TAC DONG COT SONG
PHẦN I : GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG :
để chẩn và trị bệnh của Y Học Dân Tộc cổ truyền va hiện đại hoá của Việt Nam .
PHẦN II : ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ CỦA 4 ĐĂC TRƯNG :
phần đầu - phần cột sống .1. Xương sống
2. Lớp cơ
3. Nhiệt độ da
4. Cảm giác
PHẦN III : PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ :
1. Hình thái loại và thể đốt sống lồi .
2. Hình thái loại và thể đốt sống lồi lệch .
3. Hình thái loại và thể đốt sống lệch .
4. Hình thái loại và thể đốt sống lõm lệch .
5. Hình thái loại và thể đốt sống lõm .
PHẦN IV : CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH :
1. Nguyên tắc đối xứng
2. Nguyên tắc hưng phấn .
3. Nguyên tắc định khu định điểm .
4. Nguyên tắc tạo sóng cảm giác .
5. Nguyên tắc định lực .
6. Nguyên tắc định hướng
7. Nguyên tắc định lượng
8. Nguyên tắc điều nhiệt .
PHẦN V : CÁC THỦ THUẬT CHẨN VÀ TRỊ BỆNH :
Các thủ thuật chẩn bệnh :
1. Thủ thuật Áp
2. Thủ thuật Vuốt
3. Thủ thuật Ấn
4. Thủ thuật Vê
Các thủ thuật trị bệnh :
1. Thủ thuật Đẩy
2. Thủ thuật Xoay
3. Thủ thuật Bật
4. Thủ thuật Rung
5. Thủ thuật Bỉ
6. Thủ thuật Lách
7. Thủ thuật Miết ( kiểm tra )
PHẦN VI : CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH :
Các phương thức chẩn bệnh
1. Phương thức tìm nhiệt độ
2. Phương thức co cơ
3. Phương thức động hình
4. Phương thức đối động
5. Phương thức chuyển tư thế
Các phương thức trị bệnh :
1. Phương thức Nén
2. Phương thức Sóng
3. Phương thức Đơn chỉnh
4. Phương thức Song chỉnh
5. Phương thức Vi chỉnh
PHẦN VII CÁC MỐI LIÊN QUAN :
- Xương đầu ( Hộp sọ + mặt ) tương ứng với các chức phận
- Đốt sống và tiết cơ rối loạn tương ứng với các chứng bệnh
- Mối liên quan lớp cơ ngoài đốt sống và da nhiệt với chức năng nội tạng
- Mối liên quan da nhiệt và đốt sống với chức năng nội tạng
- Mối liên quan da nhiệt và chức năng nội tạng với đốt sống .
PHẦN VIII : HƯỚNG DẪN TRỊ BỆNH
- Tác động trị bệnh theo các chức phận
- Tìm chữa bệnh theo vần ABC
PHẦN IX : MINH HOẠ :
- Các sơ đồ hệ thống tóm tắt
- Các hình đầu ( thần kinh trung ương ), cột sống ( thần kinh tự chủ )
- Các minh hoạ trị bệnh .
THAY LỜI KẾT LUẬN .
tính khoa học của PHƯƠNG PHÁP TĐĐVCS
TÍNH KHOA HỌC của PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU và CỘT SỐNG .
***
Phương pháp tác động cột sống chính xác và hiệu quả vì có căn cứ khoa học , dựa vào :
BỐN YẾU TỐ :
1. Nhiệt độ da : phát hiện những vùng da nhiệt độ cao hoặc thấp hơn bình thường. Tác động để da nhiệt trở lại bình thường .
2. Lớp cơ : phát hiện những lớp cơ co cọm, cứng hoặc nhão .Tác động để phục hồi thư nhuận .
3. Cột sống : phát hiện những đốt sống không bình thường : lồi , lồi lệch , lệch lõm , lõm . Tác động để phục hồi thế cân bằng .
4. Cảm giác : phát hiện những vùng, những điểm đau tê buốt ... trên cột sống và các vùng liên quan .Tác động các chỗ đau . bớt đau , rồi hết đau .
Cả bốn yếu tố đó bổ sung cho nhau trong suốt quá trình chẩn và trị bệnh .
Hầu hết các loại bệnh mắc phải là do những rối loạn phá vở trạng thái cân bằng .Nguyên lý chữa bệnh chính là : thiết lập sự cân bằng của cơ thể .
TRONG QUÁ TRÌNH CHỮA BỆNH PHẢI NẮM VỮNG 8 NGUYÊN TẮC :
1. ĐỐI XỨNG : tìm sự mất đối xứng .
2. ĐỊNH KHU : định điểm tìm ổ rối loạn .
3. ĐỊNH LỰC : tác động lực phù hợp .
4. ĐỊNH HƯỚNG : lấy trung tâm là cột sống .
5. ĐỊNH LƯỢNG : tác động đến ngưỡng phải dừng .
6. HƯNG PHẤN : tác động hạn chế hưng phấn., giúp ức chế được hoạt động .
7. TẠO SÓNG CẢM GIÁC : để cơ thể tự điều chỉnh
8. ĐIỀU NHIỆT : cao , thấp đều trở vể bình thường .
Các chuyên gia cột sống nên lưu ý 4 yếu tố và nắm vững 8 nguyên tắc trên , để trao dồi kỷ năng chữa trị ngày một kết quả tốt hơn.
Phạm thị Minh Yến viết theo tài liệu học tập của Thầy Công Kim Thắng .
Thay lời nói đầu ...
Thay lời nói đầu ...
Thưa quý bạn thân thương !
Người xưa có câu :" cây có cội , nước có nguồn " ." Trọng Thầy mới được làm Thầy ". Với truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo, trước khi đi vào những loạt bài TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG , xin mời quý bạn tìm hiểu về người sáng lập ra trường phái nầy.
Lương Y NGUYỄN THAM TÁN sinh ngày rằm tháng giệng năm Ất Mão tức là ngày 28/2 / 1915 tại Hoàng xá , huyện Tam Thanh , tỉnh Vĩnh Phúc .
Ngay từ đầu cuộc kháng chiến , Lương Y đã tự lực , tự cường , khổ công nghiên cứu đông y,nam y cổ truyền và y học hiện đại , xây dựng hình thành phuơng pháp tác động cột sống để chẩn bệnh và trị bệnh . Một phương pháp không dùng thuốc , chỉ dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động nhu thuật để phát hiện những điểm mất cân bằng , phục hồi sự cân bằng để chữa khỏi bệnh . Lương y Nguyển Tham Tán đã được BỘ Y TẾ mời về Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội , tổ chức nghiên cứu đánh giá một cách khoa học từ 1977 và khẳng định kết quả tốt đạt từ 83% đến 96% , đã được tổ chức giảng dạy đào tạo cán bộ chữa trị bằng phương pháp tác động cột sống ở trường Y Học Tuệ Tỉnh Hà Nội . TRUNG TÂM TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG do Lương Y Nguyễn Tham Tán làm Giám Đốc được Bộ Y Tế và BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG thành lập và TỔNG HỘI các ngành sinh học bão trợ .
Học trò của Thầy Tham Tán là Thầy Công Kim Thắng, sau 20 năm nghiên cứu và chữa trị bằng phương pháp tác động cột sống. Thầy Thắng khẳng định đây là một phương pháp khoa học và hiệu quả cao , mà chủ yếu là tác động đến cột sống mà hệ thần kinh tự chủ chỉ huy mọi chức năng , chức phận .Thầy đã chú ý nghiên cứu , bổ sung tác động đến đầu là hộp sọ và mặt là hệ thống thần kinh trung ương , bộ phận quan trọng nhất của con người để nhận thức , tư duy và chỉ huy thì nhận thấy hiệu quả nhanh và toàn diện hơn, nên Thầy Thắng chính thức gọi đây là : PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG , để chẩn và trị bệnh cho đầy đủ . KHÔNG DÙNG THUỐC MÀ HẾT BỆNH .
Các học trò của Thầy Thắng có mặt ở khắp nơi tại Việt Nam và trên thế giới , đã dùng phương pháp nầy vừa đáp ứng xu thế chữa bệnh của thế giới hiện nay, đồng thời mở ra triển vọng một phương pháp trị bệnh hiệu nghiệm , độc đáo , lý thú mà Việt Nam đóng góp vào y học nhân loại rất được trân trọng .
Nền y học của nước Việt Nam rất tự hào vì đã có một phương pháp Tác Động Đầu và Cột Sống của Lương Y Nguyễn Tham Tán và Thầy Công Kim Thắng , một tấm gương tận tuỵ , sáng tạo, say mê nghề nghiệp , một nghề mang tính nhân đạo và nhân văn ...
Chúng con ghi ân sâu sắc Thầy kính mến, đã để lại kho tàng quý báu cho chúng con ...
Phạm thị Minh Yến soạn theo bài học của Thầy Công Kim Thắng .
TÌM HIỂU VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG .
TÌM HIỂU VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG .
****
Thuở xưa kia 5.000 năm trước Tây lịch môn :
TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG đã có từ đó , phát xuất từ nước TÂY TẠNG. Nơi đây, các Thiền sư ngồi thiền , bắt buộc cột sống lưng phải thẳng nếu sai lệch thì buổi Thiền đó không đạt kết quả , có khi còn bị bệnh v..v...Do nguyên nhân nầy mà Thiền sư nghiên cứu từ cột sống để trị các bệnh con người mà không dùng thuốc .
Như vậy, PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG ĐÃ CÓ TỪ LÂU , mấy ngàn năm về trước , rãi rác khắp địa cầu , nhất là các nước chữa bệnh theo Đông y như châu Á : gồm Trung Hoa , Nhật Bản, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ , Tích Lan , Tây Tạng...
Trong chuyến công du ở Hoa Kỳ, Thầy Thắng được biết rằng ở đây cũng có rất nhiều người thán phục và chữa bệnh theo phương pháp nầy.Quốc Hội Hoa Kỳ chấp thuận tác động cột sống có tên là CHIROPRATIC, các tiểu bang được cấp giấy phép hành nghề như Bác sĩ Nguyễn Thế Thứ , Bác sĩ Nguyễn Xuân Thuyên và Bác sĩ Ngô Xuân Phương ở CALI .Địa chỉ 7891Westminister Blvd,CA 92683-4043 USA đã chữa bệnh và viết sách bằng tiếng Việt tựa là : ".
Chiropratic CHỮA BỆNH ĐAU LƯNG KHÔNG DỦNG THUỐC " .
Hiện nay, ở Nga , cũng như ở Hà Lan , úc , Pháp , Cali , Trung Quốc , Thái Lan ...đều có các chuyên gia Cột Sống là học trò của Thầy Thắng , phổ biến rộng rãi môn TĐĐVCS và thành công mỹ mãn .Vào ngày 18/9/1995 thống kê có 165 nước trên thế giới đã áp dụng hữu hiệu môn TĐCS hợp danh thành World Federation of Chiropractic.
Ở Việt Nam, có bệnh viện Bạch Mai Hà Nội , Lương Y Nguyễn Tham Tán công tác tại đây , nghiên cứu , ứng dụng , mở lớp dạy học trò suốt 50 năm cho đến ngày nhắm mắt , kết quả rất khả quan. Người kế tục sự nghiệp của Thầy Tán , là Thầy Công Kim Thắng , với 21 khoá học ,đào tạo hàng ngàn học trò ở rải rác các nước trên thế giới CHỬA BỆNH KHÔNG DỦNG THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG .
I .TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG LÀ Gì ?
Tác động cột sống là dùng một số thủ thuật như : áp , vuốt , ấn , vê, miết...tác động vào xương sống . Cột sống là phần nối tiếp từ xương sọ đến xương cùng cụt , gồm :
- 7 đốt sống cổ ( C1, 2, 3, 4, 5 , 6 , 7 )
- 12 đốt sống lưng ( D1, 2, 3, 4, 5, 6 , 7 , 8 , 9 , 10, 11, 12 )
- 5 đốt sống thắt lưng (L1 , 2 , 3 , 4, 5 )
- 5 đốt sống xương cùng ( S1,2, 3, 4, 5 )
- 1 đốt cụt .
Trong hộp sọ có đại não , tiểu não và hành tuỷ , tiếp theo hành tuỷ là tuỷ sống , nói một cách khái quát thì :
- Đại não : điều khiển toàn bộ vận động , cảm giác , tình cảm .
- Tiểu não : điều khiển quá trình giữ thăng bằng .
- Hành tuỷ : điều khiển hoạt động của tim mạch và hô hấp .
Trong hộp sọ là các tế bào não. Tũy sống bao gồm các tế bào thần kinh điều khiển vận động cục bộ , rể sau điều khiển tiếp nhận cảm giác từ bên ngoài dẩn vào như : cảm giác sờ mó , cảm giác nóng lạnh ,cảm giác đau ...từ ngoài dẫn vào thần kinh trung ương để phân tích và cho các lệnh để dây thần kinh thực hiên. Mỗi đốt sống cho ra một dây thần kinh có tác dụng điều khiển vùng tương ứng với đốt sống đó .
Thí dụ : đốt sống cổ điều khiển hoạt động của tay .
đốt sống thắt lưng điều khiển hoạt động của chân .
Bên cạnh cột sông có hai chuổi hạch là giao cảm và phó giao cảm .
- Thần kinh giao cảm và phó giao cảm còn gọi là thần kinh thực vật. Như vậy , để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể có hai loại thần kinh : thần kinh thực vật và thần kinh động vật .
- Thần kinh động vật điều khiển hành vi , động tác theo ý muốn của cơ thể.
thí dụ : nắm tay , bước đi ...
- Thần kinh thực vật điều khiển hoạt động không theo ý muốn cơ thể :
thí dụ : việc tiết mồ hôi , co bóp cơ quan tiêu hoá , co bóp của tim .
Tuy vậy, điều khiển của thần kinh thực vật , cũng chịu tác động của vỏ não _ điều nầy thể hiện ở sự luyện tập của cơ thể , có khả năng điều khiển hệ thần kinh thực vật .
Như vậy, chúng ta thấy PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG với các động tác như áp, day, ấn, miết ...sẽ gây một kích thích vào vùng thần kinh của cột sống làm cho hệ thần kinh động vật và thực vật đều tăng hoạt động .
Chúng ta dùng phần mềm của đầu ngón tay đặt tại đốt sống bị lệch, bị lồi , dùng thủ thuật (day, ấn , miết ...) tạo sóng cảm giác thích hợp nhất , để cơ thể tự điều chỉnh giải toả ổ bệnh , bởi nó có tác dụng làm tăng lưu thông khí huyết .
thí dụ :
* Khi một cánh tay bị yếu , khả năng vận động kém , ta tác động cột sống cổ (C3, C4, C5, C7 ), có thể phục hồi lại chức năng vận động của cánh tay đó .
* Khi sản phụ bị tắt sữa , tuyến vú kém tiết sửa , thuốc tây , thuốc ta , châm cứu ...bó tay ! Chỉ phương pháp tác động Cột Sống , chúng ta tác động vào vùng lưng (D5, 6, 7, 12 - L1 ) , đối xứng với vùng ngực thì thông tia sửa , tuyến sửa thông , tiết sửa ngay.
* Bệnh nhân bị hen, có cơn khó thở , tác động cột sống ( C4 - D1,2 , 3, 4, 5 , 6 , 7 - L1 ) có thể giảm hay cắt hẳn cơn khó thở ...
Tóm lại, Tác động cột sống là tác động vào hệ thống thần kinh bao nhiêu năm nằm yên , cố định, theo lập trỉnh có sẳn của cơ thể , mặc tình cho ổ bệnh lan tràn .Chúng ta phát bệnh là do những đốt xương cột sống sai trật , lồi, lệch , lõm ...đè lên tuỷ sống , đè lên thần kinh ngoại vi làm cho mọi hoạt động của cơ thể , do hệ thống thần kinh điều khiển bị rối loạn sinh ra bệnh .
Phương pháp tác động cột sống là : điều chỉnh xương , gân , cơ, cột sống ...để vãn hồi mạch thần kinh , làm tăng lưu thông khí huyết thì thì bệnh nhân khoẻ lại , hết bệnh .
II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG LÀ Gì ?
