tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp
Câu 1: Khái niệm ,vị trí, vai trò và chức năng tài chính doanh nghiệp?
Câu 2: Khái niệm doanh nghiệp xây dựng giao thông, hoạt động (bản chất) và các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp?
Câu 3: Khái niệm tổ chức tài chính doanh nghiệp, nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp?
Câu 4: Nội dung tổ chức doanh nghiệp?
Câu 5: Khái niệm, đặc trưng và các tài chính hình thức đầu tư vốn kinh doanh?
Câu 6: Khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản cố định. Vốn cố định?
Câu 7: Hao mòn, khấu hao tài sản cố định, những quy định về trích khấu hao tài sản cố định, các phương pháp khấu hao tài sản cố định?
Câu 8: Ý nghĩa, cách xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định?
Câu 9: Bảo toàn vốn cố định, các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định?
Câu 10: Khái niệm, đặc điểm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, biện pháp tăng nhanh chu chuyển vốn lưu động, bảo toàn vốn lưu động và biện pháp bảo toàn vốn lưu động?
Câu 11: xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động?
Câu 12: Trình bày khái quát các nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng giao thông?
Câu 13: chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp?
Câu 14: mối quan hệ của dự án với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Dự án trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp?
Câu 15: nội dung chủ yếu của dự án. Phân tích khái quát mối quan hệ giữa các nội dung đó?
Câu 16: các căn cứ khoa học, thực tiễn và pháp lý của 1 dự án?
Câu 17: chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng?
Câu 18: giá thành sản phẩm xây lắp?
Câu 19: các loại thuế chủ yếu trong doanh nghiệp xây dựng giao thông?
Câu 20: lợi nhuận và phân phối lợi nhuận ?
Câu 21: các nguồn vốn trong doanh nghiệp?
Câu 22: nguyên tắc và trình tự huy động vốn trong dnxd
Câu 23: xác định nhu cầu vốn
Câu 24: các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp xây dựng giao thông?
Câu 25: khái niệm. Đặc điểm, phân loại tín dụng?
Câu 26: điều kiện thiết lập quan hệ vay vốn của ngân hàng?
Câu 27: các loại hih tín dụng của ngân hàng thương mại?
Câu 28: điều kiện tổ chức thanh toán qua ngân hàng, các thể thức thah toán qua ngân hàng?
Câu 1: Khái niệm ,vị trí, vai trò và chức năng tài chính doanh nghiệp?
1.Khái niệm: tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình sản xuất kd trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho nhà nước.
2.vị trí:
- Tài chính doanh nghiệp là 1 bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia và là khâu cơ sở của hệ thống tài chính
- Được coi là 1 trong những công cụ quan trọng để quản lí sản xuất kinh doanh của đơn vị
- Nếu xét trên góc độ của hệ thống tài chính thì tài chính doanh nghiệp được coi là 1 bộ phận của hệ thống tài chính
- Thông qua mạng lưới tài chính doanh nghiệp nhà nước cáo khả năng thực hiện các chức năng quản lí vĩ mô để điều tiết nền kinh tế bằng hệ thống luật. Mặt khác cũng nhờ có tài chính doanh nghiệp mà có khả năng mở rộng nguồn thu cho ngân sách.
3. Vai trò: Tài chính doanh nghiệp ko chỉ là 1 phạm trù kinh tế khách quan mà nó còn là công cụ để quản lí kinh tế. Để phát huy vai trò này phụ thuộc vào khả năng trình độ của người quản lí điều hành mà còn phụ thuộc vào yếu tố khách quan như môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và cơ chế quản lí vĩ mô của nhà nước
4. Chức năng:
* Chức năng phân phối:
-Là chức năng vốn có khách quan của tài chính doanh nghiệp, nó thể hiện công dụng và khả năng của Tài chính trong việc phân phối dưới hình thức gía trị của cải xã hội trên các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh
- Phân phối tài chính có thể diễn ra giữa 2 chủ thể khác nhau hoặc có thể diễn ra trong cùng 1 hình thức sở hữu, hoặc có thể diễn ra trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
- Phạm vi và đối tượng phân phối: thu nhập và tích lũy tiền tệ
- Biểu hiện:
+ sau khi kết thúc 1 chu kì sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thu được 1 khoản tiền về tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
+ bù đắp các yểu tố vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh
+ phần còn lại, một phần nộp ngân sách, phần còn lại hình thành các quỹ của Doanh nghiệp
+ biểu hiện trên các khâu của quá trình tuần hoàn vốn
* Chức năng giám đốc tài chính: thể hiện khả năng của tài chính trong việc giám sát tính mục đích, tính hiệu quả của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp
=>>2 chức năng trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau
Câu 2: Khái niệm doanh nghiệp xây dựng giao thông, hoạt động (bản chất) tài chính của doanh nghiệp và các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp?
1.Khái niệm: doanh nghiệp xây dựng giao thông là 1 dạng doanh nghiệp nói chung mà chức năng chính của nó là xây dựng các công trình giao thông và các hoạt động sản xuất các sản phẩm xây dựng khác phục vụ giao lưu kinh tế và xã hội
2. Hoạt động tài chính của Doanh nghiệp( bản chất của tài chính doanh nghiệp)
a. Quan hệ giữa Doanh nghiệp với ngân sách nhà nước:
- Ngân sách nhà nước là nơi giao vốn sản xuất kinh doanh ban đầu cho doanh nghiệp khi mới bước vào hoạt động
- Doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng, bảo quản, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng, có trách nhiệm trích nộp đày đủ, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách
b. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh doanh khác:
- Doanh nghiệp vừa đóng vai trò là người mua, vừa là người bán
- với tư cách là người mua: các doanh nghiệp sử dụng vốn, quỹ của mình để mua các yếu tố sản xuất
- với tư cách là ngườ bán: các doanh nghiệp bán các sản phẩm dịch vụ do mình sản xuất ra để tạo vốn và quỹ của mình
c. Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp:
+ Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng, ban xí ngiệp, đội sản xuất trong việc nhận tạm ứng, thanh toán tài sản, vốn..
+ Doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong qúa trình phân phối thu nhập cho người lao động
3. Các mối quan hệ chủ yếu của doanh nghiệp xây dựng giao thông
- Nhóm các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp:
+ Mối quan hệ với ngân sách nhà nước
+ Mối quan hệ với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn xây dựng chủ yếu thông qua hoạt động đấu thầu, kí kết hợp đồng, thanh toán và bàn giao công trình, hạn mục công trình đã hoàn thành
+ Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức cung ứng vât tư
Nhóm mối quan hệ ngoài doanh nghiệp: là những mối quan hệ hạch toán kinh doanh giữa doanh nghiệp với các bộ phận trong doanh nghiệp, giữa các bộ phận với nhau, giữa các bộ phận và doanh nghiệp với người lao động nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Câu 3: Khái niệm tổ chức tài chính doanh nghiệp, nguyên tắc tổ chức tài chính doanh nghiệp?
1. Khái niệm: là việc hoạch định các chiến lược tài chính và hệ thống các biện pháp để thực hiện chiến lược đó nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kí nhất định
2. Nguyên tắc:
- Tôn trọng pháp luật: nhà nc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như luật pháp, chính sách tài chính tiền tệ, giá cả...1 mặt kích thích mở rộng đầu tư, tạo môi trg kinh doanh, mặt khác tạo khuôn khổ luật fap kinh động chặt chẽ, đây là nguyên tắc hàng đầu của các tổ chức doanh nghiệp
- Nguyên tắc hạch toán kinh doanh: dùng tiền làm thước đo kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy thu nhập bù đắp chi phí. Doanh nghiệp hướng vào hàng loạt các biênj pháp: chủ đông tận dụng khai thác các nguồn vốn, bảo toàn và phát huy hiệu quả đồng vốn… tất cả nhằm mục đích kinh doanh có hiệu quả
- Công tác tổ chức tài chính phải luôn giữ chữ tín: tôn trọng kỷ luật thanh toán, tôn trọng các điều khoản ghi trong hợp đồng, tôn trọng các cam kết trong liên doanh, góp vốn và phân chia lợi nhuận. Đề phòng bội tín của đối phương đảm bảo an toàn về vốn.
- Nguyên tắc an toàn đề phòng rủi ro bất trắc: cần quán triệt trong mọi khâu của công tác tổ chức tào chính doanh nghiệp: an toàn chọn nguồn vốn, an toàn trong góp vốn, sử dụng vốn.
Câu 4: Nội dung tổ chức tài chính doanh nghiệp chính sách tài chính trong giai đoạn hiện nay?
Nội dung:
- Tham gia đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh: xem xét cân nhắc giữa cho phí bỏ ra, những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải và khả năng thu lợi nhuận khi thực hiện dự án, dùng thước đo tài chính để lựa chọn những dự án có mức sinh lợi cao.
- Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng kịp thời cho các hoạt động của doanh nghiệp:
+ xác định nhu cầu vốn cần thiết
+ phải tổ chức huy động nguồn vốn để đáp ứng kịp thời đầy đủ cho các hoạt động của doanh nghiệp
+ cần xem xét, cân nhắn trên nhiều mặt như: kết cấu nguồn vốn, chi phí cho việc sử dụng các nguồn vốn, những điểm lợi và bất lợi của các hình thức huy động
Tổ chức sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lí chặt chẽ các khoản thu chi, đảm bảo khả năng thnah toán của doanh nghiệp:
+ tìm ra các biện pháp góp phần huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời các khoản vốn còn bị ứ đọng
+ thực hiện tốt việc thi hồi tiền bán sản phẩm, các khoản thu khác
+ quản lí chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh, thường xuyên tìm biện pháp cân bằng thu chi
- Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng quỹ của doanh nghiệp
- Đảm bảo kiểm soát thường xuyên đvới tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính
+ định kì tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ đưa ra các quy định đúng đắn về sản xuất và tài chính, xây dựng kế hoạch tài chính khao học, đảm bảo mọi tài sản, tiền vốn và mọi nguồn tài chính được sử dụng có hiệu quả nhất
-Thực hiện tốt việc kế hoạch hóa tào chính: điều này giúp doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp lịp thời khi cps biến động của thị trường
Câu 5: Khái niệm, đặc trưng và các hình thức đầu tư vốn kinh doanh?
1. Khái niệm:
- Theo nghĩa rộng: vốn của doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết để khởi sự, vận hành doanh nghiệp, đó là đất đai, nhà cửa, máy móc, dụng cụ, vật tư, tiền mặt,các loại chứng khoán
- Theo nghĩa hẹp: vốn là 1 khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lời. Số tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ nhưng suy cho cùng là mua sắmvề tư liệu sản xuất và trả công cho người lao độngnhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về với số tiền lớn hónó tiền ban đầu
2. Đặc trưng:
- Vốn phải đại diện cho 1 lượng tào sản nhất định
- Vốn phải được tích tụ và tập trung với 1 lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh
- Vốn là 1 loại hàng hóa đặc biệt có thể mua hoặc bán quyền sở hữu, quyền sử dụng vốn trên thị trường tạo nên sự hoạt động của thị trường vốn, thị trường tài chính
- Vốn sau khi ứng ra và được sử dụng vào sản xuất kinh doanh, sau 1 chui kì hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho chu kì hoạt động sau. Nó ko bị tiêu mất đi như 1 số quỹ khác trong doanh nghiệp
- Vốn phải được vậ động để sinh lợi. Cách vận động và phương thức vận động của vốn do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định
- Mục đích của sự vận động của vốn là để sinh lợi, trong quá trình vận động vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện như điêm xphát và cuối cùng của vòng tiaàn hoàn là giá trị -là tiền
3. Các hình thức đầu tư:
- Đầu tư bên trong: là những khoản đầu tư để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh
+ Đối với doanh nghiệp mới khởi nghiệp: đầu tư bên trong là việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ sản xuất, chi phí thủ tục kinh doanh
+ Đối với doanh nghiệp đang hoạt động: tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp có thể đầu tư để tăng khả năng sản xuất kinh doanh, đổi mới sản xuất, đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới thiết bị
Đầu tư bên ngoài: được thực hiện dưới các hình thức: góp vốn, mua cổ phiếu, trái phiếu
Câu 6: Khái niệm, đặc điểm, phân loại tài sản cố định, vốn cố định?
1. Khái niệm:
- Tài sản cố định: là những tư liệu lao động đáp ứng:
+có thời gian sử dụng trên 1 năm
+tiêu chuẩn giá trị: phải có giá tối thiểu ở 1 mức nhất định do nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước trong từng thời kì, tại thời điểm hiện tại theo quy định là 10tr đồng
- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định
2.Đặc điểm:
-Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh
- Giá trị được chuyền dần vào giá thành sản phẩm
- Có giá trị lớn
- thời gian sử dụng dài (trên 1năm)
=>>Trong doanh nghiệp xây dựng giao thông:
+ Tài sản cố định trong doanh nghiệp xây dựng giao thông phần lớn là các máy móc thiết bị lưu động, ko cần nhà xưởng kiên cố, bao che nên phần giá trị máy móc thiết bị lớn hơn phần giá trị nhà xưởng bao che
+ Tài sản cố định phần lớn là máy móc thiết bị lưu động nên phần giá trị của tài sản cố định tự di chuyển thường lớn hơn so với các ngành khác
+ Cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp xây dựng giao thông luôn biến động, nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố
+ Tỉ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp có xu hướng giảm bởi các tổ chức cho thuê máy
3.Phân loại:
- Theo tinh hình sử dụng:
+tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh chính
+ tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh chính
+ tài sản cố định chưa dùng hoặc cần dùng
+ tài sản cố định chờ thanh lí
Theo tính chất sở hữu:
+ tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
+ tài sản cố định thuê ngoài
Theo hình thái biểu hiện:
+ tài sản cố định vô hình
+ tài sản cố định hữu hình
Câu 7: Hao mòn, khấu hao tài sản cố định, những quy định về trích khấu hao tài sản cố định, các phương pháp khấu hao
Hao mòn tài sản cố định: trong quá trình tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, hìn chung tài sản cố định ko bị thay đổi hình thái hiện vật , nhưng năng lực sản xuất và kèm thoe đó là giá trị của chúng bị giảm dần. Có hiện tượng đó là do trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, tài sản cố định đã bị hao mòn
Có 2 loại hao mòn là: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình
2. Khấu hao tài sản cố định: là sự phân bổ dần giá trị tài sản cố định vào chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất tài sản cố định sau khi hết thời gian sử dụng
3.Quy định về trích khấu hao:
- Tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao trừ các tài sản cố định sau:
+ tài sản cố định đã kh hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
+ tài sản cố định chưa khấu hao hết bị mất
+ tài sản cố định khác do doanh nghiệp quản lí mà ko thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp
+ tài sản cố định sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp
+ tài sản cố định là nhà đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất đã được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử dụng đất ko được tính khấu hao
+ tài sản cố định từ nguồn viện trợ ko hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học
+ tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất
- doanh nghiệp cho thuê tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đvới tài sản cố định cho thuê
- doanh nghiệp thiê tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính phải trich khấu hao tài sản cố định đi thuê như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp
4. Phương pháp tính khấu hao:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng:
+Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức:
Mk = NG/N hoặc Mk = NG x Tk
Mk là mức trích khấu hao trung bình năm
NG là nguyên giá của tài sản cố định
N là thời gian khấu hao
Tk là tỉ lệ khấu hao năm Tk = (1/N) x 100%
+Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng
-Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: tài sản cố định phải thỏa mãn:
+là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
+là các loại máy móc thiết bị dụng cụ là việc đo lường, thí nghiệm
Công thức: MKi = GTi x TKH
Trong đó MKi là mức khấu hao cần trích ở năm thứ i
GTi là giá trị còn lại của tài sản cố định ở năm thứ i
TKH là tỉ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh: TKH = TK x HS
HS là hệ số điều chỉnh được xác định: đối với tài sản cố định có thời gian sử dụng đến 4 năm thì HS =1,5
Đối với tài sản cố định có thời gian sử dụng đến 4 năm thì HS = 2
Đối với tài sản cố định có thời gian sử dụng đến 4 năm thì HS = 2,5
- Phương pháp khấu hao theo khối lượng sản phẩm: tài sản cố định được trích khấu hao theo phương pháp nay phải thoả mãn:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất kinh doanh
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính ko thấp hơn 50% công suất thiết kế
+ Công thức: MKT = St x MSp
Trong đó : MKT là mức khấu hao cần trích ở năm thứ t hoặc tháng thứ t
St là số sản phẩm mà tài sản cố định làm ra ở năm thứ t hoặc tháng thứ t
MSp là mức khấu hao bình quân tính cho 1 đvị sản phẩm được sản xuất ra bởi tài sản cố định
(NG – gía trị thu hồi)
MSp =
Sản lượng theo công suất thiết kế
Câu 8: Ý nghĩa, cách xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định?
1. Ý nghĩa:
-Với số vốn hiện có, có thể sản xuất thêm 1 số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ để tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp
-Đâu tư thêm vốn 1 cách hợp lí nhằm mở rộng quy mỗ để tăng doanh số tiêu thụ, với yêu cầu tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn
2. Cách xác định các chỉ tiêu đánh giá:
a. Hiệu suất sử dụng vốn cố định: phản ánh 1 đồng vốn cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kì
HVCĐ= DT/ VCĐbq
b. Hiệu suât sử dụng tài sản cố định: phản ánh cứ 1 đồng nguyên giá tài sản cố định trong kì tham gia tạo bao nhiêu đồng doanh thu
HTÀI SảN Cố ĐịNH= DT/ NGTÀI SảN Cố ĐịNH bq
c. Hàm lượng vốn cố định: phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu trong kì cần bao nhiêu đồng vốn cố định
FVCĐ= VCĐbq/ DT
d. Hệ số sinh lợi của vốn cố định: phản ánh 1 đồng vốn cố định trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế)
thu nhập Doanh nghiệp
PVCĐ = L / VCĐbq
e. Hệ số sinh lợi tài sản cố định: phản ánh 1 đồng tài sản cố định trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế)
Thu nhập doanh nghiệp:PTSCĐ= L/ NGTSCĐbq
f. Tỉ suất đầu tư tài sản cố định: phản ánh cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng tài sản cố định,càng cao chứng tỏ năng lực sản xuất của doanh nghiệp xây dựng giao thông càng ptriển
NGTSCĐ
TTSCĐ = x 100%
Tổng tài sản
g. Các chỉ tiêu về kết cấu tài sản cố định: được xây dựng trên nguyên tắc chung là tỉ số giữa giá trị của 1 loại tài sản cố định so với tổng giá trị tài sản cố định tại thơì điểm đánh giá
Tỉ trọng máy móc thiết bị thi công trong tổng tài sản: TMMTB= (NGMMTB / tổng tài sản)x 100% cho biết tỉ trọng giá trị máy móc thiết bị thi công chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp là bao nhiêu, chỉ tiêu này chứng tỏ năng lực sản xuất của doanh nghiệp cao
h. Chỉ tiêu kết cấu nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định
- Mức đảm bảo máy móc thiết bị của VCSH: cho biêt mức độ đảm bảo của VCSH cho máy móc thiết bị của doanh nghiệp cao hay thấp
FMVCSH = (VCSH / NGMMTB)x 100%
-Mức đảm bảo máy móc thiết bị của vcsh và vốn vay: cho biết mức độ đảm bảo của vcsh và vốn vay cho máy móc thiết bị của doanh nghiệp cao hay thấp
(VCSH+ VV)
FM (VCSH +V) = x 100%
NGMMTB
Câu 9: Bảo toàn vốn cố định, các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định?
