên phải báo oxy thấp dưới 90 là can khí hư, thiếu oxy là gân cơ thần kinh co rút đau, số thứ hai cao qúa 200-300 là can huyết thực trong bệnh gan, chai gan.
Khi đo ngón chân giữa bên nào thấp là thận bên đó bệnh, cao cả hai số là bệnh thực, thấp cả hai sồ là bệnh hư, nếu trường hợp này bệnh nhân nằm úp thấy một bên lưng thấp hơn bên kia, thì biết bệnh nhân đã cắt bỏ 1 trái thận bên lưng ấy..
Đo ngón chân út, cả hai số đều cao có hai nguyên nhân, một là tắc nghẽn động mạch háng sưng phù nóng chân, hai là nhức đầu do sung huyết nửa bên đầu. Ngược lại thấp cả hai số mà chân không có bệnh, thì do nguyên nhân bệnh tắc nghẽn không có máu tuần hoàn trên nửa đầu, tây y gọi là migrain do áp huyết thấp lâu ngày thành bướu não...
Trong trường hợp bệnh nhân đang bị hôn mê sung huyết não có thể là ứ máu chảy máu não trong đầu làm chết người, dùng kim chân tiểu đường nặn máu huyệt Chí Âm góc móng ngón chân út, phải nặn cho ra máu để thông máu ứ bầm tắc trên đầu, giải tỏa áp lực sọ não làm ngưng chảy máu não, thì bệnh nhân sẽ tỉnh lại có thể cứu sống được. Huyệt này kỵ không được châm nặn máu trong trường hợp người mẹ đang mang thai sẽ làm sảy thai.
Tất cả những trường hợp đèn không báo, không hiện ra số, đều dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu vào các huyệt đầu chân tay để máu lưu thông, máy sẽ báo và hiện ra số. Bên phổi nào thiếu oxy do bệnh phổi hay ung thư phổi, máy chỉ dưới 90, châm nặn máu huyệt Thiếu Thương làm thông khí phổi sẽ thu nạp được thêm oxy cho phổi tăng lên..
Phần 5 : Công dụng các bài tập khí công tương đương với thuốc chữa bệnh :
Điều hòa hơi thở :7 Bài đầu chỉnh thần kinh : Vỗ tay 2 nhịp : Vỗ tay 4 nhịp : Dậm chân phía trước : Dậm chân phía sau : Chachacha 1 bước :Chachacha 2 bước : Dậm chân luyện trí nhớ : Điều khí : Vỗ tâm thận : Vặn mình 2 nhịp : Vặn mình 4 nhịp : Cúi ngửa 2 nhịp (10 lần) : Cúi ngửa 4 nhịp (10 lần) :Quay vặn khớp vai : Đề khí nhón gót : Dịch cân kinh 2 nhịp : Dịch cân kinh 4 nhịp : Điều hòa âm dương vịn ghế : Đứng hát kéo gối lên ngực : Hạc tấn mở mắt : Hạc tấn nhắm mắt : Hạc tấn nhắm mắt nhảy : Ngũ hành tấn : Nạp khí ngũ hành : Vận khí ngũ hành : Đá chân : Vuốt tay : Điều chỉnh thăng bằng : Kích thích thần kinh đầu (save) : Thu công :
Vỗ tay chân: Nạp khí trung tiêu :Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng : Kéo ép gối thở ra làm mềm bụng (trong lớp) :Nằm thư giãn :
Bài tập tĩnh công : Thở đan điền thần : Thở đan điền tinh : Thở mệnh môn : Thở thận :
Ph
ần 6 : Những bài thuốc và thức ăn chữa bệnh :
1-Bệnh mũi dị ứng :
Thuốc ngừa và chữa viêm mũi dị ứng :Uóng 1 gói trà cảm hiệu 999, uống 5 viên thuốc trị chảy nước muĩ Pe Min Kan Wan. Xông mũi bằng 1 ly nước nóng pha với 2 thìa dấm thật chua, như dấm gạo, dấm táo.
Nấu 10 bông cúc khô với 1/2 lít nước đổ ra ly để xông mắt đỏ ngứa, khi nước nguội lấy bông cúc đắp hay rửa mắt.
Đau họng : Ngậm nước dấm táo, nằm ngửa cho nước thấm vào họng, giữ lâu 10 phút rồi nhồ nước ra, làm 4-5 lần trong ngày.
2-Cao áp huyết :
Sau mỗi bữa ăn, pha lá trà xanh ngâm đặc với 1 ly nước nóng uống sau mỗi bữa ăn. Những người áp huyết thấp không dùng được sẽ làm hạ áp huyết thấp qúa sẽ có nguy cơ ung thư do thiếu máu áp huyết thấp.
Những người thiếu máu áp huyết thấp đang dùng thuốc bổ máu mà uống trà xanh làm thuốc bổ tăng máu vô hiệu nghiệm, vẫn không làm cho áp huyết không tăng lên được.
3- Áp huyết rối loạn
Không ổn định do cholesterol kết tủa quanh tim : Súp đậu thận trắng và tỏi.
Mua 100g đậu thận trắng (white kidney bean) 100g tép tỏi để vỏ, nấu hầm chung với 2-3 lít nước cho cạn còn 1 lít. Gắp lấy vỏ tỏi ra, còn lại bỏ vào máy xay sinh tố xay thành bột sền sệt thành 2 bát, Ăn 2 bát súp này thay bữa cơm chiều. Ăn trong 2 tuần, áp huyết sẽ xuống thấp nằm trong tiêu chuẩn.
4-Thanh lọc máu trong cơ thể :
Cao áp huyết, cao đường. dư cholesterol và mập, sau khi nhịn ăn chỉ uống dung dịch chanh đường thay những bữa ăn, trong thời gian thanh lọc máu trong cơ thể 12 ngày, người sẽ ốm, áp huyết ổn định, đường trong máu thấp.
(Muốn tìm hiểu thêm về KCYD, xin vào trang nhà: khicongydaovietnam.wordpress.com)
doducngoc
Phương Pháp Khám Bệnh Bằng Máy Đo Áp Huyết Thay Cho Bắt Mạch Của Đông Y để biết Khí-Huyết Hư-Thực, Hàn-Nhiệt, Biểu-Lý một cách chính xác nhất của Ngành Y Học Bổ Sung-Khí Công Y Đạo Việt Nam.
Trước hết nhân loại phải cảm ơn nhà khoa học nào đã có sáng kiến chế tạo ra máy đo áp huyết để kiểm soát sức khỏe con người. Máy tuy đơn giản, ít ai để ý sâu sắc về lý thuyết mà người chế tạo máy đã suy nghĩ như thế nào để thực hiện nó, tây y chỉ biết cách áp dụng trong thực nghiệm lâm sàng, rồi thống kê thấy rằng áp huyết từ 95-140/65-90mmHg mạch nhịp tim đâp từ 60-80 là áp huyết của tim mạch tốt. Nếu cao hơn và thấp hơn mới cho là có bệnh, và có bệnh thì phải uống thuốc chữa bệnh cao áp huyết suốt đời, dẫn đến biến chứng thành nhiều bệnh khác, ngoài ý muốn.
Còn đông y trước kia, muốn khám bệnh cần phải có thầy giỏi biết bắt mạch để xem Khí-Huyết, Hư-Thực, Hàn-Nhiệt, Biều-Lý thì ngày nay chức năng của máy đo áp huyết cũng có thể thay thế cho việc khám bệnh bằng mạch lại tiện lợi và có con số chính xác, khi biết cách sử dụng nó theo lý thuyết đông y.
I-Cách sử dụng máy đo áp huyết theo tây y :
Tây y thường đo áp huyết bên tay trái. Máy cho ra 4 trường hợp :
1-Chức năng của máy là bơm ép khí đè nén trên mạch máu, tạo ra áp lực khí, nếu cơ thể có khí lực vừa đủ, tạo ra cân bằng áp lực, áp lực khí của máy sẽ hạ và cho ra kết qủa, là áp huyết trung bình (tốt) so với tiêu chuẩn thống kê..
Sau khi đo xong, máy cho ra 3 con số : Số đầu, tây y gọi là số tâm thu từ 90-140 theo tây y là tốt. Số thứ hai, tây y gọi là số tâm trương, từ 65-90 theo tây y là tốt. Số thứ ba, tây y gọi là mạch nhịp tim đập từ 60-90 là tốt.
2-Nếu cơ thể có nhiều khí lực dư thừa, khiến máy phải bơm ép khí nhiều hơn mới cân bằng được, máy đo sẽ cho ra kết qủa là áp huyết cao hơn một người bình thường theo thống kê tiêu chuẩn, gọi là áp huyết cao..
3-Nếu cơ thể thiếu khí, nên khí của máy ép vào mạch, không có lực chống đối, máy bơm lên rất ít rồi hạ xuống, cho ra kết qủa áp huyết thấp so với tiêu chuẩn..
4-Nếu máy đang bơm ép khí vào mạch, tự nhiên máy ngưng, phải bơm lại tiếp, chứng tỏ trong lúc đang bơm ép khí đẩy máu trong ống mạch di chuyển, nhưng trong ống mạch có khối mỡ kết tủa hay huyết khối tắc làm nghẽn mạch khiến khí ép của máy không ép được mạch, khiến nó phải bơm tiếp, điều đó chứng tỏ có cholesterol kết tủa trong ống động mạch hay tĩnh mạch tích lũy từ lâu, chứ không phải lượng cholesterol có trong chất lỏng của máu, nên thử cholesterol trong máu không phát hiện được, mà phải chụp hình, làm scan. Như vậy máy đo áp huyết vô tình phát hiện ra sớm bệnh tắc nghẽn động mạch tim.
Đối với tây y chỉ biết đo áp huyết ở tay trái để tìm kết qủa trong 3 trường hợp 1,2,và 3, chứ không để ý đến trường hợp 4. Vì trường hợp 4, áp huyết thay đổi, mặc dù máy bơm nhồi 2,3,4 lần sẽ cho ra kết qủa là áp huyết cao, nhưng khi khối cholesterol kết tủa trôi đi chỗ khác do mỗi lần máy ép khí, nếu khí đi thông suốt bình thường, máy không bị nhồi, thì áp huyết lại xuống thấp hay cho ra kết qủa bình thường.
Nhiều bệnh nhân khi sử dụng máy, tưởng rằng máy đo áp huyết bị hư hỏng, đã mua máy mới để đo, cũng gặp lại trường hợp này, mà không hiểu tại sao, hỏi bác sĩ cũng không giải thích được.
II-Cách sử dụng máy đo áp huyết theo phương pháp Khí Công Y Đạo :
Đối với đông y, chính nhờ máy đo áp huyết, đã làm sáng tỏ lý thuyết Âm-Dương, Khí-Huyết, Hàn-Nhiệt, Hư-Thực và Ngũ Hành Tạng Phủ bằng những kết qủa cụ thể của máy đo trong mỗi trường hợp .
Qua kinh nghiệm nghiên cứu về áp huyết và cách sử dụng máy đo áp huyết trên lâm sàng trong 30 năm nay, môn Khí Công Y Đạo mới khám phá ra cái hay của máy và cái hay của lý thuyết đông y ở những điểm sau :
1-Kết qủa về Khí và Huyết :
Theo Khí Công Y Đạo, không những dùng máy đo để biết áp huyết như tây y, nhưng chỉ theo kết qủa của tây y mà không biết nguyên nhân nào đã làm áp huyết thay đổi, thì không thể nào có cách chữa đúng vào gốc bệnh được.
Cho nên Khí Công Y Đạo đặt giả thuyết số thứ nhất là số chỉ về khí, số thứ hai chỉ về sự đàn hồi của van tim, số thứ 3 chỉ về huyết.
Số thứ 2 là số lệ thuộc vào cơ co bóp của tim tối đa và tối thiểu để tim hoạt động bình thường, nó điều khiển cả khí và huyết tuần hoàn khắp cơ thể, nên KCYĐ gọi là số chỉ sự đàn hồi của van tim
Theo một định đề khác của đông y, chỗ nào có máu chạy đến thì chỗ đó nóng ấm, chỗ nào máu không chạy đến đủ thì chỗ đó lạnh.
Khi quan sát và theo dõi những bệnh nhân đang nằm trong khoa cấp cứu tại bệnh viện. Khi máu nhiễm trùng hay bệnh nhân đang bị sốt, con số thứ ba lên cao trên 120, khi chữa cho hết sốt, nhiệt độ giảm xuống thì số thừ ba trở lại bình thường 70-80. Như vậy số thú ba có liên quan đến máu, KCYĐ gọi là số chỉ huyết.
2-Kết qủa về Hàn-Nhiệt :
Thực hành trên lâm sàng nhiều, khi bệnh nhân bình thường chân tay ấm áp, không nóng không lạnh, số thứ ba nằm ở khoảng 70-80 nhịp trong 1 phút, đối với nguời lớn tuổi.
Thông thường trên 90 đông y bắt được mạch Sác gọi là nhiệt, 100 là qúa nhiệt như cảm nắng, từ 120 trở lên là sốt do nhiễm trùng hay có virus trong máu.
Thông thường dưới 70 đông y bắt được mạch Trì, gọi là hàn, dưới 60 thì đầu các ngón chân tay lạnh, dưới 50 là sốt rét lạnh.
Trường hợp 5 đầu ngón tay tê không có cảm giác là do thần kinh ngoại biên bị co thắt, thì không thuộc trường hợp hàn-nhiệt, mà theo một lý thuyết khác của khí công : Khi thần kinh ngoại biên bị co thắt sẽ làm tăng áp huyết, hay ngược lại khi áp huyết cao thì thần kinh ngoại biên bị co thắt. Như vậy, có người bị tê tay nào là bên tay ấy bị cao áp huyết.
3-Phân loại áp huyết tốt đúng tiêu chuẩn theo lứa tuổi theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo :
Kiểm chứng bằng bắt mạch thuộc loại mạch Hòa Hoãn, có số đo như sau :
95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 6 tuổi-12 tuổi)
100-105/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
Nếu những ai ở độ tuổi tương ứng, mà có áp huyết cao hơn tiêu chuẩn gọi là áp huyết cao, chứ không phải theo tây y trên 140 mới là áp huyết cao. Thí dụ trẻ 12 tuổi có áp huyết 130 là áp huyết ở tuổi trung niên, đối với tuổi thiếu nhi là bị bệnh áp huyết cao, chính điều này đã giải thích được tại sao trẻ em sẽ có hậu qủa như chảy máu cam, sốt tê liệt, động kinh, bại não, tăng nhãn áp làm mắt trợn ngược.
Nếu người trong hạn tuổi trung niên hay lão niên, có áp huyết thấp hơn tiêu chuẩn qúa nhiều, chỉ bằng thiếu niên hay thiếu nhi, tây y cho là tốt, đối với đông y, khi khám bệnh bằng bắt mạch vẫn cho là.thiếu khí huyết, cho là thầy đông y nói sai, tây y khám vẫn bảo áp huyết tốt. Hậu qủa áp huyết thấp so với tuổi dẫn đến cơ thể suy nhược từ từ, thiếu máu đi nuôi khắp cơ thể sinh ra bệnh đau nhức, thiếu máu nuôi xương cốt sinh thoái hóa khớp, đĩa đệm, thiếu khí huyết lên đầu sinh chóng mặt, hay quên, mắt mờ, tai lãng, kém ăn, mất ngủ là những bệnh thông thường của bệnh áp huyết thấp chứ không riêng gì của tuổi già. Nặng hơn nữa, giống như một cây lớn không đủ nước nuôi cây, cây sẽ khô héo, lá cành không đủ nhựa, lá rụng, cành gẫy, nhựa cây khô tắc khiến cây có nhiều cục u, trong cây rỗng, con người cũng vậy, cơ thể có những bướu nội tạng do khí huyết tắc nghẽn, nếu tắc nghẽn trên đầu do thiếu khí huyết gọi là bệnh thiên đầu thống (migrain) hay bướu trên dầu, tây y gọi là bướu não, nghĩa là nửa đầu do khí huyết tắc không lên đầu, đau nhức bên trong đầu, dùng ngón tay gõ bên ngoài bệnh nhân không có cảm giác đau, còn nửa đầu bên kia khí huyết thông không bị đau, khi gõ vào da đầu có cảm giác, (khác với trường hợp cao áp huyết bị nhức đầu khi gõ vào da đầu cảm thấy đau), nếu có bướu trong nội tạng gọi là ung thư như ung thư bao tử, gan, lá lách, phổi, ruột, thận, xương, hạch…, nếu ung thư toàn thân gọi là ung thư máu…
Theo tây y, nhiều người ở tuổi trung niên trở lên, có áp huyết ở mức 100-110 tây y đều cho là thật tốt, qúa lý tưởng, có biết đâu rằng nó chính là thủ phạm gây ra đau nhức mỏi như phong thấp, còn trong cơ thể có những bệnh do hậu qủa của áp huyết thấp kể trên tây y lại xem là chuyện khác không liên hệ gì với áp huyết.
4-Tìm ra được Khí-Huyết liên quan đến tạng phủ.
Đông y khi khám bệnh, đều phải bắt mạch xem khí huyết của tạng phủ, như vậy, không phải khí huyết nào cũng là khí huyết của tim mạch khi dùng máy đo áp huyết. Cũng nhờ ý tưởng này, Khí Công Y Đạo áp dụng máy đo áp huyết, gọi là
máy đo khí huyết, đo khí huyết ở 2 tay, thấy có sự khác biệt. Để giải thích tại sao có sự khác biệt ấy, chúng ta mới thấy được lý thuyết của đông y đã tìm ra nguyên nhân của bệnh cao áp huyết do tạng phủ nào.
A-Áp huyết liên quan đến bao tử do ăn uống.
Theo Khí Công Y Đạo, nếu đo áp huyết bên tay trái, thì kết qủa số đo áp huyết lệ thuộc vào bao tử, mặc dù có uống thuốc điều trị kiểm soát áp huyết mỗi ngày, nhưng ít ai để ý đến đo áp huyết trước khi ăn và sau khi ăn, hai kết qủa áp huyết khác nhau rất nhiều. Có 3 trường hợp xảy ra như sau, được chia thành ba nguyên nhân do Tinh hoặc do Khí hay do cả Tinh và Khí làm ra bệnh:
a-Trước khi ăn, lúc đói áp huyết cao, sau khi ăn 30 phút đo lại thấy áp huyết thấp :
Không phải do uống thuốc điều trị bệnh áp huyết, mà do 2 nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất do chức năng bao tử hư không chuyển hóa, đông y gọi là không có vị khí, là khí lực dùng để co bóp bao tử xay nghiền thức ăn thành dưỡng trấp, đó là nguyên nhân do Khí, nguyên nhân thứ hai vị khí tốt xay nghiền thức ăn thành dưỡng trấp, nhưng trong thức ăn đó có loại thức ăn chứa một dược chất tương đương với thuốc làm hạ áp huyết, như chanh, cà chua, cần tây, canh chua, đu đủ, đậu trắng, tỏi, hoặc như món ăn làm hạ áp huyết bằng súp đậu thận trắng…đó là nguyên nhân do Tinh..
b-Trước khi ăn áp huyết thấp, sau khi ăn 30 phút, đo lại, thấy áp huyết cao :
Mặc dù bệnh nhân đã uống thuốc điều trị áp huyết vào buổi sáng, và đo trước khi ăn, áp huyết thấp, sau khi ăn không để ý đến áp huyết nữa, nhưng có biết đâu rằng, mỗi lần sau khi ăn thấy mệt, buồn ngủ, nhức đầu, chính là do áp huyết tăng cao mà không ngờ, khi đó áp huyết có thể cao lên đến 190/95mmHg mạch 90. Áp huyết tăng do hai nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất, thuộc Tinh, do bệnh nhân có ăn những chất làm tăng áp huyết như nhiều gia vị cay, nóng, ngọt, bia rượu, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, mít, ổi, măng cụt, cam thảo, khô mực, coca, cà phê,... và đã có nhiều người sau khi ăn gục xuống bàn chết, hay đi dự tiệc hội hè tối hôm trước, ngủ một đêm sáng dậy tê liệt hay chết, đó là nguyên nhân do Tinh. Nguyên nhân thứ hai do ăn nhiều bội thực làm tăng vị khí đưa hơi lên tim, như trong bệnh trào ngược thực quản, đó là nguyên nhân do Khí..
c-Trước khi ăn áp huyết thấp, sau khi ăn bữa sáng áp huyết cao, sau khi ăn bữa chiều áp huyết tăng cao nữa.
Thông thường người khỏe mạnh không có bệnh áp huyết, trước khi ăn, áp huyết thấp, sau khi ăn áp huyết cao, đến bữa ăn chiều trước khi ăn áp huyết thấp trở lại, sau khi ăn áp huyết cao vẫn nằm trong tiêu chuẩn tốt.
Còn bệnh nhân càng ăn, áp huyết càng cao thêm là bệnh nhân đã có thêm bệnh bao tử, như vị khí thực, vị khí nhiệt, nếu cơ thể phải uống thêm nhiều loại thuốc chữa bệnh theo cách chữa vào chứng là chữa ngọn, bao tử sẽ là thùng rác chứa nhiều vị thuốc trở thành một hỗn hợp tương phản, sẽ không còn công hiệu trong điều trị mà trở thành độc tố, chỉ làm cho bao tử thực nhiệt thành bệnh loét bao tử, ung thư bao tử, đông y gọi là bệnh phiên vị, lúc đó áp huyết sẽ cao thường xuyên mặc dù có uống thuốc điều trị áp huyết, đó là nguyên nhân vừa do Tinh vừa do Khí..
B- Áp huyết liên quan đến gan do tiêu hóa :
Theo Khí Công Y Đạo, nếu đo áp huyết bên tay phải thì kết qủa áp huyết liên quan đến gan.
Người bình thường không bệnh tật, đo áp huyết ở hai tay giống nhau, nằm trong tiêu chuẩn tốt.
Nhưng nếu một người có bệnh cao áp huyết đang dùng thuốc, sẽ có 5 trường hợp xảy ra sau đây :
a-Áp huyết tay trái thấp, tay phải cao.
