Tai chinh hoc
(1/3/2011) Bộ Tài Chính công bố đề cương báo cáovề một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong năm 2011
Giải pháp về chính sách tài chính-ngân sách, Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu ngân sách Nhà nước khoảng 7-8% so với dự toán Quốc hội thông qua. (Năm 2011, Quốc hội thông qua dự toán tổng số thu cân đối NSNN là 595.000 tỷ đồng, tương đương 26,2% GDP. Nếu tính cả 10.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2010 sang, tổng số thu cân đối NSNN năm 2011 là 605.000 tỷ đồng).
Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong năm 2011. Các khoản chi được ưu tiên là lương, chế độ chính sách cho con người,.... Các hoạt động như trang bị mới xe ô-tô, điều hòa, thiết bị văn phòng được đề nghị tạm dừng.
Bên cạnh đó, giảm tối đa số lượng và quy mô các hội nghị, hội thảo, hạn chế các đoàn công tác sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước; thực hiện tiết kiệm tối đa điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,...
Để đối phó với nguy cơ lạm phát cao, Bộ Tài chính đặt mục tiêu phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, giảm bội chi ngân sách năm 2011 từ mức 5,3% GDP Quốc hội quyết định xuống mức dưới 5% GDP, đảm bảo dư nợ công trong giới hạn an toàn.
Kèm theo đó là hoạt động rà soát, sắp xếp lại chi đầu tư công (cả vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư và đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước) trong năm 2011. Các biện pháp cụ thể gồm:
Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011; thu hồi về ngân sách Trung ương để bổ sung vốn cho các dự án, công trình hoàn thành trong năm 2011.
Không ứng trước vốn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ năm 2012, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách.
Các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát để điều chuyển vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2011 trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011. Không khởi công các công trình, dự án mới, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách và các dự án trọng điểm quốc gia.
Giảm tối thiểu 10% tổng mức đầu tư từ nguồn vốn tín dụng nhà nước.
Kiểm tra, rà soát lại đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để xử lý, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các dự án đầu tư ra nước ngoài.
*Xử lý bội chi ngân sách nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát hiện nay
Xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Các giải pháp xử lý bội chi NSNN:
Thứ nhất: Nhà nước phát hành thêm tiền. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra lạm phát nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN.
Thứ hai: Vay nợ cả trong và ngoài nước. Để bù đắp thâm hụt NSNN, nhà nước có thể vay nợ nước ngoài và trong nước. Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá. Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các thời kỳ sau...
Thứ ba: Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt NSNN và giảm bội chi NSNN. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi NSNN, bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ tư: Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ NSNN. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia khi xảy ra bội chi NSNN và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
Thứ năm: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. Để thực hiện vai trò của mình, nhà nước sử dụng một hệ thống chính sách và công cụ quản lý vĩ mô để điều khiển, tác động vào đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội, nhất là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với giữ gìn môi trường v.v.. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi lạm phát là một vấn nạn của các nước trên thế giới, vấn đề tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với quản lý NSNN nói chung và xử lý bội chi NSNN nói riêng có ý nghĩa vô cùng cấp thiết.
Nợ công với Việt Nam
Đối với một quốc gia, vấn đề nợ công tác động đến các chính sách tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội, tỷ giá… Nợ công là nợ sinh ra từ khu vực công
Theo tạp chí kinh tế The Economist, tính tới thời điểm 8h10’ ngày 1/9/2011 theo giờ Việt Nam, có các số liệu sau:
- Tổng nợ công của Việt Nam: 44,795 tỷ USD (2009), 50,294 tỷ USD (2010), 56,061 tỷ USD (2011).
- Nợ công tính trên bình quân mỗi người Việt Nam: 516,62 USD (2009), 574,28 USD (2010) và 633,95 USD (2011).
- Nợ công/GDP: 50,7% (2009), 51,7% (2010) và 50,9% GDP (2011) (1).
Đối chiếu với Factbook của CIA, ghi nhận về Việt Nam như sau:
- Nợ công/GDP: 49,8 % (2009). Năm 2010, tỷ lệ nợ công/GDP: 57,10%, Việt Nam đứng hạng thứ 41/133 quốc gia và lãnh thổ (2).
Nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ công ở Việt Nam. Theo số liệu không chính thức từ WB năm 2010, bao trùm lên 42,2% GDP nợ nước ngoài là khoản nợ công của Việt Nam chiếm 56,6% GDP. Căn cứ theo số liệu về nợ nước ngoài của Bộ Tài chính Việt Nam công bố trong bản tin số 7, có thể tính ra nợ công của Việt Nam đến cuối năm 2010: khoảng 59,1 tỷ USD.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top