tac dung phu he nieu

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC TRÊN HỆ TIẾT NIỆU

Câu 1: Kể tên các nhóm thuốc gây độc thận & trình bày cơ chế tác dụng

Cơ chế Các nhóm thuốc

Giảm tưới máu thận gây suy thận chức năng

NSAIDs, IEC, ARA2 Ciclosporin, tacrolimus

Tác dụng độc trực tiếp lên ống thận Aminosid, thuốc cản quang, cisplatin, ifosamid, ciclosporin, tacrolimus, dextran, Ig IV

Tác dụng độc gián tiếp lên ống thận

- Do ly giải cơ vân

- Do tán huyết

- Do lắng đọng tinh thể

- Fibrat, statin

- Quinin, Rifampicin

- Aciclovir, foscarnet, indinavir, sulfonamid,

methotrexat

Tác dụng độc trên ống thận mô kẽ Lithium, tenofovir

Cơ chế miễn dịch dị ứng (Hoại tử ống thận cấp)

NSAIDs, β-lactam, Rifampicin, Cimetidin, Ciprofloxacin, lợi tiểu, allopurinol

Cơ chế miễn dịch (tổn thương cầu thận)

NSAIDs, D-penicillamin, interferon, muối Au

Huyết khối vi mạch Ciclosporin, gemcitabin, clopidogrel, mitomycin

Xơ hóa sau phúc mạc Ergotamin, ức chế β

-1 loại thuốc có thể gây độc lên thận cùng lúcnhiều cơ chế

NSAIDs:

Gây tổn thương chức năng (suy thận chức năng, ứ muối và nước)

Viêm ống thận – mô kẽ cơ chế miễn dịch dị ứng

Viêm cầu thận màng

-1 số loại thuốc vừa gây độc tính cấp, vừa gây độc tính mãn trên hệniệu

Ciclosporin:

Gây tổn thương chức năng do giảm tưới máu thận

Gây viêm ống thận mô kẽ mãn

-Tổn thương ống thận mô kẽ, 2 loại:

- Tổn thương độc trực tiếp:

Thường gặp, phụ thuộc liều, có thể phòng ngừa (bằng cách cho liều thích hợp,

theo dõi TDP)

- Tổn thương miễn dịch dị ứng:

Không phụ thuộc liều, có thể xảy ra ngay lần đầu tiếp xúc thuốc

Thường đi kèm phát ban, đau khớp, tăng Eosinophile, tăng men gan

Khó phòng ngừa (ngoại trừ đã từng bị)

-Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh nhân

Tuổi > 60

Suy thận

Bệnh thận mãn (ĐTĐ)

Sử dụng thuốc liều cao hoặc kéo dài (tích lũy thuốc)

Phối hợp nhiều thuốc độc thận cùng lúc

Đa u tủy

Câu 3: Trình bày nguyên tắc phòng ngừa tổn thương thận do thuốc

1) Ở các BN có nguy cơ, chỉ sử dụng các thuốc gây độc cho thận khi thật cần thiết, theo dõi chặt chẽ và dùng trong thời gian ngắn nhất

2) Khi dùng thuốc có tác dụng độc trên ống thận, lưu ý tránh để thiếu nước

3) Không nên phối hợp nhiều thuốc độc thận cùng lúc

4) Điều chỉnh liều theo chức năng thận, đối với các thuốc thải qua thận, theo dõi nồng độ thuốc

5) Theo dõi những dấu chỉ điểm cho thấy ảnh hưởng lên thận: Creatinin, Độ thanh lọc cầu thận ước đoán đối với những thuốc gây suy thận, Đạm niệu đối với thuốc gây bệnh cầu thận

Câu 4: Trình bày nguyên tắc sử dụng thuốc ở bệnh nhân có bệnh thận mãn

1) Thay đổi DĐH ở BN bị STM

-Đối với những thuốc bài tiết qua thận, có hiện tượng tích lũy thuốc

-Những biến chứng của STM có thể làm thay đổi DĐH của thuốc

- RL hấp thu ở ruột, RL tiêu hóa

- Thay đổi pH

- Resine hấp phụ K, P gây ngăn cản hấp thu thuốc

- Thay đổi phân bố thuốc ở BN thay đổi tình trạng nước – điện giải

-Tác dụng độc của thuốc ngoài thận

- Điếc do quá liều Aminosid

- RL nhịp do Digitalis

- HC ngoại tháp ở những thuốc chống nôn (Primperan, Volgalene)

2) Sử dụng thuốc ở BN bị STM

-Ưu tiên sử dụng thuốc không thải qua thận

-Nếu cần dùng thuốc thải qua thận thì phải chỉnh liều theo chức năng thận

-Đo nồng độ thuốc huyết thanh

-Không được sử dụng lợi tiểu giữ K ở BN suy thận nặng có ClCr < 30 ml/phút

-Nếu BN đã lọc thận thì cần phải quan tâm thuốc có được lọc qua màngkhông

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: