Chương 8: Hai đời thọ nạn 1
Jin-su sắp về. Jin-su còn sống trở về. Những người hàng xóm đã nhận giấy báo là con của họ đã tử trận. Và, nhiều người hàng xóm khác lại không nhận được thông tin gì về con mình có chết hay không. Thế mà con tôi, Jin-su vẫn còn sống và hôm nay được trở về! Càng nghĩ ông càng muốn nhảy cẫng lên. Không biết, nhưng có lẽ vì vậy ông Park Man-do đã leo một mạch lên tới tận đỉnh đồi Đầu rồng, mà nếu như lúc khác, ông đã phải ngồi nghỉ đến vài lần mới có thể lên được tới nơi. Trống ngực đập thình thịch còn bắp chân thì mỏi nhừ. Nhưng ông Park Man-do cũng không có ý định nghỉ chân, cho dù là cả khi đã lên đến đỉnh đồi và ông đã nghe được tiếng còi tàu xình xịch với những lọn khói mềm mại đang bay lên từ nhà ga phía xa, bên kia cánh cánh đồng. Không phải là ông không biết chuyển tàu chở con trai mình phải gần trưa mới tới nơi. Mặt trời giờ mới lên khỏi đỉnh đồi chừng một gang tay nên còn lâu mới tới buổi trưa. Thế nhưng rõ ràng là trong lòng ông rất nôn nao. Thôi, ngồi chơi một tí ở đây để làm gì.
Ông Man-do dùng một ngón tay ấn vào một bên mũi rồi xỉ đánh "xịt" một cái. Cục dỉ mũi khô bung ra. Ông bước xiêu vẹo xuống con đường dốc.
Đường xuống so với đường lên không có gì khó. Chỉ vung tay mạnh là tự nhiên đi xuống như lăn. Man-do chỉ vung vẩy cánh tay phải thôi. Còn cánh tay trái thì đang được thọc đại vào trong túi áo gi- lê. Độc đinh đời thứ ba mà chết được sao? Còn sống trở về là đúng quá đi rồi còn gì. Nhưng nghe nói là nó mới từ bệnh viện ra nên có thể là bị thương ở đâu đó. Chắc nó không thành như mình đâu nhỉ? Ông Man-do nhìn xuống ống tay áo được nhét trong túi áo gi- lê bên trái. Trong cái ống tay áo không có gì cả. Chỉ là cái ống tay áo thõng từ vai xuống thôi. Vì thế nó luôn được nhét trong túi áo gi-lê. Chắc là đạn chỉ sượt qua mông hay bắp chân của nó thôi nhỉ. Nếu nó bị thương tới mức như mình bị mất nguyên cả một cánh tay thì tính nó yếu hèn làm sao chịu nổi. Ông cứ nói thầm với một chút lo âu.
Đường xuống đổi rất nhanh. Chưa gì nhìn lên đã thấy ngọn đồi cao bằng kia rồi. Này, đi quẹo theo triển đồi là tới cánh đồng.
Vẫn với khí thế như lúc xuống dốc, ông Man-do nhanh chân men theo bờ ruộng tới tận bờ suối mới dừng lại. Đó là một dòng suối nhỏ có cây cầu khi bắc ngang. Vào giữa mùa hè mưa nhiều nước có thể ngập tới rốn, nhưng lúc này, nước chỉ mới mấp mé đến đầu gối. Vào giữa mùa thu thì nước trong suốt đến tận đáy. Khi nhìn xuống dòng nước đang lặng lờ chảy xuôi ấy, tự nhiên ta cũng thấy lạnh buốt tới tận chân răng.
Ông Man-do bước đến, khom người ngồi xuống bên dòng nước, dùng một tay tháo dải rút quân. Ông tiểu bậy xuống đấy. Nước tiểu sủi lên trên dòng nước trong veo như mặt gương, tạo thành bọt lăn tăn khiến cho lũ cá từ tứ phía tụ về. Nhiều con to bằng ngón tay. Gía mà bắt cá bằng đầy cái bầu và ăn sống với một cốc rượu... Nước bọt trong cổ họng dằn xuống. Hướng về phía lũ cả, ông xỉ mũi đánh "xịt!" cho văng cái dỉ khô ra, rồi thận trọng dẫm chân lên cây cầu khỉ.
Ha Geun-chan
Cây cầu chẳng lấy gì làm dài nhưng nhìn xuống dòng nước đang chảy xiết cũng không khỏi có chút choáng váng. Ông Man-do hết sức cẩn trọng với cây cầu này.
Có lần từ thị trấn trở về nhà, sau khi rượu đã ngà ngà say và tâm trạng đang rất hoan hỉ, ông Man-do đã bị rơi tõm xuống nước. May mà không có ai đi qua nhìn thấy, chứ nếu không thì ông đã trở thành trò cười cho dân làng rồi. Chỉ xây sát một bên cổ chân chứ không có chỗ nào bị thương nặng. Khi đó là đầu mùa thu nên có thể cởi áo ra vắt lên bờ suối hong khô, nhưng như thế thì xấu hổ chết đi được. Không phải là vì quần áo ướt hết, cũng không phải là vì trần truồng ngồi đợi cho tới khi khô. Đó là vì phải phơi bày cái cơ thể với dấu vết rờn rợn của cả một cánh tay bị chặt đứt ra giữa đất trời. Khi nào có người đi qua, ông phải chạy ào xuống nước giấu mình, chỉ để lộ cái dầu. Nước lạnh đến rợn cằm, ông phải chịu đựng bằng cách dùng một tay bum chặt lấy hạ bộ đang có rúm lại.
- Hư hư hư...
Cho đến tận bây giờ, ông vẫn không khỏi bật cười khi nhớ lại chuyện ấy. Cái mũi hếch của ông ngửa lên trời, liên tục phồng lên xẹp xuống. Vượt qua con suối, nếu đi thẳng một lèo qua bờ ruộng thì mới tới con đường dẫn vào thị trấn. Căn nhà mái rơm phủ đầy bụi nằm bình yên ngay bên lề đường là một quán rượu. Đó là quán rượu quen thuộc mà mỗi khi ra thị trấn, ông Man-do đều ghé vào. Ông thường bỡn cợt với người đàn bà có cặp lông mi dày của quán rượu này.
Ông bước vào ngưỡng cửa của phòng rượu.
- "Ông xã" vào đấy. Thì người đàn bà đáp lại.
- Ui chao ôi, cha nội vào lẹ đi.
Câu ấy thay cho một lời chào. Cho dù đang có điều gì bực bội đi chăng nữa, một khi đã đến ngồi áp sát bên hông người đàn bà này là tự nhiên ông Man-do lại cảm thấy trong lòng dịu hẳn xuống.
Bước qua cửa quán rượu, ông tự nhủ hay là ta mở của ghé vào phòng rượu nhỉ? Nhưng trước cửa phòng đang có rất nhiều dép và trong
phòng thì rổn rang tiếng nói cười vọng ra, ông dành quay gót và tính lại rằng khi trở về mình sẽ ghé vào.
Chỉ cần ra tới con đường mới làm là đã tới thị trấn rồi. Ông Man-do do dự đôi chút ở đầu thị trấn, rồi đi ngược về hướng nhà ga. Ông đi tìm đồ ăn ở trong chợ. Ông nghĩ rằng Jin-su trở về thì ta phải mua xâu cá thu chứ. Tuy không phải là ngày chợ phiên, thế nhưng ở dãy hàng cá không thiếu một loại nào. Định mua con cả này thì lại thấy con cá kia tốt hơn, định mua con cá ấy thì lại thấy con cá khác còn ngon hơn nữa. Sau một hồi lâu lượn qua lượn lại, cuối cùng, ông Man-do cũng chọn được một xâu cá thu vừa ý. Xách lủng lẳng xâu cá đi về phía nhà ga, bỗng ông thấy ngứa nách quá. Mà khốn nỗi chỉ có mỗi một cánh tay thì tay ấy đã bận cầm xâu cá thu rồi nên ông càng cảm thấy khó chịu. Không còn cách nào khác, ông đành ngọ ngoạy chuyển động lên xuống liên tục một bên khớp vai.
Ông Man-do bước vào phòng chờ của nhà ga, việc đầu tiên là ông nhìn lên chiếc đồng hồ treo trên tường 2 giờ 20 phút. Đã 2 giờ 20 phút rồi sao? Ta nhìn nhầm chăng?... Dù có dụi đi dụi lại cả hai mắt để nhìn cho thật kỹ đi nữa thì trước mắt ông, kim đồng hồ vẫn chỉ đúng 2 giờ 20 phút. Ông vừa ngồi trên chiếc ghế dài, vừa tự hỏi một cách nghi ngờ 2 giờ 20 phút ư?... Nếu vậy thì đã qua buổi trưa rồi kia a? Làm gì có chuyện ấy. Nhìn kỹ lại thì hóa ra đồng hồ đã bị vỡ mặt kính và bụi bặm bám đen kịt. Có thể chứ, rõ là vớ vẩn! Làm gì có chuyện thời gian nhanh như thế được.