Áp huyết tay trái thấp nhờ thuốc giãn mạch, khi tâm thu do tim bóp đẩy máu ra khỏi tim, nếu ống mạch căng cứng làm áp huyết tăng sẽ vỡ mạch, nên tây y cho dùng thuốc giãn mạch là tác động vào cơ học làm giảm áp. Nếu đo áp huyết tay phải không chênh lệch nhiều là bệnh nhân mới dùng thuốc điều trị cao áp huyết. Ngược lại nếu đã dùng lâu năm, mạch bên trái càng giãn thì mạch bên phải càng co lại, do phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ tim, có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất, khi máu về tim do chức năng tâm trương, qủa tim mở lớn kéo hút máu về, cũng theo tính chất cơ học, ống máu phải hẹp lại đẩy máu về tim là thuận lý. Trường hợp thứ hai, nếu mạch máu bên phải cũng bị thuốc giãn mạch làm giãn nở, tim không đủ lực hút máu về, phải làm việc tối đa, khiến van tim bị hở, lại trở thành bệnh cao áp huyết mãn tính bên tay phải, do hậu qủa của thuốc, vì thế việc uống thuốc suốt đời cần phải nghiên cứu lại, nguyên nhân gây ra bệnh này đông y xếp vào loại do Tinh, là do ăn uống hay dùng thuốc men sai.
b- Áp huyết tay phải thấp hơn tay trái :
Theo đông y, khi
can khí hư, can âm hư, can huyết hư, can dương hư
làm áp huyết tay phải thấp. Bốn tên gọi theo chức năng khác nhau, can khí là chức năng co bóp của gan, can âm là cơ sở của lá gan tốt xấu, to nhỏ, lành lặn hay hư hỏng, can huyết là lượng máu chứa trong gan, can dương nôm na là oxy chứa trong gan để bảo quản thành phần máu oxyde sắt tam Fe2O3 trong kho chứa của gan, nếu trong gan thiếu oxy, máu đỏ sẽ biến thành máu bầm đen Fe2O2 hoặc thiếu Oxy nữa nên gan chứa nhiều chất sắt, khiến da mặt xanh đen, nguyên nhân gây ra bệnh này đông y xếp loại do Khí và do Tinh (thiếu khí và thiếu máu ở gan).
c-Trước khi ăn áp huyết tay phải cao hơn tay trái :
Trước khi ăn áp huyết tay phải cao hơn tay trái là chức năng gan đang làm việc tạo men gan, chuẩn bị giúp cho bao tử khi ăn sẽ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn nhanh và hấp thụ chất bổ, đó là áp huyết bình thưòng vẫn nằm trong tiêu chuẩn.
d-Sau khi ăn áp huyết bên tay phải thấp hơn tay trái :
Sau khi ăn áp huyết bên tay phải thấp hơn tay trái cũng là bình thường, vì chức năng gan đã chuyển men gan sang giúp bao tử hoạt động xong.
e-Sau khi ăn áp huyết bên tay phải cao hơn tay trái.
Sau khi ăn áp huyết bên tay phải cao hơn tay trái, là chức năng gan hoạt động không bình thường, bệnh nhân không biết đói, và sau khi ăn xong, cảm thây mệt, vì không có men gan giúp chuyển hóa, khi bao tử ăn vào, gan mới nhận tín hiệu sản xuất men gan để tống thức ăn ra ngoài, không hấp thụ thành chất bổ được, vì can vị bất hòa, không hoạt động đồng bộ.
C- Áp huyết liên quan đến huyệt chức năng :
Ngoài cách đo áp huyết ở 2 tay bình thường, nhưng khi dùng tay bấm vào huyệt chức năng như chức năng của Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, Vị, Tiểu Trường, Đại Trường, hay bất kỳ một đại huyệt hay giao hội huyệt nào, áp huyết đều thay đổi khác nhau, có huyệt làm cho áp huyết xuống rất thấp, có huyệt làm cho áp huyết lên rất cao, có huyệt tăng hàn, có huyệt tăng nhiệt, có huyệt làm tăng nhịp tim đập, có huyệt làm hạ nhịp tim …mặc dù máy đo áp huyết vẫn để ở tay. Điều đó chứng tỏ dùng huyệt cũng có thể chỉnh được áp huyết trở lại bình thường, hay muốn chỉnh riêng từng số, tâm thu, tâm trương, nhịp mạch theo ý muốn, tương đương với hiệu qủa của thuốc, từ đó chúng ta mới biết cổ nhân gọi các huyệt là nội dược, khi bấm vào, nó tạo là một dẫn truyền qua hệ thần kinh giao cảm tác động lên não, hệ thần kinh trung ương ra lệnh tạo ra một phản xạ đối kháng làm cơ thể tự tiết ra một loại hormon như endorphine để điều chỉnh cân bằng âm dương, Như tác động vào huyệt kích thích tăng âm bằng một lực nào đó, cơ thể sẽ phản xạ điều tiết ra một loại hormon dương với lực tương đương, hay ngược lại. Do đó các thầy thuốc đông y hay châm cứu day bấm huyệt biết sử dụng huyệt theo ngũ hành và theo chức năng đúng sẽ có hiệu qủa tương đương như ngoại dược mà không có phản ứng phụ có hại cho cơ thể.
D-
Áp huyết liên quan đến Ngũ Hành Tạng Phủ.
Theo tây y, áp huyết là bệnh của tim mạch, chia làm hai loại : Loại bệnh thuộc chức năng, không tổn thương tim mạch, loại do tổn thương tim mạch, như tắc nghẽn do cholesterol, do tim to, tim nhỏ, hẹp van, hở van, vách thành tim dầy, mỏng, do màng mỡ bao tim...
Theo đông y những nguyên nhân đó là những nguyên nhân trực tiếp, còn những nguyên nhân tại sao lại bị như thế, thì tây y giải thích do ăn uống như ăn nhiều chất béo, kém vận động, bẩm sinh... để giải thích cho trường hợp bệnh tim mạch có tổn thương thực thể, còn loại không tổn thương thưc thể không giải thích được nguyên nhân, chỉ giải thích được hiện tượng.
Còn đông y giải thích theo sự khí hóa ngũ hành tạng phủ, dùng quy ước ngũ hành đặt cho 5 tạng, thuộc âm, chứa nhiều huyết, như Tâm gọi là hỏa, hỏa sinh thổ đặt cho Tỳ, thổ sinh kim đặt cho Phế, kim sinh thủy đặt cho Thận, thủy sinh mộc đặt cho Can. Phủ là dương, chứa nhiều khí, giúp cho tạng cùng hành hoạt động tốt
Như vậy bệnh của tim do nhiều yếu tố xét theo ngũ hành sinh khắc, để sắp xếp theo chứng bệnh thuộc hư chứng hay thực chứng. Hư chứng chỉ do ảnh hưởng ngũ hành mẹ-con như tim hư gọi là hỏa hư, do mẹ nó là mộc không sinh hỏa, như vậy là tại gan, hỏa hư hay tim hư cũng do con nó là thổ lấy nhiều năng lượng hỏa của nó để sinh thổ, như vậy là do tỳ vị ăn nhiều chất hàn lạnh làm ngưng đọng sự tuần hoàn khí huyết, nên đã lấy đi của mẹ là tim nhiều hỏa giúp cho nó hấp thụ chuyển hóa thức ăn. Do đó, khi đo áp huyết trước khi ăn và sau khi ăn sẽ khác nhau rất nhiều.
Ngoài ra, khi tim bị bệnh thực chứng do bệnh chứng truyền kinh, thì bất kỳ hành nào cũng có thể truyền bệnh làm hại cho tim được, cũng theo quy luật ngũ hành sau đây :
a-Nguyên nhân do thủy khắc hỏa, thận truyền kinh làm hại tim:
Như thủy là thận khắc hỏa là tim, như trong trường hợp suy thận phải đi lọc thận, nếu chúng ta có người thân phải đi lọc thận, muốn biết kết qủa lọc thận của họ tốt hay xấu, chúng ta đo áp huyết trước khi đi lọc và sau khi lọc, xa hơn nữa, kiểm soát theo dõi áp huyết thường xuyên từ năm trước so sánh với áp huyết hiện tại. Có hai trường hợp xảy ra để biết phưong pháp chữa lọc thận là đúng hay sai :
Phương pháp lọc thận có kết qủa khi áp huyết thấp, sau khi lọc thận một thời gian, áp huyết tăng dần đến bình thường. Hoặc ngược lại, trước khi lọc thận áp huyết qúa cao, sau một thời gian lọc thận, áp huyết xuống thấp trở lại bình thường. Khi áp huyết trở lại bình thường, bệnh nhân cảm thấy khỏe thì nên ngưng lọc thận, trường hợp này là chức năng tâm-thận đã giao hòa (thủy hỏa ký tế)
Phương pháp lọc thận không có kết qủa khi áp huyết thấp, sau khi lọc một thời gian, hỏa càng ít, thủy càng tăng, chân tay, mặt sưng phù nước, áp huyết áp càng xuống thấp cho đến khi sắp lìa đời mà không biết nguyên nhân. Khi xuống đến 70/65mmHg mạch 60 thì bệnh nhân co cứng người, tim ngừng đập, tắt thở. Nếu không đo áp huyết kiểm chứng, chúng ta không thể nào biết nguyên nhân chết là thủy dập tắt tâm hỏa. Do đó, đa số những bệnh nhân đi lọc thận mà không kiểm chứng bằng máy đo áp huyết để biết phương pháp lọc làm cho sức khỏe mình tốt hơn hay xấu hơn, để tự quyết định tiếp tục điều trị hay ngưng điều trị, để tránh đi trên con đường dẫn đến cửa tử thần.
b-Nguyên nhân do kim thừa khắc hỏa, phổi bệnh làm hại tim :
Theo ngũ hành, thay vì hỏa khắc kim, nhưng ngược lại kim thừa khắc hỏa do phổi bị bệnh như hen suyễn làm rối loạn nhịp thở, rối loạn tim mạch khiến áp huyết thay đổi.
c-Nguyên nhân do thổ lấn hỏa, con lấn mẹ, tỳ vị thực đưa khí lên hại tim.
Theo ngũ hành, thay vì hỏa sinh thổ, ngược lại thổ dư thừa khí huyết đưa trả về tim, làm thay đổi rối loạn áp huyết.
d-Nguyên nhân do mộc là gan hay thổ là tỳ vị, hư hay thực đều có ảnh hưởng đến tim mạch rối loạn làm áp huyết cao hay thấp.
E-
Áp huyết Giả và áp huyết Thực:
Muốn phân biệt được áp huyết giả và áp huyết thực, có nghĩa là đo áp huyết tự nhiên ở hai tay theo tây y, chưa áp dụng phương pháp điều chỉnh bằng hơi thở hay bằng huyệt, kết qủa áp huyết đo được là áp huyết giả. Thí dụ áp huyết đo ở tay trái là 165/92mmHg, mạch 80, tay phải là 148/88mmHg mạch 73.
Theo định nghĩa của khí công, áp huyết tay trái cao do ảnh hưởng của bao tử, do khí huyết ngưng tụ nhiều ở bao tử đưa lên tim làm áp huyết tim mạch xáo trộn. Nếu không biết điều chỉnh theo nguyên nhân dựa vào lý thuyết đông y khí công, thì áp huyết này vẫn được xem như là áp huyết thực, cần phải uống thuốc làm hạ áp huyết cho xuống, đến khi ăn áp huyết lại cao, cứ vòng luẩn quẩn ấy mà không kiểm soát được cho áp huyết ổn định, nên đó cũng là lý do phải uống thuốc chữa bệnh áp huyết suốt đời.
Tuy nhiên, theo Khí Công Y Đạo, công dụng của máy đo áp huyết là đo khí và huyết, để biết khí hay huyết thừa hay thiếu, cao hay thấp so với tiêu chuẩn khí công.Từ đó chúng ta có thể điều chỉnh lại khí và huyết bằng 3 cách :
Điều chỉnh Khí bằng hơi thở, điều chỉnh khí bằng huyệt ngũ hành theo tạng phủ, điều chỉnh Huyết thuộc Tinh là điều chỉnh những thức ăn phù hợp, những loại làm tăng hay những loại làm hạ áp huyết theo quy luật âm dương ngũ hành tạng phủ để điều chỉnh áp huyết trở lại bình thường theo tiêu chuẩn..
a-Cách điều chỉnh bằng Khí làm cho áp huyết thấp:
Khi áp huyết cao là trong cơ thể áp lực khí dư thừa, bằng cách nào đó cho khí dư thừa mất đi mà không ảnh hưởng đến nhịp mạch tim đập, người khỏe mạnh dùng phương pháp chủ động, có thể thổi hơi ra như tập thổi chong chóng, tập thổi bếp lửa 5 phút, khi đo lại áp huyết sẽ xuống thấp một cách tự nhiên. Đối với người già lớn tuổi, khí trong phổi không đủ hơi thổi ra, trong khi áp lực khí từ bao tử đẩy lên tim làm cao áp huyết, hoặc răng móm không tập thổi được, chúng ta sẽ làm cho khí thoát ra tự nhiên bằng miệng, dùng phương pháp thụ động, bằng cách lấy bông gòn nhét vào hai lỗ mũi, nằm nghỉ ngơi tự nhiên, cơ thể tự điều chỉnh cách thở bằng miêng, để máy đo áp huyết ở tay thường xuyên, cứ sau 5 phút bấm máy đo một lần, thấy áp huyết xuống dần từ từ, lúc đầu áp huyết cao là áp huyết giả do Tinh-Khí-Thần không hòa hợp, nhịp mạch rối loạn không ổn định, khi nghỉ ngơi, thở tự nhiên bằng miệng, đến khi mạch hòa hoãn, áp huyết xuống thấp tự nhiên đó mới là áp huyết thực.
