Việt Bắc

Có ý kiến cho rằng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca, ca ngợi nghĩa tình cách mạng sâu nặng, sắt son. Anh chị bàn luận về ý kiến trên.
~~•••~~
   Tố Hữu là cánh chim đầu đàn trong văn học về thơ ca của cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu mang đậm tính trữ tình, chính trị. Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài cách mạng của ông không thể không nhắc tới bài thơ " Việt Bắc". Bàn về " Việt Bắc" có ý kiến cho rằng: "bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca, ca ngợi nghĩa tình cách mạng sâu nặng, sắt son".

   Bàu thơ Việt Bắc ra đời với một sự kiện chính trị có tính lịch sử: chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng, các cơ quan Trung Ương của Đảng và chính phủ rời Việt Bắc về lại Hà Nội. Tố Hữu đã sáng tạo thành khúc hát giao duyên, một câu chuyện tâm tình. Vì thế, bài thơ như là "khúc tình ca" đã khắc hoạ giữa đồng bào nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống gắn bó, mặn nồng nơi quê hương kháng chiến.

   Trước hết, ta có thể thấy được tác giả đã mở đầu đoạn thơ bằng một khung cảnh chia tay cùng bao tâm trạng lưu luyến của người ra đi và người ở lại:

"Mình về mình có nhớ ta
  Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
  Mình về mình có nhớ không
  Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.
  Tiếng ai tha thiết bên cồn
  Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
  Áo chàm đưa buổi phân ly
  Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay."

   Tình cảm lưu luyến vấn vương được thể hiện qua lối đối đáp giao duyên của ca dao, sử dụng đại từ nhân xưng "mình - ta" đầy thân mật. Cùng với biện pháp điệp cấu trúc " mình về mình có nhớ " cảm xúc lưu luyến của người đi - kẻ ở, như muốn nhắc lại những kỉ niệm, hồi ức đẹp về những tháng ngày gian khổ trong "mười lăm năm kháng chiến" gắn bó với vùng đất cách mạng. Câu hỏi tu từ được đặt ra " nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?" thể hiện lên tâm trạng boăn khoăn, ray rứt của con người khi nhìn vào thiên nhiên. Hình ảnh này còn nhằm nhắn nhủ đến người dân Việt Bắc về một triết lý sống ở đời người thông qua câu tục ngữ " uống nước, nhớ nguồn". Để khắc hoạ trọn vẹn nỗi nhớ của người ra đi, tác giả dùng những từ láy: "tha thiết - bâng khuâng - bồn chồn" gợi sự bồi hồi vấn vương của tâm trạng. Hình ảnh hoán dụ "Áo chàm" gợi nhắc đến trang phục quen thuộc của người dân Việt Bắc trong cách mạng. Cùng cử chỉ rất chân thành giữa người với người "cầm tay nhau" nhưng trong khoảnh khắc chia ly đó họ lại ngậm ngùi không nói nên lời, vì những kỷ niệm gắn bó với nhau quá nhiều không biết phải nói gì khi ra đi. Lối sống ân nghĩa tình nặng được thể hiện qua hàng loạt những kỉ niệm của tác giả về những năm tháng chia sẽ, ngọt bùi đồng cam cộng khổ của đồng bào Việt Bắc.

   Bước sang đoạn thơ tiếp theo, bằng hình thứ đối xứng gợi sự cân bằng về cấu trúc thơ, tác giả cho ta cảm nhận được lời của người ở lại nơi Việt Bắc:

"Mình đi, có nhớ những ngày
  Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
  Mình về, có nhớ chiến khu
  Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
  Mình về, rừng núi nhớ ai
  Trám bùi để rụng, măn mai để già
  Mình đi, có nhớ những nhà
  Hắt hiu lâu xám, đậm đà lòng son
  Mình về, còn nhớ núi non
  Nhớ khi Kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
  Mình đi, mình có nhớ mình
  Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa"

