Tai chinh cong
HÀNG HÓA CÔNG
Là những hàng hóa có đặc điểm:
Nhiều người có thể sử dụng cùng một lúc
Không thể và không cần thiết phải chia nhỏ theo khẩu phần của người đang sử dụng
Khó, thậm chí không thể ngăn cản người sử dụng
Lợi ích của mỗi người sử dụng tùy thuộc vào số người đang sử dụng theo quy luật đường Parapon
Lệ phí
Lệ phí là khoản thu của các cơ quan hành chính nhà nước do cung cấp các dịch vụ hành chính công như các dịch vụ cấp giấy chứng nhận, xác nhận, dịch vụ cấp phép, dịch vụ giải quyết các khiếu kiện hành chính ...
Các loại lệ phí
Phân loại theo cấp quản lý của bộ máy nhà nước
Lệ phí của TW
Lệ phí của các cấp chính quyền địa phương
Lệ phí cấp giấy chứng nhận, xác nhận
Lệ phí cấp phép
Lệ phí giải quyết khiếu kiện
Lệ phí đảm bảo quyền và nghĩa vụ công dân
Các hoạt động chi rất đa dạng
Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư phát triển là các khoản chi nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật và làm tăng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
Nội dung:
Ø Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng - kinh tế xã hội không có khả năng thu hồi vốn.
Ø Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước
Ø Góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp có sự tham gia của nhà nước
Ø Hỗ trợ các chương trình, dự án phát triển kinh tế
Ø Dự trữ nhà nước
Đặc điểm:
Ø Là khoản chi lớn của ngân sách
Ø Không mang tính ổn định
Chi thường xuyên
Chi thường xuyên là các khoản chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế xã hội
Nội dụng :
v Chi cho các hoạt động thuộc lĩnh vực văn - xã
v Chi cho Quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội
v Chi cho các hoạt động quản lý hành chính nhà nước
v Chi cho hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam
v Chi cho hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
v Trợ giá theo chính sách của nhà nước
v Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội
v Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội
v Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp
v Trả lãi tiền do nhà nước vay
v Viện trợ cho các chính phủ và tổ chức nước ngoài
Đặc điểm:
v Ổn định
v Phạm vi và mức độ chi gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước, và sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa công
Chi trả nợ gốc tiền do nhà nước vay
Chi bổ xung quỹ hỗ trợ tài chính
Hiệu quả của tài chính công phải được tính bởi giá thị trường và giá kinh tế
Hiệu quả = Lợi ích / chi phí
Giá thị trường
Giá kinh tế
Vai trò của TCC
Điều tiết tốc độ tăng trưởng (phát triển hợp lý)
Điều tiết cơ cấu ngành (TCC nói chung, thuế nói riêng có thể use như công cụ để điều chỉnh cơ cấu ngành trong nền kte)
Đảm bảo công bằng theo chiều dọc
Đảm bảo công bằng theo chiều dọc
Công bằngtheo chiều dọc:
Khả năng nhiều Đóng góp nhiều
Khả năng = Thu nhập ?
