Chí Phèo

Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi gặp Thị Nở.
~~•••~~

   Trong văn học hiện đại Việt Nam, Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông được xem là cây bút xuất sắc về đề tài người nông dân. Trong đó Chí Phèo là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông. "Chí Phèo" - một kiệt tác, truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Ở tác phẩm này, tác giả đã thành công trong việc bộc lộ bản tính được chuyển hóa rõ nét qua nhân vật Chí Phèo, đặc biệt trong cách diễn biến tâm trạng của Chí Phèo sau một đêm gặp Thị Nở và nhận được bát cháo hành từ tay Thị, cho đến khi bị Thị cự tuyệt.

     Hình ảnh nhân vật Chí Phèo vốn là đứa trẻ từ khi sinh ra bị bỏ rơi trong cái lò gạch bỏ hoang, được người làng truyền tay nhau nuôi. Lớn lên do trời cho cái bản tính lương thiện, giàu lòng tự trọng, và trở thành người nông dân tốt đến khi ở cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông và vì bà Ba để ý đến hắn, nên Bá Kiến tìm cách bỏ tù hắn. Nơi đó Chí Phèo đã dần đánh mất đi bản thân, đánh mất đi sự lương thiện của mình, vì nhiễm thói lưu manh hóa từ những người trong tù. Sau khi được thả, Chí đã thay đổi thành con người khác, trông hắn chẳng khác gì một con quỷ, biến thành một kẻ chuyên đi rạch mặt ăn vạ, lúc nào cũng chìm trong men say rồi lại đi đập phá mọi người dân ở làng. Từ đây cuộc đời Chí chính thức bị đánh rơi vào con đường cục tăm tối, không còn lối cứu vãn được nữa. Rồi cho đến một ngày Thị Nở xuất hiện, cuộc sống của Chí trở nên thay đổi hẳn.

   Lần đầu tiên hắn gặp Thị là lúc hắn đang trong tình trạng người say khướt, hắn đi đến túp lều ven sông định xuống dưới tắm thì tình cờ nhìn thấy Thị Nở đang nằm ngủ. Đêm đó họ đã ăn nằm với nhau, đánh thức tình cảm của một người đàn ông như Chí. Ngày hôm sau, khi tỉnh giấc, một cảm giác lạ của Chí không giống như bao ngày trước kia, mà đây là lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh rượu sau một cơn say dài và cảm nhận được nỗi buồn: "lòng mơ hồ buồn... Chao ôi là buồn!..." mọi cảm xúc như đều ập tới cùng lúc khi lắng nghe những âm thanh yên bình của cuộc sống xung quanh,thật giản dị và quen thuộc chỉ với tiếng nói của người đi chợ, tiếng đuổi cá của anh thuyền chài, tiếng chim hót,... Những âm thanh ấy trở thành tiếng gọi tha thiết, gợi lại giấc mơ sống trong gia đình lương thiện nhỏ ngày xưa, một cuộc sống đơn giản mà hạnh phúc ấm no như bao người nông dân khác. Rồi lại nghĩ về hiện tại cho đến tương lai, hắn cảm thấy bản thân càng ngày càng già mà vẫn còn cô độc. Chí Phèo tỉnh táo hơn để tự ý thức được thân phận tủi nhục, đoạn đời đầy tội lỗi vừa qua của mình và lo lắng cho tương lai mù mờ về sau. Đó cũng là lần đầu Chí suy nghĩ như một người nông dân nghèo lương thiện. Cho đến khi mọi cảm xúc suy nghĩ ấy dồn lại vào Thị Nở xuất hiện bước vào lều với bát cháo hành trên tay.

   Chí Phèo đi từ ngạc nhiên đến cảm động, bâng khuâng trước sự chăm sóc của Thị đối với hắn sao mà ân cần, chân thành và mộc mạc đến thế. Chí nhận lấy bát cháo hành bốc khói từ tay Thị Nở đưa cho, hắn xúc động lắm "hắn thấy mắt ươn ướt", hắn vừa húp vừa khóc, đó là những giọt nước mắt của sự biết ơn được chảy ra trên khuôn mặt Chí. Vì đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà chăm sóc hắn rất tận tình như vậy. Mặc dù trước kia hắn rất hung hãn với mọi người, muốn ăn đều phải đi cướp lấy giật lấy của người khác nên trong làng ai cũng xa lánh hắn. Cho đến bây giờ không ngờ có một người đem đến cho hắn, đến gần hắn mà không hề sợ hãi hay căm ghét mà còn đem lại cho hắn một niềm hy vọng mới được len lỏi thấp sáng dần trong tâm trí hắn. Hắn ăn năn, hối hận về những việc làm ác đã làm, hắn khát khao được làm người lương thiện lắm, hắn thèm lương thiện, tin tưởng rằng Thị sẽ mở đường, là cầu nối cho hắn trở lại với xã hội loài người này. Hắn thấy vui lắm khi gặp được Thị Nở, coi bản thân như một đứa trẻ, muốn làm nũng với Thị như với mẹ. Vậy là hương vị bát cháo hành với sức mạnh tình yêu đã cảm hóa đựơc Chí Phèo trở lại với bản chất con người trong trắng, lương thiện năm xưa mà hắn đánh mất.

   Niềm vui ấy chưa trọn vẹn được bao lâu thì Chí Phèo lại rơi vào bi kịch một lần nữa không được làm người lương thiện. Thủ phạm không ai khác chính là Bá Kiến cùng với sự góp mặt của bà cô Thị Nở. Bà ta dứt khoát ngăn cản đi mối tình của Chí Phèo với Thị Nở bằng những lời lẽ độc ác, khinh miệt đã chạm đến phần đau nhất của cuộc đời một trẻ mồ côi, và còn khiến con đường trở thành người lương thiện của Chí bị cắt ngang đi, không thể tiếp tục được nữa. Chỉ vì lý do đó mà làm cho mối tình giữa hai người thoáng thật mong manh, dễ bị tiêu tan. Thật vậy, Chí Phèo đã bị Thị cự tuyệt, Thị là niềm hy vọng duy nhất, ngọn lửa khát khao cháy bỏng duy nhất trong Chí giờ đây đã dập tắt hòan tòan. Chí Phèo đau đớn vật vả trong bi kịch bị cự tuyệt, hắn ngẩn người, sửng sốt, cố níu kéo Thị nhưng không được. Hắn đau khổ, tuyệt vọng và khóc trong uất nghẹn, lúc này đây hắn chỉ biết lấy rượu ra và hắn uống nhưng "càng uống càng tỉnh ra, tỉnh ra chao ôi, buồn!...", "hắn ôm mặt rưng rức và quyết định trả thù kẻ gây cho hắn ra nông nỗi này". Lúc đầu hắn định giết cả nhà Thị hay nằm ăn vạ kêu làng cho bẽ mặt cái con đĩ Thị đó. Thế nhưng trong tiềm thức từ cơn say, Chí nhận ra Bá Kiến mới chính là kẻ cướp đi quyền làm người, hắn nhất định phải lột bỏ bộ mặt giả tạo của Bá Kiến trước xã hội.

   Trong đoạn đối thoại ngắn, Chí Phèo đã tỉnh táo nêu lên tội ác và kết án Bá Kiến "ai cho tao lương thiện?", khẳng định niềm mong muốn khát khao "tao múôn làm người lương thiện" và chấp nhận với sự thật trước mắt rằng "tao không thể làm người lương thiện được nữa". Qua lời nói ấy của Chí thể hiện lên sự quyết tâm trả thù mãnh liệt cùng với con đường bế tắc này, Chí Phèo quyết định đâm chết Bá Kiến và tự sát. Cái chết chính là con đường duy nhất để thóat khỏi cái số phận phẩn uất, bế tắc này. Kết cục của một cuộc đời con người khi bất mãn với cuộc đời, tha thiết muốn trở về làm người nhưng không được chấp nhận. Từ cái chết của Chí cho thấy tâm trạng của Chí lúc này đây thật sự tuyệt vọng tột cùng với tất cả mọi thứ. Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người lương thiện. Tuyệt vọng về tình yêu với Thị Nở mới ngày nào còn đẹp biết bao. Tuyệt vọng với cái xã hội đầy rẫy sự bất công, định kiến nặng nề, tàn nhẫn về một con người đã có quá nhiều vết đen trong quá khứ. Người đại diện cho những định kiến xã hội tàn nhẫn có thể giết chết con người, bi kịch đau đớn của người nông dân dưới chế độ cũ.

   Qua tác phẩm Chí Phèo thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao, xây dựng thành công nhân vật điển hình bất hủ, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ, ngôn ngữ nghệ thuật đặc sắc. Trong đó, đoạn văn diễn biến về tâm trạng của Chí Phèo đối với Thị Nở, một tuyệt bút thành công để viết nên một kiệt tác lớn. Đoạn văn chứa đầy chất thơ và thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả đã truyền đạt.

-------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vanhoc