Có trưòng hợp áp huyết tăng do khủng hoảng thần kinh, lo sợ vô cớ, do tập thiền sai nên bị bệnh mất ngủ... là nguyên nhân do Thần. Đã có một nữ sinh viên y khoa học chuyên khoa tâm thần, tên Natali, đã dùng đủ loại thuốc an thần, các loại vitamines, mà tâm thần vẫn khủng hoảng lo sợ, phát khóc vô cớ, khi đến gặp tôi, đo áp huyết bên tay trái trung bình, tay phải cao, trán nóng, tai đỏ, chảy nước mắt, cô nói cô bị bệnh do nhiều émotions (sự xúc động, nhiều cảm xúc) tôi hướng dẫn cô thở làm hạ áp huyết, nhưng cô không thở được, tâm không kiểm soát được hơi thở, vì đầu óc cô suy nghĩ lung tung, không tập trung vào hơi thở, tự nhiên ngưng thở như bị chặn hơi ở ngực, rồi bật ra tiếng khóc, giống như người không biết bơi mà bị ngã xuống nước, hốt hoảng sợ hãi khi ngụp lặn trong nước, cũng như thế, thỉnh thoảng cô bị nghẹt thở, cô nói cô không thể tập thở được, lúc đó máy đo áp huyết vẫn để ở tay phải, khi bấm máy đo lại áp huyết là 160/90mmhg mạch 92 so với lứa tuổi thanh niên là áp huyết cao. Sau đó tôi đề nghị cô nhét bông gòn vào hai lỗ mũi, để miệng thở tự nhiên, không cần để ý đến hơi thở, cô cứ thả lỏng người, như một em bé đang ngủ, khi tâm thần cô bình thản, bấm máy đo, áp huyết xuống 142/90mmHg mạch 88, hai phút sau đo lại xuống 124/80mmHg mạch 75, hai phút sau đo lại xuống 112/70mmHg mạch 70, thế là cô cảm thấy người bớt căng thẳng, cô mỉm cười cảm thấy thích thú tự tin theo phương pháp không cần luyện thở này cô gọi nó gọi là phương pháp thần kỳ.
Chúng ta có thể phối hợp theo 2 cách, vừa nhét bông gòn vào mũi, vừa thổi hơi ra bằng miệng đều trong điều kiện nằm nghỉ ngơi, áp huyết thật sẽ thấp.
Tuy nhiên hãy coi chừng những bệnh nhân lớn tuổi, khi nằm ngủ, hay khi nằm trên giường bệnh, miệng càng ngày càng há to, vô tình làm mất khí, áp huyết xuống thấp dần, thấp dần đến ngưỡng cửa tử thần 70/60mmHg mạch 55-60 người lạnh, sau một đêm ngủ an lành sáng hôm sau đã ra người thiên cổ, vì không ai chịu để ý đến áp huyết theo tiêu chuẩn. Trường hợp này muốn giữ khí để áp huyết đừng hạ thấp, miệng phải ngậm lại.
b-Cách điều chỉnh áp huyết thấp thành cao tạm thời.
Nhưng hãy cẩn thận, phương pháp của Khí Công Y Đạo không sợ bệnh áp huyết cao, là tình trạng khí huyết dư thừa tạm thời tạo ra áp huyết giả, sẽ tập thở bằng miệng, hay nhét bông gòn vào hai lỗ mũi, thở tự nhiên bằng miệng, cho áp huyết giả xuống, để trở lại áp huyết thật.
Nhưng nếu chúng ta có Áp Huyết Thật rất thấp là do khí huyết thiếu hụt trầm trọng, cứu không kịp, áp lực khí không đủ đẩy máu lên nuôi não làm nhũn não gây tử vong nhanh chóng. Chúng ta chỉ cứu được tạm thời bằng cách tăng cường thêm khí, chứ cơ thể thiếu máu, thì không thể tăng cường máu có kết qủa nhanh được, cần phải mất thời gian lâu điều chỉnh ăn uống thêm những chất bổ máu, những chất tăng dương tăng nhiệt..
Có hai cách để cấp cứu khi áp huyết thấp bên lề cửa tử 70-80/60-65mmHg,(mạch trầm) khi cơ thể thoát dương thì mạch nhanh 90-100 (mạch sác) làm nhiệt hay khi cơ thể hàn, gân cơ co quắp, cứng họng cứng lưỡi có mạch 50-60 (mạch trì), vừa tăng khí bằng vuốt huyệt, vừa tăng huyết bằng thuốc bổ máu sirop Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin), cho ngay 2-4 muổng canh pha với nước gừng nóng đổ vào miệng bệnh nhân. Theo ngũ hành gừng có vị cay ấm, liễm khí, vào bao tử bổ thổ để dưỡng mẹ là tâm hỏa, vừa khắc chế thủy làm mất hàn, sau đó vuốt huyệt từ Can Du lên Tâm Du 36 lần, dùng gan mộc sinh tâm hỏa, lúc đó thận thủy dư thừa thay vì khắc hỏa dập tắt tâm hỏa, nay phải nuôi con nó là gan đã mất đi năng lượng nuôi tâm, nên 3 hành thủy mộc hỏa được điều hòa cân bằng không sinh không khắc, hay bấm giữ hai huyệt Ế Phong sau tai để duy trì oxy khí huyết trên não, bệnh nhân sẽ thoát được cái chết do áp huyết tụt thấp, nhất là trong trường hợp bệnh nhân sau khi đi lọc thận về, đã có nhiều bệnh nhân qua khỏi thời kỳ nguy hiểm do người thân biết áp dụng môn khí công y đạo, cứu người bằng phương pháp này làm cho áp huyết của bệnh nhân tăng lên vượt qua được thời kỳ nguy hiểm 90-110/70-80mmHg mạch 70-80, do đó, yêu cầu bệnh nhân phải xét lại có nên lọc thận tiếp tục theo tây y hay không trong trường hợp chưa phục hồi được áp huyết bình thường theo tiêu chuẩn.
F- Áp huyết liên quan đến Hàn giả Nhiệt, Nhiệt giả Hàn :
Những bệnh nan y, tây y và đông y khó chẩn đoán, nên đông y có môn học Thương Hàn Luận. Từ lý thuyết còn xa với thực tế lâm sàng, nếu không có máy đo áp huyết cho ra con số chính xác.
Thí dụ trong trường hợp chảy máu cam hay thổ huyết, có dấu hiệu lâm sàng như môi khô, người nóng, rêu lưỡi khô vàng nứt, đắp chăn, bệnh nhân sợ uống nước nóng, ăn thức ăn nóng. Đã có nhiều thầy thuốc nhiều năm hành nghề, chẩn đoán là nhiệt chứng, cho thuốc hàn, bệnh nhân càng thổ huyết nhiều hơn. Khi ba bốn thầy hội chẩn, cũng cho là nhiệt chứng, nhưng nghĩ rằng vì cho liều lượng chữa hàn ít qúa, cần phải tăng thêm, nhưng bệnh nhân càng thổ huyết nhiều gấp đôi. Còn những thầy đã có kinh nghiệm, biết bệnh chứng là hàn giả nhiệt, chữa vào gốc bệnh làm tăng tâm hỏa, cho dùng quế tâm nhiều, bệnh nhân vừa uống xong, cảm thấy khỏe, không thổ huyết, còn khen thuốc mát qúa, chứ không phải chê thuốc nóng qúa.
Đa số những bệnh nan y khó chữa, nếu thầy không có kinh nghiệm dễ bị chữa sai lầm khiến bệnh hư càng thêm hư, thực càng thêm thực. Muốn tránh được tình trạng này, ngày nay nhờ máy đo áp huyết, chúng ta biết ngay được hàn giả nhiệt hay nhiệt giả hàn, mà không cần tranh cãi lý thuyết, hoặc áp dụng cách chữa sai lầm như trên nữa, bằng cách trước khi chữa, đo áp huyết ở hai tay, lấy cả 3 số, rồi so sánh kết quả sau khi chữa.
a-Số đo áp huyết chỉ Hư-Nhiệt :
Hư chỉ về Khí là số đầu của máy đo, Nhiệt là số thứ ba chỉ mạch tim đập, thí dụ một bệnh nhân có số đo áp huyết rất thấp so với tiêu chuẩn như 85/65mmHg mạch 120, số 85 là Hư, số 120 là Nhiệt, đo nhiệt độ, đầu trán, chân tay nóng, da khô, lưỡi khô, sắc mặt đỏ bầm tối. Nguyên nhân vừa thiếu khí vừa thiếu huyết, cần phải bổ khí và huyết.
b-Hư Nhiệt giả Hàn :
Nếu bệnh nhân có số đo áp huyết như trên(85/65mmHg mạch 120), nhưng mặt trắng xanh, môi lưỡi khô, tay chân lạnh, đắp chăn, mặc áo ấm, nếu không phải thầy giỏi không thể biết được chứng nghịch với mạch là nhiệt gỉa hàn, nhưng nhờ máy đo áp huyết chỉ nhịp mạch 120 là nhiệt, trong khi bệnh nhân lạnh là giả hàn, chữa sai lầm, bệnh nhân có thể chết ngay sau khi chữa.
Theo tây y, khi khám tìm ra bệnh ung thư của một bệnh nhân, các bác sĩ không chữa theo cách đối chứng trị liệu lâm sàng như đông y, là tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để diều trị, mà chỉ chữa theo bài bản định sẵn cho cách điều trị bệnh ung thư, nên ban đầu trước khi chữa, áp huyết của bệnh nhân 115/75mmHg mạch 120. Theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo, nếu mạch 120 chân tay nóng là bệnh Hư-Nhiệt do thiếu máu, nếu chân tay lạnh là Hư Nhiệt giả Hàn, vừa thiếu máu vừa thiếu khí, muốn biết khí lực thực trong cơ thể bệnh nhân, lấy mạch 120 trừ cho tiêu chuẩn 75, mạch đã phải đập nhanh hơn 45 lần, lấy số đo khí 115 trừ 45, áp huyết thực sẽ là áp huyết bên lề cửa tử 70/75mmHg mạch 75. Cho nên ngày hôm trước sau khi hóa trị liệu lần thứ nhất áp huyết tụt xuống còn 90, ngày hôm sau áp huyết tụt còn 70, mẹ của bệnh nhân yêu cầu ngưng không được lấy máu thử nghiệm và tiếp tục hóa trị nữa, mà cần phải truyền thêm máu cho áp huyết của con bà đừng xuống thấp, vì khí huyết trong cơ thể mất dần, bệnh nhân đã kiệt sức. Bác sĩ cứ điều trị tiếp tục, khi vừa mới rút máu để thử nghiệm lần thứ ba, bệnh nhân thở hắt hơi ra đi qua bên kia thế giới sau một tích tắc, mà trước đó 1 tuần ở nhà còn đi đứng ăn uống được. Như vậy tây y chữa bệnh ung thư không căn cứ vào thể lực kiểm chứng bằng máy đo áp huyết mới xảy ra hậu qủa thương tâm này.
Trường hợp bệnh ung thư nặng khó chữa nhất của chứng Hư-Nhiệt giả Hàn là bệnh ung thư máu cấp tính. Nhưng nếu biết cách khám bằng máy đo áp huyết, thì số đo áp huyết từ lúc còn nhỏ tuổi đến lớn tuổi, áp huyết lúc nào cũng thấp so với tiêu chuẩn, thí dụ ở tuổi thanh niên có số đo áp huyết của thiếu niên, lớn tuổi đến trung niên, cũng có số đo áp huyết của thiếu niên, lên đến 60 tuổi trở lên cũng có số đo áp huyết của tuổi thiếu niên, số đo áp huyết chênh lệch càng cách biệt nhiều, đó là dấu hiệu báo trước của một căn bệnh nan y tiềm ẩn, mà không có vi trùng virus nào làm ra bệnh, thì đó là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
c-Số đo áp huyết chỉ Hư-Hàn :
Thí dụ số đo áp huyết của một người là 90/75mmHg mạch 60, chân tay mát hay hơi lạnh, đối với tây y, họ là người không có bệnh, sau khi thử máu, khám tổng quát, vẫn cho là tốt. Nhưng thật ra khí huyết không đủ nuôi khắp cơ thể, nếu khí huyết không lên đầu sinh chóng mặt, hay quên, tóc rụng, tây y tìm không ra nguyên nhân, nếu khí huyết không nuôi cơ quan tạng phủ nào thì cơ quan tạng phủ đó sẽ bị bệnh. Khi người có áp huyết thấp mà tuổi càng cao, chân tay yếu, tây y vẫn chưa tìm ra bệnh. Đã có một cô tuổi gần 60, hãnh diện là áp huyết lúc nào cũng khoảng 100, bác sĩ bảo là tốt, cô bảo cô không có bệnh tật gì. Nhưng một hôm cô đi trong nhà, chân yếu, quỵ chân xuống ngã ngồi, đầu không va đụng vào đâu hết, nằm bất tỉnh. Khi người con đi làm về, chở dến nhà thương, cô tỉnh lại, bác sĩ báo cho biết cô bị ung thư não, cần phải chữa trị, một tuần sau cô chết, cũng vì áp huyết tục xuống dưới 70mmHg.
Những trường hợp áp huyết chỉ hư hàn đa số là mầm mống ung thư loại mãn tính như ung thư máu mãn tính. Qua xét nghiệm máu, kết qủa cũng nằm trong tiêu chuẩn, nhưng để ý theo dõi kết qủa từng kỳ về hồng cầu, lần thứ nhất kết qủa nằm trong tiêu chuẩn bên tối đa, dần dần nằm trong tiêu chuẩn tối thiểu, khi nào lọt ra ngoài dưới tiêu chuẩn, tây y mới kết luận là tủy bất sản, tế bào tủy không sinh sản ra hồng cầu, lúc đó qúa muộn để chữa trị.
d-Hư Hàn giả Nhiệt :
Thí dụ áp huyết 88/65mmHg mạch 55, số 88 chỉ Hư, mạch 55 chỉ Hàn, nhưng bệnh nhân chân tay nóng đổ mồ hôi dầm dề, người cảm thấy mệt mỏi mất sức, chân tay vô lực, nói không ra hơi, không nhấc tay chân cử động được. Trường hợp này theo đông y gọi là thoát dương, cho uống Đương Quy Tửu pha với ngước gừng nóng vừa bổ khí, vừa bổ huyết, liễm dương, cầm mồ hôi, người mát trở lại.
e-Số đo Áp huyết chỉ Hư giả Thực, Thực giả Hư :
Có một bệnh nhân đang nằm bệnh viện trong phòng cấp cứu, do tai biến mạch máu não nhẹ, sau khi chữa tỉnh, cho ra nằm phòng hồi sức, và tập vật lý trị liệu. Nhưng kết qủa là không tập được, ví có khi chân tay mạnh, có khi người đổ mồ hôi hàn, mất sức, mệt tim, lại không tập được, vì áp huyết không ổn định, khi qúa cao khi qúa thấp, kéo dài trong một tháng điều trị để điều chỉnh mà không có kết qủa.
Thân nhân mời tôi vào bệnh viện để giúp cho bệnh nhân, khi đo áp huyết, tay phải cao 220/140mmHg mạch 44, tay trái 160/120mmHg mạch 120.
Theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo, áp huyết tay phải là Thực và Hàn, tay trái là Thực và Nhiệt. Áp huyết tay phải liên quan đến gan, tay trái kiên quan đến bao tử, như vậy thuộc chứng mộc thổ bất hòa, hàn nhiệt tương tranh.
Cả hai bên đều thực, áp huyết tăng cao vẫn có nguy hiểm đút mạch máu não gây biến chứng tai biến mạch máu não lần thứ hai, tôi châm nặn máu thập tuyên và thập nhị tĩnh huyệt, điều chỉnh áp huyết bấm huyệt Trung Quản điều chỉnh trung tiêu, hướng dẫn cho bệnh thở ở huyệt Trung Quản, đo áp huyết hai tay xuống 140/95mmHg nhưng mạch không ổn định, lúc 90 lúc 60, thuộc loại rối loạn áp huyết. tôi đề nghị cho uống súp tự chế : 100g đậu thận trắng (white kidney bean) với 100g tép tỏi, nấu với 2 lít nước, cạn còn 1 lít, vớt vỏ tỏi ra rồi tất cả bỏ vào máy xay sinh tố xay thành bột, uống hết 1-2 lần trong ngày, uống mỗi ngày khi đo áp huyết xuống 130/80mmHg mạch 75 thì ngưng. Một tuần sau tôi vào tái khám, bệnh nhân có số đo áp huyết lý tưởng, đang đi lại trong bệnh viện như người bình thường, anh cho biết, các bác sĩ ở đây ngạc nhiên không hiểu tại sao tôi lại khỏe và áp huyết ổn định, họ nghi ngờ chắc mình ăn cái gì đó, hôm nay y tá lấy trong tủ lạnh chén súp tôi còn cất ở trong đó đem thử nghiệm và để ở trước bàn, chắc có lẽ lát nữa bác sĩ sẽ hỏi là tôi ăn cái gì, tôi sẽ phải trả lời ra sao. Tôi nói : Anh cứ bảo là súp Việt Nam, chiều hôm đó anh được xuất viện, anh vẫn tập khí công và theo dõi áp huyết và tự biết cách điều chỉnh để ổn định áp huyết mỗi ngày.
G-Áp huyết liên quan đến Biểu-Lý :
Có một bệnh nhân hơn 50 tuổi bị đau vai và cánh tay phải không nâng tay lên được, đầu tay tê, đến phòng mạch của tôi để chữa. Khi nằm trên giường khám, tôi cầm máy đo áp huyết để khám, ông bực mình, chắc tự ái nghề nghiệp, ông cho biết ông là một bác sĩ đang làm ở bệnh viện gần đây, ông kiểm soát áp huyết thường xuyên mỗi ngày, lúc nào cũng ổng định ở mức 120. Tôi nói : Ông hãy chờ xem. Khi đo tay trái 120/82mmHg mạch 75, ông bảo, đấy tôi nói có sai đâu. Tôi lại trả lời, ông chờ xem. Tôi đo bên tay phải, có số đo 170/88mmHg mạch 75. Tôi hỏi lại ông, ông giải thích cho tôi biết tại sao áp huyết tay này lại cao không ? Ông cãi : Không thể nào. Ông yêu cầu tôi đo tay trái. Tôi trả lời, tay trái nếu đo lại cũng 120, nếu đo lại tay phải cũng 170. Cuối cùng đo lại cả hai tay vẫn có kết qủa tương tự tay phải cao hơn tay trái. Ông hỏi tại sao lại như thế, lần đầu tiên tôi mới thấy đo áp huyết tay phải.
Tôi giải thích cho ông quy luật của khí công, khi thần kinh ngoại biên của tay nào bị co thắt thì tay bên đó có áp huyết cao, nên ông bị đau tai vai bên áp huyết cao. Ông hỏi, chữa làm sao. tôi trả lời tôi không chữa đau tay vai, chỉ cần làm hạ áp huyết ở tay phải thì ông hết đau tay vai, tôi châm nặn máu 6 tĩnh huyệt tay, và 5 huyệt thập tuyên đầu ngón tay nặn ra máu ứ bầm tắc nghẽn, do lại áp huyết xuống 126/80mmHg mạch 75, rồi bảo ông cử động tay vai xem còn đau không, ông trả lời hết đau rồi, sau 10 phút ông đã khỏi bệnh.
Trường hợp này là bệnh còn ở biểu, chưa vào lý làm tổn thương gan khi đo áp huyết bên tay phải. Ngược lại một bệnh nhân không đau tay vai, mà chai gan, sưng gan, áp huyết tay phải rất cao, đó là áp huyết liên quan đến lý, có trường hợp Hư Nhiệt áp huyết thấp mạch cao. Hư Hàn áp huyết thấp mạch thấp. Thực Nhiệt áp huyết cao mạch cao. Thực Hàn áp huyết cao mạch thấp. Bệnh nan y là hư giả thực, thực gỉa hư, hàn giả nhiệt, nhiệt giả hàn.
H- Áp huyết liên quan đến Tinh-Khí-Thần.
Nguyên nhân gây bệnh đều do 3 yều tố Tinh-Khí-Thần không hóa hợp gây ra, nên cách tìm bệnh hay chữa bệnh cũng dùng đối chứng lâm sàng dùng Tinh-Khi-Thần để điều chỉnh lại cho khỏi bệnh, đó là phương pháp của Khí Công Y Đạo.
a-Tinh :
Trong những dẫn chứng kể trên, áp huyết đang thấp, chỉ thay đổi món ăn thức uống hay thuốc men, đông y gọi chung là Tinh, sẽ làm thay đổi áp huyết tốt thành xấu, xấu thành tốt. Như áp huyết thấp dùng Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin), áp huyết cao dùng Súp Đạu Thận Trắng với 100g tép tỏi. Và phải biết ăn uống kiêng cữ cho phù hợp với bệnh để tránh tình trạng hư làm thêm hư, thực làm thêm thực.Muốn biết kết qủa ăn món ăn nào lợi, món nào hại, ngay cả những phương pháp dinh dưỡng đặc biệt của Oshawa hay của tây phương, đều phải kiểm chứng bằng máy đo áp huyết, máy đo áp huyết chính là bác sĩ gia đình giỏi nhất. Ngay cả bệnh tiểu đường, nhiều người cho rằng ăn món này đường xuống, ăn món này đường lên. Không nên tin ai cả, phải thử nghiệm bằng máy móc là máy đo áp huyết và máy đo đường. Thực nghiệm trên bản thân, trước khi ăn tôi đo đường 6.0mmol/l, sau khi tôi ăn bánh mì cà phê buổi sáng, đo đường lên 12.0mmol/l là bình thường, tôi ăn thêm một cái bánh bao thập cẩm, hy vọng đường sẽ cao lên 18.0mmol/l để còn uống thử nghiệm thuốc chữa tiểu đường như sữa Hạnh Nhân, Lá Dứa..., nhưng sau khi vừa ăn xong, thử lại đường xuống còn 6.0, đừng thắc mắc, tranh cãi đúng sai, tin hay không tin, chỉ có thực nghiệm lâm sàng, kiểm soát bằng máy móc trên cơ thể mình mới là kết qủa chính xác, các món ăn tùy hợp hay không hợp với mỗi người khác nhau.
b-Khí :
Có hai loại khí tự động và chủ động, khí có thăng, giáng, có thủy hỏa, có liễm xuất, có âm có dương, có hàn nhiệt...