   Những câu lục luân phiên sử dụng điệp khúc " mình đi","mình về" tạo nên âm hưởng nhớ thương da diết trong giai đoạn đầu gian khó. Người ở lại nhắc nhớ những kỉ niệm về sự gắn bó của người ra đi cùng người ở lại, họ đã trải qua rất nhiều những kỉ niệm keo sơn. Dù ở đây họ cơ cực, họ thiếu thốn, giản dị, nhưng họ rất thủy chung luôn biết san sẽ cùng nhau để vượt lên khó khăn của cuộc đời. Những kỷ niệm xưa trong cuộc đấu tranh ấy "Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh", những địa điểm lịch sử khởi đầu sự nghiệp cách mạng họ đã từng đi qua " Tân Trào, Hồng Thái, Mái Đình, cây đa". Nhưng giờ đây chỉ còn lại một người ra đi và một người ở lại. Bằng nghệ thuật thơ mang đậm tính dân tộc, nhà thơ nhập vai người Việt Bắc để thể hiện những kỉ niệm của một thời gian khổ, hy sinh nhưng ngời sáng tình đồng chí, ân nghĩa đồng bào những năm tháng không thể nào quên.

   Nếu như ở đoạn thơ trước là lời của người ở lại nhắc nhớ những kỉ niệm xưa, thì sang đoạn thơ tiếp theo này đây là lời của người cán bộ kháng chiến trước khi rời xa quê hương, nỗi nhớ đầy tha thiết:

"Ta với mình, mình với ta
  Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
  Mình đi, mình lại nhớ mình
  Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu... "

   Với nghệ thuật tăng tiến, cách sử dụng lặp lại điệp từ " mình - ta" sóng đôi, càng làm cho tình cảm của cả hai càng thêm được khăng khít, thủy chung, nồng nàn. Phép so sánh tình nghĩa "bao nhiêu....bấy nhiêu" được ví như nước trong nguồn. Tình nghĩa ấy thật dạt dào biết bao. Khổ thơ tô đậm nét đặc trưng về sự gắn bó mình với ta tuy hai như một.

"Nhớ gì như nhớ người yêu
  Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
  Nhớ từng bản khói cùng sương
  Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
  Nhớ từng rừng nứa bờ tre
  Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy"

   Bằng nghệ thuật so sánh đọc đáo nỗi nhớ Việt Bắc ví như nhớ người yêu. Tác giả dành tình cảm mặn nồng, da diết đối với Việt Bắc giống như tình cảm trai gái vậy. Tình yêu là nỗi nhớ, nhất là nỗi nhớ khi xa nhau, nỗi nhớ ấy lại cồn cào, da diết khôn nguôi. Nhớ người yêu, nhớ về từng khoảnh khắc và đặc biệt nhớ về những hình ảnh đẹp nhất. Với hình ảnh" Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nưng" một khung cảnh đẹp thơ mộng của thời gian và không gian lung linh, huyền ảo. Việt Bắc không có sự giao thoa giữa ngày và đêm, nỗi nhớ ấy cứ thiết tha trong từng khoảnh khắc. Đó là nỗi nhớ nồng nàn nhất, đẹp đẽ nhất, sâu sắc nhất. Theo sau đó là hình ảnh quen thuộc của "bếp lửa" gợi ra một không gian ấm áp trong đó có sự quan tâm, yêu thương chu đáo của "người thương ", của những người lính Việt Bắc. Chỉ bằng hai chữ " người thương" nhưng lại chứa đựng biết bao ân tình, tình yêu ấy vừa là tình quân dân của người đồng đội cách mạng vừa là tình yêu đôi lứa thiết tha. Cách liệt kê những địa danh "Ngòi thia, sông đáy, suối Lê vơi đầy " nỗi nhớ ấy trải dài theo không gian và trải rộng theo không gian.

   Chất trữ tình, khúc tình ca còn được thể hiện trong bức tranh sinh hoạt đậm đà nơi kháng chiến gắn với những con người sẵn sàng cùng kề vai sát cánh với chiến sĩ bộ đội trong cuộc kháng chiến một mất một còn với quân giặc.

"Ta đi ta nhớ những ngày
  Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
  Thương nhau, chia củ sắn lùi
  Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
  Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
  Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô  
  Nhớ sao lớp học i tờ
  Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
  Nhớ sao ngày tháng cơ quan
  Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
  Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
  Chày đêm nện cối đều đều suối xa"

   Lời của người ở lại băng khoăng về tình cảm của người ra đi. Họ "đắng cay ngọt bùi", họ cùng nhau chia sẽ cuộc sống khó khăn. Người ra đi tái hiện lại khoảnh khắc trong quá khứ về thời gian và không gian. Hình ảnh "Thương nhau chia cũ sắn lùi" họ chỉ có những bữa cơm chỉ là sắn lùi mà thôi, nhưng họ rất hạnh phúc khi ngồi ăn cùng nhau san sẻ, điều này khẳng định lên rằng" một miếng khi đói bằng một gói khi no". Tác giả sử dụng với biện Pháp nói quá "nắng cháy lưng " để miêu tả đến hình ảnh về người mẹ, người cần cù đôn hậu, và đem tất cả điều tuyệt vời nhất dành cho con. Hình ảnh người mẹ Việt Bắc không chỉ là người mẹ cá nhân mà là người mẹ của toàn dân tộc Việt Nam ta. Đời sống của người dân Việt Bắc tuy rất gian khổ, khó khăn nhưng họ vẫn lạc quan. Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ mang nhiều sắc thái khác nhau nhưng từ cảnh đến người đều là nỗi nhớ da diết, sâu đậm trong lòng người.

   Bức tranh Việt Bắc hiện lên như một bức tranh tứ bình được gắn liền với bốn mùa.

"Ta về, mình có nhớ ta
  Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
  Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
  Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
  Ngày xuân mơ nở trắng rừng
  Nhớ người đan nón chuốt từng sợi gian
  Ve kêu rừng phách đổ vàng
  Nhớ cô em gái hái măng một mình
  Rừng thu trăng rọi hoà bình
  Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

   Bức tranh tứ bình như được trạm, được khắc bằng bút pháp nghệ thuật chấm phá tả ít gợi nhiều. Nỗi nhớ đầu tiên được nhắc đến đó là mùa đông ấm áp. Vì mùa đông ở nơi Việt Bắc là mùa rất đẹp. Vào mùa đông ấn tượng với màu đỏ rực ấm áp từ những ngọn lửa đỏ tươi thắp sáng cả rừng xanh. Thì mùa xuân là màu mơ trắng rừng, màu phản ảnh của những bông hoa mơ ngày xuân gợi sự tinh khôi, trong sáng, lãng mạn. Mùa hè rực rỡ khi được đỗ vàng của rừng phách cùng những tiếng ve kêu thật thanh bình. Còn sang mùa thu, một mùa thật yên tĩnh và hoà bình. Nỗi nhớ không gian nhìn đâu cũng thấy nhớ, nhìn cảnh nhớ đến người. Cảnh và người có sự hoà quyện bởi cách sắp xếp độc đáo theo lối xen kẽ, câu lục tả cảnh câu bát tả người. Thiên nhiên Việt Bắc được miêu tả diễn biến theo bốn mùa, mỗi mùa đều có một nét đặc trưng riêng từ đó đã tạo nên một bức tranh tứ bình thật đẹp về núi rừng Việt Bắc.

   Ý kiến nhận định về "bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca, ca ngợi nghĩa tình cách mạng sâu nặng, sắt son" là hoàn toàn chính xác. Tác phẩm đã chạm đến nghệ thuật tài hoa của thơ Tố Hữu.

   Bài thơ Việt Bắc là một tác phẩm tuyệt tác viết về tình yêu đất nước. Sự thể hiện độc đáo trong nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát dân tộc. Kiểu kết cấu đối đáp trong ca dao giao duyên cùng ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian. Tất cả đã góp phần khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu: Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống quý báu của Anh hùng dân tộc bất khuất, ân nghĩa, thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vanhoc