Vợ Chồng A Phủ
Trong bài cảm nghĩ về truyện "Vợ chồng A Phủ" tác giả Tô Hoài chia sẽ :"Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắc, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt."
Qua việc phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ". Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
~~•••~~
Hình tượng người phụ nữ xưa luôn là đề tài bất hủ trong văn học của các nhà văn xưa. Tô Hoài cũng không ngoại lệ, tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" là một trong những tác phẩm xuất sắc của Tô Hoài viết về con người trong xã hội mà đặc biệt là người phụ nữ. Mị - nhân vật trung tâm của câu truyện "Vợ chồng A Phủ". Ở Mị luôn bộc phát đức tính cao đẹp của người phụ nữ Việt nhưng cuộc đời lại phải chịu nhiều khổ sở, đau đớn khiến Mị phải vươn lên đối mặt với số phận khắc nghiệt. Có ý kiến cho rằng :"Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào, mọi thế lực tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắc, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt."
Tô Hoài - ông là một trong những gương mặt tiêu biểu trong nền văn học ký và truyện ngắn. Tác phẩm 'Vợ chồng A Phủ" là kết quả của chuyến đi thực tế kéo dài tám tháng của Tô Hoài. Tập trung phản ánh cuộc sống khổ nhục, bế tắc và sức sống tiềm tàng, cùng khát vọng tự do của người dân lao động - nghèo miền cùng sự yêu thương, đồng cảm của nhà văn đối với con người và vùng đất này.
Tô Hoài chia sẽ rằng :" Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắc, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm tiềm tàng, mãnh liệt". Qua câu nói,tác giả cho ta thấy được nhân vật Mị trong truyện "Vợ chồng A Phủ" là một thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng con người thức tĩnh, con người trong văn học là những nhân vật từng nếm trải nhiều cay đắng,tủi nhục và đau khổ trải qua những năm dài bị áp bức bóc lột, bị chà đạp giày xéo đến nỗi mà trở thành con người gần như vô cảm vô hồn. Họ phải sống trong trạng thái nhẫn nhục, cam chịu cho thân phận mình. Cuối cùng sau một thời gian dài chịu đựng lâu như thế cũng khiến họ dần thức tĩnh và "hồi sinh", tự ý thức được bản thân về quyền được sống và quyền làm người của mình. Họ phản kháng lại áp bức, bất công giành lấy tự do và hạnh phúc, xây dựng cho bản thân một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Cùng với những sự việc khi ở cùng A Phủ, ta có thể thấy rõ hơn nhân vật Mị là con người thật giàu ý nghĩa nhân văn.
Mở đầu câu truyện "Vợ chồng A Phủ" tác giả đã giới thiệu cuộc sống của Mị, một số phận đầy bi kịch. Đó là một cô gái sống âm thầm lặng lẽ, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác :" Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trong thấy một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa". Mọi người luôn nghĩ đã là một cô con dâu nhà thống lý quyền thế, giàu sang thì phải có "nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng" nhưng Mị lại khác hẳn, cô lúc nào cũng "cúi mặt", "buồn rười rượi". Cách giới thiệu của Tô Hoài gây ấn tượng về sự tương phản giữa hoàn cảnh, số phận của Mị với gia đình nhà thống lý Pá Tra. Sự tương phản ấy báo hiệu một cuộc đời không bằng phẳng, một số phận nhiều ẩn ức và một bi kịch đầy đau khổ bất hạnh.
Trước hết, Mị là một cô gái đẹp có nhiều phẩm chất tốt, đặc biệt là tài thổi sáo rất giỏi. Mị xuất thân trong một gia đình nghèo, nên Mị rất yêu lao động và yêu cuộc sống tự do. Khi nghe cuộc trao đổi giữa cha và ông thống lý, Mị đã từ chối một cách dứt khoác "con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả bợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu". Nhưng rồi cuối cùng, vì lòng hiếu thảo đối với cha, để cứu nạn cho cha, Mị buộc phải chấp nhận cuộc đời bạc mệnh, cô chịu bán mình, chịu sống cảnh làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý. Cuộc đời thật bất công với một cô gái đẹp như Mị. Mị như bông hoa nở sắc rực rỡ của núi rừng Tây Bắc, trẻ trung, nhan sắc, yêu đời và tài năng. Mị xứng đáng có được một cuộc sống hạnh phúc bên cạnh người mình yêu thương. Nhưng hạnh phúc tuổi xuân không đến với người con gái đáng thương này. Mị đã bị A Sử - con trai thống lý Pá Tra "cướp được" đem về cúng trình ma. Bố Mị chỉ còn biết cất lời than trong sự đau khổ "Chao ôi! Thế là cha mẹ ăn bạc của nhà giàu từ kiếp trước, giờ người ta bắt bán con trừ nợ. Không thể làm thế nào khác được rồi!".
Mị chịu kiếp con dâu gạt nợ đau khổ, tủi nhục vô cùng. Khi mới về làm dâu :"hàng mấy tháng trời, đem nào Mị cũng khóc". Vì Mị ý thức được sự khổ nhục về kiếp sống của một nàng dâu gạt nợ, Mị đau đớn, uất ức phản kháng nhưng sự phản kháng ấy thật yếu ớt. Một thời gian sau, sự phản kháng của Mị quyết liệt hơn, Mị tìm đến cái chết như một phương tiện để giải thoát nỗi đau đớn, tủi nhục này. Hình ảnh Mị:"hai tròng mắt còn đỏ hoe" quỳ lại, úp mặt xuống đất nức nở, hình ảnh bố Mị "cũng khóc" cất lời than... đã cho thấy được bi kịch đầy nước mắt. Mị muốn ăn lá ngón tự tử, Mị muốn chết mà không thể chết được. Vì thương cha, Mị đã không đành lòng chết, bởi Mị hiểu được rằng nếu Mị chết cuộc sống của cha Mị sẽ còn khốn khổ hơn bây giờ. Cô đành phải quay về nhà thống lý Pá Tra và sống trong câm lặng, cam chịu kiếp nô lệ.
Những tháng ngày đen tối của Mị khi ở trong nhà thống lý, Mị như bị giam cầm trong một căn buồng "kín mít, chỉ có một lỗ vuông bằng bàn tay" có lúc "Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi". Cuộc sống tuổi xuân của Mị bị tước đoạt, bị chà đạp, bị đoạ đầy đến thể xác. Hơn thế Mị còn bị bóc lột sức lao động, Mị phải làm quầng quật như một con vật. Mị chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt... "Mị quen khổ rồi, Mị tưởng mình cũng là con trâu con ngựa ". Có khi Mị lại nghĩ thân phận Mị lại không bằng một con vật nuôi trong nhà "con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cõ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày". Tác giả đã sử dụng rất thành công nghệ thuật so sánh để làm đòn bẩy nhằm cực tả nỗi đau khổ của Mị, kiếp sống của Mị không khác gì kiếp sống của một con vật. Cuộc sống của Mị chẳng khác gì là tù nhân bị giam trong ngục tù tăm tối, và nơi đó đã trở thành địa ngục trần gian mà Mị phải gánh chịu. Mị bị áp chế về mặt tinh thần nặng nề đến nỗi tê liệt hoàn toàn cả ý thức của bản thân, mất hết cảm xúc, phải sống vật vờ như cái xác vô hồn. Mị bị chiếm đoạt cả tuổi Thanh Xuân, không tình yêu, không hạnh phúc, không tự do.
Về mặt khác sâu trong tâm hồn Mị, Mị không vì cuộc sống quá bất công, khổ cực này mà trở nên yếu đuối, tìm đến cái chết một lần nữa. Mị càng khổ ý thức Mị càng mãnh liệt hơn, con người Mị thức tĩnh được hồi sinh không chỉ với ngoại cảnh mà còn tự tâm hồn chình Mị. Sức sống tiềm tàng, đêm tình mùa xuân đã khiến Mị thức tĩnh. Trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của mùa xuân làng Mèo làm cho hoa thuốc phiện "đỏ au" thêm phần rực rỡ đua sắc "những chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ". Cùng âm thanh tiếng sáo gọi bạn tình "Ngoài đầu núi lấp ló đa có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe nghe tiếng sáo vọng lại thiết tha bồi hồi"... đã đánh thức tâm hồn Mị. Mị lén lấy hũ rượu "cứ uống ừng ực từng bát rồi say". Uống cho tan nỗi hận! Uống cho vơi đi bao đau khổ chứa chấp trong lòng! Và rượu chính là thứ giúp Mị trút hết bao tâm tư, bao phiền muộn trong lòng được giải toả tốt nhất. Mị say "lịm mặt" và Mị "sống về ngày trước". Mị nhớ lại thời con gái, Mị thổi sáo bao người mê. Khi tai Mị còn văng vẳng tiếng sáo, Mị đã thật sự hồi sinh và hồi xuân "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước". Mị tự ý thức được mình rằng :"Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi". Lần đầu tiên thức dậy, lòng ham sống của Mị trổi dậy, khát vọng hạnh phúc trong Mị như đã được nhen nhóm lên một ngọn lửa bùng cháy bao hy vọng.