1.Bảo toàn vốn cố định: phải thu hồi đủ 1 lượng giá trị thực của tài sản cố định để sao cho ít nhất cũng có thể tái đầu tư năg lực sử dụng ban đầu của tài sản cố định
2.Biện pháp nâg cao hiệu quả sử dụng:
- Phải đánh giá và đanh giá lại tài sản cố định 1 cách thường xuyên và chính xác
- Lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp: tính đúng, tính đủ hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình đẻ thu hồi đầy đủ kịp thời vốn cố định
- Áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: tận dụng công suất máy móc thiết bị, hợp lí hóa dây chuyền sản xuất
- Huy động tối đa tài sản cố định hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh
- Chú trọng đổi mới tài sản cố định để tăng khả năng cạnh tranh
- Thực hiện tốt việc sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên và sử dụng tài sản cố định để tránh tài sản cố định bị hư hỏng trước thời hạn và kéo dài tuổi thọ
- Những biện pháp kinh tế khác: sử lí máy móc thiết bị lạc hâu, giải phóng những thiết bị ko cần dùng, linh hoạt sử dụng quỹ khấu hao vào việc đầu tư kinh doanh, mua bảo hiểm tài sản…
Câu 10: Khái niệm, đặc điểm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, biện pháp tăng nhanh chu chuyển vốn lưu động, bảo toàn vốn lưu động động và biện pháp bảo toàn vốn lưu động?
1. Khái niệm: vốn lưu động của doanh nghiệp là 1 bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp ứng ra để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2. Đặc điểm:
-Luân chuyển chậm hơn so với các doanh nghiệp của ngành khác do chu kì sản xuất kinh doanh xây dựng dài
- Độ dài 1 vòng luân chuyển vốn lưu động dài hơn (làm cho nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng giao thông lớn, dẫn đến chi phí sử dụng vốn lớn)
- Trong doanh nghiệp xây dựng giao thông khối lượng xây lắp dở dang làm cho vốn lưu động dẽ bị ứ đọng (pải có biện pháp thi công dứt điểm từng hạng mục công trình, giảm khối lượng xây lắp dở dang, có phương thức thanh toán thích hợp)
3.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: cho biết 1 đồng vốn lưu động trong kì làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu
HVLĐ=DT / VLĐbq
b. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động :
- Số lần luân chuyển: cho biết vốn lưu động trong kì tham gia luân chuyển được bao nhiêu vòng luân chuyên K= M/ VLĐbq = DTT/ VLĐbq
- Kì luân chuyển: số ngày cần thiết để 1 đồng vốn lưu động động quay được 1 vòng: n = 360/ K
c. Mức tiết kiệm hay lãng phí vốn lưu động do tăng hay giảm tốc độ luân chuyển:
v = M1 x (n1 – n0) /360
d. Hệ số sinh lợi vốn lưu động: phản ánh 1 đồng vốn lưu động trong kì tạo ả bao nhiêu đồng lợi nhuận PVLĐ =L / VLĐbq
e. Mức đảm nhiệm vốn lưu động : cho biết để có 1 đồng dianh thu trong kì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động
FVLĐ= VLĐbq / DT
f. Hệ số vòng quay hàng tồn kho
HHTK=giá trị vốn bán hàng/ trị giá hàng tồn kho bình quân
g. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
-Tỉ suất nợ phải thu trên tổng tào sản: TNPT = ( NPT / tổng tài sản) x 100%
-Hệ số khả năng thanh toán: Hhiện thời = tổng tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn
Hnhanh=(tiền và các khoản tương đương tiền + các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn)/ nợ ngắn hạn
Htức thời= tiền và các khoản tương đương tiền/ nợ ngắn hạn
4. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động
- Bảo toàn vốn lưu động là đảm bảo duy trì được giá trị thực của vốn lưu động ở thời điểm đánh giá hiện tại so với thời điểm đầu tư ban đầu tính theo giá cả hiện tại. tức là số vốn lưu động thu được đủ mua 1 lượng vật tư, hàng hóa tương đương với thời điểm bỏ vốn ban đầu mặc dù có sự biến động của giá cả thị trường
- Bảo toàn và phát triển vốn lưu động:
+ Đẩy mạng tiêu thụ sản phẩm bằng cách ko ngừng cải tiến và áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, các phương pháp tổ chức sản xuất. Tổ chức quản lí
+ Xử lí kịp thời vật tư, hàng hóa chậm luân chuyển để giải phóng vốn
+ Thường xuyên xác định phần chênh lệch giá về tài sản lưu động tồn kho để có biện pháp xử lí kịp thời
+ Thực hiện lập dự phòng giamr giá hàng tồn kho, dự phòng các khoản phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá đầu tư ngăn hạn
+Đối với doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài cần có biện pháp khắc phục. Một trong những biện pháp khắc phục là sử dụng kĩ thuật mới vào sản xuất cải tiến công nghệ để hạ giá thành, tăng nhanh vòng quay vốn lưu động động
+Trong đkiện lạm phát khi phân phối lợi nhuận cần dành ra 1 phần để hình thành quỹ dự phòng tài chính nhằm bù đắp số hao hụt do lạm phát
Câu 11: Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động?
1. Xác định nhu cầu vốn lưu động
a. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn:
- Đảm bảo cho quá trình sản xuất và lưu thông của Doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đông thời tránh ứ đong lãng phí vốn
- Là cớ ở đeẻ tổ chức các nguồn vốn hợp lí hợp pháp đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động của Doanh nghiệp
- Để sử dụng tiết kiệm, hợp lí và có hiệu quả vốn lưu động động đồng thời là căn cứ đánh gía kêt quả công tác quản lí vốn lưu động động trong nội bộ doanh nghiệp
b. Nguyên tắc xác định nhu cầu vốn lưu động:
- Đáp ứng nhu cầu sản xuất
- Phải xuất phát từ sản xuất, bảo đảm nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh
- Đảm bảo cân dối đối với các bộ phận kế hoạch trong doanh nghiệp
- Đảm bảo tính tập trung dân chủ
- Tiết kiệm
c. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động:
- Phương pháp gián tiếp: VNC = [V0 x M1 (1+t) ]/M0
VNC nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch
V0 số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo
M1 tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
M0 là tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
T là tỉ lệ tăng hoặc giảm số ngày luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo
- Phương pháp tỉ lệ % trên doanh thu quy ước
Doanh thu quy ước thực hiện kí kế hoạch = giá trị sản lượng thực hiện dự kiến kì kế hoạch + doanh thhu khác dự kiến kì kế hoạch
Doanh thu quy ước thực hiện kí báo cáo = giá trị sản lượng thực hiện dự kiến kì báo cáo + doanh thu khác dự kiến kì báo cáo
- Phương pháp dựa vào nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng:
Theo phương pháp này thì muốn dự đoán nhu cầu vốn cần dựa trên các chỉ tiêu :hiệu suất sử dụng vốn, hệ số nợ, nợ phải trả, tổng nguồn vốn…
- Phương pháp hồi quy
- Phương pháp trực tiếp: Nhu cầu vốn lưu động = ∑MijxNij
Mij mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại vốn thứ j trong khâu tính toán thứ i
Nij số ngày luân chuyển của loại vốn thứ j trong khâu tính toán thứ i
Câu 12: Trình bày khái quát các nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng giao thông?
a. Các nhân tố chủ quan:
- Lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp: là tìm kiếm cơ hội đầu tư với đối tượng đầu tư sao cho giá trị hiện tại của các dòng tiền tệ do các tài sản được đầu tư tạo ra phải lớn hơn giá trị hiện tại các khoản chi phí hình thành nên tài sản được đầu tư đó
- Huy động vốn của doanh nghiệp: giúp việc sản xuất kinh doanh ko bị ngưng trệ, ko bị ứ đọng do thừa vốn; lựa chọn huy động vốn với chi phí trả thấp, làm giảm chi phí từ đó làm thăng lợi nhuận
- Tổ chức sử dụng vốn trong các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông:
- Tổ chức quản lý doanh nghiệp: là cơ sở truyền đạt và thực hiện các quyết định sản xuất kinh doanh, nó tạo sự phối hợp hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu như: tăng thị phần, tăng khối lượng sản xuất, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận
- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
b. Các nhân tố khách quan:
- Chính sách kinh tế của nhà nước: bằng các chính sách kinh tế, nhà nước tạo điều kiện và khích lệ các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh
- Thị trường và sự cạnh tranh: số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường xây dựng giao thông rất lớn và thuộc nhiều thành phần kinh tế, trụ sở ở nhiều địa phương mọi lúc, mọi nơi đang gặp nhau với tư cách là đối thủ cạnh tranh theo đúng nghĩa của cơ chế thị trường
- Chi phí vốn và thuế: là các yếu tố làm tăng, giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: nếu ko kịp thời tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi với trang thiết bị, đổi mới và mở rộng sản phẩm sẽ có nguy cơ dẫn doanh nghiệp tới trạng thái làm ăn thua lỗ. Nó vừa là cơ hội, vừa là nguy cơ đe dọa đến việc bỏ vốn và sử dụng vón của doanh nghiệp
- Các điều kiện cam kết hội nhập WTO: tham gia WTO, các doanh nghiệp có điều kiện vươn ra các thị trường khu vực và thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, liên doanh, liên kết, với các doanh nghiệp nước ngoài để hoạt động và phát triển. Tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn và chịu sức ép lớn khi các doanh nghiệp nước ngoài hơn hẳn về kinh nghiệm, trình độ công nghệ, thiết bị, năng lực tài chính, trình độ quản lý và am hiểu thông lệ quốc tế
Câu 13: chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp?
* Chi phí sử dụng vốn: là giá phải trả để có được quyền sử dụng 1 khoản vốn nào đó trong 1 thời hạn nhất định theo thỏa thuận; là lãi suất làm cân bằng giữa nguồn vốn sử dụng và tổng hiện giá các khoản phải chi trả trong tương lai
- Phương pháp tính lãi:
+ Lãi đơn:
R = V+V.r.t
Trong đó:
V: giá trị vốn gốc
r: lãi suất/năm
t: thời hạn vay
Số tiền lãi phải trả: L = R-V
Lãi suất đơn thực tế: L/V = (1+r.t)-1
+ Lãi kép:
G = V(1+r)t
Trong đó:
G: lãi kép cả vốn và lãi
V: giá trị vốn gốc
r: lãi suất/năm
t: thời hạn vay
Nếu gọi L là số tiền lãi phát sinh, thì L= V[(1+R)t - 1]
+ Lãi suất kép liên tục: được xác định theo lãi kép
Gn = V(1+r/n)^n
Tong đó:
G: vốn gốc + với tích lũy qya các thời hạn vay
V: gía trị vốn gốc
r: lãi suất/năm,
n: số lần tính lãi kép trong năm
* Chi phí vay vốn: vay vốn là phải trả cả gốc lẫn lãi, người cho vay giao vốn cho người vay 1 hay nhiều lần, người vay có thể trả định kỳ, trả cuối kỳ hoặc trả dần vốn và các khoản lãi.
- Các phương thức trả nợ:
+ Trả nợ gốc và lãi 1 lần khi đáo hạn: chính là gía trị cuối vốn vay.
+ Trả lãi định kỳ, trả vốn gốc vào ngày đáo hạn: lãi được trả cuối mỗi kỳ, nợ gốc và lãi kỳ cuối cùng được trả vào ngày đáo hạn.
+ Trả dần định kỳ: định kỳ người vay sẽ trả lãi và 1 phần vốn gốc, qua mỗi lần trả nợ sẽ giảm dần, số lãi và vốn gốc trả dần trong các kỳ hợp thành 1 chuỗi tiền tệ.
- Trả nợ dần: sau khi nhận vốn vay, người vay có nghĩa vụ hoàn trả theo định kỳ. Tổng số gốc hoàn trả trong các kỳ khoản bằng khoản nợ vay ban đầu; số còn nợ đầu kỳ cuối cùng được trả hết trong kỳ cuối cùng, gía tri cuối của vốn vay bằng tổng số gía tri cuối của các kỳ khoản trả nợ.
- Trả nợ dần theo kỳ khoản cố định
- Trả nợ 1 lần: người vay chuẩn bi việc trả nợ bằng cách lập 1 quỹ trả nợ 2 trường hợp:
+ Vốn và lãi trả 1 lần khi đáo hạn.
+ Định kỳ trả lãi đáo hạn hoàn trả nợ gốc
Câu 14: Mối quan hệ của dự án vs chiến lược kd of DN. Dự án trong các giai đoạn phát triển of 1 DN.
Mối quan hệ giữa d/a vs chiến lược kd of DN
Để cải thiện vị thế cạnh tranh of DN trên tt, DN thường đi sâu vào các lĩnh vực:
Chiến lược thâm nhập thị trg:
Nhằm tăng thị phần of DN cho các sp dịch vụ hiện có, chiến lược này sử dụng khá phổ biến thông qua các d/a, các phương án kd of DN
Các điều kiện áp dụng chiến lược thâm nhập tt đặc biệt hiệu quả là cần có d/a kd phù hợp nhằm:
+ khai thác tt hiện tại chư bị bão hòa vs sp hang hóa of DN
+ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và kn tiêu thụ còn có thể tăng cao of tt
+ khi tt of các đối thủ cạnh tranh chính giảm sút trong khi doanh số of toàn ngành vẫn gia tăng
+ có giải pháp tăng cường doanh số và thêm chi phí tiếp thị, quảng cáo 1 cách có hiệu quả
Chiến lược pt thị trg:
Liên quan đến các giải pháp nhằm đưa những sp dịch vụ of DN vào các kv tt mới. tt dc mở rộng trên tất cả các lĩnh vực: tt các yếu tố đầu vào và tt tiêu thụ sp ở đầu ra.
Chiến lược mở rộng tt ra thế giới cũng có cản trở lớn cho DN do đó đòi hỏi DN phải có các dự án, chính sách đặc thù, quan tâm nhiều hơn đến quản lý chất lượng và phục vụ khách hang; các dự án về ứng dụng tiến bộ kĩ thuật,…
Để thực hiện chiến lược pt tt hiệu quả cần có các d/a kd nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản sau:
+ tạo lập kênh phân phối mới có thể tin cậy dc, chi phí thấp, chất lượng tốt.
+ giúp cho DN đạt dc những thành công trên thực tế
+ khai thách và sd tốt năng lực kd of DN
+ nhanh chóng tạo đk để mở rộng tt
Chiếng lược pt sp
Pt sp nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc xửa đổi những sp hoặc dv hiện tại. Việc pt sp đòi hỏi DN phải xd các dự án trong lĩnh vực cụ thể. Trong đó tính toán đầy đủ các yếu tố chi phí đầu vào và xác định hiệu quả của đầu tư.
Mối quan hệ giữa d/a vs các giai đoạn pt of DN
Giai đoạn 1: giai đoạn mới khởi sự kd
Mục tiêu đặt ra lúc này là hấp dẫn khách hàng, tăng doanh thu vì vậy việc hoạch định chiến lược và chính sách kd cũng hướng vào việc thực hiện mục tiêu theo đuổi vào các hoạt động chính: tạo ra sp, tổ chức nguồn hàng, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, DN cần tập trung nghiên cứu tt, mở rộng quy mô kd, tổ chức các hoạt động dv.
Giai đoạn 2: giai đoạn mà DN đã có chỗ đứng trên tt
Mục tiêu ở giai đoạn này là tiếp tục tăng doanh thu, tăng thị phần. Các d/a of DN ở thời kì này sẽ tập trung việc mở rộng kd trên cơ sở giảm chi phí, kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn, theo dõi mức chi tiêu thực tế so dự toán ngân sách of DN và of d/a
Giai đoạn 3: khi mà hoạt động kd of DN đã đi vào ổn định
Doanh số đã đạt ở mức độ cao nhất, chi phí thấp nhất, lợi nhuận tối đa. Mục tiêu of DN là tối đa hóa lợi nhuận. Các hoạt động of DN định hướng vòa việc cái tiến, nâng cao chất lượng sp, tăng uy tín cho DN.
Mỗi giai đoạn khác nhau trong quá trình pt of DN cần xd và tổ chức thực hiện các dự án khác, phụ thuộc vào:
+ mục tiêu of DN
+ nguồn lực of DN
+ môi trg cạnh tranh of DN
Câu 15: Nội dung chủ yếu of 1 dự án. Phân tích khái quát mối lien hệ giữa các nội dung đó:
Giới thiệu d/a:
Giới thiệu tóm lược về DN
+ xác định vị thế of DN, mục tiêu pt; những chủ trương dg lối và chính sách pt hoạt động kd of DN
Đánh giá tổng quát môi trg kd of DN
+ môi trg bên trong DN: nguồn lực vật chất: đất đai, vốn, CN, lao động,…, nguồn lực tinh thần như: địa vị, uy tín, triết lý kd,…
+ môi trg bên ngoài of DN: chính trị, XH, KHKT, tự nhiên,…, khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh, nhà nước,…
Xác định ngành nghề kd of d/a
+ đánh giá tầm quan trọng, đặc tính và mức độ cạnh tranh of ngành nghề kd
+ đánh giá dc khả năng sinh lợi và sự pt of ngành nghề kd
+ phân tích và đánh giá đúng thái độ of nhà nc vs ngành nghề kd đã chọn
Thị trg sp of d/a
Nghiên cứu phân tích tt:
+ xác định tt, xác định nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán of tt vs sp of d/a
+ phân tích và đánh giá sự biến động of tt vs sp dv of d/a
+ phân tích khả năng cung cấp nguồn lực of tt vs sp dv of d/a
Xd phương án sp dv of d/a
+ cơ cấu sp và dv of d/a; các tính năng, đặc điểm, quy cách, mẫu mã,…of mỗi sp dv
+ xác định đối tượng phục vụ of d/a cho từng sp
+ xác định vị trí of sp, dv trong chu kì sống of nó
Hoạch định chiến lược maketing
d/a kd lựa chọn và nhằm vào tập khách hàng nào.