- Ông ơi, mấy giờ rồi thế ạ?
Ông Man-do hỏi người đàn ông mặc complê ngồi đối diện.
- 10 giờ 40 phút rồi ạ.
- Vâng, ra thế.
Ông Man-do cúi đầu, hai mắt liên tục nhấp nháy. 10 giờ 40 phút, xem nào.Vậy ra vẫn còn những một tiếng nữa. Ông thở phào với vẻ an tâm, rồi rút ra một điếu thuốc, ngậm lên miệng và châm lửa.
Trong lúc ngồi vắt chân chữ ngũ trong phòng chờ của nhà ga, ông Man-do lại nhớ tới một việc đã từng xảy ra với ông. Mỗi khi nhớ đến việc ấy là ông lại như cảm thấy một luồng khí lạnh chạy lướt qua gảy. Ngay lúc này đây, những ngón tay của ông từng bị bầm giập, tê cứng lại. Cánh tay như khúc gỗ bị phủ đầy rêu ấy cũng đang hiện ra sừng sững trước mắt ông.
Cũng chính tại phòng chờ của ga xe lửa này, hơn một trăm người đang tụ tập ồn ã. Ông Man-do cũng có trong số đó. Tất cả đang đợi tàu nhưng chẳng ai biết mình sẽ phải đi tới đâu. Họ chỉ nghe giục lên tàu thì phải lên mà thôi. Họ là những người bị bắt đi phục vụ cho quân đội Nhật Bản. Đó là chuyện cách đây mười ba, mười bốn năm về trước.
Có những người nghĩ là mình sẽ bị đưa đến mỏ than ở đảo Bắc Hải, mà chắc chắn hơn nữa là đến quần đảo Nam Dương. Một số người thì muốn mình được đến Mãn Châu. Riêng ông Man-do thì giữ thái độ thản nhiên, coi như không có chuyện gì xảy ra, vì với ông, nếu không phải là đảo Bắc Hải thì là quần đảo Nam Dương, nếu không phải là đấy nữa thì sẽ là Mãn Châu, chẳng có hề gì. Không lẽ người ta đưa mình ra khỏi cái vòm trời này? Nghĩ thế nên ông điềm tĩnh rít thuốc và nhả khói qua cái mũi hênh hếch. Thế nhưng có một điều không mấy yên tâm là ở lẽ, vợ ông cứ dứng lớ ngớ dưới gốc cây anh đào, chỗ góc nhà xí đằng kia, mà nhìn đau đáu về phía ông. Cho nên mặc dù có đem theo diêm cất trong túi áo nhưng ông Man-do vẫn quay lại hỏi xin lửa của người bên cạnh để lén nhìn.
Vừa bước ra bục kê, vừa nhìn ngoái lại phía sau, ông thấy vợ mình đang đứng bên ngoài hàng rào xỉ mũi bằng khăn mùi xoa. Sống mũi ông Man-do cũng cay cay. Khi con tàu vừa rít lên những hồi còi inh ỏi và bắt đầu chuyển bánh, ông càng thấy nao lòng hơn. Tuy vậy, ông không thể làm được điều gì khác hơn khi trước mặt ông tất cả đều mờ mịt. Nhưng nhà ga đang xa dần và đen sẫm lại. Bên ngoài cửa sổ, phong cảnh mới lạ cứ đập vào mắt, làm cho ông cảm thấy thanh thản. Thậm chí còn có cảm giác như sảng khoái nữa.
Lần đầu tiên ông được nhìn thấy biển, và cũng là lần đầu tiên được đi trên con tàu biển lớn như thế. Dưới sàn tàu, có rất nhiều người đang chổng mông lên nôn oẹ còn ông Man-do thì không hề hấn gì, chỉ cảm thấy hơi đau đầu một chút. Một số người thì không ăn hết được hai vắt cơm cho một ngày. Nhưng ông Man-do lại ăn hai vắt cơm một lúc mà vẫn không thấy hài lòng.