Như dẫn chứng trên, muốn làm hạ áp huyết tự động, chỉ cần nhét bông gòn vào hai lỗ mũi, thở tự nhiên bằng miệng, đó là tự động, không phải chủ động.
Còn chủ động do tập luyện theo các bài tập thể dục động công, chọn những bài thích hợp để chữa bệnh, và đo kiểm chứng áp huyết trước và sau khi tập.
Có nhiếu loại khí công ai cũng nói là khí công chữa bệnh, như Tài Chi, Dưỡng Sinh, Càn Khôn Thập Linh, Nhân Điện, Năng Lượng, Vô Vi, Thần Quyền....mỗi môn phái có cái hay riêng, nhưng dùng để chữa bệnh, cần phải đo áp huyết trước và sau khi tập xem áp huyết từ xấu thành tốt thì nên tập. Còn các môn phái muốn áp dụng để trở thành môn chữa bệnh, phân ra từng bài, kiểm chứng bài nào có giá trị làm tăng áp huyết để dạy cho người áp huyết thấp, bài nào có giá trị làm hạ áp huyết để dạy cho những người áp huyết cao, bài nào có thể chữa làm hạ đường, cholesterol, chữa bệnh mất ngủ do hư chứng hay thực chứng....mới trở thành hữu dụng một cách thực tiễn giúp cho những người bệnh.
c-Thần :
Khí Công Y Đạo có phương pháp thở thiền làm tăng áp huyết, hạ áp huyết, thiếu khí, dư khí, chữa hàn nhiệt, chữa đường, mỡ máu, mất ngủ hư chứng, thực chứng, chữa vào lục phủ ngũ tạng tùy theo hư chứng hay thực chứng, phát triển trí não và phát triểm tâm linh...
Tóm lại :
Phương pháp chữa bệnh của Khí Công Y Đạo hướng dẫn mọi người cách sử dụng máy đo áp huyết để Khám Bệnh, lý luận Định Bệnh theo ngũ hành tạng phủ, tự Chữa Bệnh bàng cách điều chỉnh Tinh (ăn uống thuốc men), điều chỉnh Khí do tập thể dục khí công, điều chỉnh Thần do thập thở thiền, giúp cho cơ thể tự động điều chỉnh Âm-Dương, Khí-Huyết được quân bình, cơ thể khỏe mạnh, tăng cường thể lực phòng chống bệnh tật, sống vui khỏe yêu đời, không lo đến bệnh tật đúng theo phương châm :Ăn được ngủ được là tiên.
Khí Công Y Đạo xuất hiện đầu tiên trên thế giới là một phương pháp mới liên kết giữa đông tây y, hy vọng mọi ngưới áp dụng như là một phương pháp tự chữa bệnh của Ngành Y Học Bổ Sung mà hiện nay mọi người đang tìm kiếm
--------------------
PHẦN MỘT : Tập Khí Công Tịnh Độ Cơ Bản.
Áp dụng cho tất cả mọi người, mọi trình độ dù đã biết qua KCYĐ hay chưa, vẫn cần phải ôn tập hàng ngày giống nhau.
Bài I : Tấp Đóng Mở Thiên Môn
Nguyên tắc : Bế Quan, Giữ Giới, Định Thần :
Bế Quan
là nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, tai nghe tiếng động ở đỉnh đầu ở huyệt Thiên Môn.
Có thể giúp cho mình biết huyệt Thiên Môn ở đâu, thì vị trí trên đầu mỗi người mỗi khác tùy theo người đã có tu thiền hay không. Nó là đường giữa đỉnh đầu, dùng ngón tay cái ấn đè từ sau đỉnh đầu lên phía trước sẽ cảm nhận thấy có một đường rãnh hơi lõm hay một cái lỗ nhỏ gần nơi huyệt Bách Hội.
Ai tu tập thiền không liên tục, thay đổi nhiều pháp môn thì trên đường đó có nhiều lỗ lõm không liên tục, còn chỉ tu một pháp môn thời gian lâu liên tục thì có đường rãnh lớn kéo qua huyệt Bách Hội tiến về trước trán, nơi giao điểm ở nơi lõm nhất chính là Thiên Môn. Dùng kim thử tiểu đường châm vào huyệt này để trụ ý cho dễ.
Giữ Giới
là chăm chỉ niệm A-Di-Đà-Phật theo CD, để Ý dẫn Phật Quang vào ra huyệt cho đúng cách (dùng từ A-Mi-Ta-Bha. là đấng toàn năng toàn giác, là Thượng Đế cho những người ngoại quốc hay những người không phải Đạo Phật).
Định Thần
là lúc niệm thầm bằng Ý, ngưng thở, chỉ nghe máy niệm, thời gian 1 câu A-D-Đà-Phật, để trụ Ý vào một huyệt Thiên Môn.
Trong lúc định thần lắng nghe sự cảm nhận được Phật Quang vào huyệt Thiên Môn đỉnh đầu tạo ra dòng từ trưòng làm tê mát đỉnh đầu.
Tập niệm 3 thì :
Thì thứ nhất, có thể tập niệm ra tiếng theo CD 1 câu A-D-Đà-Phật tưởng tượng Phật quang vào Thiên Môn.
Thì thứ hai thì niệm bằng Ỳ theo CD nhưng ngưng thở chỉ định thần ở Thiên Môn.
Thì thứ ba, niệm ra tiếng, Ý tưởng ượng cho tà khí hàn nhiệt trong người thoát ra khỏi huyệt Thiên Môn.
Người mới tập, mỗi thì vào, ngưng, ra khỏi Thiên Môn là a câu A-Di-Đà-Phật.
Nguời tập lâu hơi dài hơn áp dụng thì vào niệm 2 câu A-Di-Đà-Phật, thì ngưng niêm 1 câu, thì ra niệm 2 câu.
Có thể tập mỗi thì : vào, ngưng, ra đều 2 câu bằng nhau nếu không bị ngộp hơi.
Bài II : Tích Nạp Điện và Phóng Điện :
Có 3 giai đoạn : Xả Trược, Nạp Năng Lượng Phật Quang, Phóng Năng Lượng Phật Quang
Giai đoạn một : Xả Trược:
a-Xả Trược cá nhân :
Bế Quan : Ngồi trên ghế, lưng thẳng, hai chân chạm đất, hai bàn tay ngửa đặc trên đùi, nhắm mắt.
Giữ giới : Miệng niệm ra tiếng theo CD theo 3 thì :
Thì vào Thiên Môn, tưởng tượng Phật Quang từ đỉnh đầu Thiên Môn thao câu niệm A-D-Đà-Phật.
Thì ngưng thở để định thần, nhưng niệm bằng Ý nghĩ chỉ đến năng lượng Phật Quang đang tụ ở Đan Diền Thần.
Thì xả trược, miệnh lại niệm ra tiếng A-Di-Đà-Phật, Ý nghĩ đến huyệt Lao Cung nơi lòng bàn tay ở cả hai tay, tưởng tượng tà khí hàn nhiệt trong người tuôn xuất ra hai lòng bàn tay.
Tập đúng sẽ có cảm nhận đỉnh dầu trước nóng sau mát, áp huyết và nhiệt trên đầu hạ. Mặt hồng dịu, tươi sáng. Đan Điền Thần nóng ấm, hai bàn tay nóng ấm rịn mồ hôi..
b-Xả trược tập thể :
Nhiều nguời tập chung, mỗi người ngồi trên một ghế rời nhau, tập như trên cùng nhịp thở theo CD niệm Phật
Giai đoạn hai : Nạp Năng Lượng Phật Quang .
Bế quan : Như trên, nhưng hai lòng bàn tay úp trên đùi, hai chân phải đi giầy dép hoặc không cho chân chạm đất.
Giũ giới : Bàn tay dương đặt ở Đan Điền Thần, bàn tay âm đặt ở Đan Điền Tinh
Niêm ra tiếng A-Di-Đà-Phật theo CD 2 câu Ý trụ Thiên Môn, Ngưng niệm ra tiếng, Ý trụ ở Đan Điền Thần, để định thần, chỉ nghe khí nhiệt động ở Đan Điền Thần trong thời gian 2 câu niệm Phật. Thì niêm ra tiếng tưởng tượng thở ra năng lượng Phật Quang tỏa ra chỉ ở bàn tay dương nóng ấm
Sau khi đã tập quen niệm phát ra tiếng, thì tập sang niệm bằng Ý, làm sao cho khí chuyển động trong bụng nơi Đan Điền Thần càng chậm, càng nhẹ như có như không, chì cần định thần theo dõi Đan Điền thần nóng ấm từ từ và nghe được mạch máu đập bịch bịch dưới bàn tay dương, cho đến khi có trạng thái sao mình không thở mà nhịp tim vẫn đập, không thấy ngộp hơi, đó là trạng thái đã biết thở bằng hơi thở của bào thai, gọi là thai tức.
Để duy trì trạng thái này, Đạo Gia gọi là giai đoạn Sơ Nhất Chuyển :
Sơ Nhất Chuyển lo tròn luyện kỹ
Xây đắp nền thần-khí giao thông
Diệt trừ phiền não lòng không
Thất Tình Lục Dục tận vong Đơn thành
Tâm đạo phát thanh thanh tịnh tịnh
Dưỡng thánh-thai chơn bỉnh Đạo huyền
Ngày đêm cướp khí hạo nhiên
Hiệp hòa tánh mạng hống-diêmn giao đầu
Giai đoạn ba: Tập Phóng Năng Lượng
:
Khi bàn tay đã phân cực âm dương. Ngồi trên ghế cạnh bàn dùng hai ly nước lạnh giống nhau, đo độ pH bằng nhau, đặt úp hai bàn tay lên hai ly nước. Dùng Ý niệm A-D-Đà-Phật vào Thiên Môn đưa năng lượng vào Đan Điền Thần . Định thần ngưng thở ở Lao Cung bàn tay dương, dùng Ý thở ra phóng năng lượng A-Di-Đà-Phật vào ly nước. Tập khoảng 10 phút. Sau khi tập xong, đo độ pH hai ly nước thấy thay đổi chênh lệch, ly có năng lượng thì thanh, thơm nhẹ, ly kia mùi tanh.
PHẦN HAI : Làm thế nào có được bàn tay năng lượng để khám và chữa bệnh ?
A- Khám bệnh bằng bàn tay năng lượng
Sau khi học và nghiên cứu lại sách Khí Công Y Đạo vừa tái bản ở VN, từ trang " Nguyên tắc dùng Khí Công Chữa Bệnh ". Đó là phương pháp căn bản tạo bàn tay năng lượng dùng để khám bệnh và chữa bệnh. Chúng ta cần phải đạt được những yêu cầu sau đây :
1-Hai bàn tay đã được phân cực âm dương :
Khi chúng ta ngồi trên ghế, cuốn lưỡi ngậm miệng, nhắm mắt tĩnh lặng, hai bàn tay xòe ra đối mặt hai lòng bàn tay với nhau, cách nhau 2 gang tay, tưởng tượng như đang kéo co một đoạn giây thung, kéo hai lòng bàn tay xa ra 3 gang, co lại cho hai bàn tay gần lại 1 gang...kéo ra xa, co lại gần chậm từ từ nhiều lần, chúng ta sẽ cảm thấy như giữa hai lòng bàn tay có một luồng khí đang xoay tròn như một qủa bóng khí, tập luyện nhuần nhuyễn năng lượng càng nhiều thì qủa bóng khí càng to dần có đường kính từ 1 gang đến 3 gang.
2-Nghe được dây khí giữa hai lòng bàn tay bị ngắt đoạn bao nhiêu lần :
Nối hai cực khí âm dương ở hai lòng bàn tay thành một sợi dây khí, cuốn lưỡi, nhắm mắt, ngậm miệng, giữ nguyên khoảng cách giữa hai lòng bàn tay từ 2 gang đến 3 gang, nhắm mắt nghe khí giữa hai lòng bàn tay đang chạy qua chạy lại. Nhờ người khác dùng bàn tay xòe tưởng tưọng cắt đứt doạn dây khí ấy, xem mình có cảm giác nhận biết có người đang ngắt dòng khí của mình không, tập ngắt nhiều lần mà mình vẫn đoán dúng chính xác số lần bị ngắt.
Trình độ cao hơn nữa cần để ý khi bị ngắt khí thì bàn tay trái hay bàn tay phải cảm nhận được, điều đó có nghĩa là người ngắt điện đang dùng bàn tay dưong đối với bàn tay dương của mình thí mình nghe động ở bàn tay dương đẩy ra vì hai cực dương đẩy nhau, nếu họ đảo ngược bàn tay dương đối mặt với bàn tay âm của mình thì mình nghe dộng ở bàn tay âm hút vào.
3-Hai bàn tay tạo thành một máy scan khám bệnh.
Không dùng cách đặt tay theo nguyên tắc diện áp điện, mà chỉ dùng từ trường và biến thế.
Thầy khám ngồi ghế, bệnh nhân ngồi ghế trước mặt thầy khám làm sao cho bàn tay dương của thầy khám đối diện với Mạch Nhâm (bụng ngực), bàn tay âm của thầy khám ở sau lưng bệnh nhân (Mạch Đốc)
Hai bàn tay thầy khám đặt cách xa Mạch Nhân-Đốc của bệnh nhân từ 1 đến 2 gang tay. Hai bàn tay đối nhau nối thành một luồng từ trường năng lượng xuyên qua người bệnh nhân. Cần chu ý những điểm sau đây :
a-Bàn tay nào dương hay âm của người khám cảm thấy ấm nóng, cái nóng từ bàn tay mình phát ra hay từ người bệnh nhân phóng ra. Bàn tay đằng trước hay bàn tay đằng sau nóng hơn.
Nếu từ bệnh nhân phóng ra, khi khác cực hút nhau có nghĩa là bàn tay dương hút âm khí nhiệt trong người bệnh nhân, hoặc bàn tay âm hút dương khí nhiệt trong người bệnh nhân ra. Nếu tiếp tục để cho khí âm hay dương nhiệt trong người bệnh nhân bị hút ra thì thân nhiệt bệnh nhân thay đổi nên người sẽ hết bệnh nóng hay lạnh.
b-Khi bàn tay năng lượng định được vùng bệnh nóng lạnh, và biết được tà khí trong người bệnh nhân phóng ra, mình cảm thấy lòng bàn tay như bị kim châm hay ngứa. Để tránh nhiễm bệnh, bàn tay đó sẽ kéo ra xa người bệnh nhân từ từ, như cách xa 20cm, 22cm. 25cm, nếu còn nóng rát ngứa thì kéo thêm ra xa 27cm, 30cm, 35cm, đừng xa qúa làm mất cảm giác ở lòng bàn tay thì cách chữa lại vô hiệu. Bàn tay kia vẫn giữ nguyên khoảng cách như cũ. Như vậy lực từ trường thành máy biến thế như bên khoảng cách ngắn là dòng diện từ trường 110 voltd sang bên tay khoảng cách xa hơn biến thành 220 volts hay 360 volts....
c-Nếu bàn tay thầy chữa cảm nhận được bị người bệnh nhân hút vào thì bệnh thuộc hư chứng, nó cần bổ, tùy theo nó thu hút bàn tay nào, dương hay âm, thì cứ để cho nó hút vào. Nếu chì hút bàn tay dương, chứng tỏ bệnh nhân dư âm thiếu dương. Nếu chỉ hút bàn tay âm thôi thì bệnh nhân dư dương thiếu âm. Nếu cả hai bàn tay bị hút, là thiếu cả âm lẫn dương, thì hai bàn tay thầy chữa từ từ mở rộng cho hai bàn tay mình xa dần trong chừng mực mà vẫn còn thấy bị hút, có nghĩa là tăng cường độ thu hút năng lượng của người thầy.
d-Đến giai đoạn này mới biết trình độ và công phu tập luyện của các thầy khác nhau :
Nếu không tập luyện, thì bệnh nhân lấy hết năng lượng của thầy và bằng với lực của thầy, người thầy sẽ mất sức, lần sau chữa không có kết qủa. Tối về phải tập thu nạp năng lượng mới có thể chữa tiếp.. Trình độ này là trình độ năng lượng giống như xài một cục pile, hết pile phải thay pile khác.
Nếu có tập luyện ít thì năng lượng chỉ như pile tự xạc, như một cái cell phone, dùng hết pile thì tối vế cắm lại máy vào ổ điện để hôm sau có máy dùng tiếp.
Cả hai trường hợp này không nên dùng phương pháp chữa bằng năng lượng, thầy chữa sẽ trở thành bệnh nhân vì hao tổn nhiều khí lực, mất nội lực. Giống như những người học massage để hành nghề, mỗi ngày không thể massage được quá 10 người, sẽ tổn thọ, trở thành người mất lực gầy ốm, và không thể hành nghề được qúa 5 năm vì không còn đủ sức khỏe.
Chỉ có những thầy chữa, trong người có máy thu năng lượng mặt trời thì mới không mất sức, bệnh nhân muốn thu lấy bao nhiêu cũng được. Muốn có năng lượng trình dộ này phải tập bài Đóng-Mở Thiên Môn, Thu phóng năng lượng, và những bài tập Khí Công Tịnh Độ.
Tuy nhiên năng lượng này tùy theo các thầy tu học hay không, nếu không thì chỉ có năng lượng cõi tam giới, còn tu học Khí Công Tịnh Độ sẽ có năng lượng từ chư Phật mới đạt được huyền lực.
e-Ngoài ra còn tùy theo Nghiệp-Cảm của mỗi bệnh nhân, có nghĩa là bệnh nhân có tin vào cách chữa này hay không, vì nếu hiểu luật nhân-qủa và Đạo Học, thì linh hồn của họ có tánh linh biết hợp tác với thầy chữa và biết được khả năng của thầy chữa có thể cứu được thân xác để linh hồn còn chỗ dựa để tu học và tiến hóa, ngược lại bệnh nhân vô tâm, phó mặc cho thầy chữa muốn làm gì thì làm, nên vô minh che lấp, không có sự chiêu cảm nào thì năng lượng có vào cũng tan biến mất.
Trong hình 87 phần Tham Khảo Các Cách Đặt Tay Trên Nhâm-Đốc có 3 trục : Trục Bổ Huyết, Trục Bổ Khí, Trục Bổ Ngũ Tạng Khí Huyết, nên áp dụng thường xuyên.
Còn khi tập luyện để có kinh nghiệm và nâng cấp khả năng thu phóng năng lượng thì nên tập chung với nhau hết 94 cách đặt tay theo hình, nhưng phóng và nạp năng lượng Phật Quang dùng Ý niệm A-Di-Đà-Phật vào đỉnh đầu, ra bàn tay phải hay tay trái tùy theo trường hợp bệnh của mỗi bệnh nhân.
B-Chữa bệnh tập thể bằng năng lượng :
Có thể các thầy và bệnh nhân cùng ngồi quây vòng tròn, ghế chạm ghế, nam nữ đều đặt tay giống nhau, bàn tay trái nâng cao úp xuống, ngửa bàn tay phải đặt lên đùi phải để cho người bên cạnh đặt bàn tay trái của họ lên, giữa hai lòng bàn tay hai người hơi hở ra mới cảm nhận được dòng điện từ trường chạy qua.
Mở CD Niệm Phật Tứ Giai để cùng nhau tập luyện Ý, Khí,và Thần
1-Giai doạn thông Thiên Môn cho Phật Quang thanh khí vào và trược khí ra :
Mọi người nhắm mắt, niệm ra tiếng theo CD, hai câu đầu A-Di-Đà-Phật, A-Di-Đà-Phật tượng tượng Phật Quang từ trên cõi Phật phóng vào đỉnh đầu ở huyệt Thiên Môn cảm thấy mát, tê, lăn tăn..., cũng vẫn đặt Ý ở Thiên Môn khi niệm hai câu sau A-Di-Đà-Phật, A-Di-Đà-Phật tưởng tượng tà khí hàn nhiệt trong người đang thoát ra khỏi huyệt Thiên Môn cảm thấy nóng ấm. Cứ đọc niệm ra tiếng 2 câu vào, 2 câu ra lâu khoảng 5-10 phút, hay tập đến khi có cảm nhận rõ ràng khí vào thí mát, khí ra thì nóng mới là tập đúng.
2-Tập Xả Trược xuống hai lòng bàn chân :
Tiếp tục tập niệm 2 câu vào đỉnh đầu, 2 câu cho tà khí hàn nhiệt thoát ra từ hai gan bàn chân nơi huyệt Dũng Tuyền xuốn lòng đất. Tập 5-10 phút khi nào có cảm nhận chân đùi nóng ấm hơn trước. Nó cũng là bài tập làm hạ áp huyết, dành cho người tâp khí công tịnh độ mà có áp huyết cao cần phải tập thời gian lâu hơn cho áp huyết thấp xuống lọt tiêu chuẩn.
3-Tập thông khí lực ra bàn tay.
Có bốn cách tập :
a-Tập Xả trược khí :
Hai bàn tay ngửa đặt trên 2 đùi. Cũng tập niệm Phật như trên, 2 câu vào đỉnh đầu, hai câu cho tà khí thoát ra 2 lòng bàn tay ở huyệt Lao Cung. Tập cho đến khi hai bàn tay nóng xuất mồ hôi, đó là cách xả trược.
b-Tập cho bàn tay dương phóng năng lượng.
Bàn tay âm úp lên đùi, bàn tay dương đặt ngửa trên đùi. Niệm 2 câu đầu nạp phật quang vào huyệt Thiên Môn đỉnh đầu, hai câu sau cho Phật Quang thoát ra bàn tay dương nơi huyệt Lao Cung. Tập thật nhiều ngày từ năm này đến năm khác thì sẽ có bàn tay năng lượng huyền lực.
c-Tập cho bàn tay âm rút năng lượng.
Hai bàn tay đặt ngửa trên đùi. Niệm hai câu đầu tượng tượng Phật Qaung thu vào lòng bàn tay âm, nơi huyệt Lao Cung, hai câu niệm sau thì phóng năng lượng ra lòng bàn tay dương ra khỏi Lao Cung.
d-Truyền năng lượng theo vòng tròn.
Tất cả mọi người đều niệm theo CD, hai câu đầu Phật Quang vào Thiên Môn, hai câu sau, tất cả mọi người đều phóng ra huyệt Lao Cung ở lòng bàn tay bên trái truyền sang người bên trái. Cứ hai câu vào đỉnh đầu, hai câu sau truyền sang cho người bên trái.
Tập 10 phút sẽ cảm nhận bàn tay nóng ấm, rịn mổ hôi, nếu để ý kỹ sẽ cảm nhận có một luồng điện từ trường năng lượng chạy chuyền theo vòng tròn, năng lượng vào bàn tay phải rồi sang bàn tay trái của mình nhiều lần liên tục. và cứ thế chuyền từ người bên phải sang người bên trái trở về lại mình là một vòng, và mình cảm nhận được năng lượng chuyền nhiếu vòng theo mỗi câu niệm Phật.,
4-Tập khám bệnh và chữa bệnh tập thể bằng vòng năng lượng.
a-Truyền năng lượng tập thể.