Thuế thu nhập cá nhân
Đảm bảo công bằng theo chiều ngang
Đảm bảo công bằng theo chiều ngang
Công băng theo chiều ngang
Đặc điểm giống nhau được đối xử như nhau
Có nhu cầu khác nhau về dịch vụ HCC
Được đối xử khác nhau
Lệ phí
Hiệu quả của việc cung cấp hàng hóa tư
Các hàng hóa tư được cung cấp một cách một cách hiệu quả khi tỉ lệ thay thế cận biên của mỗi cá nhân người sử dụng ngang bằng với tỉ lệ chuyển đổi cận biên MRS = MRT
Vd: người tiêu dùng sẵn sàng trả 15đ cho 3 cốc nước trong khi đó người sx chỉ mong muốn nhận 12đ cho 3 côc nước nhưng mà cốc nước thứ 4, 4.5 lại không được sx ra => MRS # MRT
Khi người sx sx ra cốc thứ 6,7 người tiêu dùng sẵn sàng trả số tiền ít hơn nhiều so với các cốc trước trong khi người sx mong muốn nhận được LN lớn hơn => lãng phí nguồn lực (MRS < MRT)
Hiệu quả của việc cung cấp hàng hóa công
Hàng hóa công được cung cấp một cách hiệu quả khi tổng tỉ lệ thay thế cận biên của các cá nhân người sử dụng bằng tỉ lệ chuyển đổi cận biên ( MRSs = MRT)
Các ý kiến khác nhau về vấn đề tư nhân hóa
Tư nhân hóa là gì
Khu vực tư nhân sẽ sản xuất hoặc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ đã và đang được nhà nước sản xuất và cung cấp
Cung cấp hàng hóa công theo cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường không đảm bảo cho việc cung cấp hàng hóa công một cách có hiệu quả, kể cả trong trường hợp người ta có thể kiểm soát được người sử dụng những hàng hóa công đó
Tình trạng ăn theo
Một số người có thể che dấu mức đánh giá thực sự của họ đối với một hàng hóa công nào đó. Điều này dẫn đến tình trạng “ăn theo”, tức là một số người hưởng lợi ích của một hàng hóa công, nhưng không trả tiền, mà người khác trả tiền. Kết quả là việc cung cấp hàng hóa công nói trên không đạt hiệu quả
Thực tiễn về việc sử dụng hàng hóa
- Nhiều lợi ích không chỉ có được từ hàng hóa công mà còn có được từ hàng hóa tư. Ví dụ, lợi ích được bảo vệ.
- Xu hướng mua dịch vụ của khu vực tư nhân đang ngày càng rõ. Ví dụ: ký hợp đồng với công ty tư nhân trong việc phòng cháy
Các tiêu chí cần được sử dụng khi chọn khu vực công hay khu vực tư cung cấp hàng hóa công
- Chi phí cho lao động và nguyên nhiên vật liệu. (ít nhất)
- Chi phí quản lý
- Khả năng đáp ứng tính đa dạng của sở thích
- Mức độ thích ứng với quan điểm về sự công bằng (đôi khi là chủ nghĩa bình quân) chủ thể nào có khả năng đáp ứng được công bằng theo chiều ngang thì nên để chủ thể đó làm
Hàng hóa công nên để khu vực công hay tư sản xuất?
- Người quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước, và các đơn vị sự nghiệp dường như ít có động cơ nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh
- Hàng hóa do khu vực công sản xuất ra thường có chất lượng cao hơn so với hàng hóa cùng loại do khu vực tư sản xuất ra
- Để có được một hàng hóa công, nhà nước chỉ cần xác định chất lượng cần thiết của hàng hóa đó, sau đó ký hợp đồng với các cơ sở sản xuất tư.
- Sự độc quyền của các cơ sở sản xuất tư nhân có thể dẫn đến việc sản xuất không hiệu quả. Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước sẽ hoạt động có hiệu quả trong một thị trường có nhiều cạnh tranh
Những tác động ngoài mong muốn (Externalities)
Externality là ảnh hưởng từ hoạt động của một chủ thể đến lợi ích của một chủ thể khác ngoài cơ chế thị trường.
Ví dụ: Nhà máy sản xuất giấy thải ra chất Dioxin gây bệnh cho nhiều người
Externality không bao gồm ảnh hưởng từ hoạt động của một chủ thể này đến lợi ích của một chủ thể khác thông qua sự thay đổi của giá cả thị trường
Ví dụ: Một số lượng lớn lao động nông thôn di cư ra thành phố đã khiến giá cả của nhiều hàng hóa, dịch vụ ở thành phố tăng lên. Điều này khiến nhiều người gặp khó khăn, nhưng cũng không ít người có lợi. Đây không phải là Externality
Nguyên nhân
Nhìn chung nguyên nhân của externality là do không có quyền tài sản hoặc quyền tài sản không được xác lập một cách rõ ràng
Ví dụ: Nhà máy của ông A ở đầu nguồn đã đổ chất thải làm ô nhiễm nước của dòng sông, ảnh hưởng đến việc đánh cá của ông B và việc sử dụng nước sinh họat của nhiều người khác. Nguyên nhân sâu xa của việc này là do: quyền sở hữu dòng sông không được xác định một cách rõ ràng
Nếu quyền sở hữu một tài sản nào đó được xác lập rõ, người sử dụng tài sản sẽ phải trả cho người sở hữu một số tiền phản ánh đúng giá trị của phần tài sản anh ta đã sử dụng và externality sẽ không xuất hiện.
