Vĩnh An Quốc
Niên biểu Thịnh Dân QuốcHạ Chí niên 736, Hạ Chí ngày thứ nhất. Nhật dương quang đãng kéo dài 8 canh giờ, ngày trải dài nhất lịch sử Thịnh Dân Quốc. Hoa thơm bay ngợp trời, mây nhảy nhót khắp nơi, dân chúng khắp chốn đổ xô tràn ngập mọi nẻo đường. Ngay cả chốn âm dương cũng muốn ăn mừng thắng trận của hoàng đế nước Thịnh Dân. Hạ Chí ngày thứ hai. Mưa rải đậm trời, đá trắng phủ rêu xanh, dân cùng quân trong nước dừng tất cả hoạt động để tang thừa tướng nước Thịnh Dân. Hai chốn âm dương trở nên đau buồn khó tả. Hoàng đế dẫn quân, dẫm mưa mà đi, dân chúng hai bên cúi đầu cáo biệt Vĩnh An thừa tướng. Hạ Chí niên 742, Hoàng đế chuyển dời kinh đô, từ Hoa Kinh về Ngọc Châu. Năm thứ sáu Vĩnh An thừa tướng mất, đất trời trong xanh, mùa màng bội thu, dân chúng trong cố đô thả thiên đăng, đốm sáng bay đầy trời, hoàng đề đề ba chữ "Gửi Vĩnh An", thiên đăng hoàng đế thả bay cao trăm thước, như lời tiễn biệt cố nhân.Đông Chí niên 742, Hoàng đế đổi tên nước thành Vĩnh An Quốc. Trong dân chúng truyền miệng nhau câu chuyện về vị hoàng đế anh minh thần võ ngả mình với thừa tướng của hắn. Dân gian truyền từ đời này qua đời khác, khiến câu chuyện trở thành truyền thuyết. Mang Chủng niên 756, Hoàng đế băng hà, thái tử Lưu Vĩnh Châu lên ngôi, theo chỉ dụ của tiên đế, hạ táng ở ngoại thành kinh đô Ngọc Châu. Tiên đế Vĩnh An Quốc, đề ba chữ "Gửi Vĩnh An" trên bia mộ hắn. An táng cạnh thừa tướng Chu Vĩnh An. Mỗi năm tiết Hạ Chí, đốt một khăn lụa Tiết Hà gửi lại An An của hắn. Lưu Chiêu Quân x Chu Vĩnh AnT…