Thí dụ có 10 người tập kể cả thầy và bệnh nhân. Khi từ trường năng lượng của người bên phải mình qua người mình là người thứ nhất, đếm thứ tự theo vòng ngược chiều kim đồng hồ thì người ngồi bên tay trái của mình là người thứ chín.
Tiếp tục cùng tập niệm Phật cho Phật Quang vào đỉnh đầu, ra khỏi huyệt Lao Cung nơi lòng bàn tay trái khoảng 15 phút thì tất cả mọi người đều cảm thấy khoẻ mạnh hồng hào.
b-Khám và chữa bệnh tập thể.
Nếu chúng ta tập khám bệnh bằng cách này thì mọi người niệm Phật theo CD bằng Ý trong đầu, không niệm ra tiếng. Tập 10 lần liên tục cho 10 người. Có bao nhiêu người tập thì phải tập đủ bấy nhiêu vòng.
Lần thứ nhất : Hai câu đầu, ý nghĩ đến Phật Quang vào huyệt Thiên Môn đỉnh đầu, hai câu sau ý dẫn khí ra khỏi huyệt Lao Cung lòng bàn tay trái.
Nhưng để ý lần thứ nhất là năng lượng của ngưòi thứ nhất bên phải đi qua trong người mình có nơi nào cảm nhậnthấy đau nhức hay không, nếu không có gì khác lạ, chứng tỏ người thứ nhất không có bệnh. Lúc nào 2 câu đầu cũng đặt Ý ở Thiên Môn vào đỉnh đầu, hai câu sau đặt Ý ra lòng bàn tay trái để chuyền cho người bên trái. Tiếp tục lần thứ hai là năng lượng của người thứ hai chạy qua mình, lần thứ ba là của người thứ ba, ....lần thứ chín là của người thứ chín. Để ý xem lần thứ mấy thì cơ thể mình cảm nhận đưọc cái đau của bệnh nhân.
Thí dụ : lần thứ nhất, không. Lần thứ hai mình cảm nhận thoáng qua răng trên bên trái đau, lần thứ ba, thứ tư, không. Lần thứ năm đau đầu gốt trái, lần thứ sáu nhức đầu. Lầnb thứ bảy, tám, không. Lần thứ chín đau bụng...Mình đi kiểm chứng lại bằng cách hỏi những người đó xem có đúng như vậy không.
Mọi người đều kiểm chứng kết qủa giống nhau thì mình đã có thể khám bệnh tập thể được. Những người có bệnh không cần chữa riêng, mà cứ tiếp tục niệm Phật chung và truyền năng lượng chung 10-20 lần thì tất cả các cảm nhận lúc trước từ những người bệnh đều biến mất.
5-Tập thông trục Thiên Môn- Chẩm-Ấn :
Trục Chẩm-Ấn là một đường thẳng tưởng tượng từ sau đầu vùng huyệt Ngọc Chẩm xuyên ra phía trước giữa hai đầu mày huyệt Ấn Đường. Trên đường thẳng này có một điểm tưởng tượng là nơi ngã ba thẳng góc lên Thiên Môn.
Khi nghe CD niệm Phật để luyện tập bằng Ý và hơi thở. Cuốn lưỡi, nhắm mắt. Hai câu niệm Phật đầu nhận Phật Quang vào Thiên Môn xuống sâu đụng đền điểm ngã ba trục Chẩm-Ấn thì ngưng, chờ hai câu niệm Phật sau thì thở ra cho ý phóng ra khỏi huyệt Ấn Đường. Tập nhiều lần theo CD.
Sau đó tập ngược lại, cho Ý dẫn Phật Quang vào Ấn Đường theo hơi thở vào đến điểm ngã ba thì ngưng, thở ra ý dẫn khí phóng ra ngoài Thiên Môn lên trời. Tập nhiều lần.
Tối đi ngủ, nhắm mắt, cuốn lưỡi ngậm miệnh, thở bằng mũi bình thường. Không niệm theo CD. Chỉ cần tưởng tượng đang nhìn vào giữa trán nơi huyệt Ấn Đường không rời, từ từ có cảm giác như con mắt mình bị che phủ hàng trăm lớp màng, nên không nhìn thấy gì, nhưng từ từ các lớp màng được lột mỏng dần thấy hơi sáng, cho đến một ngày nào đó, nó nhìn thấy trước mắt có một buồng sáng nhìn rõ mọi vật, gọi là mở màn hình, lúc đó nhìn thấy con mắt của mình rồi thấy hẳn khuôn mặt mình, lâu dần nó quen với mình, biết nhìn, biết nói, biết nhận xét công việc mình làm đúng sai.
Sau đó bất cứ lúc đi ngủ hay lúc thức đang làm việc, chỉ cần tĩnh tâm nhắm mắt thì màn hình được mở ra thấy được linh ảnh, biến cố tốt xấu có thể xảy ra cho mình hay cho người mà mình để tâm ý suy nghĩ đến, người ta gọi là giác quan thứ sáu.
6-Phóng năng lượng bằng mắt .
a-Cũng ngồi vòng tròn để tập chung theo CD niệm Phật, nhưng niệm bằng Ý, cuốn lưỡi ngậm miệng, mắt mở, tưởng tượng hai câu đầu Phật Quang vào đỉnh đầu đụng đến điểm ngã ba trục Chẩm Ấn khi đang hít vào. Khi thở ra theo hai câu niệm Phật sau thì tưởng tượng phóng khí ra tử Ấn Đường, nơi con mắt thứ ba cùng lúc với mắt thật nhìn từ bàn tay bên trái của mình lướt nhanh qua từng bàn tay mọi người theo vòng thuận kim đổng hồ trở về đến bàn tay bên phải của mình trong khoảng cùng thời gian vận tốc niệm 2 câu sau.
b-Muốn tăng lực truyền năng lượng bằng mắt cho mạnh hơn thì nghe CD cho 4 câu hít vào từ Thiên Môn đến ngã ba trục Chẩm-Ấn , thở ra chậm theo tốc độ 4 câu, quét mắt đảo một vòng từ bàn tay trái sang bàn tay phải.
c-Muốn biết người nào trong lúc tập có tiến bộ, thì mọi người ngồi tĩnh tâm, cuốn lưỡi ngậm miệng nhắm mắt, chỉ để một người truyền năng lượng từ 5-10 lần xong, thì hỏi lại những người khác về cảm nhận thấy gì ?
Nếu mọi người đều trả lời giống nhau như có dòng điện từ trường, nhiệt điện, khí chạy vòng từ trái sang phải, như vậy là người đó đã có khả năng phóng truyền năng lượng.
d-Đến giai đoạn truyền theo tốc độ, thí dụ như người truyền đã phóng năng lượng đưọc 10 vòng tròn, sau khi hỏi lại mọi người đều trả lời đúng 10, thì đây là cách tập tăng cảm giác của thính giác.
e-Khi không có CD niệm Phật, thì chỉ cần dùng Ý trong đầu A-Di-Đả-Phật chậm khi hít vào từ Thiên Môn đến điểm ngã ba trục Chẩm-Ấn, nhưng khi hơi thở phóng ra Ấn Đường thì dùng mắt dảo nhiều vòng cho đến khí Phật Quang theo hơi thở ra hết, lại hít Phật Quang vào phóng ra nhiều vòng tiếp, liên tiếp nhiều lần đừng qúa nhanh, đừng qúa chậm. Sau đó hỏi lại mọi người đã nhận được bao nhiêu vòng, nếu chính xác đúng như số vòng mình đã phóng ra, thì cả người phóng lẫn người nhận đều có tiến bộ.
f-Nếu có người thuộc trình độ cao hơn, muốn thử xem một thầy đang phóng năng lượng theo vòng tròn mà mọi ngưới trong vòng đều đang cảm nhận vòng năng lượng đang được truyền, tự nhiên ngưng không thấy cảm nhận gì. Đều đó có nghĩa là thầy có trình độ cao đang phóng năng lượng
Với thói quen này thì người phóng khi bước vào phòng khám mà các bệnh nhân đang ngồi chờ đợi, chỉ cần phóng lướt một vòng sẽ biết ai bệnh nặng hơn cần được chữa trước.
Ngay cả khi không cần phóng, quanh mình đã được bảo vệ bằng vòng hào quang từ bi, khi bước vào phòng tự nhiên có cản giác khí trược từ một bệnh nhân nặng chạm đến vòng hào quang của mình, mình cảm thấy nhói trong tạng phủ mình, mnhư nhói đau thoáng quan như ở gan, bao tử phổi, thận, ruột....
7-Phóng năng lượng bằng Ý để chữa bệnh đường xa.
Khi những người tập ngồi vòng tròn, còn mình đứng ngoài mà vẫn phóng năng lượng bằng mắt đảo nhiều vòng, mọi người đều nhận bắt được. Thì bắt đầu chuyển sang cách tập phóng năng lượng bằng Ý. Cuốn lưỡi ngậm miệng nhắm mắt, cứ tưởng tượng mọi người đang ngồi vòng tròn trước mình, mình cứ phóng tưởng tượng vòng tròn trước mặt nhiều vòng. Sau đ1o hỏi lại mọi người để biết kết qủa.
Mìng có thể phóng thuận chiều, rồi nghịch chiều rồi thuận chiều, rồi hỏi mọi người kết qủa, nếu họ trả lời đúng thì cả người phóng lẫn người nhận cũng đã tiến bộ có vòng hào quang từ trường bao quang mình.
Sau dó, mình đi sang phòng khác, tập phóng năng lượng vào mọi người bằng Ý khi nhắm mắt, sau đó kiểm chứng lại với mọi người đều trả lời đúng số lần họ nhận đưọc.
Khi đêm ngủ, thử kiểm chứng khả năng của mình với 2-3 ngưòi bạn cùng trình độ với mình, hẹn giờ cùng phóng năng lượng cho nhau, phóng bao nhiêu lần, phóng vào điểm nào... Ngày hôm sau hỏi lại để kiểm chứng thấy đúng là có tiến bộ.
Cũng phương pháp này, ban ngày chữa cho một bệnh nhân. Tối ngủ tập phóng năng lượng vào bệnh nhân xem bệnh nhân thoát ra tà khí hay hút nhận năng lượng của mình vào một bộ phận nào, vào nhiều hay ít...mỗi ngày mỗi cho năng lượng vào bệnh nhân, cho đến khi thấy mình cho năng lượng mà cơ thể họ không cần hút vào nửa, thấy hình ảnh bệnh nhân mặt hồng hào khỏe ra thì mình tìm gặp để kiểm chứng điều đó có đúng sự thật không.
8-Tập phóng nhận năng lượng bằng bàn tay dương để dò khám bệnh như bàn tay scan.
Có thể dùng bàn tay dương dò tìm bệnh trên một bệnh nhân, hay đưa bàn tay như một máy chụp hình trước một nhóm người rà quét qua quét lại từng người để tìm xem ai bị bệnh nặng hay nhẹ ra sao.
Phải luôn để ý việc cảm nhận để xác định bệnh lúc nào cũng phải phân tích cảm giác hàn-nhiệt, hư-thực, lực hút hay đẩy, lành hay độc, nặng hay nhẹ. Sau đó kiểm chứng lại bằng dụng cụ y khoa là máy đo áp huyết, máy đo đường, nhiệt kế, oxymeter...
PHẦN THỰC HÀNH CHỮA BỆNH :
Áp dụng cách đặt bàn tay chữa nhiều loại bệnh khác nhau theo tài liệu KCYĐ từ trang 207 đến trang 244. Nhưng không chữa bằng KCYĐ mà chữa bằng Khí Công Tịnh Độ niệm A Di Đà Phật bằng ý khi nạp năng lượng và phóng truyền năng lượng hay thu rút tà khí trược hàn nhiệt trong cơ thể bệnh nhân.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top