Mị cảm thấy rõ hơn bao giờ hết cái vô nghĩa lý của cuộc sống thực tại :"Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra". Âm thanh tiếng sáo vẫn tác động tới Mị, tiếng sáo như hối thúc "Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hao vắt ở phía trong vách" để "đi chơi". Những biến động mạnh mẽ trong tâm hồn Mị đã chuyển hoá thành hành động thực tế và không thể nào ngăn được. Mị muốn cuộc sống của mình tươi sáng hơn, Mị muốn thay đổi cuộc đời mình. Nhưng rồi tất cả vẫn không như ý muốn ấy của Mị, niềm hy vọng đã bị dập tắt một lần nữa bởi A Sử, người chồng tàn bạo của Mị. Khi Mị bị trói, Mị vẫn không ý thức được bản thân đang bị trói, tâm hồn Mị thì vẫn đang ngao du ngoài cuộc chơi thơ mộng. Điều đó được cho thấy chỉ có thể trói thể xác nhưng không thể trói lại được tâm hồn, tình yêu và sức sống mãnh liệt bên trong Mị. Từ những hành động trong tiềm thức của Mị trổi dậy, ta có thể thấy cái khát vọng sống, niềm khao khát hạnh phúc vẫn được bảo lưu ở đâu đó trong sâu thẩm tâm hồn nhân vật Mị. Nó giống như hòn than vẫn đang âm ỉ cháy dưới lớp tro tàn nguội lạnh và chỉ cần một trận gió thổi tới là nó có thể bùng cháy một cách mãnh liệt. Những tác động của ngoại cảnh là không nhỏ nhưng cái sức mạnh tiềm ẩn, không thể nào dập tắt của con người mới là điều mấu chốt quyết định sức sống của Mị.
Nhưng có lẽ sức sống của Mị bùng lên mạnh mẽ nhất là lúc Mị cởi trói cho A Phủ. Cũng như Mị, A Phủ là nạn nhân thứ hai trở thành con ở gạt nợ nhà thống lý. Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói ban đầu Mị dửng dưng vì cảnh tượng ấy diễn ra quá quen thuộc đối với Mị, Mị đã qua khổ, Mị dường như mất hết cảm xúc. Nhưng sau khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ rơi lấp lánh xuống hai hõm má đã xám đen lại. Mị nhớ đến cảnh Mị bị trói đêm đó "nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được". Mị thương mình rồi thương người, Mị quyết định cắt dây trói thả A Phủ đi. Mị đồng cảm và thấu hiểu, Mị nhận ra được tội ác của gia đình nhà thống lý Pá Tra "chúng nó thật độc ác". Điều đó đã giúp Mị có được hành động rất độc đáo và táo bạo. Mị cắt dây cho A Phủ và cùng anh chạy Hồng Ngài. Hành động chạy theo A Phủ là một hành động thật bất ngờ nhưng rất hợp lý. Lần này, thì sức sống mãnh liệt của Mị đã chiến thắng. Mị như tìm được con người thật, một con người đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận.
Tô Hoài đã thành công trong việc tạo dựng nhân vật truyện "Vợ chồng A Phủ" đã thu hút người đọc bằng chính cái sức sống tiềm tàng ấy. Theo như lời chia sẽ của Tô Hoài cho rằng :"Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế nào mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắc, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt" đúng vậy, Mị hoàn toàn là một con người mạnh mẽ như thế. Mị dứt khác trong suy nghĩ, Mị táo bạo trong hành động đã khiến con người Mị khẳng định được, Mị cũng có thể tự bản thân thay đổi được số phận nghiệt ngã này.
Qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" Tô Hoài đã ngợi ca những phẩm chất đẹp đẽ của con người lao động nghèo miền núi nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Tài năng độc đáo của Tô Hoài là xây dựng lên những nghịch cảnh diễn biến tinh vi trong con người Mị, một cô gái xinh đẹp nhưng gáng chịu số phận đa đoan, một nội tâm đầy mâu thuẫn. Với cái nhìn thật tinh tế cùng với một trái tim nhạy cảm, Tô Hoài đã phát hiện và ngợi ca đốm lửa còn sót lại trong trái tim vô cảm của Mị. Qua câu truyện cho thấy tư tưởng nhân đạo của nhà văn sang lên và khẳng định chân lý muôn đời :"đâu có áp bức bất công thì ở đó có sự đấu tranh để chống lại, đó cũng là sự vùng lên một cách tự phát của Mị ".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top