Xác định kênh phân phối sp.
Dự kiến các chính sách giá cả, quảng cáo,…
Công nghệ va kĩ thuật of d/a
Phân tích và lựa chọn CN kd
+ phân tích các phương án CNKD: tính hiện đại, tính kinh tế, tính thích hợp.
+ xd phương án bảo vệ môi trg: tự nhiên, sinh thái, XH,…
+ phân tích đặc điểm kt of địa điểm kd
+ phân tích đặc điểm chính trị-XH of địa điểm kd
+ xu thế bố trí các công trình xd cơ bản, các công trình chính, phụ
Lựa chọn máy móc, trang bị:
+ lụa chọn, phân tích khả năng mua sắm, thuê mướn.
+ các điều kiện lắp đặt, vận hành.
Hoạch định tài chính cho dự án:
Phân tích và xác định nhu cầu vốn đầu tư
Phân tích và xác định nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn
Xác định các chỉ tiêu doanh thu, chi phí
Phân tích hiệu quả tài chính và độ an toàn tài chính of d/a
Hiệu quả kt, XH of d/a
Tạo việc làm và tăng thu nhập cho ng lao động
Đánh giá các khoản đóng góp cho ngân sách
Tổ chức và quản trị d/a
Xác định và giải quyết các vấn đề chủ yếu lien quan đến công tác tổ chức bộ máy quản trị và phương thức quản lý d/a theo từng giai đoạn, chức năng, hoạt động.
Xd vad xác định rõ thời điểm tiến hành, time hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu nhằm thực hiện các hoạt động kd of d/a
Kết luận và kiến nghị
Khẳng định sự cần thiết, tính hiệu quả, tính khả thi
Những thuận lợi, khó khăn cho việc thực hiện d/a
Những kiến nghị đối vs nhà nc, địa phương cấp trên hoặc đối vs DN
Câu 16: Các căn cứ khoa học, thực tiễn và pháp lý of 1 d/a
Căn cứ khoa học
Trên phương diện tổng thể d/a kd phải dc xd dựa trên cơ sở các mục tiêu, yêu cầu, nội dung…of 1 d/a, các nội dung of d/a phải hướng vào việc thực hiện mục tiêu chung là tìm kiếm lợi nhuận cho DN.
+ trong mỗi nội dung cụ thể phải dựa vào các mục tiêu cần đạt tới, các yêu cầu và phạm vi nghiên cứu.
+ việc xd các nội dung of d/a phải căn cứ vào mối quan hệ biện chứng, thống nhất và hệ thống giữa các vấn đề cần giải quyết. Nghĩa là các nội dung phải có quan hệ chặt chẽ, logic và hữu cơ, k mâu thuẫn hay phủ định lẫn nhau.
+ xd d/a phải có phương hướng, công cụ và nguyên tắc nhất định đảm bảo cho hđ of d/a sẽ vận hành theo đúng các quy luật khách quan, tránh tình trạng chủ quan duy ý chí.
Căn cứ thực tiễn
Các mục tiêu bao gồm các mục tiêu chung và cụ thể, trc mắt và lâu đài of DN trong thời kì dự án, các mục tiêu tổng quát và chi tiêu trong từng nội dung of DN
Các số liệu, dữ liệu và kết quả of việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động sxkd of DN, những khó khăn, thuận lợi, thất bại, thành công of DN trong quá khứ cũng như hiện tại.
Kết quả nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố thuộc môi trg kinh doanh of DN và of d/a: yếu tố nguồn lực vật chất (đất đai, CN, nhân lục,…), yếu tố tinh thần (uy tín, triết lý kinh doanh,…)
Nghiên cứu, phân tích, dụ báo xu thế biến động of tt sp, dv of ngành kĩ thuật mà d/a sẽ tham gia
Nhu cầu thực tế of d/a về vốn và khả năng đáp ứng of nguồn vốn
Nhu cầu thực tế và khả nằng đáp ứng of DN về xd cơ bản, cơ sở hạ tầng,…
Khả năng tổ chức, quản lý d/a of DN.
Căn cứ pháp lý
Đặc biệt quan tâm đến pháp luật về thuế, quản lý tài chính, sử dụng lao động, quản lý tt và bảo vệ môi trg.
Tư tưởng dg lối, chính sách và các quy định of nhà nc trên mọi lĩnh vực như: chính trị, KT-XH, KHKH,…
Các chính sách, chế độ, thủ tục và các quy tắc làm việc do cấp trên và DN ban hành, luật pháp và các thể chế quốc tế có liên quan đến hoạt động đối ngoại of DN.
Các thông lệ XH như: các quy phạm tư tưởng, đạo đức, truyền thống, tập quán, thói quen, nghệ thuật ứng xử.
Câu 17: Khái niệm, nội dung, phân loại các loại chi phí trong DNXGDT.
Biện pháp giảm chi phí sản xuất
CP trong DN xây dựng GT bao gồm:
CP trong DNXDGT bao gồm
-CP SXKD của DNXD
+K/n: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong 1 thời kỳ nhất định
-Để hiểu rõ bản chất và phạm vi của chi phí sản xuất cần phân biệt giữa chi phí và chỉ tiêu
*Chi phí trong kỳ: của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản hao màn hoặc tiêu dùng hết cho quá trình SXKD trong kỳ
*Chi tiêu trong kỳ: của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các khoản tiền và tương đương tiền đã chi ra cho các quá trình mua hàng, quá trình SXKD
+Phân loại:
-Theo yếu tố chi phí:
*Chi phí nguyên vật liệu
*Chi phí khấu hao TSCDD
*Chi phí lương và các khoản có tính chất lương
*Chi phí BHXH, BHYT, BHTN
*Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí thuê sửa chữa TSCĐ, CP ddienj nước, điện thoại, tiền mua bảo hiểm tài sản
*Chi phí bằng tiền khác: là các khoản CP ngoài các khoản trên: Thuế môn bào, thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên
-Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính
*CP sản phẩm: Cp nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP sửa dụng máy thi công và CP sản xuất chung
*CP thời kì: bao gồm CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp
-Theo các khoản CP trong giá thành:
*CP trực tiếp: là các CP có liên quan trực tiếp đến vc tạo ra sản phẩm bao gồm
*CP nhân công trực tiếp: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản phải trả cho lao động thuê ngoài
*CP nguyên vật liệu trực tiếp: là CP về nguyên vật liệu use cho xây dựng CTGT
CP use máy thi công: CP tiền lương thợ điều khiển máy, CP nhiên liệu cho máy hoạt động,
*CP trực tiếp #: CP an toàn lao động, bảo vệ môi trường, vét bùn, thí nghiệm vật liệu
*CP chung: CP quản lý điều hành doanh nghiệp, CP điều hành sản xuất tại công trường, CP phục vụ công nhân và 1 số CP #
-Theo mqh giữa CP SXKD với doanh thu tiêu thụ:
*CP cố định: CP khấu hao TSCĐ, tiền lương trả cho các nhà quản lý, thuế môn bào, CP bảo hiểm rủi ro
*CP biến đổi: CP nguyên vật liệu, CP nhân công, CP use máy thi công
+CP tài chính
-Khái niệm: CPTC là các khoản CP có liên quan đến hoạt động tài chính của DN, nhằm mục đích use hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN
-Phân loại:
*Các khoản CP hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính
*CP cho vay và đi vay vốn
*CP góp vốn liên doanh
*Lỗ do chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn
*CP giao dịch bán chứng khoán
*Khoản lỗ và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ
+CP #:
*CP nhượng bán, thanh lý TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng toán
*Tiền phạt do vi phạm hợp đồng KT
*Các khoản bị phạt thues, truy nộp thuế
*Các khoản CP do kế toán bị nhàm, bỏ sót khi ghi sổ kế toán
*Các CP# như: CP khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Câu 18: khái niệm đặc điểm vai trò cuả giá thành sản phẩm xây lắp
Khái niệm: giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi fí cần thiết mà dn fải bỏ ra để hoàn thành việc xdựng và bàn giao công trình
Đặc điểm:giá thành có ý nghĩa quan trong đối với dn, thể hiện trên các khía cạnh sau:
Giá thành là thước đo mức hao fí để sx và tiêu thụ 1 sản phẩm hay 1 khối lượng sản fẩm, do đó nó là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động sxkd của dn.
Giá thành còn là 1 công cụ quan trọng của dn để kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng chi fí trong quá trình hđ sxkd, qua đó xem xét hiệu quả của các biện fáp tổ chức và kỹ thuật mà dn đã thực hiện.
Giá thành còn là căn cứ quan trọng để dn xd chính sách giá bán sản phẩm hợp lý, đảm bảo vừa có lợi nhuận vừa nâng cao khả năg cạnh tranh của dn trong cơ chế thị trường.
Câu 19: các loại thuế chủ yếu trong dnxd
Câu Mười Chín: các loại thuế chủ yếu trong DNXDGT.
1.Thuế môn bài : Là 1 khoản thu có tính chất lệ phí thu hàng năm vào các cơ sở hoạt động sxkd thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cách xác định : căn cứ xác định là vốn đăng kí của năm trước với năm liền kề với năm tính thuế.
-Với cơ sở KD mới thành lặp căn cứ vào vốn dăng kí trong giáy đăng kí KD năm thành lập để xác định mức thuế môn bài.
-Cơ sơ KD đang kinh doanh hoặc mới thành lập đk đăng kí thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng đầu năm thì kê khai nộp mức môn bài cả năm, nếu thành laaph đk cấp giấy đăng kí và mã số thuế vào thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm .
-Cơ sở đang sxkd kê khai nộp thuế môn bài ngay tháng đầu cảu năm dương lịch , cơ sở mới ra kd kê khai nộp thuế môn bài ngay trong tháng đk cấp dăng kisth uế và mã số thuế.
2.Thuế GTGT: là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sx , lưu thông đến tieeu thụ .
Người nộp thuế GTGT là tổ chức cá nhân sxkd h2 dịch vụ chịu thuế GTGT và tổ chức cá nhân nhập khẩu h2 chịu thuế GTGT.
Cách tính:
a.Phương phấp khấu trừ thuế : quy định như sau .
- Số thuế GTGT theo p2 khấu trừ thuế =số thuế GTGT đầu ra – số thuế GTGT đầu vào đk khấu trừ.
- Số thuế GTGT đầu ra= tổng số thuế gtgt cảu h2 dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
- số thuế GTGT đầu vào đk khấu trừ = tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn gtgt mau h2 dịch vụ .
- P2 khấu trừ áp dụng đối với sơ sở sxkd thực hiện đầy đủ chế độ kê toán, hóa đơn chúng từ theo quy định của pháp luật về kê toán, hóa đơn, chứng từ và dăng kí nộp thuế theo p2 khấu trừ.
b.Phương pháp trực tiếp trên gtgt : quy định như sau
- số thuế gtgt phải nộp theeo p2 này =GTGT của h2, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế gtgt.
GTGT đk xác đinh= giá thanh toán h2 dịch vụ bán ra – giá thanh toán h2 dịch vụ mua vào tg ứng .
P2 này đk áp dụng trong các th:
-CƠ sở kd và tổ chwucs, cá nhân nk ngoài kd không có cơ sở thường trú tại việt nam nhưng có thu nhập phát sinh tại VN chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn. Chứng từ
-Hoạt động mua bán vàng bạc đá quí :poop:
3.Thuế thu nhập DN: là loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sxkd h2 dịch vụ sau khi đã trừ đu các khaonr chi fi liên quan đến tạo doanh thu .
Cách xác định : kì tính thuế thu nhập DN đk xđ theo năm dươgn lịch hoặc năm tài chính
Thuế TNDN phải nộp= Thu nhập chịu thuế nhân thuế suất thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế= doanh thu – chi phí mà DN bỏ ra để có đk doanh thu đó.
Thuế suất thuế TNDN là 25 %
- đối với hoạt động tìm kiếm tăm dò khai thác dầu khi và tài nguyên quý hiêm khác từ 32% - 50% phù hợp với từng dựu án, từng cơ sở kinh doanh.
4.Thuế thu nhập cá nhân: là laoij thuế trực thu đáh vào phần thu nhaapjnhaanj đk cảu cá nhân trong 1 kì tính thuế nhất dịnh khoogn phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập.
Cách xác định : Thuế TNcas nhân = thu nhập chịu thuế * thuế suất
Trog đó: Thu nhập chịu thuế của cá nhân gồm:
Thu nhập từ hoạt động sxkd
Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận đk từ người sử dụng LĐ.
Thu nhập từ đầu tư vốn.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc vật
Thu nhập từ bản quyền
Thu nhập từ ngượng quyền thương mại
Thu nhập từ thừa kế chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tes
5.Thuế tài nguyên:
Là khoan thu bắt buộc đối với tổ chức , cá nhân có hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên khoogn phụ thuộc vào cách tổ chức và hiệu quả sxkd cảu nười khai thác .
Thuế TN = Sản lg TN khai thác*gia tính thuế đơn vị TN* thuế suất
6. Thuế bảo vệ môi trường:
Là laoij thuế gián thu, thu vào sản phẩm háng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đén môi trường.
Cách xác định : số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng đơn vị hằng háo chịu thuế * với mức thuế tuyệt đối quyết định trên một đơn vị hàng hóa.
7.Thuế sử dụng đất:
KN : sách không có sinh viên trúng tự chém gió :poop:
Cách xác đih:
Căn cứ và giá tính thuế và thuế suất
Giá tính thuế đối với đất = diện tích đất tính thuế* gía của 1m2 đất
Thuees suất :
Bậc thuếDiện tích đất tính thuếThuế suất %
1Diện tích trong han mức0.03
2Phần diện tích không quá 3 lần hạn mức 0.07
3Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức0.15
Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định UBND tỉnh TP trực thuộc trung ương kể từ ngày 1/1/2012.
Câu 20: lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong DNXD
Lợi nhuận trong doanh nghiệp
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cung của các hoạt động SXKD là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu qur kinh tế của các hoạt động cảu dn.
Lợi nhuận cảu dn là số tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà dn bỏ ra để đạt đc doanh thu đó bao gồm:
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD: Là khoản chênh lệch giữa tổng daonh thu bàn giao công trình trừ đi gái thành toàn bộ.
Lợi nhuận tài chính: Lầ chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tài chính.
Doanh thu tài chính bao gồm:
Tiền lãi:
+Lãi cho vay
+Lãi tiền gửi
+Lĩa bán hàng trả chậm trả góp
+Lãi đầu tư trái phiếu tín phiếu
+Chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa dịch vụ
+Lãi cho thuê tài chính
Thu nhập từ cho thuê tài sản cho người khac sử dụng tài sản
Cổ tức lợi nhuận được chia
Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn dài hạn
Thu nhập chuyển nhươg cho thuê cơ sở hạ tầng
Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác
Chênh lệch do bán ngoại tệ khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
Chênh lệch về chuyển nhượng vốn
Lợi nhuận khác: Là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác vav các khoản chi phí khác
Thu nhập khác bao gồm:
Tn từ nhượng bán thanh lý TSCĐ
Thu tiềnđược phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
Thu các khoản nợ khó đòi đã xửlý xóa sổ
Các khoản thuế được Ngân sách Nhà nước hoàn lại
Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
Các khoản tiền thưởng của khách hàng lien quan đến tiêu thụ hàng hóa sản phẩm dịch vụ không tính vào doanh thu
Thu nhập do quà biếu quà tặng bằng tiền hiên vật của các tổ chức cá nhân tặng cho dn
Các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra
Phân phối lợi nhuận
Việc phân phối lợi nhuận của dn cần đạt những tiêu chuẩn cơ bản sau:
Đảm bảo mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước dn và người lao động
Dành phần lợi nhuận thích dáng để mở rộng sản xuất chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong dn
Mô hình phân phối lợi nhuận phụ thuộc hình thức sở hữu tồn tại trong dn
Nếu là dn tư nhân: do chủ dn quyết định
Nếu là công ty tnhh : do các thành viên góp vốn quyết định
Nếu là công ty cổ phần: do đại hội cổ đông quyết định
Nếu là dn nhà nước: do nhà nước quyết định
Nhìn chung lợi nhuận được phân phối theo mô hình sau:
Nộp thuế thu nhập dn
Bù đắp các khoản lỗ năm trước không đc trừ vào lợi nhuận trước thuế
Trả tiền phạt vi phạm pháp luật thuộc trách nghiệm của dn
Trừ các khoản chi không dc tính vào chi phí hợp lý
Sau khi trừ các khoản trên phần lợi nhuận sau thuế còn lại đc phân phối nội bộ
Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc chia cho các cổ đông
Trích lập và phân chia quỹ dn bảo toàn vốn nộp cấp trên hay cấp bổ sung cho cấp dưới
+ Qũy đầu tư phát triển
+ Qũy dự phòng tài chính
+ Qũy khen thưởng va phúc lợi
Câu 21: các nguồn vốn trong dnxd
Nguồn vốn bên trong dn
Nguồn vốn góp của chủ sở hữu
Nguồn vốn tự bổ sung và các quỹ của dn: được hình thành từ lợi nhuận của quá trình hoạt động sxkd
Quỹ khấu hao cơ bản: là số tiền KHCB của TSCD được trích ra hàng năm và tích lũy lại để tái đầu tư TSCĐ trong lúc chưa có nhu cầu thay thế TSCĐ thì có thể sử dụng số tiiền đó và coi như một nguồn vốn tạm thời.
Các khoản phải trả: Bao gồm tiền lương, tiền thanh toán, BHXH,… các khoản được hình thành và phát sinh hàng ngày trong quá trình SXKD nhưng việc thanh toán được thực hiện theo định kỳ, nên trong khoảng thời gian giữa 2 lần thanh toán, các khoản này được tích lũy lại va DN có thể sử dụng như là 1 nguồn vốn ngắn hạn.
Các khoản phải nộp: gồm các khoản thuế, BHXH, KPCĐ, và các khoản phải nộp khác. Khi chưa đến kỳ nộp DNcũng có thể huy động vào sử dụng.
Nguồn vốn bên ngoài DN
Nguồ vốn bên ngoài dn bao gồm:
Nguồn vốn tín dụng: tín dụng ngân hàng, tín dụng của các tổ chức tài chính tín dụng của các tổ chức kinh tế và cá nhân
Các khoản tiền trả trước của khách hàng
Vốn nhận lien doanh lien kết của dn khác
Nguồn vốn do phát hành trái phiếu
Các nguồn vốn khác.
Câu 22; Nguyên tắc và trình tự huy động vốn
Nguyên tắc huy động vốn
Ưu tiên khai thác tối đa tiềm năng vốn từ nội bộ Dn.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và thực trạng vốn của mình để lựa chọn hình thức huy động vốn thích hợp
Chỉ huy đôg vốn theo những hình thức được pháp luât cho phép.
Gắn việc huy động vốn với việc quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn huy động được để đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đồng thời có tích lũyđể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Trình tự huy động vốn
Huy động vốn có thể được hiểu là cach thức khai thác các nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động của DN
Hay được biẻu hiện là biện pháp làm tăng vốn kinh doanh của dn
Trình tự huy động vốn bao gồm các bước sau:
Xác định nhu cầu vốn cần huy động
Tìm nguồn tài trợ
Lưa chọn hình thức huy đông
Tiến hành huy động
Câu 23: Xác định nhu cầu vốn
1. Xác định nhu cầu vốn lưu động
- Nguyên tắc xác định nhu cầu VLĐ:
+ Đáp ứng nhu cầu sản xuất
+ Phải xuất phát từ sản xuất, bảo đảm nhu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh một cách hợp lý. Bởi trong từng giai đoạn sx kinh doanh thực tế nhu cầu VLĐ là không giống nhau vì vậy khi xác định nhu cầu VLĐ cần xuất phát từ tình hình thực tế của doanh nghiệp để đảm bảo đủ vốn cho sản xuất kinh doanh.
+ Đảm bảo cân đối đồi với các bộ phận kế hoạch trong doanh nghiệp: Tổ chức huy động vốn phải đảm bảo cho việc thực hiện tốt các kế hoạch đề ra, yêu cầu sử dụng tiết kiệm trước khi tổng hợp nhu cầu vốn của các kế hoạch khác.
+ Đảm bảo tính tập trung dân chủ: xác định nhu cầu VLĐ cần phải có được sự tham gia của các đơn vị trực thuộc các phòng ban, xí nghiệp, đội sản xuất và người lao động trong doanh nghiệp.
+ Tiết kiệm: phải thực hành tiết kiệm, cố gắng giảm bớt số lượng VLĐ chiếm dùng để có thể đảm bảo nhu cầu VLĐ cho sản xuất với số vồn thấp nhất.
- Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ
+ Phương pháp gián tiếp
Nhu cầu VLĐ được tính theo công thức sau:
VNC – nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
V0 – Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo
M1 – Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
M0 – Tổng mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t – Tỷ lệ số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo
+ Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu qui ước:
B1: Tính số dư bình quân của các khoản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong năm báo cáo.
B2: Chọn những khoản chịu biến động trực tiếp có quan hệ chặt chẽ với doanh thu qui ước và tính tỷ lệ % của các khoản đó so với doanh thu hiện được trong năm báo cáo.
B3: Dùng tỷ lệ % đó để ước tính nhu cầu VLĐ của kế hoạch theo doanh thu qui ước dự kiến năm kế hoạch.
B4: Định hướng nguồn trang trải nhu cầu tăng vốn trên cơ sở kết quả kinh doanh thực tế.
+ Phương pháp dựa vào nhóm chỉ tiêu đặc trưng:
Theo phương pháp này để dự đoán nhu cầu VLĐ cho kỳ kế hoạch người ta xây dựng hoặc dựa vào hệ thống các chỉ tiêu tài chính được coi là chuẩn và dùng nó để ước lượng nhu cầu vốn tương ứng với một mức doanh thu nhất định.
Hiệu suất sử dụng vốn
Hệ số nợ
Nợ phải trả=nợ NH+Nợ DH
Tổng nguồn vốn=NPT+NVCSH
Tổng tài sản=TSLĐ+TSCĐ
+ Phương pháp hồi quy
Được xác định trên cơ sở lý thuyết trong toán học. Phương pháp hồi quy diễn tả các tương quan giữa quy mô các loại vốn với doanh thu tiêu thụ qua nhiều năm để xác định tính quy luật diễn biến của mỗi loại vốn đó, từ đó suy ra nhu cầu vốn cho thời kỳ cần biết.
+ Phương pháp trực tiếp
Mij-Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại vốn thứ j trong khâu tính toán thứ i.
Nij- Số ngày luân chuyển của loại vốn thứ j trong khâu tính toán thứ i.
2. Xác định nhu cầu vốn cố định
- Các căn cứ để lập kế hoạch nhu cầu VCĐ:
+ Nhu cầu thị trường xây dựng.
+ Số hợp đồng xây dựng đã có được của doanh nghiệp trong kỳ.
+ Dự báo dài hạn về các dự án đầu tư xây dựng mà DN có thể tiếp cận trong thời gian tới.
+ Uy cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh thầu của DN.
+ Thực trạng tài sản cố định nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng hiện có của DN.
+ Các tính toán hiệu quả kinh tế giữa đầu tư mua sắm với đi thuê.
Câu 24: huy động vốn trong dnxd
Một số hih thức huy động vốn ngắn hạn
Tín dụng thương mại
Là hình thức Dn đc mua chịu của nhà cung cấp mà chưa fải trả tiền ngay, Đây là hình thức rất có lợi cho việc tạo vốn ngắn hạn nhất là đối với dn vừa và nhỏ.
Ưu điểm: nó là hình thức tín dụng thông thường và giản đơn, tiện lợi trong hoạt động kinh doanh. Đáp ứng nhu cầu trước mắt của dn
Nhược điểm: tiềm ẩn những rủi ro đối với dn
Vay ngắn hạn các dn khác
Đây là hình thức vay mượn giữa dn để điều hòa trực tiếp tiền vốn thừa thiếu.
Ưu điểm:
Linh hoạt, có thể vay trong 1 vài ngày , cũng có thể vay cả tuần, tháng. Thuận lợi cho việc giải quyế nhu cầu cấp bách tạm thời
Không cần vật thế chấp
Trong lúc tiền tệ căng thẳng, hình thức này sẽ điều hòa thừa thiếu, có thể giảm bớt đc những quy định tài chính khắt khe
Nhược điểm: dễ dẫn đến tình trạng công nợ dây dưam khó đòi. Tuy nhiên phạm vi rất hẹp, chủ yếu dựa trên mối quan hệ quen biết, giúp đỡ lấn nhau giữa các công ty trong 1 tổng công ty
Vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tài chính
Các hình thức vay ngắn hạn không có đảm bảo.
Hạn mức tín dụng
Tín dụng tuần hoàn
Cho vay theo hợp đồng
Các hình thức vay ngắn hạn có đảm vảo
Vay có thể bằng khoản phải thu
Mua bán nợ
Vay có thế chấp băg tài sản
Vay có bảo lãnh
Nhận tiền đặt trước của khách hàng
Khi nhận đc đơn đặt hàng hay HĐ dn sẽ thỏa thuận với bên A cho ứng trước 1 số tiền nhất định để dn mua nguyên vât liệu và thanh toàn các chi fí khác để thực hiện hđ
Vay vốn và nhận vốn góp của cán bộ nhân viên trong dn
Là hình thức huy động vốn tạo điều kiện cho dn thu hút đc vốn nhàn rỗi trong CBCNV của dn. Một mặt tạo cho cbcnv có trách nhiệm trong công việc của dn, mặt khác họ sẽ nhận đc fần lợi tức nhât định nên họ quan tâm đến kq sxkd của dn
1 s ố hình thức huy động vốn dài hạn
Vay có kỳ hạn
Điều khoản điều kiện sau:
Đảm bảo sự chính xác trong ghi chép kế toán và cung cấp thường xuyên, kịp thời các báo cáo kiểm tra cho nh để họ có thể giám sát tình hình tài chih của dn.
Duy trì một lượng vlđ ổn đingj ở 1 mức độ nào đó trong suốt thời kỳ tồn tại khoản tiền vay để dn khong bị thiếu vlđ, không bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thuận lợi
Sử dụng khoản vay đúng mục đích
Dn k đc vay thêm bất cứ khoản vay nào khác trên cùng 1 tài sản đã đc dùng làm vật thế chấp.
Ưu điểm thời gian vay khá lâu nhưng lãi suất thươg cao và thay đổi theo giá trị tiền vay , vị thế tài chính của người vay
Nh thường chỉ cho vay từ 70-90%
Vay dự phần
Là hình thức mà người cho vay không chỉ là chủ nợ thuần túy mà còn là người tham gia góp vốn kinh doanh. Vì vậy, chủ nợ vừa đòi hỏi 1 lãi suất ẩn định, ngoài ra còn đc hưởng tỷ lệ lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn.