Mệnh lệnh tất cả chuẩn bị xuống tàu được ban ra vào buổi hoàng hôn của ngày thứ ba. Mọi người đều bận rộn lo xếp xắp đồ đạc trong tay nải của mình. Còn ông Man-do thì đeo lên vai cái tay nải to bằng trái bí đỏ lủng lẳng bên sườn. Sau khi mọi người đã leo lên boong tàu thì cảnh tượng đập vào mắt họ là cả bầu trời đang đỏ lự, còn nước biển thì cũng rừng rực một màu đỏ như sắt nung trong lửa. Mặt trời đang lúc rơi tõm xuống mặt nước. Lần đầu tiên, ông Man-do nhìn thấy mặt trời sao mà lại to và đỏ đến nhường vậy. Và trên mặt biển, những ngọn núi lớn lấp lánh màu vàng cam đang nhô dần lên. Tất cả mọi người dường như đều không ý thức được rằng họ vốn đang mím chặt môi, vậy mà đã phải há hốc mồm từ lúc nào trước quang cảnh huyễn hoặc đến rợn người như thế. Ông Man-do vừa vươn vai vừa hít hà, rồi bỗng hết to lên một tiếng. Và cái đang chờ đợi họ trên hòn đảo này không có gì ngoài sự cưỡng chế lao động cùng cái nóng đến nghẹt thở và những con muỗi to bằng con chuồn chuồn... Tất cả chỉ có thể mà thôi.
Họ sẽ phải san bằng hòn đảo này để làm sân bay. Từ sáng sớm cho tới khi mặt trời lặn, vừa bạt núi vừa phải luôn tay gãi sồn sột những chỗ muỗi đốt và chịu dựng sự nhớp nháp bởi mồ hôi tuôn ra như tắm, đó là công việc thường ngày của họ. Việc chuyên chở đất cũng là một công việc không hề dễ dàng chút nào ngay cả đối với những cơ thể đã quen còng lưng với việc đồng áng. Nước uống thì không hợp khẩu vị, thức ăn lại dễ bị hư nát, làm cho họ không thể nào chịu nổi. Hơn thế nữa là còn có cả bệnh truyền nhiễm. Có cả chuyện đang làm việc thì bỗng đột nhiên ngã quỵ xuống. Nhưng ông Man-do không hề bị quy ngã mà chỉ bị đi tháo tỏng trong một sớm một chiều thế thôi. Miệng rồi cũng dần dần hợp với nước, những công việc lao lực cũng theo ngày tháng mà quen với cơ thể. Giá mà không có lũ muỗi cứ đêm đến là bay lượn cắn đốt thì vẫn có thể chịu đựng được. Lũ muỗi kia thực sự đã gây khó chịu nặng nề đối với ông Man-do.
Sức mạnh của con người quả thật đáng nể. Họ đã san được đảo thành sân bay ở giữa những khe hở của những ngọn núi vô cùng hiểm trở. Thế nhưng công việc không phải như vậy là đã kết thúc, còn có những công việc khác vượt ra ngoài khả năng nữa đang chờ đợi họ. Từ khi có máy bay của đội quân liên hợp quốc bay lượn thì công việc liên tục kéo dài cho tới tận nửa đêm. Đó là việc đào hầm xuyên qua núi, những cái hầm cất giấu máy bay. Và toàn bộ thiết bị cũng đều phải được chuyển hết vào trong hầm.
Tiếng mìn phá đá nổ ở chỗ này chỗ kia làm rung chuyển cả núi đồi. Mỗi lần nghe tiếng còi " ú...ú...ú..." vang lên báo động có không kích thì tất cả phải ngưng ngay công việc đang làm và lập tức chui xuống hầm, nằm ép mình xuống nền đất. Họ phải giữ nguyên tư thể như vậy cho tới tận lúc máy bay đã khuất dạng. Có khi mọi người phải nằm phủ phục như thế đến hàng tiếng đồng hồ, tuy vậy, so ra, đó lại là việc dễ chịu. Do đó, mặc nhiên, những con người có mặt nơi đây lại mong đợi có không kích đến. Thỉnh thoảng cũng có những lần họ không nghe thấy tiếng còi báo động, vẫn hí húi làm việc. Những lúc như vậy, họ đều thấy nuối tiếc và cảm thấy thiệt thôi to lớn vì đã mất thời gian nghỉ. Cũng có khi không biết vì lý do nào đó mà trước khi còi báo động vang lên, máy bay đã vượt qua đỉnh núi, tới kề sát bên rồi. Những lúc như vậy thì thật là khủng khiếp. Thiệt hại lớn thường xảy ra trong những trường hợp như vậy. Việc ông Man-do bị mất hẳn một cánh tay cũng đã xảy ra trong một trường hợp tương tự.
Một ngày như bao ngày, mọi người đang đào đá trong hầm. Họ đục một lỗ hổng ở mép vết nứt của tảng đá rồi nhồi thuốc nổ và tra kíp nổ vào. Sau khi công việc hoàn tất, mọi người sẽ chạy ra ngoài, chỉ còn một người ở lại phụ trách việc châm lửa. Tất nhiên là cái người sau cùng ấy sẽ phải chạy thật nhanh ra nơi ẩn nấp trước khi khối thuốc nổ tung.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top