Bỏ Em Ư ? Có Mà Đợi Đến Kiếp Sau !
Tôi không biết cô gái như thế nào sẽ được gọi là thục nữ. Nếu như gặp người lớn thì nhã nhặn lễ phép, trước mặt cha mẹ thì ngoan ngoãn nghe lời, ăn cơm Tây biết cách dùng dao nĩa, chưa bao giờ nói tục chửi bậy là tiêu chuẩn của một thục nữ thì tôi nghĩ đương nhiên mình là một thục nữ. Trước hết, tôi rất lễ phép. Nghe bà ngoại với mẹ kể lại thì ngày ba tuổi rưỡi tôi đã biết ngoan ngoãn mang ghế ra mời bác thu tiền nước ngồi, từ đó trở đi chuyện này đã trở thành một giai thoại để bà và mẹ mang ra kể với bất cứ ai đến nhà. Tôi hoàn toàn xứng đáng là một đứa con ngoan lễ phép. Tiếp theo, tôi rất e lệ. Cô giáo dạy âm nhạc thời tiểu học của tôi kể lại: "Âm sắc của Phước Sinh rất tốt, vừa thanh vừa ngọt như chim sơn ca, chỉ có điều nó hay e thẹn quá. Gọi nó lên hát mà mặt nó đỏ bừng, âm thanh lí nhí như muỗi". Tất cả các giáo viên khác của tôi đều đồng ý về điểm này. Phước Sinh là một cô gái e lệ. Còn có một điểm quan trọng nhất, tôi rất nghe lời cha mẹ, trước khi tốt nghiệp đại học không dám có bạn trai. Ba mẹ tôi rất truyền thống, rất bảo thủ, họ cho rằng trước khi đi làm tuyệt đối không được yêu. Kỳ thực tôi cũng muốn đi ăn cơm có đôi có cặp, tới thư viện tự học có người chiếm chỗ, thậm chí dưới sân ký túc xá có người đánh guitar theo đuổi như những người khác trong trường. Nhưng tôi là một cô gái dậy thì muộn, lúc vào đại học mới gần bốn mươi cân, cao một mét năm tám (còn thiếu hai phân nữa mà không sao cố được), nếu cởi áo ra thì có lẽ ngực còn không lớn bằng mấy…