Tái bản ADN ở prokaryote

• Có hai kiểu: sao chép 2 chiều và sao chép “vòng xoay”

&. Sao chép hai chiều: Sự tái bản phát triển theo 2 hướng

cùng lúc từ 1 điểm khởi đầu. Vị trí hai sợi đơn bắt đầu tách

nhau ra = gốc tái bản; (Pro 1, Eu nhiều)

Vùng ADN được sao chép từ một vị trí khởi đầu = đơn vị tái

bản- Replicon (VK có 1; Eu có nhiều)

• Ba gđ: Khởi đầu, kéo dài và kết thúc

+ G/Đ khởi đầu: Có nhiều enzim và Pr tham gia

Đầu tiên Pr Dna A gắn vào trình tự đặc biệt ở gốc tái

bản, cần ATP và Pr HU. Tiếp là Pr DnaB và DnaC gắn vào.

Pr DnaB là helicase mở xoắn ADN theo 2 hướng và liên kết

hydro giữa 2 sợi đơn bị bẻ gãy .

Hai sợi đơn tách nhau ra tạo 2 chạc tái bản có cấu trúc

hình chữ Y phát triển về 2 hướng. Các mạch đã tách rời sẽ

được ổn định dưới dạng mạch đơn nhờ các protein SSB.

Giải xoắn nhờ enzim topoisomerase

+ G/Đ kéo dài

Tổng hợp cùng lúc 2 chuỗi ADN: Một chuỗi liên tục – chuỗi sớm; Một

chuỗi không liên tục – chuỗi muộn

Sợi mới tổng hợp theo chiều 5’→3’. Chuỗi sớm phát triển hướng đến

chạc tái bản; chuỗi muộn xa dần chạc tái bản

• Sự tổng hợp chuỗi sớm bắt đầu bằng sự tổng hợp mồi (đoạn ARN

ngắn) nhờ phức primosom (Pr DnaB, DnaC, primase).

ADNpolymerase III tổng hợp sợi mới = gắn Nu vào đầu 3’ của “mồi”

dựa vào trình tự của mạch khuôn.

• Sự tổng hợp chuỗi muộn : tổng hợp từng đoạn ngắn (Okazaki) có

mồi riêng. Phức primosom tổng hợp mồi, ADN polymerase III gắn

Nu vào đầu 3’ của mồi tạo đoạn Okazaki. Ở SV Pro đoạn này dài

khoảng 1000-2000 Nu; SV Eu khoảng 100-200Nu

• Mạch khuôn sử dụng đến đâu thì Protein SSB rời khỏi khuôn ADN

đến đó

• Đoạn mồi được loại bỏ và thay = ADN nhờ ADNpolymerase I

• Các đoạn được nối = ADN ligase

+ G/đ kết thúc

• Hai chạc tái bản gặp nhau ở phía đối diện của phân tử ADN khuôn

→ 2 phân tử ADN được hình thành

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: