NGƯỜI ĐÀN BÀ BÊN SÔNG- MỘ

NGƯỜI ĐÀN BÀ BÊN SÔNG- MỘ

7 1 1

Bấy giờ là khoảng đầu thế kỷ hai mươi, đại khái làng quê cũng vẫn vậy, miền Bắc đã tương đối ổn định.Có anh nọ tên Lương, thôn Đoài làng Vân, không rõ tổng, huyện nào. Anh Lương có vợ là Ninh. Gia đình vỗn dĩ làm nông, nhà cũng đủ ăn, có một mụn con. Được ba tuổi thì mẹ mất, anh cũng chẳng thèm làm ăn, đâm ra nhà nghèo đi. Phải năm đói kém, lại mắc tiền xâu thuế, thành ra bán hết cả nhà cửa, ruộng vườn, mà ra dựng lều cỏ ở triền đê. Người làng thương quá, góp tiền sắm cho một cái thuyền nhỏ, hai cha con vừa làm nhà vừa làm nghề chài lưới kiếm kế sinh nhai qua ngày.Đến giữa tháng tám, đương lúc hai cha con ở trên thuyền đánh cá, bất chợt lũ về cuốn cả thuyền đi.Nước lớn đục ngầu, cuồn cuộn như con thuồng luồng, nuốt tất thảy, cái thuyền vỡ nát mà hai cha con trôi xuống dòng nước xiết.Lương nhắm mắt vơ quờ quạng tìm tay con, thì nắm được vật gì, tưởng tay con, mở mắt ra thấy nắm được rễ cây, bất đắc mà nắm, lần mò vào được bờ, nhưng chẳng thấy con đâu.Lương đứng trên bờ tần ngần, rồi theo con nước mà tìm con, vừa đi vừa khóc vừa thét gọi con mà chả thấy đâu. Khóc đến chảy cả máu mắt. Khóc rồi ngất rồi lại dậy tìm. Mệt quá lả cả đi, ngủ luôn trên triền đê.…

BỘ DA HỔ- MỘ

BỘ DA HỔ- MỘ

10 2 1

Nước ta từ bắc chí nam tới hàng ngàn dặm, trải dài đất nước vô số rừng rậm, làng mạc, phố thị đan xen, người thú ở xen kẽ, lại có con đường Cái quan là chạy dọc dài theo đất nước. Bình thường, đường Cái quan cũng không có nhiều người qua lại, chủ yếu là quan quân chạy công vụ hoặc dân buôn.Cũng không nhớ ở huyện nào, tỉnh Quảng Bình, có đường Cái quan đi qua. Những năm ấy là thời Tự Đức, năm 1881 tây lịch, nước Nam ta còn đánh nhau với pháp nên thành ra đường Cái quan chỗ qua huyện ấy thì tấp nập, người tị nạn, quan quân qua lại.Hiềm một nỗi người qua đây hay có nạn, thường mất tích, có tìm thấy xác thì cũng không nguyên vẹn, cái mất đầu, cái mất chân, lại cũng hay bị mổ bụng, lòi hết ruột gan, máu me nhoe ra, đỏ hết cả khoanh đất, rồi mùi tanh hôi, máu me xộc lên, hết sức kinh dị. Cũng có cái bị thú ăn còn trơ xương trắng hoặc rồi xác nát bất nhầy.Chỉ biết quanh vùng thường có dấu chân hổ, thì người làng xung quanh biết là có con hổ thường bắt người.Cũng chẳng phải mình dân tứ xứ đi qua đến cả quan quân làm việc công cụ cũng bị hại.…

Con ma cột đèn

Con ma cột đèn

18 1 1

Đầu thế kỷ 20, nước ta hãy còn bị thực dân đô hộ, chúng chiếm Hà Nội làm nơi trung tâm cai trị. Vốn dĩ, trước đây trong thành Hà Nội phố phường chỉ tập nập ban ngày, đến đêm thì tối om như mực, gà gáy là mọi người đều lên giường đi ngủ, lại có tệ trộm cắp buổi tối hết sức bực mình.Thế nên thực dân có lắp đèn điện ngoài phố, làm Hà thành đương thời đêm đêm sáng rực như ban ngày; đèn điện lung linh sắc màu, trong thiên hạ không nơi nào sánh được. Từ đó nạn trộm cắp bớt hẳn, mà thành ra người ta cũng thức khuya hơn, ấy lại sinh ra trai gái thường đi chơi đêm, rồi chim chuột, thật là phiền phức.Bấy giờ, có anh chàng tên Văn tầm mười tám tuổi, không nhớ rõ quê quán ở đâu, chỉ biết quanh quanh ngoại thành Hà Nội, vốn là dòng dõi quan lại nhỏ, được gia đình thuê trọ ra Hà thành học trường của thực dân. Cũng là trai trẻ hay chơi bời, lại xa nhà nên thường cùng bè bạn đêm đến thì rời nhà trọ mà tìm lên phố đàn đúm thành quen.…