Giải pháp
Đồ thị phân tích externality
Những câu hỏi khó
Giải pháp của khu vực tư đối với externality
- Sáp nhập người gây ra externality với người chịu ảnh hưởng của externality
- Xây dựng quy ước xã hội
Giải pháp của nhà nước đối với externality
Đánh thuế ( Pigouvian tax)
- Đánh thuế vào mỗi đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp gây ô nhiễm, với mức thuế đúng bằng mức tổn hại cận biên mà doanh nghiệp gây ra khi sản xuất một lượng sản phẩm đạt mức hiệu quả xã hội ( MSC = MB)
- Trợ cấp (Pigouvian subsidy)
Trợ cấp cho mỗi đơn vị sản phẩm đã được doanh nghiệp gây ô nhiễm cắt giảm đi để hạn chế tổn hại cho xã hội. Mức trợ cấp đúng bằng mức tổn hại cận biên mà doanh nghiệp gây ra khi sản xuất một lượng sản phẩm đạt mức hiệu quả xã hội ( MSC = MB)
PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH (CBA)
CBA là gì?
CBA là một trong những phương pháp được sử dụng để đánh giá chi phí và lợi ích của một dự án, từ đó quyết định có thực hiện dự án đó hay không. Phân tích 2 khía cạnh Lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế
Cấp độ tài chính: được thực hiện để đánh giá xem dự án đó có khả năng sinh lợi cho đơn vị thực hiện hay không
Cấp độ kinh tế: được thực hiện để đánh giá xem dự án hay chính sách có đóng góp cải thiện phúc lợi quốc gia hay cộng đồng hay không
Một số khái niệm có liên quan
Phân tích lợi ích chi phí (CBA) là một phương pháp dùng để đánh giá một dự án hay một chính sách bằng việc lượng hóa bằng tiền tất cả các lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định
Chi phí đầu tư của một dự án bao gồm chi phí cố định (Fixed capital) và chi phí gôí đầu (working capital)
Chi phí cố định là các khoản tiền dùng để mua (hoặc thuê) đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, xe cộ và cơ sở hạ tầng của nhà máy
Chi phí gối đầu bao gồm chi phí cho vật liệu dự trữ, bán thành phẩm,máy móc, thiết bị thay thế ...
Chi phí vận hành (operating cost) bao gồm các khoản chi để trả lương, mua nguyên nhiên vật liệu, quảng cáo, vận tải, bảo hiểm, thuế ...
Giá trị hiện tại
- Vấn đề đặt ra khi đánh giá chi phí và lợi ích của một dự án
Việc đánh giá dự án thường đòi hỏi phải so sánh chi phí và lợi ích ở những thời điểm khác nhau
Để có thể so sánh chi phí và lợi ích ở những thời điểm khác nhau, phải QUY chúng về cùng một thời điểm
- Giá trị hiện tại là gì
- Cách tính giá trị hiện tại
- Cách xử lý yếu tố lạm phát
Đánh giá các dự án của khu vực tư
Tỉ lệ chiết khấu của khu vực công
Đánh giá lợi ích và chi phí công
Ảnh hưởng của các dự án công đến việc phân phối thu nhập
Đánh giá lợi ích và chi phí của dự án công
Vấn đề đặt ra
Khi phân tich chi phí – lợi ích của một dự án công, cần phải tính các chi phí xã hội, trong đó bao gồm cả những Externalities tiêu cực
Đánh Giá Chi Phí Đầu-vào của Dự Án
Nguyên tắc
- Đánh Giá Chi Phí cho một yếu tố Đầu vào có đường cung co giãn hoàn toàn
Ø Nếu đường cung cho một yếu tố đầu-vào co giãn hoàn toàn hoặc nếu số lượng cầu của dự án là rất nhỏ so với thị trường và không có thuế hay những ngoại tác, Chi phí đầu-vào sẽ bằng với số lượng được sử dụng nhân với giá.
Ø VD: Một dự án dùng 100 gallons xăng dầu, bốn cuộn băng keo và 20 giờ lao động ph thông sẽ không gây tác động đến bất kỳ thị trường nào trong số những thị trường này, do vậy giá thị trường hiện tại sẽ định giá chi phí của những đầu-vào này.
- Đánh Giá Chi Phí cho một yếu tố Đầu vào có đương cung không co giãn hoàn toàn
Ø Nếu đương cung của một yếu tố đầu-vào không co giãn hoàn toàn, thì việc sử dụng yếu tố này cho một dự án sẽ làm giảm số lượng yếu tố đó để sử dụng cho những hoạt động khác. (ví dụ, cung về đất đai)
Ø Điều này khiến đường cung của yếu tố dịch sang bên trái và giá tăng lên. Kết quả là sẽ có 2 mức giá. Một là giá trước khi yêú tố này được mua cho dự án và hai là giá sau khi yếu tố này được mua cho dự án.
- Đánh Giá Chi Phí cho một yếu tố Đầu vào có đường cung dốc đi lên
Ø Nếu đường cung dốc đi lên, cầu tăng do có dự án sẽ làm tăng số lượng đầu-vào cung cấp cho thị trường, đồng thời làm giảm số lượng nhu cầu về yếu tố đầu vào đó của những hoạt động khác dự án. Đầu-vào phải được định giá là số trung bình của p1 và p2 nhân với số lượng dùng cho dự án.
Đánh giá đầu-ra (output) của dự án
v Nhận xét
v Đánh giá đầu-ra (output) của dự án khi cầu co giãn một cách hoàn hảo hoặc nếu số lượng được cung cấp bởi dự án là rất nhỏ so với thị trường
v Đánh giá đầu-ra (output) của dự án khi cung không co giãn một cách hoàn hảo và dự án làm tăng cung với một đường cong cầu dốc đi xuống
v Đánh giá đầu-ra (output) của dự án khi cung dốc đi lên
Một dự án sẽ làm tăng mức cung của những sản phẩm do nó sản xuất ra (output). Việc đánh giá giá-trị (value) đối với xã hội của những (output) này sẽ phụ thuộc vào bản chất của thị trường trong đó chúng được giao dịch buôn bán.
-Đánh giá đầu-ra (output) của dự án khi cầu co giãn một cách hoàn hảo hoặc nếu số lượng được cung cấp bởi dự án là rất nhỏ so với thị trường
Nếu cầu co giãn một cách hoàn hảo hoặc nếu số lượng được cung cấp bởi dự án là rất nhỏ so với thị trường, thì đúng là chỉ sử dụng giá thị trường như là giá-trị (value) đầu-ra (output) .
-Đánh giá đầu-ra (output) của dự án khi cung không co giãn một cách hoàn hảo và dự án làm tăng cung với một đường cầu dốc đi xuống
Ø Nếu cung không co giãn một cách hoàn hảo và dự án làm tăng cung với một đường cong cầu dốc đi xuống, thì giá-trị (value) đầu-ra (output) là khu vực bổ sung bên dưới đường cong cầu. Lợi nhuận được tính bằng số trung bình của 2 giá p1 và p2.
Ø Trong khi không thể biết chắc chắn giá sau khi thực hiện dự án là bao nhiêu, có thể dự tính được mức giá đó nếu bạn biết dự án sẽ lớn như thế nào so với thị trường và độ co giãn về giá cầu là bao nhiêu.
Đánh giá đầu-ra (output) của dự án
Giá trị của những thứ không có bán trên thị trường
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top