Đây là hình thức huy động vốn bất lợi cho dn vì mọi rủi ro chủ nợ k gánh chịu, nhưng là hình thức rẩt phù hợp với các dn nhỏ , có qui mô vốn hạn chế lại mong muốn nhanh chóngđầu tư phát triển mà không đủ điều kiện tham gia ttck
Ưu điểm
Dn không chỉ huy động từ nh chuyên doanh mà có thể huy động từ các tổ chức tài chính khác như công ty bảo hiểm… do đó cơ hội tạo ra các khoản vay lơn hơn nhiều
Vì vốn vay dự phần nh và các tc tài chính cùng tham gia vào quá trình kd của dn nên có cơ hộ thành công hơn trong kinh doanh của dn
Dn chủ động hơn với vốn vay, thể hiện ở chỗ họ chó thể thanh toán nợ trước thòi hạn khi kd phát đạt đồng thời có thể kéo dãn nợ giảm bớt nguy cơ phá sản
Nhược điểm
Dn vừa trả lãi vay vừa fải chia lợi nhuận cho chủ nợ
Dn fải chấp nhận phân chia quyền kiểm soát cho chủ nợ
Khoản vay này làm tăng hệ số nợ. vì thế các chủ nợ thường đòi hỏi dn fải tăng vốn tự có khi nận tiền vay 1 thời gian nhất định
Thuê mua trả góp
là hình thức dn mua máy móc thiết bịcủa chủ tài sản và trả dần tiền mua
Tín dụng thuê mua
Là hình thức tín dụngtrung hạn và dài hạn . theo hình thức này dn đc tài trợ 100% nhu câu vốn
Thuê mua lại
Theo hình thức này dn bán tài sản của mình cho các côngty thuê mua để lấy tiền sau đó thuê mua lại chính ts đó để sd và khi hết hạn hđ thì mua lại
Phát hành chứng khoán
Các dn muốn đầu tư mở rộng sx đổi mới tscđ tiếp nhận coong nghệ mới thì fải huyđộng vốn thông qua thị trường chứng khóa tưc là bằng cachs fát hành cổ fiếu trái fiếu dn
Các hình thức huy động khác
Ngoài các hình thức huy động vốn đã nêu trên dnxd có thể huy động vốn bằng hình thức liên doanh liên kết với các đv kinh tế khác hoặc vay vốn nước ngoài
Câu 25 Khái Niệm ,Đặc Điểm ,Phân Loại Tín Dụng
Khái Niệm :
Tín dụng là sự vay mượn tạm thời 1 số vốn tiền tệ hay tài sản ,mà nhờ đó người để vay có thể sử dụng 1 khoản giá trị hàng hóa nào đó
Đặc Điểm :
Quan hệ TD có mặt đồng thời cả ng vay và ng cho vay
Quan hệ TD có thể xuất hiện giữa các nc vs nhau , giữa các tổ chức kinh tế vs ngân hàng ,giữa nhà nước vs dân cư ,giữa các tổ chức kinh tế vs dân cư ,giữa các tổ chức k.tế vs nhau và giữa dân cư vs nhau
Người cho vay là chủ thể cấp TD ,họ phải có 1 lượng giá trị tài sản nhất định
Người đi vay chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần k.tế có đặc điểm :
Ng đi vay k phải là chủ sở hữ vốn mà chỉ là ng có quyền sử dụng tạm thời vốn vay đó
Ng đi vay có thể sử dụng vốn vay trong SX hoặc lưu thông
Ng đi vay phải hoàn trả vốn vay và 1 khoản lãi
Phân loại tín dụng :
Xét trên phạm vi cả nền k.tế có 3 loại :
Tín dụng ngân hàng :
Chủ thể :
+ Ngân hàng : ng cho vay
+ Doanh nghiệp : ng đi vay
Mục đích : vay vốn sử dụng trong SX ,trao đổi hoặc tiêu dùng
Nguồn vốn : tự có của NH ,do NH huy động của các DN ,các đ.vị k.tế hoặc dân cư
Mức hoàn trả phát triển thêm dưới hình thức lãi
Tín dụng thương mại :
Chủ thể :
+ DN , các tổ chức k.tế : ng cho vay
+ Ng đi vay
TD đc cấp dưới hình thức hàng hóa
Nguồn hình thành TDTM là t.sản thuộc sở hữu của ng cấp TD
Mức hoàn trả là vốn ban đầu
Tín dụng nhà nước : là hình thức TD do cơ quan tài chính thực hiện , DN trực tiếp vay vốn từ nước ngoài hoặc trong nước để giải quyết nhu cầu thu chi của ngân sách nhà nước
Nếu xét trong phạm vi 10N :
Theo mục đích vay vốn :
TD bổ sung vốn lưu động
TD bổ sung vốn cố định
Theo thời hạn vay :
TD ngắn hạn
TD dài hạn
Câu 26 Điều kiện thiết lập quan hệ vay vốn của ngân hàng
Điều kiện thiết lập quan hệ vay vốn :
Có năng lực pháp lý
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp : phù hợp với giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp hoặc k trái vs quy định của pháp luật
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết :
Phải có 1 tỉ lệ tối thiểu vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình SXKD ,dịch vụ
Có tình hình tài chính lành mạnh
SXKD có lãi
Nếu bị lỗ thì phải đc cơ quan có thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ có phương án khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ đúng hạn
Có Dự án đầu tư ,PASXKD ,dịch vụ phải khả thi ,có hiệu quả và phù hợp vs quy định của pháp luật
DA,PA vay vốn phải đảm bảo tính khả thi
DN phải chứng minh đc DA đầu tư ,PA SXKD có đủ đ.kiện thực hiện ,mang tính thực tiễn và tạo đủ thu nhập để bù đắp các khoản chi phí và trả nợ vay
Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNNVN
Câu 27Các loại tín dụng của ngân hàng thương mại
Tín dụng ngắn hạn : gồm 4 loại
Cho vay thông thường :
Áp dụng vs các doanh nghiệp có tình hình SXKD k ổn định ,nhu cầu vay vốn k thường xuyên
Số tiền vay có thể chuyển thẳng cho DN
NH xác định thời hạn vay ,tối đa 6 tháng
Mỗi khoản tiền vay có thể trả thành nhiều kỳ ,mỗi kỳ 1 tháng
Đến hạn trả ,DN chủ động trả hoặc NH chủ động thu cả vốn lẫn lãi
Cho vay luân chuyển :
Áp dụng vs DNNN có tình hình SXKD k ổn định , nhu cầu vay vốn thường xuyên
Vay luân chuyển dc thực hiện theo HĐ TD quý ký giữa NH vs DN
NH sẽ phát tiền vay theo số tiền đã ghi trên chứng từ hợp lệ trong hạn mức TD
Việc thu nợ k theo 1 định kỳ nhất định mà hàng ngày khi DN có thu nhập thì phải trả NH
NH thu tiền lãi vào cuối tháng
Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá
NH nhận thương phiếu chưa đến hạn trả của DN và trả cho ng cầm thương phiếu số tiền ghi trong thương phiếu , sau khi trừ đi số tiền lãi . Ng cầm thương phiếu chỉ cần chuyển quyền sở hữu cho NH để NH thu tiền khi đến hạn .
Khi cần vay vốn NHTM có thể đem bán lại số thương phiếu chưa đến hạn cho NHNN hoặc 1 NHTM khác để lấy tiền
Cho vay cầm cố :
Yêu cầu người vay vốn phải nộp vào NHTM 1 số tài sản có g.trị cao hơn số vốn cần vay
Tài sản cầm cố phải là tài sản quý như : bất động sản ,vàng bạc đá quý
NH sau khi nhận tài sản cầm cố của người vay thì sẽ phát tiền vay . số tiền phát tối đa = 80% giá trị tài sản cầm cố
Đến hạn ng vay vốn hoàn trả cả vốn lẫn lãi cho ngân hàng, NH sẽ hoàn trả tài sản cầm cố cho họ
Tín dụng trung và dài hạn :
Đối tượng cho vay là các c.trình hoặc các dự án đầu tư bao gồm : đầu tư XD mới , cải tạo , khôi phục ,thay thế ,hiện đại hóa quy trình CN..
Đơn vị vay vốn phải là đơn vị HTKT độc lập ,và có số vốn của DN tham gia đầu tư vào c.trình ít nhất 20% giá trị dự toán CT
Thời hạn cho trung hạn từ 1-3 năm , dài hạn ,trên 3 năm -> 10 năm
Đến hạn trả nợ ,người vay vốn chủ động trả cả gốc lẫn lãi ,nếu ng vay chưa trả đc thì NH sẽ chuyển sang nợ quá hạn
Người vay có thể trả nợ trước hạn và phải trả khi nhượng bán , thanh lý TSCĐ đc hình thành bằng vốn vay đó hoặc khi giải thể ,chuyển quyền sở hữu
Câu 28 Điều kiện tổ chức thanh toán qua ngân hàng ,các thể thức thanh toán qua ngân hàng
Điều kiện tổ chức thanh toán qua ngân hàng :
Đối với các doanh nghiệp :
Phải mở tài khoản tại ngân hàng và gửi tiền vào đó
Phải thực hiện đầy đủ các quy định về thanh toán do ngân hàng đề ra
Luôn có đủ tiền trên Tk để thực hiên các khoản chi trả
Lựa chọn và tuân thủ các quy định trong mỗi thể thức thanh toán
Đối với ngân hàng :
Xây dựng các phương thức thanh toán thích hợp
Hướng dẫn , tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia thanh toán
Có nghĩa vụ thanh toán kịp thời ,mỗi sai lầm của NH trong nghiệp vụ thanh toán gây thiệt hại cho DN phải bồi thường
Các thể thức thanh toán qua ngân hàng :
2.1. Thanh toán bằng séc :
+ Séc thanh toán là chứng từ thanh toán chuyển khoản do bên mua phát hành giao trực tiếp cho bên bán ,khi nhận hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ
+ Đối vs bên mua ,séc là loại chứng từ xác nhận có tiền đối vs bên bán
Quy định về sử dụng séc :
Nhà nước là cơ quan duy nhất được phép in và nhượng lại cho các doanh nghiệp có tài khoản tại NH
Người phát hành séc phải ghi dầy đủ các yếu tố quy định trên tờ séc ,chỉ đc phép phát hành séc trong phạm vi số dư tiền gửi ở NH
Người nhận séc phải k.tra đầy đủ các yếu tố ghi trên tờ séc
Có 3 loại séc sau :
Séc chuyển khoản :
Séc do chủ Tk phát hành để chi trả trực tiếp cho người bán SP ,hàng hóa
Phạm vi sử dụng :
+ thanh toán giữa các khách hàng có tk ở cùng chi nhanh ngân hàng
+ Thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở các chi nhánh có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh , thành phố
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top