Tác động tràn của FDI

Tác động tràn của FDI

1. Khái niệm:

Kỳ vọng lớn nhất của các nước đang phát triển trong việc thu hút đầu tư nước

ngoài là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế với hai lý do chính.

Thứ nhất, đầu tư nước ngoài được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung

vốn đầu tư trong nước.

Thứ hai, đầu tư nước ngoài tạo cơ hội cho các nước nghèo tiếp cận công nghệ

tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến

thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động...

Tác động này được xem là tác động tràn của đầu tư nước ngoài, góp phần làm

tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là đóng góp vào tăng

trưởng kinh tế nói chung.

Vậy Tác động tràn là tác động gián tiếp xuất hiện khi có mặt của các doanh

nghiệp FDI làm cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi hành vi của mình như

thay đổi công nghệ, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh...

Có 4 kênh xuất hiện tác động tràn nhiều nhất: kênh di chuyển lao động, kênh

phổ biến & chuyển giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh.

2. Các kênh chủ yếu xuất hiện tác động tràn:

2.1. Kênh di chuyển lao động:

Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước

được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích cực. Tác động tràn

xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong thời gian làm

việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong nước. Có

hai cách để tạo ra tác động tràn. Đó là số lao động này tự thành lập Công ty riêng

hoặc làm thuê cho các doanh nghiệp trong nước, nhất là trong cùng ngành mà

doanh nghiệp FDI đang hoạt động.

2.2. Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ:

Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI.

Sự chuyển giao có 3 loại: Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp là hình thái

chuyển giao giữa công ty đa quốc gia (MNC) với công ty con tại nước ngoài tức

doanh nghiệp FDI.

Hình thái thứ hai là chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh

nghiệp bản xứ hoạt động trong cùng ngành. Người quản lý bản xứ làm việc trong

doanh nghiệp FDI sau khi học hỏi được nhiều kinh nghiệm có thể mở công ty riêng

cạnh tranh lại với công ty FDI. Đối với doanh nghiệp FDI đây là một sự tổn thất

nhưng đối với kinh tế của nước nhận FDI thì đây là hiện tượng tốt vì công nghệ

được lan truyền sang toàn xã hội góp phần tăng cường nội lực. Một thí dụ khác của

hình thái nμy là xí nghiệp bản xứ đã có s½n và hoạt động cạnh tranh trong cùng

lãnh vực với doanh nghiệp FDI có thể quan sát, nghiên cứu hoạt động của doanh

nghiệp FDI từ đó cải thiện hoạt động của mình. Có thể gọi hình thái thứ hai liên

quan đến chuyển giao công nghệ là sự chuyển giao hàng ngang giữa các doanh

nghiệp vì là sự chuyển giao giữa các doanh nghiệp độc lập và ở trong cùng một

ngành.

Hình thái thứ ba là chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong đó

doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ sang các doanh nghiệp bản xứ sản xuất

sản phẩm trung gian (điển hình là sản phẩm công nghiệp phụ trợ như phụ tùng,

linh kiện xe máy) cung cấp cho doanh nghiệp FDI, hoặc trường hợp doanh nghiệp

bản xứ dùng sản phẩm của doanh nghiệp FDI để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng

(chẳng hạn doanh nghiệp bản xứ dùng nguyên liệu chất dẻo - plastic - do doanh

nghiệp FDI cung cấp để sản xuất các loại đồ dùng trong nhà). Trong cả hai trường

hợp, công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp bản xứ,

và đây là hiệu quả lan toả lớn nhất, quan trọng nhất nên các nước đang phát triển

đặc biệt quan tâm và đưa ra các chính sách làm tăng hiệu quả nμy.

2.3. Kênh liên kết sản xuất

Kênh liên kết sản xuất là một kênh rất quan trọng tạo ra tác động tràn. Tác

động "ngược chiều" có thể xuất hiện nên các doanh nghiệp trong nước cung cấp

nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài. Mức độ

tác động càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp

càng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ thuận.

Liên kết sản xuất bao gåm hai hình thức là liên kết dọc (sản phẩm của doanh

nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp kia) và liên kết ngang (các

doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm).

2.4. Kênh cạnh tranh

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho

các doanh nghiệp trong nước, trước hết là đổi mới doanh nghiệp trong cùng nhóm

ngành. Trong khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các

doanh nghiệp này với nhau thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang

chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ các doanh nghiệp FDI và chính các

doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về

sản phẩm như chủng loại, mẫu mã, thì các doanh nghiệp trong nước lại đánh giá

cao nhất về công nghệ có trình độ cao hơn từ các doanh nghiệp FDI

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dau