* CHỈ ĐỊNH : hay là nói phương pháp tác động cột sốnh hiệu quả bất ngờ , vì hệ thần kinh của cột sống và cạnh cột sống điều khiển mọi hoạt động từ đầu đến chân. Ở bên trong cơ thể là các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn , tiêu hoá , tiết niệu , sinh dục ...Khi các cơ quan nầy , rối loạn hoạt động, bị yếu đi thì ta đều có thể áp dụng tác động cột sống để điều trị như : người bị đau đầu , cứng gáy , tê bại tay chân , mất ngủ ,suy nhược, biếng ăn , đau lưng , gai cột sống ,mỏi tê khớp gối , thần kinh toạ , rối loạn tiền đình ...v..v...Quý vị không phải dùng thuốc , khi tác động xong , quý vị cảm nhận tức thì cơ thể mình dể chịu , hưng phấn. Thật là một sự kỳ dịu , lý thú của cơ thể con người đồi với phương pháp tác động cột sống ...
Thí dụ : dù nhức đầu bằng lý do gì , nhưng sau khi tác động đầu không bị nhức nữa .
Khi mất ngủ , sau khi tác động , tối hôm đó bạn sẽ ngủ ngon.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH HAY CÁC HẠN CHẾ CỦA PHUƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG :
* Theo Đông y, trên giữa cột sống có mạch Đốc , cách 0,5 thốn có chuổi huyệt Hoa Đà giáp tích , cách cột sống 1.5 thốn có kinh Bàng quang .trên kinh Bàng quang vùng lưng và thất lưng có các Du huyệt tương ứng với các tạng phủ trong cơ thể .Mạch Đốc có tác dụng điều khiển các kinh Dương . Huyệt Hoa Đà giáp tích và Du huyệt có tác dụng điều khiển các hoạt động của tạng phủ bên trong và vùng tương ứng bên ngoài. Vì vậy mà châm cứu rồi thì không nên tác động cột sống ! Hai sự việc cùng một lúc như thế nầy , không thấy có phản ứng gi .Nhưng chừng một tháng sau , một năm sau , hay vài năm nữa ..., bệnh nhân sẽ suy tim, tai biến mạch máu não , hay động kinh ...do sự rối loạn kinh mạch , vô cùng nguy hiễm đến tính mạng .Theo thống kê, châu Phi ,gánh chịu rất nhiều hậu quả tai hại vừa châm cứu lại vừa tác động cột sống ...Nguy hiểm không lường được về sự kém hiểu biết nầy .Vì vậy mà chuyên gia cột sông hãy nói không với châm cứu .
* khi bệnh nhân bị lỡ loét , mụn nhọt vùng cột sống thì không tác động sẽ gây nhiễm trùng và lỡ loét thêm.
* Khi bị gảy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng ở khớp .
* Các trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng , hoặc mắc các bệnh lây do tiếp xúc , lây qua đường máu , không dùng phương pháp nầy .
Vì bệnh tật của con người ngày càng đa dạng , phức tạp hơn, một người có thể mắc nhiều bệnh .Một bệnh lại có nhiều triệu chứng. Chuyên gia cột sống cần hỏi han , khám kỷ và có chỉ định đúng , cần phải luyện tập 10 ngón tay mẫn cảm , sờ vào các cột sống thật chính xác , phải biến từ kỷ năng thành kỷ xảo mới đạt hiệu quả mong muốn .
Quý vị đã từ lâu chữa chạy thuốc Tây , thuốc Tàu ...đã hết cách , xin mời :" trăm nghe không bằng mắt thấy " , quý vị hãy đến với trường phái TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG , quý vị không phải dủng thuốc và mĩm cười hài lòng .
Phạm thị minh Yến .
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Bài học TĐĐvà CS của Thầy Công Kim Thắng .
- Tìm hiểu vể huyệt đạo của sách Viện Y học Dân Tộc .
PHẦN I
GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU & CỘT SỐNG .
I. ĐỊNH NGHĨA :
Phương pháp tác động đầu và cột sống, là đúc kết kinh nghiệm cổ truyền dân tộc Viêt Nam chữa bệnh không dùng thuốc đưa vào cơ thể , chỉ dùng đầu bụng ngón tay , xúc giác , tác động nhu thuật để phát hiện sự không bình thưởng của đầu và cột sống má chẩn bênh . sau đó vận dụng các thủ thuật thích hợp để trị bệnh , phòng bệnh , thăm dò tiên lượng bệnh và theo dõi sự tiến triển khỏi bệnh.
Tác động của tay (chủ yếu là đầu , bụng ngón cái , giữa và trỏ hoặc là mu bàn tay) để tạo sóng cảm giác cho cơ thể tự điều chỉnh , gây hiệu quả trên đầu và cột sống không bình thường, trở lại bình thường là khỏi bệnh .
Đặc điểm:
Phương pháp tác động đầu và cột sống là một trường phái căn cứ vào đầu ( não , thần kinh trung ương ) và cột sống (thần kinh tự chủ) để chẩn bệnh, trị bệnh , phòng bệnh và tiên lượng bệnh .
PPTĐĐVCS là cách tác động nhu thuật, tạo sóng cảm giác cho cơ thể tự điều chỉnh, phục hồi sự cân bằng của đầu và cột sống mà khỏi bệnh , không dùng thuốc .
PPTĐĐVCS là cách tác động nhu thuật, tạo sóng cảm giác (thần kinh ) để cơ thể tự điều chỉnh, phục hồi sự cân bằng của đầu và cột sống mà khỏi bệnh, không dùng thuốc .
PPTĐĐVCS KHÁC VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC :
- BẤM HUYỆT : dùng tay bấm các huyệt khắp các huyệt trên khắp cơ thề .
- XOA BÓP : dùng tay xoa và bóp cà cơ thể .
- CHỈ CHÂM : dùng đầu ngón tay và móng tay ấn hết sức mạnh trên các điểm chỉ định .
- CHÂM CỨU : dùng kim châm vào các huyệt .
- THUỶ CHÂM : dùng thuốc tim vào các huyệt .
- DIỆN CHẨN : ấn huyệt , ấn các điểm trên mặt để chữa bệnh .
- NHĨ CHÂM : châm vào các huyệt vị ở tai để chữa bệnh .
- CHỮA BẰNG BÀN TAY : bấm các huyệt vị ở tay để chữa bệnh
Chú ý : PPTĐĐVCS : trong khi chưa có y cụ thay thế được bàn tay thì thầy chữa bệnh bằng phương pháp nầy phải :
- giữ gìn và luyện tập cho hai bàn tay mẫn cảm .
- tránh tiếp xúc nhiệt độ quá cao , hoặc quá thấp ., nhất là những hoá chất như xà bông , acide ...làm mòn vân tay.
Phân loại :- Cam thủ : mềm mại , dày đặc .
- Khổ thủ : khô, cứng , mạnh .
II. Ý NGHĨA CŨA TÁC ĐỘNG
Tên của phương pháp : tác động đầu và cột sống .
Ý nghỉa chính là thấy được sự quyết định của đầu và cột sống đối với sự sống . Tìm được mối quan hệ để tác động vào đầu và cột sống để duy trì và phát triển sự sống .
Tác động chủ yếu là thủ thuật nhu thuật lên da cơ liên quan đến hệ thồng thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh tự chủ để cho cơ thể người bệnh tự điều chỉnh cơ thể , tự phục hồi các chức năng chức phận .
Tác động chủ yếu bằng tay và có thể dùng vật dược , điện , cơ, các dụng cụ phù hợp thay tay mà giá trị tác động vãn không thay đổi .
Lưu ý : TĐĐVCS tạo ra hiệu quả chữa bệnh thông qua những kìch thích trên đầu và cột sống ,nếu tác động không đúng sẽ không kết quả nên phải học , hiểu , nắm vững , tác đông chính xác mới chữa được bệnh .
III Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC GỌI LÀ TRƯỜNG PHÁI :
TĐĐVCS được gọi là một phương pháp, một trường phái giải quyết đầy đủ những nguyên nhân gây bệnh .
1.Nguyên nhân bên trong : do thần kinh rối loạn ..
- Khi vui , buồn , lo sợ, uất ức quá độ , đều phản xạ lên cột sống , thấy định hình ở D9
- Khi suy nghĩ nhiều , giận dữ , đau đầu, đầu bị nóng ,người khó chịu ,
không bình thường đều định hình ở gáy nóng và D11
- Người mắc bệnh hít-tê-ri khi lên cơn đều thấy định hình D12. L1;
- Khi buồn bực ,lo âu thì thứ ngon cũng không ăn được. khi vui mừng thích thú thì ăn ngon .
2. Nguyên nhân bên ngoài :là do tác động lý, hoá, cơ, điện, môi trường tự nhiên , hay xã hội ... vào cơ thể quá ngưỡng cân bằng đều in dắu trên đầu và cột sống những ổ rối loạn .
- Về lý : gặp lạnh đột ngột hay say sóng , say xe đều có ổ rối loạn ở C1 , vùng chẩm nóng cao .
- Về hoá : ăn phải chất độc , trái với yêu cầu của cơ thể , sinh đau bụng ( trúng thực ) hoặc uống nhầm thuốc bị đau bụng...đều thấy rối loạn ở D11, D12 .Người đau quặn đi kiết còn thấy rối loạn ở vùng S .
- Về cơ : người lao động nặng, làm động tác trái với tư thế bị co cơ, không trở lại bình thường , đều để lại dấu ấn trên cột sống tương ứng .
- Về môi trường và xã hội : không khí ẩm thấp , môi trường bẩn thỉu , tiếng ồn lớn trong tay , ánh sáng quá chói vào mắt , mùi hôi thối xông vào mũi , khói, gió , nắng ...đều có ành hưởng đến đầu và cột sống .
Nói chung , có tìm được nguyên nhân gây bệnh mới có phương pháp phòng và chữa chính xác , hiệu quả .
Chú ý : khi thăm khám cần biết những nguyên nhân kể trên , định hình ở đâu , để tác động đúng các điểm ở đầu và cột sống
IV MỤC ĐÍCH TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG :
Khi thăm khám đầu và cột sống người bệnh , yêu cầu tìm được sự không bình thường , mất cân đối , không đối xứng , sự mẫn cảm ở đầu và cột sống với 4 yếu tố khách quan : da nhiệt , gân cơ ,xương hay đốt sống ,cảm giác .
Mục đích của tác động vào đầu và cột sống nhằm phục hồi lại bốn yếu tố trên , làm cho mọi chức năng chức phận hoạt động trở lại bình thường là hết bệnh.
V.NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG :
A. CÁC THỦ THUẬT CHẨN VÀ TRỊ BỆNH .
A1.Các thủ thuật chẩn .
1. Áp : xác định sự biến đổi về nhiệt độ da cao , thấp .
2. Vuốt : xác định hình thái lớp cơ trên đầu và đốt sống bệnh lý : cứng , mềm .
3. Ấn : xác định vị trí khu trú : ngoài , giữa , trong , hẹp, rộng .
4. Vê : xác định hình thái không bình thường của xương đầu và xương sống ( càng chi tiét càng chính xác )
5. Miết : thăm dò , tìm phương pháp ( thủ thuật) và cách xử lý và tiên lượng
Quá trình thăm khám cần hỏi người bệnh để phân biệt , như C2 có thể liên quan đến : mũi , phổi , tim, gan .
Chú ý : luyện thủ thuật thật tinh tế , mẫn cảm mới chẩn bệnh chính xác và là điều kiện tiên quyết cho trị bệnh đúng và hiệu quả
A2 .Các thủ thuật trị :
1.Đẩy : ứng dụng với hình thái bị dính cứng .
2. Xoay : ứng dụng với lớp cơ dày , mỏng, co, cứng ,mềm , sơ , rối .
3. Bật : ứng dụng với lớp cơ : sơ, sợi căng .
4. Rung : ứng dụng với lớp cơ mềm, mỏng , tạo sóng cảm giác để cơ thể tự điều chỉnh và bổ .
5. Bỉ : ứng dụng với hình thái teo , nhược , đốt sống bị lõm .
6. Lách : tìm trọng điểm mới .
Chú ý : trong quá trình chữa bệnh , các thủ thuật thường kết hợp với nhau nhằm giải toả các trọng điểm
B. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ CHẨN BỆNH :
B1 . Các nguyên tắc chẩn bệnh :
1. Đối xứng quy định về cân bằng của đầu ( hộp sọ vả mặt ) và hệ cột sống .
2. Hưng phấn quy định vể khu vực bệnh lý .
3. Trọng khu trọng điểm : quy định vể khu và f9iểm bệnh lý :
4. Thăm dò tiên lượng quy định về hướng điều trị nhằm xác định đúng trọng điểm .
B2 .Các nguyên tắc trị bệnh :
1. Tạo sóng cảm giác : quy định về tốc độ tác động .
2. Định lực : quy định về lực tác động .
3. Định hướng : quy định vể hướng tác động .
4. Đinh lượng : quy định về thờì gian tác động .
5. Điều nhiệt :quy định vể theo dõi sự tiến triễn của việc chữa bệnh nhằm giải toả trọng điểm .
C. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐỂ CHẨN VÀ TRỊ BỂNH .
C1. Các phương thức để chẩn .
1.Động hình : xác định điểm đau tương ứng với đầu và cột sống .
2.Co cơ :xác định sự hạn chế vận động với đầu và cột sống .
3. Đối động :xác định sự liện quan cua trọng điểm với ngoài trọng điểm.
4. Chyển tư thế : Xác định hình thái đầu và đốt sống bệnh lý nhằm xác định đúng trọng điểm .
C2 .Các phương thức trị bệnh :
1.Nén : quy định về tư thế thao tác cho chỗ bị dính cứng , chuyển động được .
2.Sóng : quy định tư thế thao tác để giải toả lớp cơ bệnh lý .
3.Đơn chỉnh :quy định về tư thế thao tác tại trọng điểm .
4. Song chỉnh :quy định về tư thế thao tác tại hai điểm cùng lúc.
5. Vi chỉnh : quy định không bỏ sót mọi khuyết tật nhằm giải toả hình thái trọng điểm .
VI. KẾT HỢP DÙNG THUỐC HỔ TRỢ TÁC ĐỘNG :
1. Dán cao : sau khi tác động đạt ngưỡng . dùng cao dán tại những nơi cần thiết để duy trì tác động
2. Đắp bột hay cua đồng : để giải toả thư nhuận nhanh .
3. Xông hơi : Tác động lan toả từng vùng hoặc cả cơ thể .
THẦY CÔNG KIM THẮNG.
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ CỦA 4 ĐẶC TRƯNG
Có 5 bài tất cả :
bài 1 : Phần đầu
bài 2 : phần cột sống : xương sống
bài 3 : lớp cơ
bài 4 : nhiệt độ da .
bài 5 : cảm giác .
==================
bài 1 : PHẦN ĐẦU
I. ĐỊNH NGHĨA :
Đầu là bộ phận quan trọng nhất của con người và mọi động vật : gồm hộp sọ và bộ mặt .
Hộp sọ là những mảng xương cứng gần liền (ráp nối) nhau bao phủ bảo vệ bộ não ,là hệ thống thần kinh trung ương làm nhiệm vụ : nhận thức , tư duy và chỉ huy mọi thông tin , suy nghĩ , tình cảm , phát kiến và hành động .
Bộ mặt là diện mạo của con người và mọi động vật có đầy đủ hệ thống để tiếp nhận và xử lý do hệ thống thần kinh tụ chủ chỉ huy hoạt động .
II. HÌNH THÁI SINH LÝ :
1. Hộp sọ và não bộ :
Hộp sọ gồm những mãng xương cứng bảo vệ thuỳ trán, thuỳ đỉnh , thuỳ thái dương và thuỳ chẩm .
Thuỳ trán có hồi trán trên , hồi trán giữa , và hồi trán dưới .
Thùy đỉnh có thùy đỉnh trên và thuỳ đỉnh dưới ,
Thuỳ thái dương có hồi thái dương trên, hồi thái dương giữa và hồi thái dương dưới .
Thuỳ chẩm có đường gáy trên của sọ và cực chẩm .
Rảnh Rolando (Rảnh trung tâm của não bộ) là ranh giới thuỳ trán và thuỳ đỉnh. đầu và Khu vực thần kinh trung ương chỉ huy tay chân .
Rảnh Sylvius là ranh giới thuỳ trán và thuỳ thái dương , tiếp theo là ranh giới Thuỳ thái dương với thuỳ đỉnh , khu vực thần kinh trung ương chỉ huy đồng thời liên đới đến thần kinh tự chủ hoạt động để duy trì sự sống của mặt , tay , mắt , mũi , mồm , lưỡi , hàm cơ nhai và thanh quản .
Hộp sọ bảo vệ bộ não , bộ não là hệ thống thần kinh trung ương làm nhiệm vụ nhận biết , phân tích, suy xét , tiếp thu hay phản ứng bằng ngôn ngữ , cử chỉ , hành động ...để cơ thể tồn tại và không ngừng phát triển thích nghi với mọi hoàn cảnh .
Hệ thống thần kinh trung ương càng hoàn bị , tinh nhanh, minh mẩn để tiếp thu , tư duy , đối ứng kịp thời là người khoẻ mạnh , sáng suốt .
Não bộ và hệ thống dây thần kinh từ trung ương đến khắp cơ sở trong cơ thể đều cân đối .Dây thần kinh cấu tạo bỡi những nơ ron tế bào , trong tế bào có những chất dự trử gọi là thần kinh dịch để dinh dưỡng cho cơ thể .
Những sợi dây thần kinh rất nhỏ ở rãi rác trong tế bào có nhiệm vụ dẩn truyền luồng thần kinh. Luồng thần kinh dẩn trưyền ly tâm và hướng tâm. Hướng tâm là dẩn truyền từ ngoại biên thân thể về c
ác trung khu , tức là luồng cảm giác thần kinh .Ly tâm là dẩn truyền từ trung khu ra các cơ quan ngoại biên , tức là luồng vận động thần kinh .
Não bộ trong xương sọ, hệ tủy trong ống tuỷ xương sống , hai hệ giao tiếp với nhau , chỗ giao thoa là hành tuỷ .
2. Bộ mặt :
Bộ mặt bằng diện mạo , bao gồm da mặt , tai, mắt, mũi , mồm , lưỡi , thanh quản và cơ nhai , chịu sự chỉ huy trực tiếp
của hệ thần kinh trung ương và phản ảnh của lục phủ ngủ tạng , cùng các chức năng , chức phận trong cơ thể lên
diện mạo. Mặt khác hệ thần kinh trung ương nghỉ , ngủ, vô thức , hệ thần kinh tự chủ vẫn hoạt động để duy trì sự
sống : hít thở đều đều (hô hấp), tim đập bình htường (tuần hoàn ) ,dạ dày và ruột , gan,thận, tuỵ và bàng quang
vẩn chuyển hoá (tiêu hoá , bài tiết) ...
III. HÌNH THÁI BỆNH LÝ :
Người có sức khoẻ tốt , bao giờ đầu (hộp sọ và mặt) cũng có da nhiệt bình thường , có gân , cơ thư nhuận, các hình
xương cân đối và khi tác động bình thường đề không có cảm giác khác lạ .
KHI CÓ HIỆN TƯỢNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG :đầu có da nhiệt cao hay thấp , gân , cơ, có hiện tượng co , cứng , cọm , hay mềm . nhão. Các hình xương bị cong , vênh hay lõm, bẹp, khi tác động bình thường thấy đau, nhói, tức , tê , buốt hay mất cảm giác là đầu có bệnh .
Căn cứ vào bốn đăc trưng :da nhiệt, gân cơ, xương và cảm giác khác thường định vị ở một điểm hay một vùng trên đầu (hộp sọ và mặt) , ta biết rõ : điểm khác thường đó liên quan đến chức năng , chức phận gì đang có bệnh hay phạm vi thần kinh trung ương nào đang có sự cố cần giải toả . Khi phục hồi được bốn đăc trưng trên , trở lại bình thường thì tật hết, bệnh lành .
bài số 2 : PHẦN CỘT SỐNG
******
HÌNH ẢNH CỘT SỐNG 3 CHIỀU
I. XƯƠNG SỐNG .
Định nghĩa : Cột sống là nhiều đốt xương nối liền nhau ,kéo dài , uốn hơi cong nhẹ từ xương chẩm đến xương cụt , là xương rường cột của cơ thể. Cột sống bao bọc và bảo vệ tủy sống , hệ thần kinh tự chủ và chỉ huy mọi chức năng chức phận hoạt động, chuyển hoá, tuần hoàn, bài tiết .
Cột sống là trung tâm của hệ xương, làm cột trụ, quyết định sự sống và sự vận động, của mọi động vật có xương sống .
II . HÌNH THÁI SINH LÝ :
1. Cột sống và tên gọi :
Cột sống do 33 đốt sống hợp thành ,chia ra :
- 7 đốt sống cổ : C1 đến C7 ( C: Cervicalis )
- 12 đốt sống lưng D! - D12 ( D : Dozsalis )
- 5 đốt sống thắt lưng :L1 - L5 ( L :Lombalis )
- 5 đốt sống hông S1 - S5 ( S : Sacrilis )
- 4 đốt sống cụt : Cụt đuôi Coccyx ..Các đốt xương hông dung hợp lại thành một liên tảng lớn , các đốt xương cụt cũng dung hợp lại thành một liên tảng nhỏ. Giữa các đốt sống đều có đĩa đệm.
2.Cấu tạo chung cũa một đốt xương sống :
Thân đốt sống :
hình trụ , có mặt trên và mặt dưới , hơi lõm ở giữa và có vành xương đặc ở xung quanh. Đốt sống có hai mảnh cung và hai cuống cung , cùng với thân đốt tạo thành lỗ đốt sống .
Hai bờ trên và dưới của mỗi cuống có khuyết sống trên và khuyết sống dưới .Khi hai đốt sống khớp nhau , thì các khuyết đó tạo thành lỗ gian để các dây thần kinh gai sống chui ra ...
Các mõm đốt sống:
* mõm gai từ giữa mặt sau của cột sống chạy ra sau và xuống dưới .
* mõm ngang nối giữa cuống và nhánh đi ngang qua phía ngoài .
* mõm khớp : hai mõm khớp trên và hai mỏm khớp dưới mỗi mõm có 1 diện khớp nối đốt sống liền nhau .
* Lổ đốt sống : được giới hạn phía trước bỡi thân đốt sống, ở hai bên và phía sau bởi cung đốt sống , khi các đốt khép lại thành cột sống thì các lỗ sống tạo thành ống sống .
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪNG ĐỐT SỐNG :
1. Các đốt sống cổ : Thân dẹp , bề ngang phía trước dày hơn phía sau , đỉnh của mõm gai tách thành hai củ , mõm gai ngang dính vào thân , vào cuống , có một lổ ngang để mạch đốt sống chui qua , mạch trên của mõm ngang có rảnh thần kinh gai sống .
- Lổ đốt sống hình tam giác và rộng hơn các lổ đốt sống khác , để chữa đoạn phình cổ của tuỷ gai và thích ứng với tiến độ di động lớn của đoạn sống cổ .
- Đầu gai và thân đốt ngang nhau .
Đặc điểm riêng :
- C1 : nâng đở hộp sọ , có hình tròn dẹp , thân đốt không rõ và lổ đốt rất rộng , đảm bảo cho hộp sọ có thể quay chuyển được dễ dàng .C1 là đốt đội (Atlat ) , sờ khó thấy .
- C2 : có hình khuyên tròn , phía trên và trước khuyên nầy lồi lên một mõm gọi là mõm xương khế là mõm răng của đốt trục (Axis) : dày , khoẻ nhất , sờ thấy rõ .
Đốt trục C2 khớp với đốt trục C1 giúp cho hộp sọ chuyển động : quay phải , quay trái , cúi, ngữa dễ dàng ,
- C3 : đưa về phía trước .
- C4 : đưa về phía trước sâu nhất.
- C5 : chuyển ra sau .
- C6 : là đốt lồi trên ( động mạch chủ )
- C7 : là đốt lồi dưới,cao nhất và mõm không chẻ đôi .
2 . Các đốt sống lưng:
Các đốt sống lưng do cần tiếp xúc với các đầu xương sườn nên mỗi đốt xương có bốn diện khớp .Thân đốt khá dày .Mõm gai dày và thòng sâu đuôi gai đốt trên ngang thân đốt dưới .
- D1 nằm dưới C7 , khi quay đầu, đốt động là C7, đốt không động là D1 .
- D2 : dưới D1.
- D3 : nằm trên đường thẳng nối hai bờ trong,phía trên của hai xương bả vai hẹp từ D1 trở xuống cột sống có xu thế cong về phía sau .
- D4 : là điểm nhô cao lên ra phía sau.
- D4 đến D7 , các đốt thẳng .
- D7 ngang đường nối hai góc dưới xương bã vai .
- Từ D8 trở xuống cột sống có hình cong và D10 là điểm nhô lên .Khi cúi thì D10 nhô cao, khi oằn lưng thì D10 dưa ra phía trước nhất .
- Tiếp xuống D11 và D12 .
3 . Các đốt sống thắt lưng :
Các đốt sống thắt lưng so với các đốt sống lưng thì to, khoẻ hơn nhiều để chịu toàn bộ sức nặng của con người gia trọng lên nó. Các mõm gai ngắn, rộng và ngang .Thân đốt sống to,không tiếp khớp với xương , nên các mõm ngang dài và nhọn . Lổ đốt hình tam giác .
- L1 dưới D12 .
- L2 nằm trên đường thẳng nối hai đầu xương sườn cụt ( nơi có eo lưng bắt đầu thắt lại ).
- L4 nằm trên đường thẳng nối hai bờ trên xương hông .
Chú ý : * Nam giới : L4 và L5 đưa về phía trước (lõm )
* Nữ giới : L4 và L5 thẳng , đều ( bằng ) .
4. Các đốt sống hông :
Từ S1 đến S5 cột sống dung hợp bằng một liên tảng lớn có xu hướng đưa về phía sau .Điểm cao nhất là S5 .
5. Xương cụt :
Các xương cụt thành một liên tảng nhỏ đưa về phía trước.
Chú ý : căn cứ vào mõm gai đốt sống ,để xác định sự bình thường hay không bình thường của đốt sống .
IV. ĐỐT SỐNG LIÊN QUAN :
Căn cứ vào đường cong sinh lý của cột sống để chia hệ cột sống thành 9 khu :
1 . C1 đến C3 : khu cổ trên = liên quan :mắt, mũi , tai , thần kinh phế vị ,
hoằnh cách , phó giao cảm .
2 . C4 đến C7 : khu cổ dưới = liên quan : Thần kinh hoằnh cách , phản xạ của gân cơ .
trung tâm tăng nhịp tim .
3 D1 đến D3 : khu trên lưng trên = liên quan : tuần hoàn hô hấp .
4. D4 đến D7 : khu dưới lưng trên = liên quan : tuần hoàn , hô hấp , tiêu hoá .
5. D8 và D 9 : khu giữa lưng = liên quan : tiêu hoá .
6. D10 đến D12 :khu lưng dưới = liên quan : tuần hoàn , tiêu hoá , thận .
7. L1 đến L5 : khu thắt lưng = liên quan : thận , tiết niệu , sinh dục .
8. S1 đến S5 : khu cùng = liên quan : thận , sinh dục , trực tràng .
9. Cụt : khúc đuôi = liên quan : hậu môn
V. HÌNH THÁI ĐỐT SỐNG BỆNH LÝ :
1. Đốt sống lồi :
- Đốt sống lồi ra phía sau toàn phần .
- Đầu gai sống lồi cân phần dưới ra phía sau .
- Đầu gai sống lồi cân phần dưới ra phía sau .
- Nhiều đốt sống liền nhau lồi ra phía sau .
2. Đốt sống lồi lệch :
- Đầu gai sống lồi ra phía sau và lệch cân về phải hoặc trái .
- Đầu gai sống có 1 gốc trên lồi ra, lệch về phải hoặc trái .
- Đầu gai sống có 1 gốc dưới lồi và lệch , về phải hoặc trái .
- Nhiều đốt sống liền nhau lồi và lệch về phải hoặc trái .
3. Đốt sống lệch :
- Đầu gai sống lệch cần về phải hay trái .
- Đầu gai sống lệch góc trên cân về phải hoặc trái .
- Đầu gai sống lệch góc dưới cân về phải hay trái .
- Nhiều đốt sống liền nhau lệch về phải hay trái .
4. Đốt sống lõm lệch .
- Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch cân về phải hay trái .
- Đầu gai sống lõm về phía trước và một góc trên lệch cân về phải hay trái
- Đầu gai sống lõm về phía dưới và một góc dưới lệch cân về phải hay trái .
- Nhiều đốt sống liền nhau lõm và lệch về phải hay trái .
5. Đốt sống lõm :
- Đốt sống lõm ra phía trước toàn phần .
- Đầu gai sống lõm cân phần trên ra phía trước .
- Đầu gai sống lõm cần phần dưới ra phía trước .
- Nhiều đốt sống liền nhau lõm ra phía trước .
Hình thái đầu gai sống không bình thường :
1. Đầu gai của đốt sống lồi có hình thái to hơn các đầu gai sống bình thường .
2. Đầu gai của đốt sống lồi lệch có hình thái to và đưa lệch về phía phải hoặc trái .
3. Đầu gai sống của đốt sống lệch có hình thái bình thường nhưng lệch về phải hoặc trái
4. Đầu gai sống cũa đốt sống lõm lệch có hình thái nhỏ hơn mà lệch phải hoặc trái.
5. Đầu gai sống của đốt sống lõm có hình thái nhỏ hơn và có những hình dạng như sau :
- Đầu gai sần sùi như những mẫu xương .
- Đầu gai sống (lưng) nhẵn nhụi như bình thường .
- Đầu gai sống (lưng) có những gai răng cá ở bên phải hoặc trái gai sống .
- Đầu gai cột sống lõm xuống ở đốt trên và đốt dưới của đốt sống lõm nổi lên thành 2 gờ trên và dưới .
Chú ý : Khi Chuyên- gia- cột- sống tuân theo các nguyên tắc, ứng dụng đúng các phương pháp và thủ thuật để tác động tại trọng điểm , thì các đốt sống bệnh lý mới được khắc phục , vá phục hồi nguyên trạng để bệnh lành, tật khỏi .
bài số 3 : LỚP CƠ .
I.ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THÁI LỚP CƠ TRÊN CỘT SỐNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG :
Khi các đốt sống có biểu hiện không bình thường thì lớp cơ trên đầu gai cột sống cũng thay đổi hỉnh thái khác thường tuỳ thuộc vào 5 hiện tượng của cột sống không bình thường, ở lớp cơ đầu gai có thể dày cọm hay teo mỏng .
1. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lồi :
a. Đầu gai sống lồi ra phía sau toàn phần thì lớp cơ trên đốt sống đó dày cộm hẳn lên khác các lớp cơ trên đốt sống bình thường .
b. Đầu gai sống lồi cân phần trên ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó dày cộm hay khác khu vực bỉnh thường .
c. Đầu gai cột sống cân phần dưới ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó dày cộm hơn các khu vực bình thường .
d. Đầu gai của nhiều đốt sống liền nhau lồi ra phía sau thì lớp cơ trên phần lồi đó , dày cộm hơn các khu vực binh thường
2. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lồi lệch :
a. Đầu gai sống lồi và lệch cân về một bên thì lớp cơ bên lồi lệch đó dày cộm hơn các khu vực bình thường , các lớp cơ bên đối xứng bị khuyết mỏng .
b. Đầu gai sống có một góc trên lồi và lệch thì lớp cơ ở góc lồi dày cộm hơn các khu vực bình thường và bên đối xứng bị khuyết mỏng .
c. Đầu gai sống có một góc dưới lồi và lệch, thì lớp cơ ở góc lồi dày cộm hơn các khu vực bình thường. và bên đối xứng bị khuyết mỏng .
d. Đầu gai sống của nhiều đốt sống liền nhau lồi ra sau và lệch một bên thì lớp cơ ở khu lồi lệch dày cộm hơn ở khu vực bình thường,và lớp cơ bên đối xứng bị khuyết mỏng
.3. Hình thái lớp sống cơ trên đốt sống lệch :
a. Đầu gai sống lệch cân về 1 bên thì lớp cơ ở bên đó dày cộm hơn các khu vực bình thường , còn lớp cơ bên đối xứng bị khuyết mỏng.
b. Đầu gai sống lệch 1 góc trên về một bên ,thì lớp cơ ở góc lệch đó dầy cọm hơn, và lớp cơ bên đối xứng bị khuyết mỏng.
c. Đầu gai sống lệch một góc trên , về một bên , thì lớp ở góc lệch đó dày cọm hơn, và lớp cơ bên đói xứng bị khuyết mong ..
d. Đầu gai sống của nhiều đốt sống liền nhau , lệch về một bên thì lớp cơ ở bên khu vực đó dày cọm , và bên đối xứng bị khuyết mỏng .
4. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lõm lệch .
a. Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch cân về 1 bên thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng , đặc biệt là phía bên lệch lớp cơ bị cứng bên đối xứng bị khuyết lõm .
b. Đầu gai sống lõm về phía trước và lệch một góc trên về một bên thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng , lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng , lớp cơ ở góc trên lệch bị co cứng , bên đối xứng bị khuyết lõm .
c. Nhiều gai sống lõm về phía trước và lệch một góc dưới về một bên thì lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng , lớp cơ ở đầu gai sống bị teo mỏng , lớp cơ ở góc dưới lệch bị co cứng , bên đối xứng bị khuyết lõm .
đ. Nhiều đốt sống liền nhau lõm về phía trước và lệch về một bên thì lớp cơ đầu gai sống bị teo mỏng , lớp cơ bên lệch bị co cứng , bên đối xứng bị khuyết lõm .
5. Hình thái lớp cơ trên đốt sống lõm :
a. Đầu sống lõm cân về phía trước thì lớp cơ ở đầu đốt sống lõm bị teo mõng.
b. Đốt sống lõm phần trên đưa về phía trước thì lớp cơ ở chỗ lõm bị teo mỏng .
c. Đốt sống lõm phần dưới đưa về phía trước thì lớp cơ ờ chổ lõm bị teo mỏng .
d. Nhiều đốt sống lõm liền nhau đưa về phía trước thì lớp cơ cả khu vực lõm đều bị teo mỏng .
Chú ý :
1. Hình thái lớp cơ dày cộm:
a. Hình thái cơ thư nhuận : khi ấn , miết,về trên lớp cơ cộm, cảm thấy lớp cơ có vẽ thư nhuận bình thường. phải để tâm để tìm đặc điểm lớp cơ bị cộm : cộm ít là mỏng, cọm dày là cọm nhiều , hình thái nầy đẩy không chuyển động .
b. Hình thái cơ cứng : Khi ấn, miết,về trên lớp cơ cộm thấy lớp cơ đó bị cứng , phải tìm chỗ cơ cộm nhiều là dày : hình thái nầy đẩy cũng không di chuyển .
c. Hình thái cơ mềm :khi ấn,miết, vê trên lớp cơ cộm, thấy mềm và nát hơn bình thường , phải tìm chỗ cộm ít là mỏng , cọm nhiều là dày ; hình thái nầy đẩy cũng không chuyển động .
2.Hình thái lớp cơ thành sơ, thành sợi :
a. Hình thái thành sợi tròn to ( như dây thừng ). khi miết ta cảm thấy chuyển động, trật trẹo như sợi thừng cứng, ấn không tan và dai chắc .
b. Hình thái sơ sợi cứng lăn tăn, khi miết ta cảm thấy những sợi sơ nhỏ căng và cứng, ấn không tan và dai chắc, có trường hợp thể hiện thành đám ( rộng , hẹp khác nhau ) nhưng xếp theo một chiều như những nắm tăm, hình thái nầy lăn tăn và chuyển động.
c. Hình thái sơ sợi rối như rối tóc, khi miết và vê thấy rối lăn tăn nhỏ như cụm tóc rối bám chắc ở đầu gai sống .
d. Hình thái sợi dẹp dày to , khi miết và vê thấy như dẹp, dai chắc, miết trượt thấy chuyển động nhiều sợi dẹp dài ngắn khác nhau .
e. Hình thái sợi dẹp, mỏng, khi miết và vê thấy nhiều lớp mỏng co cứng xếp chồng lên nhau không thành sợi dài ; khi miết trượt ta thấy chuyển động và thành lớp lăn tăn co cứng .
Còn những hình thái sợi dài nói trên có nhiều trường hợp khác nhau ; sợi dài bắt chéo từ cột sống sang cơ lưng, từ cơ lưng nằm ngang đè lên đầu gai sống và nằm dọc ở cột sống dài hay ngắn, to hay nhỏ khác nhau .
3. Hình thái lớp cơ teo mỏng :
a. Hình thái teo mỏng : khi miết và vê trên đốt sống không bình thường thấy lớp cơ đầu gai bị teo mỏng, đặt ngón tay trên đầu gai sống chỉ cảm thấy có một lớp cơ đệm phủ trên đầu gai sống mà không cảm thấy lớp cơ đệm .
b. Hình thái khuyết lõm : khi miết và vê thấy đầu gai đốt sống như bị khuyết đi , lớp cơ bị lõm sâu khác thường .
II.ĐẶC ĐIỂM CỦA LỚP CƠ :
1. Dùng các thủ thuật trị phù hợp, ứng dụng theo các nguyên tắc, các phương thức của phương pháp tác động đầu và cột sống để làm thay đổi hình thái lớp cơ .
Trong khi trị bệnh cần tập trung theo dõi cảm giác trên đầu các ngón tay trị bệnh để biết lớp cơ thay đổi trong lúc thao tác như lớp cơ cứng, dày sẽ bớt cứng rồi mềm trở lại thư nhuận bình thường, lớp cơ nhược sẽ phục hồi dần, hết nhược trở lại thư nhuận .
2. Khi lớp cơ đã thư nhuận bình thường là ổ bệnh đã giải toả thao tác đã tới ngưỡng , phải ngưng tay .
Nếu thao tác quá ngưỡng thì cơ thể có phản vệ co lại, hiệu quả vừa đạt sẽ bị xoá hoàn toàn, lớp cơ bị tác động quá nhiều có thể sưng đau, người bệnh lại có cảm giác khó chịu như ban đầu.
3. Lớp cơ co cứng, căng nhưng mặt trống, phải đắp cua đồng phối hợp với thủ thuật, mới phục hồi được sự thư nhuận của lớp cơ .
4. Lớp cơ dày gây cảm giác rất đau nhưng khả năng phục hồi rất nhanh .Phải tìm đúng trọng điểm , điều trị một lần là khỏi .
5. Lớp cơ co mỏng phải điều trị lâu dài mới hồi phục được. Những lớp cơ nầy tương ứng với những bệnh nhân mãn tính vói những ổ bệnh đã có tổn thương thực thể .
6. Lớp cơ mềm dày tương ứng với các dạng nhiễm trùng vì vậy phải kết hợp dùng thuốc chống lao trong quá trình điều trị mới giải toả được .
7.Lớp cơ mềm mỏng, không gặp trong hình thái bệnh lý mà chính là hậu quả biến đổi đột ngột của sự tác động quá lực, nếu không điều chỉnh lại sẽ gây sự rối loạn, mới gặp trường hợp nầy phải lập tức tác động bên đối xứng của trọng điểm để cho lớp cơ mềm mỏng đó được phục hồi lại .
8. Lớp cơ sợi :chỉ gặp trong các lớp cơ sâu của các đốt xương sống bị khuyết lõm .Ít gặp trong các đốt sống lệch và không gặp trong các đốt sống lõm bệnh lý .
9. Lớp cơ teo nhược , chỉ phục hồi khi đã giải toả được những lớp cộm ở phía trên của chỗ có lớp cơ teo nhược ./.
Bài số 4 : NHIỆT ĐỘ DA .
I. NHIỆT ĐỘ DA CỦA CƠ THỂ KHOẺ MẠNH :
Nhiệt độ da của cơ thể khoẻ mạnh, bình thường được sắp xếp theo thứ tự thấp đến cao theo từng vùng như sau :
1. Vách mũi, đuôi tai, ngón chân cái, trung bình từ 25 đến 28 độ C .
2. Ngón tay trỏ 3. Mu bàn chân
4. Cổ chân 5. Mu bàn tay , thắt lưng .
6. Bắp chân 7. Cẳng tay
8. Cơ mông 9. Cổ tay
10. Lưng , vai ,cánh tay . 11. Ngực , bụng
12. Trán, gò má 13. Cổ ,gáy .
14. Vùng nách, dưới lưỡi, hậu môn, trung bình 36,9 độ C.
Nhiệt độ da của cơ thể khoẻ mạnh có thể thay đổi tạm thời trong các trường hợp lao động , nghỉ ngơi làm thay đổi về tâm lý (vui, buồn, lo sợ, tức giận, xúc động...) tuỳ theo tình trạng cơ thể ( đói , no ) tuỳ theo thời gian ( sáng sớm, trưa , chiều , tối , đêm khuya) , tuỳ theo mùa ( xuân, hạ, thu, đông ) tuỳ theo độ cao nơi ở ( ven biển , đồng bằng , nông thôn, thành thị, đồi, núi, đỉnh núi cao...) mà cơ thể có những thay đổi khác nhau ở từng cơ thể con người, tuỳ theo vị trí và các bộ phận cơ thể .
Những trường hợp thay đổi da nhiệt tức thời như đã nêu trên, thường nhiệt độ ấy không kéo dài và vẫn được coi là nhiệt độ sinh lý bình thường .
Phương pháp tác động đầu và cột sống coi nhiệt độ da là cơ sở cơ bản để chẩn bệnh và theo dõi trong khi trị bệnh. Ta phải chia nhiệt độ da ở tình trạng bệnh lý thành ba lảnh vực .
1. Nhiệt độ trong khu trọng điểm :
Là nhiệt độ trên phạm vi đầu và cột sống có ổ rối loạn (nơi phải tác động để da nhiệt trở lại bình thường)
2. Nhiệt độ vùng tương ứng với nội tạng :
a. Vùng cổ, vai, ngực trái, liên quan chức năng tim mạch .
b. Vùng cổ phải, liên quan chức năng hô hấp
c. Vùng dưới vú phải liên quan chức năng gan .
d. Vùng vai phải liên quan chức năng mật.
e. Vùng mỏ ác liên quan chức năng dạ dày
f. Vùng giữa lưng liên quan chức năng : lá lách, tụy, giáp trạng, thượng thận .
g. Vùng dạ con, liên quan chức năng bàng quang , tiết niệu.
h. Vùng rốn, liên quan chức năng ruột non .
i. Vùng chẩm, liên quan chức năng : ruột già , trực tràng .
3. Nhiệt độ địa phương :
là nhiệt độ trong cơ thể đã được xác định, khi cơ thể khoẻ mạnh, thứ tự theo 14 vùng nếu nhiệt độ địa phương thay đổi là nhiệt độ bệnh lý .
II. NHIÊT ĐỘ DA THAY ĐỔI DO TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ :
1. Nhiệt độ da cao hơn bình thường :
a. Nhiệt độ toàn thân cao :
Không có vùng nào nhiệt độ bình thường là sốt cao .
b. Nhiệt độ da cao từng vùng nhất định :
Nhiệt độ da cao hoặc không ổn định thường biểu hiện :
- trên cột sống gần đốt sống lồi .
- Ở cơ lưng có hiện tượng co , cọm, phù .
- Ở cơ thể. đầu, mặt , cổ , chân , tay .
2. Nhiệt độ da thấp hơn bình thường :
a. Nhiệt độ toàn thân thấp :
Cơ thể lạnh hay lạnh ngắt .
b. Nhiệt độ da thấp từng vùng nhất định :
Nhiệt độ da cao hoặc không ổn định thường biểu hiện :
- Trên cột sống ở vùng có đốt sống lõm
- Ở cơ lưng có các cơ mềm duỗi
- Ở từng vùng nhiệt độ da thấp có liên quan đến bệnh tật thuộc nội tạng và các bộ phận cơ thể tương ứng .
Hiện tượng nhiệt độ da thấp có thể rộng hẹp tuỳ theo diện tích khuyết tật của cột sống và diện tích của các cơ mềm duỗi trên cơ lưng.
3. Nhiệt độ da rối loạn :
a. Nhiệt độ da rối loạn ở 2 bên cột sống :
Một bên có nhiệt độ cao, bên kia có nhiệt độ thấp , có liên quan đến hình thái cột sống, có đốt sống lồi lệch, vùng có cơ cứng thì nhiệt độ da cao, bên đốt sống bị khuyết, vùng cơ mềm duỗi thì nhiệt độ da thấp .
b. Thân nhiệt độ da đối xứng trên dưới :
Thường khi vùng trên có nhiệt độ da cao, thì vùng dưới có nhiệt độ da thấp. Hiện tượng da nhiệt cao ở các đốt sống lồi và cơ co cứng, da nhiệt thấp ở các đốt sống lõm và vùng cơ mềm duỗi .
KẾT LUẬN :Hiện tượng thay đổi nhiệt độ da có liên quan chặt chẽ tới :
- Tổn thương cột sống
- Tình trạng cứng , mềm của lớp cơ .
- Tật bệnh ở các phủ tạng và các bộ phận cơ thể cũng có ảnh hưởng đến nhiệt độ da của từng vùng tương ứng .
III. ĐẶC TÍNH CỦA NHIỆT ĐỘ DA :
Nhiệt độ da giữ vai trò quan trọng trong chẩn và trị bệnh theo phương pháp tác động đầu và cột sống .
Thủ thuật đầu tiên là thủ thuật áp cốt để tìm nhiệt độ trọng khu và trọng điểm nhiệt độ tương ứng nội tạng, qua đó ứng dụng các thủ thuật khác để tìm trọng điểm điều trị cho người bệnh .
1. Chỉ khi cơ thể có bệnh thì nhiệt độ mới thay đổi :
Phương pháp TĐĐVCS phân biệt nhiệt độ địa phương, nhiệt độ trong khu trọng điểm và nhiệt độ vùng tương ứng nội tạng. Căn cứ vào đặc tính nầy, PPTĐĐVCS chẩn bệnh nhanh và chính xác. Vì biết cơ sở là nhiệt độ da để kiểm tra lời kể của bệnh nhân, mà nếu không có lời kể bệnh, ta căn cứ nhiệt độ da biến đổi vẫn chẩn bệnh chính xác .
2. Nhiệt độ da biến đổi rất nhạy trên cơ thể người bệnh trong khi thao tác trị bệnh:
Cùng là người bệnh có lần chỉ tác động 2- 3 giây, nhiệt độ có thể đã thay đổi nhưng có lần phải tác động 10- 30 giây mới có phản xạ đến ngưỡng định lượng mà cơ thể người bệnh đó mới thay đổi .
3. Nhiệt độ da biến đổi không phụ thuộc vào ngưỡng tiếp nhận định lượng của cơ thể người bệnh :
Khi tác động đúng trọng điểm, nhiệt độ da biến đổi nhưng chưa đến ngưỡng của định lượng thì phải chẩn để tìm trọng điểm mới, tiếp tục điều trị đến ngưỡng của định lượng mới ngưng thao tác .
Mặc dù nhiệt độ da đã biến đổi nhưng chưa giải toả được hoàn toàn ổ bệnh mà cơ thể người bệnh đã có phản xạ đến ngưỡng định lượng thì vẫn phải ngừng thao tác, để lần sau điều trị tiếp .
4. Nhiệt độ da biến đổi thuận chiều khi thao tác trị bệnh đúng trọng điểm :
Trong khi thao tác trị bệnh, ta phải thăm dò nhiệt độ tại những vùng có nhiệt độ bệnh lý. Nhiệt độ biến đổi thuận chiều chứng minh rằng ta tác động đúng trọng điểm, đúng nguyên tắc, đúng phương thức và thủ thuật .
5. Nhiệt độ chỉ trở lại bình thường khi ổ rối loạn được giải toả hoàn toàn :
Sau khi thao tác thấy nhiệt độ sinh lý trở lại bình thường là các ổ rối loạn hết rối loạn. Căn cứ vào những đặc tính của nhiệt độ da, PPTĐĐVCS quy định thành một nguyên tắc quan trọng khi trị bệnh .
Khi tác động trị bệnh mà nhiệt độ bệnh lý không thay đổi thì tuyệt đối không được tác động nữa , vì mỗi vùng da nhiệt không chỉ liên quan đến một đốt sống, mà liên quan đến nhiều đốt sống. Do đó,khi điều trị phải luôn luôn theo dõi sự biến đổi của nhiệt độ da. Thấy nhiệt độ bênh lý không thay đổi là tác động chưa đúng trọng điểm phải xác định lại trọng điểm thật chính xác mới được tác động sẽ kết quả
bài số 5 : CẢM GIÁC
ĐỒ HÌNH ĐỐI XỨNG GIỮA CỘT SỐNG VÀ CƠ QUAN NỘI TẠNG.
CON NGƯỜI CÓ NHIỀU CẢM GIÁC KHÁC NHAU :
Phương pháp TĐĐVCS chỉ căn cứ vào cảm giác đau tăng hoặc giảm trên hệ thống đầu và cột sống để làm cơ sở chẩn đoán và trị bênh .
Sự bình thường và mất bình thường về cảm giác đầu và cột sống là một trong bốn đặc trưng để xác định về sinh lý và bệnh lý .Cần phân biệt cảm giác :
1. Cảm giác đau bệnh lý : là cảm giác đau khu trú ở một vùng nhất định trên đầu và cột sống, mà bênh nhân tự nhận biết được đó là bệnh đau đầu và đau cột sống .
2. Cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý: là cảm giác đau trên đầu và cột sống mà bệnh nhân chỉ nhận biết được, khi có tác động đúng vị trí đó, mới biết đau. Đó là bệnh của nội tạng và các bộ phận của cơ thể.
- Cảm giác đau bệnh lý là cảm giác đau thuộc về bệnh đầu do va chạm...bệnh cột sống : gai đôi, vôi hoá, trật đĩa đệm, trật khớp ...là cảm giác người bệnh tự biết được .
- Cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý : là hiện tượng khi tác động tới, người bệnh mới thấy đau, và được tác động thì đau được giảm dần và hết đau là các bệnh của nội tạng và các bộ phận của cơ thể hết bệnh như tim, phổi, gan, dạ dày...hoặc thị giác, khứu giác, thính giác, thanh quản .
Trong khi chẩn bệnh PPTĐĐVCS còn chú ý đến mối liên quan của cảm giác đau, hoặc cảm giác giảm với các đặc trưng bệnh lý
Các đặc trưng bệnh lý gồm có sự biến đổi về các đốt sống, lớp cơ đệm, nhiệt độ và cảm giác .
a. Trên các đốt sống lồi, lồi lệch, và lệch thì ở các nơi cao nhất hoặc lệch nhất, trên đầu gai sống và xương đầu, biểu hiện lớp cơ co cộm, nhiệt độ nóng cao. Khi tác động đúng điểm đó thì người bệnh có cảm giác đau tăng, có thủ thuật tác động phù hợp thì cảm giác đau thấy sảng khoái, bớt đau rồi hết đau .
b. Trên đốt sống lõm, lệch lõm thì ở nơi lõm sâu nhất trên đầu gai sống và xương đầu, biểu hiện lớp cơ teo nhược, nhiệt độ thấp và cảm giác giảm. Khi dùng thủ thuật tác động tại chỗ đó thì người bệnh cũng không nhận biết được về cảm giác đau .
II. ỨNG DỤNG CẢM GIÁC ĐAU TRONG CHẨN VÀ TRỊ BỆNH :
Cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý thường khu trú trên một diện rộng, có thể từ 1 đến nhiều đốt liền nhau nhưng trong đó bao giờ cũng phải có một điểm nhỏ, có cảm giác đau nhất .
Điểm đau nhất này ta có thể nhận biết được bằng sự phản ứng của cơ thể người bệnh như : giật thót mình hoặc phản ứng của hệ cột sống như oằn lún lưng, cong gù lưng, hoặc vặn vẹo qua phải hay trái ...
Điểm nhức nầy được coi là trung tâm của hiện tượng bệnh lý khu trú ở trên hệ cột sống được quy định là trọng điểm .
Trọng điểm được coi là căn cứ để chẩn đoán quy nạp mối liên quan của các bộ phận của cơ thể bị rối loạn vì có liên quan với các đặc trưng bệnh lý : lớp cơ co dày nhất, nhiệt độ cao nhất, chỗ xương lồi hay lệch nhất và là điểm đau nhất .
Điểm đau của hiện tượng bệnh lý là một đặc điểm không chỉ lưu trú ở vị trí khác nhau theo độ ngang, chếch, chéo xuống, có trường hợp chạy lên vòng quanh thân mình ra phía trước tận cùng ở bờ xương ức, xương mu hoặc xương chậu phía bên kia . Những điểm đối động nầy là thường liên quan với lớp cơ co dai chắc và cũng là cơ sở để quy nạp chẩn đoán bệnh theo phương thức đối động .
III. ĐẶC TÍNH VỀ CẢM GIÁC :
PPTĐĐVCS căn cứ vào cảm giác đau hoặc cảm giác giảm của người bệnh để chẩn và trị bệnh. Chủ yếu là cảm giác đau của hiện tượng bệnh lý nghĩa là cảm giác đau khi ta tác động bằng thủ thuật tại trọng điểm.
Đặc tính cảm giác trong quá trình điều trị :
1. Khi điều trị tác động đúng trọng điểm thì người bệnh thấy đau nhưng dễ chịu và trong quá trình thao tác trị bệnh, người bệnh cảm thấy rõ, bớt đau dần, từ đau nhiều đến đau ít, và khi hết đau thì ổ bệnh được giải toả .
2. Cảm giác đau cùng với nhiệt độ cao biểu hiện bệnh lý và điểm đau liên quan trên hoặc dưới trọng điểm.
3. Cảm giác đau cùng với nhiệt độ cao biểu hiện trên đốt sống lồi, lồi lệch hoặc lệch bệnh lý và điểm đối động gần hoặc xa trọng điểm.
4. Cảm giác tê biểu hiện khác bên với trọng điểm .
5. Cảm giác giảm cùng với nhiệt độ thấp biểu hiện trên đốt sống lõm, lõm lệch. Căn cứ vào đặc tính của cảm giác nói trên, PPTĐĐVCS quy định trong quá trình thao tác, nếu người bệnh cảm thấy đau tăng và khó chịu thì phải ngừng thao tác. Vì thao tác chưa đúng trọng điểm, phải tìm trọng điểm khác tác động để đạt tác động đúng điểm đau sẽ giảm dần và hết đau, nhiệt độ trở lại bình thường, gân cơ thư nhuận thì bệnh mới hết, tật mới lành ./
PHẦN III : PHÂN BIỆT LOẠI VÀ THỂ
Tất cả gồm có 5 bài .
bài số 1 :Hình thái loại và thể đốt sống lồi
bài số 2 :Hình thái loại và thể đốt sống lồi-lệch
bài số 3 :Hình thái loại và thể đốt sống lệch
bài số 4 :Hình thái loại và thể đốt sống lõm- lệch
bài số 5 :Hình thái đốt sống lõm
bài số 6 :Phân biệt các thể .
=================
LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI .
bài số 1 : HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI .
Các loại và thể là cơ sở cho chẩn đoán bệnh, kết luận bệnh, tiên lượng bệnh và đề ra phương hướng điều trị của phương pháp tác động đầu và cột sống .
Các loại là sự phân biệt về hình thái của đốt sống mất bình thường như :đốt sống lồi, đốt sống lồi lệch, đốt sống lệch, đốt sống lệch lõm, đốt sống lõm .
Về hình thái lơp cơ đệm thì phân biệt lớp cơ trên đầu gai sống mất bình thường như: lớp cơ dày, lớp cơ mỏng,lớp co cơ, lớp cơ cứng, lớp cơ mềm, lớp cơ sơ, lớp cơ sợi, lớp cơ teo...
Các thể loại là sự phân biệt vì vị trí của lớp có bệnh lý khu trú nông hay sâu ở lớp ngoài lớp cửa hay lớp trong, về bề mặt phát triển ở thể hẹp, thể rộng hay thể lớn. Ngoài các thể đơn còn có những thể liên hợp .
Với hình thái về đốt sống và lớp cơ nói trên cọng với khu vực có nhiệt độ cao hay thấp, cảm giác khi được tác động thấy đau hay giảm là các yếu tố khách quan và trung thực để ta chẩn và trị bệnh cho chính xác .
Hình thái các loại và thể của cột sống và lớp cơ mất bình thường gồm có :
I.HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI.
Loại đốt sống lồi là hình thái của đốt sống cong lồi ra phía sau, ảnh hưởng đến đường cong sinh lý của cột sống biểu hiện bằng các hình thái như :đơn lồi, liên lồi, lồi trên, lồi dưới .
Hình thái lớp cơ đệm trên đầu gai sống lồi gồm: co, cứng, mềm, dày, mỏng, sơ, rồi chia ra nhiều thể :
- Thể hẹp ngoài (HN)
- Thể rộng ngoài (RN)
- Thể lớn ngoài ( LN )
Ngoài các hình thái nói trên cùng với trạng thái nhiệt độ da và cảm giác trên đầu các đốt sống bênh lý là cơ sở để chẩn và trị
1. Hình thái loại đơn lồi :
Đơn lồi là biểu hiện của một đốt sống lồi ra phía sau, trên đầu gai sống lồi lớp cơ đệm biểu hiện co, cứng, mềm, dày, mỏng, sơ, rối, nhiệt độ da tăng, cảm giác đau phân thành các loại ;
1. Loại đơn lồi co dày
2. Loại đơn lồi cứng dày
3. Loại đơn lồi mềm dày
4. Loại đơn lồi co mỏng
5. Loại đơn lồi cứng mỏng
6. Loại đơn lồi mềm mỏng
7. Loại đơn lồi sơ rối .
2. Hình thái loại liên lồi :
Liên lồi là biểu hiện của nhiều đốt sống liền nhau bị dính cứng lồi ra phía sau, trên đầu gai sống của đốt sống lồi, lớp cơ đệm biểu hiện :co, cứng, mềm, dày, mỏng, sơ, rối, nhiệt độ da tăng, cảm giác đau chia thành :
1. Loại liên lồi co dày
2. Loại liên lồi cứng dày
3. Loại liên lồi mềm dày
4. Loại liên lồi co mỏng
5. Loại liên lồi cứng mỏng
6. Loại liên lồi mềm mỏng
7. Loại liên lồi sơ rối
3. Hình thái loại lồi trên :
Lồi trên là biểu hiện của phần trên một đốt sống lồi ra phía sau, trên đầu gai sống lồi trên có lớp cơ đệm biểu hiện: co, cứng, mềm, dày, mỏng, sơ, rối, nhiệt độ da tăng, cảm giác đau, chia thành :
1. Loại lồi trên co dày
2. Loại lồi trên cứng dày
3. Loại lồi trên mềm dày
4. Loại lồi trên co mỏng
5. Loại lồi trên cứng mỏng
6. Loại lồi trên mềm mỏng
7. Loại lồi trên sơ rối .
4. Hình thái loại lồi dưới :
Lồi dưới là biểu hiện của phần dưới một đốt sống lồi ra phía sau, trên đầu gai sống lồi dưới lớp cơ đệm biểu hiện co, cứng, mềm, dài, mỏng, sơ, rối, nhiệt độ da tăng, cảm giác đau, phân thành :
1. Loại lồi dưới co dày
2. Loại lồi dưới cứng dày
3. Loại lồi dưới mềm dày
4. Loại lồi dưới co mỏng
5. Loại lồi dưới cứng mỏng
6. Loại lồi dưới mềm mỏng
7. Loại lồi dưới sơ rối . / .
bài số 2 :HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỒI LỆCH
Đốt sống lồi lệch là hình thái của đốt sống mất bình thường lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc trái, ảnh hưởng đến đường cong và đường thẳng sinh lý của hệ cột sống, biểu hiện bằng nhiều hình thái khác nhau. Lớp cơ đệm trên đốt sống lồi lệch cũng biểu hiện thành nhiều hình thái mất bình thường khác nhau .
Ngoài các hình thái nói trên, ở nơi nầy có nhiệt độ cao hơn bình thường, và khi tác động có cảm giác đau, được biểu hiện bằng các hình thái :
ĐỐT SỐNG LỒI
1. Hình thái đơn lồi lệch :
Đơn lồi lệch là biểu hiện một đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hay trái, bên đối xứng bị khuyết, lớp cơ đệm biểu hiện các hình thái :co, cứng, mềm, dày, mỏng, sơ, sợi...bên đối xứng bị teo nhược, phân chia thành :
1. Loại đơn lồi lệch co dày
2. Loại đơn lồi lệch cứng dày
3. Loại đơn lồi lệch mềm dày
4. Loại đơn lồi lệch co mỏng
5. Loại đơn lồi lệch cứng mỏng
6. Loại đơn lồi lệch mềm mỏng
7. Loại đơn lồi lệch sơ rối
8. Loại đơn lồi lệch sơ dọc
9. Loại đơn lồi lệch sợi tròn dọc
10. Loại đơn lồi lệch sợi dẹp dọc
11. Loại đơn lồi lệch sơ ngang
12. Loại đơn lồi lệch sợi tròn ngang
13. Loại đơn lồi lệch sợi dẹp ngang
14. Loại đơn lồi lệch sơ chéo
15. Loại đơn lồi lệch sợi tròn chéo
16. Loại đơn lồi lệch sợi dẹp chéo .
2. Hình thái loại liên lồi lệch
Liên lồi lệch là biểu hiện của nhiều đốt sống bị dính cứng lồi ra phía sau và lệch một bên phải hay trái, bên đối xứng bị khuyết lớp cơ đệm bên khuyết bị teo nhược, cảm giác giảm, nhiệt độ thấp. Phía bên lồi lệch biểu hiện các hình thái : co, cứng, dày, mỏng, sơ, sợi, cảm giác đau, nhiệt độ cao, phân chia thành :
1. Loại liên lồi lệch co dày
2. Loại liên lồi lệch cứng dày
3. Loại liên lồi lệch mềm dày
4. Loại liên lồi lệch co mỏng
5. Loại liên lồi lệch cứng mỏng
6. Loại liên lồi lệch mềm mỏng
7. Loại liên lồi lệch sơ rối
8. Loại liên lồi lệch sơ dọc
9. Loại liên lồi lệch sợi tròn dọc
10. Loại liên lồi lệch sợi dẹp dọc
11. Loại liên lồi lệch sơ ngang
12. Loại liên lồi lệch sợi tròn ngang
13. Loại liên lồi lệch sợi dẹp ngang
14. Loại liên lồi lệch sơ chéo
15. Loại liên lồi lệch sợi tròn chéo
16. Loại liên lồi lệch sợi dẹp chéo .
3. Hình thái loại lồi lệch trên .
Lồi lệch trên là biểu hiện của phần trên đốt sống lồi ra sau và lệch về một bên phải hoặc trái. Bên đối xứng bị khuyết, lớp cơ bên khuyết bị teo nhược, cảm giác giảm nhiệt độ thấp .
Bên lồi lệch có hình thái co, cứng, mềm, dày, mỏng, xơ, sợi, cảm giác đau, nhiệt độ cao,chia thành :
1. Loai lồi lệch trên co dày
2. Loại lồi lệch trên cứng dày
3. Loại lồi lệch trên mềm dày
4. Loại lồi lệch trên co cứng
5. Loại lồi lệch trên cứng mỏng
6. Loại lồi lệch trên mềm mỏng
7. Loại lồi lệch trên sơ rối
8. Loại lồi lệch trên sơ dọc
9. Loại lồi lệch trên sợi tròn dọc
10. Loại lồi lệch trên sợi dẹp dọc
11. Loại lồi lệch trên sơ ngang
12. Loại lồi lệch trên sợi tròn ngang
13. Loại lồi lệch trên sợi dẹp ngang
14. Loại lồi lệch trên sơ chéo
15. Loại lồi lệch trên sợi tròn chéo
16. Loại lồi lệch trên sợi dẹp chéo .
4. Hình thái loại lồi lệch dưới
Lồi lệch dưới là biểu hiện của phần dưới đốt sống lồi ra phía sau và lệch về một bên phải hoặc bên trái. Bên đối xứng bị khuyết, lớp cơ đệm trên đầu gai sống bên lồi lệch bị : co cứng, mềm, dày, mỏng xơ ,sợi. Nhiệt độ tăng, cảm giác đau, lớp cơ đệm bên khuyết bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm phân thành :
1. Loại lồi lệch dưới co dày
2. Loại lồi lệch dưới cứng dày
3. Loại lồi lệch dưới mềm dày
4. Loại lồi lệch dưới co mỏng
5. Loại lồi lệch dưới cứng mỏng
6. Loại lồi lệch dưới mềm mỏng
7. Loại lồi lệch dưới xơ rối
8. Loại lồi lệch dưới xơ dọc
9. Loại lồi lệch dưới sợi tròn dọc
10. Loại lồi lệch dưới sợi dẹp dọc
11. Loại lồi lệch dưới xơ ngang
12. Loại lồi lệch dưới sợi tròn ngang
13. Loại lồi lệch dưới sợi dẹp ngang
14. Loại lồi lệch dưới xơ chéo
15, Loại lồi lệch dưới sợi tròn chéo
16. Loại lồi lệch dưới sợi dẹp chéo .
5. Phân biệt hình thái các thể của các loại lồi lệch :
Thể là sự phân biệt về vị trí của lớp cơ bệnh lý khu trú nông hay sâu, ở lớp ngoài, giữa hay trong và bề mặt phát triển hẹp rộng hay lớn sang cơ lưng .
1. Thể ngoài hẹp (NH) là hình thái khu trú trọng điểm ở lớp ngoài và hẹp, không phát triển ra rãnh sống.
2. Thể ngoài giữa hẹp (NGH) là hình thái khu trú của trọng điểm ở lớp ngoài và lớp giữa nhưng không phát triển ra rảnh sống .
3. Thể ngoài rộng (NR) là hình thái khu trú của trọng điểm ở lớp ngoài nhưng phát triển ra rảnh sống .
4. Thể ngoài giữa rộng (NGR) là hình thái khu trú của trọng điểm ở lớp cơ ngoài và cơ giữa, phát triển ra rảnh sống .
5. Thể ngoài lớn (NL) là hình thái khu trú trọng điểm ở lớp cơ giữa lan rộng ra ngoài cơ thẳng lưng .
6. Thể ngoài giữa lớn (NGL) là hình thái khu trú mà trọng điểm ở lớp cơ ngoài và lớp cơ giữa, lan rộng ra cơ thẳng lưng
bài số 3 :HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LỆCH
Đốt sống lệch là hình thái của đốt sống không lồi không lõm nhưng lệch về một bên trái hay phải, ảnh hưởng đến đường sinh lý của hệ cột sống, biểu hiện các hình thái .
HÌNH THỂ ĐỐT SỐNG LỆCH .
1. Hình thái loại đơn lệch :
Đơn lệch là hình thái cũa một đốt sống lệch về một bên phải hoặc trái và khuyết ở bên đối xứng. Lớp cơ đệm bên đầu gai sống bên lệch biểu hiện: co, cứng, mềm, dày, mỏng, sơ, sợi, nhiệt độ gia tăng, cảm giác đau, bên khuyết lớp cơ đệm biểu hiện nhiệt độ thấp, cảm giác giãm, phân ra :
1.Loại đơn lệch co dày
2.Loại đơn lệch cứng dày
3.Loại đơn lệch mềm dày
4.Loại đơn lệch co mỏng
5.Loại đơn lệch cứng mỏng
6.Loại đơn lệch mềm mỏng
7.Loại đơn lệch sơ rối
8.Loại đơn lệch sơ dọc
9.Loại đơn lệch sợi tròn dọc
10.Loại đơn lệch sợi dẹp dọc
11.Loại đơn lệch sợi ngang
12.Loại đơn lệch sợi tròn ngang
13.Loại đơn lệch sợi dẹp ngang
14.Loại đơn lệch sợi sơ chéo
15.Loại đơn lệch sợi tròn chéo
16.Loại đơn lệch sợi dẹp chéo .
2. Hình thái loại liên lệch :
Loại liên lệch là hình thái của nhiều đốt sống liền nhau bị dính cứng, lệch về một bên phải hoặc trái. Bên đối xứng bị khuyết, lớp cơ đệm biểu hiện teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm, bên đầu gai sống liên lệch biểu hiện lớp cơ co, cứng, mềm, dày, mỏng, sơ, sợi, nhiệt độ da tăng, cảm giác đau,được chia thành:
1. Loại liên lệch co dày
2. Loại liên lệch cứng dày
3. Loại liên lệch mềm dày
4. Loại liên lệch co mỏng
5. Loại liên lệch cứng mỏng
6. Loại liên lệch mềm mỏng
7. Loại liên lệch sơ rối
8. Loại liên lệch sơ dọc
9. Loại liên lệch sợi tròn dọc
10. Loại liên lệch sợi dẹp dọc
11. Loại liên lệch sơ ngang
12. Loại liên lệch sợi tròn ngang
13. Loại liên lệch sợi dẹp ngang
14. Loại liên lệch sợ chéo
15. Loại liên lệch sợi tròn chéo
16. Loại liên lệch sợi dẹp chéo
3. Hình trái loại lệch trên :
Lệch trên là biểu hiện của phần trên một đốt sống bị lệch về một bên phải hoặc trái. Bên đối xứng bị khuyết, đầu gai sống bên khuyết lớp cơ đệm biểu hiện teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm. Bên đầu gai sống bên lệch, lớp cơ đệm biểu hiện : co, cứng, mềm, dày, mỏng, sơ, sợi, nhiệt độ tăng, cảm giác đau, phân thành:
1. Loại lệch trên co dày
2. Loại lệch trên cứng dày
3. Loại lệch trên mềm dày
4. Loại lệch trên co mỏng
5. Loại lệch trên cứng mỏng
6. Loại lệch trên mềm mỏng
7. Loại lệch trên sơ rối
8. Loại lệch trên sơ dọc
9. Loại lệch trên sợi tròn dọc
10. Loại lệch trên sợi dẹp dọc
11. Loại lệch trên sơ ngang
12. Loại lệch trên sợi tròn ngang
13. Loại lệch trên sợi dẹp ngang
14. Loại lệch trên sơ chéo
15. Loại lệch trên sợi tròn chéo
16. Loại lệch trên sợi dẹp chéo .
4. Hình thái loại lệch dưới :
Loại lệch dưới là hình thái của đốt sống phần dưới bị lệch về một bên. Bên đối xứng bị khuyết, lớp cơ đệm bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm. Bên đầu gai sống bên lệch lớp cơ đệm biểu hiện : co, cứng, mềm, dày, mỏng, sơ, sợi, nhiệt độ tăng, cảm giác đau, phân thành :
1. Loại lệch dưới co dày
2. Loại lệch dưới cứng dày
3. Loại lệch duới mềm dày
4. Loại lệch co mỏng
5. Loại lệch dưới cứng mỏng
6. Loại lệch dưới mềm mỏng
7. Loại lệch dưới sơ rối
8. Loại lệch dưới sơ dọc
9. Loại lệch dưới sợi tròn dọc
10. Loại lệch dưới sợi dẹp dọc
11. Loại lệch dưới sơ ngang
12. Loại lệch dưới sợi tròn ngang
13. Loại lệch dưới sợi dẹp ngang
14. Loại lệch dưới sơ chéo
15. Loại lệch dưới sợi tròn chéo
16. Loại lệch dưới sợi dẹp chéo .
5. Sự phân biệt về hình thái các thể thuộc các loại đốt sống lệch :
Các thể là sự phân biệt về vị trí khu trú của trọng điểm và sự phát triển của lớp cơ bệnh lý ở trên đầu gai sống lệch, gồm các thể :
1. Thể giữa hẹp (GH)
2. Thể giữa ngoài hẹp (GNH)
3. Thể giữa trong hẹp (GTH)
4. Thể giữa ngoài trong hẹp (GNTH)
5. Thễ giữa rộng (GR)
6. Thể giữa ngoài rộng (GNR)
7. Thể giữa trong rộng (GTR)
8. Thể giữa trong ngoài rộng )
9. Thể giữa lớn (GL)
10. Thể giữa ngoài lớn (GNL)
11. Thể giữa trong lớn (GTL)
12. Thệ giữa trong ngoài lớn (GTNL)
bài số 4 :HÌNH THÁI LOẠI VÀ THỂ ĐỐT SỐNG LÕM LỆCH .
======
Đốt sống lõm lệch là hình thái của đốt sống lõm lệch về một phía phải hoặc trái, ảnh hưởng đến đường cong sinh lý của cột sống, phân thành :
1. HÌNH THÁI LOẠI ĐƠN LÕM LỆCH :
HÌNH THÁI ĐỐT SỐNG LÕM LỆCH .
Đơn lõm lệch là hình thái của đốt sống lõm và lệch về một bên. Bên đối xứng bị khuyết, lớp cơ đệm biểu hiện teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm. Bên đốt sống lõm lệch, lớp cơ đệm biểu hiện: sơ, sợi, nhiệt độ cao, cảm giác đau , phân thành :
1. Loại đơn lõm lệch sơ rối
2. Loại đơn lõm lệch sơ dọc
3. Loại đơn lõm lệch sợi tròn dọc
4. Loại đơn lõm lệch sợi dẹp dọc
5. Loại đơn lõm lệch sơ ngang
6. Loại đơn lõm lệch sợi tròn ngang
7. Loại đơn lõm lệch sợi dẹp ngang
8. Loại đơn lõm lệch sơ chéo
9. Loại đơn lõm lệch sợi tròn chéo
10. Loại đơn lõm lệch sợi dẹp chéo
11. Loại đơn lõm lệch teo sần sùi
12. Loại đơn lõm lệch teo răng cá
13. Loại đơn lõm lệch teo nhẵn
14. Loại đơn lõm lệch teo gờ
15. Loại đơn lõm lệch teo hở
2. HÌNH THÁI LOẠI LIÊN LÕM LỆCH :
Liên lõm lệch là hình thái của nhiều lớp gai sống liền nhau bị dính cứng, lõm và lệch về một bên. Bên đối xứng bị khuyết, trên đầu gai sống lõm lệch lớp cơ đệm sơ sợi, nhiệt độ cao, cảm giác đau, phân thành :
1. Loại liên lõm lệch sơ rối.
2. Loại liên lõm lệch sơ dọc
3. Loại liên lõm lệch sợi tròn dọc
4. Loại liên lõm lệch sợi dẹp dọc
5. Loại liên lõm lệch sơ ngang
6. Loại liên lõm lệch sợi tròn ngang
7. Loại liên lõm lệch sợi dẹp ngang
8. Loại liên lõm lệch sơ chéo
9. Loại liên lõm lệch sợi tròn chéo
10. Loại liên lõm lệch sợi dẹp chéo
11. Loại liên lõm lệch teo sần sùi
12. Loại liên lõm lệch teo răng cá
13. Loại liên lõm lệch teo nhẵn
14. Loại liên lõm lệch teo gờ
15. Loại liên lõm lệch teo hở
III. HÌNH THÁI LOẠI LÕM LỆCH TRÊN :
Lõm lệch trên là hình thái phần trên của đốt sống bị lõm và lệch một bên. Bên đối xứng bị khuyết, đầu gai sống bên khuyết lớp cơ đệm bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm. Trên đầu gai sống lõm lệch trên lớp cơ đệm biểu hiện sơ sợi, nhiệt độ cao, cảm giác đau, phân thành :
1. Loại lõm lệch trên sơ rối
2. Loại lõm lệch trên sơ dọc
3. Loại lõm lệch trên sợi tròn dọc
4. Loại lõm lệch trên sợi dẹp dọc
5. Loại lõm lệch trên sơ ngang
6. Loại lõm lệch trên sợi tròn ngang
7. Loại lõm lệch trên sợi dẹp ngang
8. Loại lõm lệch trên sơ chéo
9. Loại lõm lệch trên sợi tròn chéo
10. Loại lõm lệch trên sợi dẹp chéo
11. Loại lõm lệch trên teo sần sùi
12. Loại lõm lệch trên teo răng cá
13. Loại lõm lệch trên teo nhẵn
14. Loại lõm lệch trên teo gờ
15. Loại lõm lệch trên teo hở .
IV. HÌNH THÁI LÕM LỆCH DƯỚI :
Lõm lệch dưới là hình thái phần dưới đầu gai sống bị lõm lệch về một bên. Bên đối xứng bị khuyết, lớp cơ đệm bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm. Trên đầu gai sống lõm lệch dưới có lớp cơ đệm bị sơ, sợi, nhiệt độ cao, cảm giác đau , phân thành :
1. Loại lõm lệch dưới sơ rối .
2. Loại lõm lệch dưới sơ dọc
3. Loại lõm lệch dưới sợi tròn dọc
4. Loại lõm lệch dưới sợi dẹp dọc
5. Loại lõm lệch dưới sơ ngang
6. Loại lõm lệch dưới sợi tròn ngang
7. Loại lõm lệch dưới sợi dẹp ngang
8. Loại lõm lệch dưới sơ chéo
9. Loại lõm lệch dưới sợi tròn chéo
10. Loại lõm lệch dưới sợi dẹp chéo
11. Loại lõm lệch dưới teo sần sùi
12. Loại lõm lệch dưới teo răng cá
13. Loại lõm lệch dưới teo nhẫn
14. Loại lõm lệch dưới teo gờ
15. Loại lõm lệch dưới teo hở .
V. SỰ PHÂN BIỆT HÌNH THÁI CÁC THỂ THUỘC LÕM LỆCH :
Thể là hệ phân biệt về vị trí khu trú của trọng điểm ở lớp cơ ngoài, giữa hay ở trong do sự phát triển của sơ, sợi bị hẹp hay rộng bám ở đầu gai cột sống bệnh lý.
1. Thể trong hẹp (TH)
2. Thể giữa trong hẹp (GTH)
3. Thể trong rộng (TR)
4. Thể giữa trong rộng (GTR)
5. Thể trong lớn (TL)
6. Thể giữa trong lớn (GTL)
bài số 5 : HÌNH THÁI ĐỐT SỐNG LÕM
Đốt sống lõm là hình thái mà đốt sống lõm đưa về phía trước, ảnh hưởng đến đường cong sinh lý của cột sống, biểu hiện :
I. HÌNH THÁI LOẠI ĐƠN LÕM :
ĐỐT SỐNG LÕM CẮT NGANG
Đơn lõm là hình thái một đốt sống bị lõm đưa trước, trên đầu gai sống lõm, lớp cơ bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giãm, phân thành :
1. Loại đơn lõm sần sùi .
2. Loại đơn lõm răng cá
3. Loại đơn lõm nhẵn
4. Loại đơn lõm gờ
5. Loại đơn lõm hỡ .
II. HÌNH THÁI LOẠI LIÊN LÕM :
Liên lõm nầy là hình thái của nhiều đốt sống liền nhau bị lõm đưa ra trước, trên đầu những gai đốt sống liên lõm, lớp cơ đệm biểu hiện teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm phân thành :
1.Loại liên lõm sần sùi
2. Loại liên lõm răng cá
3. Loại liên lõm nhẳn .
4. Loại liên lõm gở
5. Loại liên lõm hở .
III. HÌNH THÁI LOẠI LÕM TRÊN :
Lõm trên là hình thái phần trên của đốt sống đưa ra trước, trên đầu gai sống đó, lớp cơ bị teo nhựợc, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm, phân thành :
1. Loại lõm dưới nhẵn
2. Loại lõm dưới hỡ
IV. HÌNH THÁI LOẠI LÕM DƯỚI :
Lõm dưới là hình thái phần dưới của đốt sống bị lõm đưa ra trước, lớp cơ đệm trên đầu gai lõm dưới bị teo nhược, nhiệt độ thấp, cảm giác giảm phân thành :
1. Loại lõm dưới nhẵn
2. Loại lõm dưới hở .
V. SỰ PHÂN BIỆT VỀ VỊ TRÍ CÁC THỂ THUỘC LOẠI LÕM :
Sự phân biệt về vị trí khu trú của trọng điểm và sự phát triển sơ bệnh lý ở trên đầu gai sống lõm, gồm :
1. Thể trong hẹp (TH)
2. Thể trong rộng (TR)
3. Thể trong lớn (TL)
bài số 6 : PHÂN BIỆT CÁC THỂ
Thể là sự phân biệt về chiều sâu và bề rộng vị trí khu trú của trọng điểm, cụ thể là lớp cơ bệnh lý tại đốt sống bệnh lý .
PHÂN BIỆT CÁC THỂ .
I. CHIỀU SÂU :
- Lớp ngoài : Lớp sơ bệnh lý bám trên đầu gai sống
- Lớp giữa : lớp sơ bệnh lý bám sâu hơn đốt sống
- Lớp trong : lớp sơ bệnh lý bám sâu phía trong đốt sống .
II. BỀ RỘNG :
- Hẹp là bề mặt phát triển của lớp sơ chỉ bám ở đầu gai cột sống
- Rộng là lớp sơ bám ở đầu gai sống và lan rộng sang rảnh sống
- Lớn là lớp sơ bám ở đầu gai sống và lan rộng đến cơ lưng .
Tóm lại : Loại và Thể của các đốt sống bệnh lý, chính là sự xác định vị trí lớp sơ bệnh lý cần giải toả, dựa vào chiều sâu và bề rộng khu trú .
Chính vì vậy PPTĐĐVCS đã căn cứ vào các loại và thể để đề ra phương hướng điều trị và tiên lượng sau khi đã ứng dụng các nguyên tắc, các phương thức và các thủ thuật phù hợp để chẩn, trị từng loại và từng thể.
A. Thể ngoài : lớp sơ bệnh lý bám nông ở đầu gai sống, chia thành :
1. Thể ngoài hẹp (NH) ở đầu gai sống .
2. Thể ngoài rộng (NR) lan ra rảnh sống
3. Thể ngoài lớn (NL) lan ra đến cơ lưng .
B. Thể giữa : lớp sơ bệnh lý bám ở giữa lớp cơ năng và lớp cơ sâu của đốt sống bệnh lý, phân thành :
1. Thể giữa hẹp (GH) ở đầu gai sống .
2. Thể giữa rộng (GR) lan ra rảnh sống .
3. Thể giữa lớn (GL) lan ra đến cơ lưng
C. Thể trong :Lớp sơ bệnh lý bám rất sâu trong đốt sống bệnh lý .
1. Thể trong hẹp (TH) bám đốt sống bệnh lý .
2. Thể trong rộng (TR) lan ra rảnh sống
3. Thể trong lớn (TL) lan ra đến cơ lưng .
D. Các thể liên : lớp sơ bệnh lý bám ở nhiều đốt sống, phân thành :
1. Thể liên ngoài giữa hẹp (LNGH)
2. Thể liên ngoài giữa trong hẹp (LNGTH)
3. Thể liên giữa trong hẹp (LGTH)
4. Thể liên ngoài giữa rộng (LNGR)
5. Thể liên ngoài giữa trong rộng.(LNGTR)
6. Thể liên ngoài giữa lớn (LNGL)
7. Thể liên ngoài giữa trong lớn (LNGTL)
8. Thể liên giữa trong lớn (LGTL)
PHẦN IV : CÁC NGUYÊN TẮC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH .
Có 8 bài tất cả :
Bài số 1 : Nguyên tắc đối xứng
Bài số 2 : Nguyên tắc hưng phấn
Bải số 3 : Nguyên tắc định khu, định điểm
Bài số 4 : Nguyên tắc tạo sóng cảm giác
Bài số 5 : Nguyên tắc định lực thao tác .
Bài số 6 : Nguyên tắc định hướng
Bài số 7 : Nguyên tắc định lượng
Bài số 8 : Nguyên tắc điều nhiệt.
=============
bài số 1 : NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG :
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG căn cứ vào các nguyên tắc để chẩn bệnh và trị bệnh .
NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG
I.ĐẶC TRƯNG SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ :
Cơ sở để xây dựng phương pháp chẩn bệnh trị bệnh và phòng bệnh của PPTĐĐVCS là căn cứ vào sự thống nhất và đối lập các đặc trưng ở trên đầu và cột sống cùng ngoại vi .
1. Đặc trưng xương đầu và xương sống :
- Thống nhất các xương khớp thẳng ngay, kín khít.
- Đối lập: các xương khớp lồi, lõm, lệch lạc, thưa rão .
2. Đặc trưng gân cơ :
- Thống nhất: thư nhuận, kể cả đầu, cột sống và ngoại vi .
- Đối lập :cường- nhược- cứng- mềm- dày- mỏng kể cả đầu cột sống và ngoại vi .
3. Đặc trưng về da nhiệt :
- Thống nhất :cả đầu, cột sống và ngoại vi bình thường.
- Đối lập :quá cao, quá thấp cả đầu, cột sống và ngoại vi .
4. Đặc trưng về cảm giác :
- Thống nhất :không xuất hiện khác thường về cảm giác .
- Đối lập :cảm giác đau, tê khi có tác động khách quan vào đầu cột sống và ngoại vi .
Phương pháp TĐĐVCS quy định những đặc trưng thống nhất ghi trên là những đặc trưng sinh lý và những đặc trưng đối lập, là những đặc trưng bệnh lý, tóm tắt như sau :
a. Đặc trưng sinh lý :
- Hệ đầu và cột sống ngay thẳng, đốt khớp kín khít, bình thường.
- Nhiệt độ da : toàn thân bình thường .
- Cảm giác nhạy cảm , bình thường
- Gân cơ đầu, cột sống và cơ thể : thư nhuận
b- Đặc trưng bệnh lý :
- Hệ đầu và cột sống : khuyết tật
- Nhiệt độ da : đầu, cột sống cao, thấp
- Cảm giác đầu, cột sống, ngoại vi, : cường, nhược.
II. CƠ SỞ SO SÁNH THEO QUY ĐỊNH CỦA NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG :
Khi chẩn bệnh và trị bệnh theo PPTĐĐVCS, trước tiên phải căn cứ vào nguyên tắc đối xứng .
Nguyên tắc đối xứng căn cứ vào sự phân bổ đối xứng của đầu và cột sống, để so sánh các đặc trưng sinh lý và bệnh lý khu trú tại điểm và khu vực đối xứng, hoặc so sánh giữa hệ đầu và cột sống với ngoại vi có đặc trưng sinh lý và bệnh lý đối xứng
1. So sánh khu vực đối xứng giữa hai bên phải và trái :
- hai bên vùng đầu đối xứng
- hai cơ thang đối xứng
- hai cơ vai đối xứng
- hai chi trên đối xứng
- hai cơ lưng đối xứng
- hai bên cơ thắt lưng đối xứng
- hai bên cơ mông đối xứng
- hai bên cơ ngực đối xứng
- hai bên hạ sườn đối xứng
- hai bên bụng trên đối xứng
- hai bên bụng dưới đối xứng
- hai chi dưới đối xứng
2 .So sánh đặc trưng đối xứng giữa đầu, đốt sống với ngoại vi :
- đốt sống với đốt sống
- cảm giác đầu, đốt sống với ngoại vi
- gân, cơ đầu, đốt sống với gân cơ ngoại vi .
III. SỰ ĐỐI XỨNG VÀ ĐỐI LẬP CÁC ĐẶC TRƯNG BỆNH LÝ :
1. Đối xứng các đặc trưng bệnh lý :
Trên người bao giờ cũng xuất hiện những hiện tượng bệnh lý thì nhất thiết ngoại vi cũng có các hiện tượng bệnh lý đối xứng.
- Hệ đầu và cột sống có lớp cơ co cộm thì ngoại vi cũng có lớp cơ co cọm.
- Hệ đầu và cột sống có da nhiệt cao thì ngoại vi cũng có da nhiệt cao .
- Hệ đầu và cột sống có cảm giác tê thì ngoại vi cũng có cảm giác tê
- Hệ đầu và cột sống có lớp cơ mềm nhược thì ngoại vi cũng có lớp cơ mềm nhược
- Hệ đầu và cột sống có da nhiệt thấp thì ngoại vi cũng có da nhiệt thấp.
Nhưng có điều đặc biệt là các hiện tượng trên đây thì khu trú cố định cũng có hiện tượng khu trú không cố định.
a. Khu trú cố định :
- Các hiện tượng có cảm giác đau, nhiệt độ cao, gân cơ co cứng, cường, khu trú tại một điểm ở trên đốt sống lồi và lệch .
- Các hiện tượng có cảm giác giảm, nhiệt độ da thấp, gân cơ mềm nhược, khu trú tại một điểm ở trên đốt sống lõm.
b. Khu trú không cố định :
- Ở ngoại vi và các hiện tượng bệnh lý không tập trung khu trú tại một điểm như ở trên hệ đầu và cột sống, mà khu trú rải rác ngoại vi mỗi nơi một hiện tượng khác nhau .
- Do đó mà các hiện tượng bệnh lý ở trên hệ đầu và cột sống gọi là ổ rối loạn và các hiện tượng bệnh lý ở ngoại vi gọi là hiện tượng bệnh lý đối xứng.
2. Đối lập các đặc trưng bệnh lý :
a. Trên hệ cột sống :
- Đốt sống lệch đối lập với đốt sống khuyết
- Đốt sống lồi đối lập với đốt lõm .
Hai hiện tượng đối lập khu trú trên một khu vực đối xứng đốt sống là :
- Bên phải đốt sống có hiện tượng lệch, bên trái có hiện tượng khuyết
b. Trên hệ gân cơ :
- Hai hiện tượng bệnh lý đối lập trên hệ đầu và cột sống với ngoại vi :
- Gân cơ cường đối lập với gân cơ nhược
- Gân cơ dày đối lập với gân cơ mỏng
- Gân cơ cứng đối lập với gân cơ mềm
- Gần cơ teo đối lập với gân cơ sơ.
Hai hiện tượng đối lập khu trú đối xứng trên hệ cột sống và ngoại vi như sau :
= gân cơ trên đốt sống :
- Bên phải đốt sống có lớp cơ cường thì bên trái đốt sống có lớp cơ nhược. Bên trên đốt sống có lớp cơ cường thì bên dưới đốt sống có lớp cơ nhược .
- Bên phải đốt sống có lớp cơ dày thì bên trái đốt sống có lớp cơ mỏng .
- Bên phải đốt sống có lớp cơ cứng thì bên trái đốt sống có lớp cơ mềm.
- Bên trên đốt sống có lớp cơ cứng thì bên dưới đốt sống có lớp cơ mềm
- Bên phải đốt sống có lớp cơ sơ thì bên trái đốt sống có lớp cơ teo
- Bên trên đốt sống có lớp cơ sơ thì bên dưới đốt sống có lớp cơ teo .
= gân cơ thuộc ngoại vi :
Gân cơ thuộc ngoại vi là gân cơ ngoài phạm vi của hệ cột sống như : đầu, vai, lưng, ngực ...
- Cơ thang bên phải cường thì cơ thang bên trái nhược .
- Cơ thang bên trái cường thì cơ thang bên phải nhược
- Cơ thang bên trên cường thì cơ thang dưới nhược
- Cơ thang bên phải co dày thì cơ thang trái mỏng mềm
- Cơ thang bên trên co dày thì cơ thang dưới co mỏng
- Cơ thang bên phải co sơ thì cơ thang trái teo ...
c. Về cảm giác :
Hai mặt đối lập về bệnh lý là cảm giác đau nhiều với cảm giác tê, cảm giác giảm thể hiện :
= Cảm giác trên hệ cột sống :
- Bên phải đốt sống có cảm giác đau nhiều thì bên trái có cảm giác tê .
- Bên trên đốt sống có cảm giác đau nhiều thì bên dưới có cảm giác tê.
- Bên phải đốt sống có cảm giác đau ít thì bên trái có cảm giác giảm
- Bên trên đốt sống có cảm giác đau thì bên dưới có cảm giác giảm .
= Cảm giác ngoại vi :
- Bên phải lưng trên đau nhiều thì bên trái lưng trên tê.
- Bên trên lưng trên đau nhiều thì bên dưới lưng trên tê
- Bên trên lưng trên đau ít thì bên dưới lưng trên giảm.
d. Nhiệt độ da :
Hai hiện tượng đối lập và bệnh lý là nhiệt độ da cao và thấp thường lưu trú đối xứng trên hệ đầu và cột sống cũng như ngoại vi .
= Trên hệ đầu và cột sống :
- Bên phải đốt sống da nhiệt cao thì bên trái đốt sống da nhiệt thấp .
- Bên trên đốt sống da nhiệt cao thì bên dưới đốt sống da nhiệt thấp
= Ngoại vi :
- Bên phải vai có nhiệt độ cao thì vai trái có nhiệt độ thấp
- Bên dưới vai có nhiệt độ thấp thì bên trên vai phải có nhiệt độ da cao
3. So sánh đối xứng và đối lập về đặc trưng bệnh lý :
- Cơ sở để so sánh sự đối xứng các đặc trưng bệnh lý là hệ cột sống với ngoại vi .
- Cơ sở để so sánh đối lập các đặc trưng bệnh lý là các khu vực đối xứng theo nguyên tắc phân bổ đối xứng của hệ đầu và cột sống mà PPTĐĐVCS đã quy định .
IV. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG TRONG CHẨN BỆNH :
PPTĐĐVCS quy định trong chẩn bệnh, nguyên tắc đối xứng là cơ sở để so sánh các hiện tượng hoạt động thống nhất và đối lập của hệ gân cơ, thân nhiệt, cảm giác trên đầu và cột sống cùng các vùng ngoại vi.
Căn cứ vào đó, phát biểu các định hình bệnh lý, khu trú trên hệ đầu và cột sống có ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền và chi phối mọi chức năng hoạt động thống nhất của các bộ phận cơ thể mà thành bệnh .
Nguyên tắc giữ vai trò quan trọng trong các nguyên tắc chẩn bệnh như nguyên tắc hưng phấn, nguyên tắc định khu định điểm.
PPTĐĐVCS quy định :chẩn bệnh phải dựa vào nguyên tắc đối xứng, khộng được bỏ sót một hiện tượng nào đối lập trong các đặc trưng bệnh lý. Do đó chẩn bệnh đề ra phương thức :
- Nếu có điều kiện dùng máy móc, ta nên dùng loại máy đo thích hợp để so sánh sự chênh lệch của các hiện tượng đối lập bằng các chỉ số cụ thể như máy đo sự hoạt động của gân cơ, máy đo nhiệt độ da , máy và phim chụp các vùng cảm giác đau - Nếu không có máy ta nên áp dụng thủ thuật của PPTĐĐVCS cũng có thể phân biệt được, nhưng không ghi được các chỉ số cụ thể mà chỉ có thể phân biệt được sự chênh lệch của hai mặt đối lập như : gân, cơ cường so sánh với gân cơ nhược, nhiệt độ cao so sánh với nhiệt độ thấp, đốt sống lệch so với đốt sống khuyết ...
Trong điều kiện hiện nay chưa có thiết bị theo yêu cầu, ta phải luyện tập thủ thuật thành thạo .
V. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỨNG TRONG TRỊ BỆNH :
1. Theo dõi sự thay đổi độ chênh lệch của hiện tượng đối lập :
Trong trị bệnh các hiện tượng đối lập thường thay đổi ngay trong khi thao tác.
a. Trên hệ gân cơ : có những hiện tượng đối lập là:
- Gân cơ co với gân cơ duỗi .
- Gân cơ cứng với gân cơ mềm
- Gân cơ dày với gân cơ mỏng .
Trong khi thao tác khu vực gân cơ co sẽ trở thành thư nhuận, khu vực gân cơ duỗi đối xứng sẽ trở thành lực cơ tăng. Khu vực gân cơ cứng đối xứng khu vực gân cơ mềm sẽ thay đổi : cứng trở thành thư nhuận, mềm nhược sẽ tăng lực cơ .
Như vậy chức năng hoạt động của gân cơ sẽ trở lại cân bằng, nghĩa là xoá được hai hiện tượng đối lập và hết bệnh .
b. Nhiệt độ da :
Hai hiện tượng đối lập lả nhiệt độ da quá cao và quá thấp sẽ được điều chỉnh trở lại cân bằng. Trong khi thao tác khu vực nhiệt độ quá cao sẽ giảm dần xuống bình thường, nhiệt độ khu vực quá thấp sẽ tăng dần trở lại nhiệt độ bình thường, hết bệnh.
c. Cảm giác :
Hai hiện tượng đối lập là cảm giác đau và cảm giác tê. Khi thao tác trị bệnh thì khu vực đau nhiều sẽ giảm đau đến hết đau; khu vực đối xứng bị tê nhiều đến tê ít, rồi hết tê trở lại có cảm giác nhanh nhạy bình thường , hết bệnh .
Do vậy, nguyên tắc đối xứng là cơ sở để so sánh sự tiến triển của bệnh .
2. Cơ sở của song chỉnh :
Song chỉnh là tác động đồng thời tại hai khu vực cùng một lúc :một tay tác động tại khu vực cột sống, và một tay tác động tại khu vực ngoại vi là đối xứng đặc trưng .
Ở bên phải đốt sống có ổ rối loạn, (gân cơ co cộm, tác động có cảm giác đau ) thì ở bên cơ lưng bên trái đốt sống, nhất thiết có khu vực có cảm giác đau - tức là hai điểm đối xứng .
Hai điểm đối xứng đau có có liên quan tương ứng với nhau : nếu tác động ở điểm đau trên cột sống thì điểm đau ngoại vi gỉảm đau và thay đổi hình thái. Nếu hai điểm đau được tác động cùng một lúc, thì ổ rối loạn hai điểm đau được giải toả nhanh, cùng hết đau vì hết bệnh .
Do đó, nguyên tắc đối xứng là cơ sở của phương thức song chỉnh trong trị bệnh .
VI.TÓM TẮT :
Nguyên tắc đối xứng là cơ sở để so sánh sự đối lập và thống nhất mọi hoạt động của khu vực và đặc trưng theo quy định của phương thức, là cơ sở để xây dựng và phát triển PPTĐĐVCS ngày một phong phú, và chính nguyên tắc đối xứng trong PPTĐĐVCS lại là trọng tâm để kết hợp được với các trường phái và các ngành trong y học .
Bệnh tật làm cơ thể bị mất cân bằng .
- Đông y : 7000 giả thuyết âm dương .
- Tây y : tìm hiểu sự mất cân bằng : dung dịch máu, nước tiểu .
- PPTĐĐVCS :đốt sống, gân cơ, da nhiệt, cảm giác cân bằng là khoẻ mạnh .../.
bài 2 : NGUYÊN TẮC HƯNG PHẤN
******
Theo quy định của nguyên tắc đối xứng thì hưng phấn và ức chế là hai mặt thống nhất và đối lập có thể xuất hiện ở một khu vực rộng lớn hoặc chỉ một phần nhỏ trên cột sống .
NGUYÊN TẮC HƯNG PHẤN
Cơ sở để so sánh những hiện tượng hưng phấn và ức chế với các đặc trưng :
- Hưng phấn :xương lồi, lệch, lớp cơ đệm co cứng, nhiệt độ da cao, cảm giác đau tăng.
- Ức chế : xương lõm, lớp cơ teo nhược, nhiệt độ da thấp, cảm giác giảm .
PPTĐĐVCS dựa vào nguyên lý tác động để cơ thể tự điều chỉnh ức chế, sự phát triển hưng phấn tại điểm hưng phấn, tạo điều kiện cho phục hồi sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế. Chỉ tác động tại khu vực hưng phấn, tuyệt đối khộng tác động khu vực ức chế.
Dựa vào nguyên lý trên, PPTĐĐVCS căn cứ vào điều hưng phấn làm cơ sở cho chẩn đoán, phân biệt loại và xác định trọng điểm . Do đó nguyên tắc hưng phấn là một trong những cơ sở để chẩn bệnh theo PPTĐĐVCS.
Để phân biệt được khu vực hưng phấn và ức chế PPTĐĐVCS, dùng thủ thuật áp để xác định sự biến đổi về nhiệt độ da quá cao và quá thấp, nơi nhiệt độ cao hơn bình thường là khu vực hưng phấn. Sau đó dùng thủ thuật vuốt để xác định hình thái xương lồi, lệch và biết cơ đệm co cứng dày, nơi có cảm giác đau tăng. Đó là khu vực hưng phấn, là trọng điểm cần tác động để cơ thể tự điều chỉnh cân bằng :đối lập thành điều hoà thống nhất là hết bệnh .
Vậy nguyên tắc hưng phấn là cơ sở để xác định nguyên tắc định điểm sau nầy
bài 3 :NGUYÊN TẮC ĐỊNH KHU ĐỊNH ĐIỂM .
Cơ sở để xác định bệnh là nhiệt độ. Nhiệt độ đầu và cột sống bị biến đổi là một hiện tượng của cơ thể bệnh lý. Một khi cơ quan nội tạng hay một bộ phận nào đó của cơ thể bị bệnh, thì sự biến đổi về nhiệt độ đầu và cột sống biểu hiện ở các khu vực tương ứng .
ĐỊNH KHU ĐỊNH ĐIỂM
- Bệnh huyết áp thường biểu hiện ở mắt và vùng cổ .
- Bệnh về hô hấp thường biểu hiện hốc mũi, má và vùng lưng .
- Bệnh về tiêu hoá thừơng biểu hiện ở quanh mồm và vùng giữa lưng
- Bệnh về thận thường biễu hiện ( chân răng) lợi và vùng thắt lưng .
Nhưng trên một cơ thể bệnh ít gặp trường hợp chỉ có sự biến đổi về nhiệt độ một vùng, mà thường thấy nhiều vùng có biến đổi về nhiệt độ.
Rối loạn trên một đốt sống gọi là ĐƠN , rối loạn trên nhiều đốt sống liền nhau gọi là LIÊN , điểm rối lọan được gọi là Ổ RỐI LOẠN , nhiều ổ rối loạn được gọi là KHU VỰC RỐI LOẠN .
Trong ổ rối loạn bao giờ cũng có ổ rối loạn lớn nhất gọi là nguồn gốc của hiện tượng rối loạn, và gọi là gốc bệnh.
Do đó, định khu là tìm ra khu vực tập trung các ổ rối loạn, trong đó khu vực có ổ rối loạn lớn nhất gọi là trọng khu, định điểm là điểm gốc bệnh, điểm rối loạn lớn nhất trong trọng khu.
Nếu xử lý đúng điểm gốc bệnh tức trọng điểm làm cho trọng khu thay đổi, các ổ rối loạn khác bị tiêu tan.
Còn nếu xử lý chưa đúng trọng khu và trọng điểm thể hiện những bệnh có thể giảm nhẹ, nhưng không hết được bệnh, một thời gian sau bệnh lại tái phát hoặc mức độ giảm bệnh rất chậm, kéo dài thời gian điều trị vô ích .
Đặc điểm: Trọng khu và trọng điểm dễ xê dịch trong khi trị bệnh, khi tác động tại trọng điểm thì trọng khu thay đổi tức thời. Nghĩa là: nhiệt độ giảm, lớp cơ đở co cứng, cảm giác đở đau. Ta cần tìm trọng điểm mới để tiếp tục trị bệnh đến khi giải toả được rối loạn, bệnh mới hết.
PPTĐĐVCS căn cứ vào nguyên tắc hưng phấn để xác định trọng khu và trọng điểm nằm trong khu vực hưng phấn .
bài số 4 : NGUYÊN TẮC TẠO SÓNG CÃM GIÁC
Cảm giác đau ở đầu và cột sống gồm có :
- Cảm giác đau do bản thân nơi đó đau : đau tại chỗ, không tác động đã đau .
- Cảm giác đau do bệnh các bệnh khác trong cơ thể, bình thường người bệnh không thấy đau, chỉ khi có tác động khách quan đúng bệnh mới biết đau .
Hình thức tác động là nhu thuật (nhẹ nhàng) nên chỉ có giá trị tạo được cảm giác đau đối với trọng điểm ở trong ổ rối loạn, ngoài ra hình thức tác động nầy không có giá trị tạo được cảm giác đau đối với khu vực bình thường.
Đặc tính cảm giác đau ở trọng điểm, là khi tác động đúng trọng điểm thì có cảm giác đau đến hết đau hoàn toàn.
Cảm giác đau với phản ứng co cơ : khi tác động tới, liền có sự phản ứng của gân cơ gây co, khi ngưng tác động thì gân cơ buông chùng lại.
PPTĐĐVCS đã lấy cảm giác đau tại trọng điểm để gây sự phản ứng của gân cơ co chùng xen kẻ nhịp nhàng với lớp sóng ( do phản xạ của tác động ) thích hợp nhất để giải toả ổ rối loạn khu trú tại trọng điểm qua đó phục hồi tại sự cân bằng của cơ thể, từ đó hình thành tên gọi: tạo sóng cảm giác .
Khi tác động để trị bệnh, tạo cảm giác đau tại trọng điểm, bao giờ cơ thể người bệnh cũng có những phản ứng nhất định, chia thành:
I. PHẢN ỨNG DƯƠNG TÍNH :
1. Thể phản ứng dương tính toàn thân :
Khi tác động tới trọng điểm thì người bệnh có liền sự phản ứng co giật toàn thân, gân cơ cứng lại, không tác động thì gân cơ trùng lại.
2. Thể phản ứng dương tính cục bộ :
Khi tác động tới trọng điểm thì người bệnh có liền sự phản ứng co giật gân cơ từ vùng trọng điểm lan toả sang tới các khu vực nhất định, khi ngưng tác động thì gân cơ chùng lại ( chức năng vận động )
3. Thể phản ứng dương tính hệ cột sống :
Khi tác động tới trọng điểm liền có sự phản ứng co lồi ở trên hệ cột sống, khi ngưng tác động thì gân cơ chùng lại, hệ cột sống trở lại bình thường (thích hợp với bệnh trên các đốt sống lõm).
4. Thể phản ứng dương tính trên trọng điểm :
Khi tác động ở trọng điểm thì người bệnh có phản ứng co cơ máy động ở trọng điểm, khi ngưng tác động thì lớp co cơ ở trọng điểm mới ngừng máy động (thích hợp với các đốt sống lệch) .
II. PHẢN ỨNG ÂM TÍNH :
1. Phản ứng âm tính hệ cột sống :
Khi tác động ở trọng điểm thì người bệnh liền có sự co oằn cột sống, tại cột sống không có hiện tượng máy động, khi ngưng tác động thì sự phản ứng cũng ngừng lại.
Chú ý : Khi điều trị gặp phản ứng này là biểu hiện sự điều trị gần đến ngưỡng, gần giải toả hết ổ rối loạn. Ta cần nhanh chóng tác động tiếp để giải toả ổ bệnh, không được bỏ lỡ cơ hội .
2. Phản ứng âm tính tại trọng điểm :
Khi tác động ở trọng điểm thì người bệnh liền có phản ứng co lõm tại trọng điểm, không có sự lan toả. Trường hợp nầy thích hợp với đốt sống lồi.
Từ cơ sở trên PPTĐĐVCS đã xây dựng các nguyên tắc, các phương thức, các tư thế và các thủ thuật trị liệu riêng ../.
bài 5 : NGUYÊN TẮC ĐỊNH LỰC THAO TÁC
Định lực thao tác là sự quy định sức mạnh được phép dồn vào ngón tay để thao tác trị bệnh, sức mạnh nầy từ nhẹ nhất đến mạnh nhất, quy định như sau:
I.SỨC MẠNH CỦA MỘT NGÓN TAY :
Đặt nghiêng bàn tay trên lưng người bệnh, ngón út và ngón trỏ co vào lòng bàn tay, dùng ngón tay giữa để thao tác tại trọng điểm, tuỳ theo loại thể rối loại mà dùng lực nhẹ nhất đến mạnh nhất của một ngón tay.
Ứng dụng cho các trọng điểm từ D1 đến D7 và cùng cụt.
II.SỨC MẠNH CỦA MÔT BÀN TAY :
Đặt úp bàn tay trên lưng người bệnh, dùng gang bàn tay (phía gần cổ tay) làm điểm tì, lấy ngón tay giữa hoặc ngón cái tác động tại trọng điểm. Tùy theo loại thể rối loạn mà dùng lực từ nhẹ nhất của một ngón tay và lực tối đa là của cả bàn tay .
Ứng dụng cho các trọng điểm từ C1 đến C7 .
III. SỨC MẠNH CỦA MỘT CÁNH TAY CO :
Co cánh tay bằng góc thước thợ, cánh tay trên khép sát thân mình theo phương rọi, dùng ngón cái giữa để thao tác tại trọng điểm. Tuỳ theo các loại thể rối loạn mà dùng lực từ nhẹ nhất của một ngón tay đến lực mạnh nhất của 1 cánh tay co .
Ứng dụng cho các trọng điểm khu trú từ D8 đến D12 .
IV. SỨC MẠNH CỦA MỘT CÁNH TAY THẲNG :
Duổi thẳng cánh tay, dùng một ngón tay tác động, hay nhiều ngón tay tác động hoặc dùng gang bàn tay hay mu bàn tay để thao tác cũng từ lực nhẹ nhất của một ngón tay ,đến lực mạnh nhất của một cánh tay thẳng .
Ứng dụng cho các trọng điểm rối loạn từ L1 đến L5 .
V. SỨC MẠNH CỦA TOÀN THÂN :
Tác động tại trọng điểm từ lực nhẹ nhất của một ngón tay đến mạnh nhất là sức mạnh của toàn thân chuyên gia CS, với các trọng điểm khu trú tại vùng hông: S1 đến S5 .
Các trường hợp ngoại lệ :
- Loại mỏng, mềm ở thể ngoài tại bất cứ khu vực nào cũng chỉ áp dụng lực của một ngón tay thao tác nhẹ nhàng .
- Loại sơ cứng bất cứ ở thể nào cũng chỉ áp dụng lực của cánh tay co .
- Loại co cứng dày ở thể ngoài mà ngón tay không ấn tới đầu gai sống được ,thì phải đắp cua đồng cho dãn cơ ,rồi mới dùng lực thao tác phù hợp
bài 6 :NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG .
Khi tác động trị bệnh phải có một hướng nhất định.
PPTĐĐVCS căn cứ trụ cột sống làm chỗ dựa để tiến tới các thủ thuật trị thích hợp, đồng thời dùng trụ cột sống làm cơ sở để hưởng mọi kích thích như gân cơ, đốt sống (da nhiệt và cảm giác) trở lại cân bằng.
TRỤC - theo PPTĐĐVCS quan niệm là ống tủy. Cái hiện tượng co cứng cơ, các biến đổi hình thành của đốt sống, các rối loạn về nhiệt độ và cảm giác ở trên đầu và cột sống đều lấy ống Tủy làm trục là đường đối xứng so sánh hai bên.
ỐNG TUỶ
Để ứng dụng cho các hướng thích hợp với các thể và loại rối loạn cụ thể, PPTĐĐVCS quy định hướng tác động như sau :
1. Đốt sống lồi: tác động theo hướng từ ngoài vào trong .
2. Lồi phần trên, dưới khuyết : tác động theo hướng trên xuống .Lồi phần dưới, trên khuyết :tác động theo hướng dưới xuống.
3. Phần trên lồi, dưới không khuyết : tác động thẳng vào trong .Phần dưới lồi, trên không khuyết: tác động thẳng vào trong .
4. Đốt sống lệch một phần (trên hoặc dưới) hay lồi lệch cả đốt: tác động theo hướng chếch 45 độ , từ ngoài vào trong, đẩy chỗ lồi lệch sang phía khuyết.
5. Đốt sống lệch (lệch trên, lệch dưới hoặc lệch cả đốt) tác động theo hướng ngang từ ngoài vào trục.
6. Đốt sống lệch lõm ( một phần hoặc cả đốt ) tác động theo hướng trục đưa ngang từ ngoài vào, rồi đưa từ trong ra theo đường cuộn tròn ( thủ thuật BỈ) .
7. Đốt sống lõm :Tác động song chỉnh bằng thủ thuật bỉ ở hai bên cùng một lúc, đưa lực từ hai bên hướng trục, rồi lại tiếp tục từ trục tiếp ra ngoài theo đường cuộn tròn.
Chú ý : Khi ứng dụng hướng thao tác trị bệnh cần chú ý đến nguyên tắc điều nhiệt để định hướng thao tác cho chính xác...
bài 7 : NGUYÊN TẮC ĐỊNH LƯỢNG .
******
Định lượng là một nguyên tắc quy định về lượng thời gian tác động dài hay ngắn.
Thời gian tác động tại trọng điểm có tính quyết định thời gian tác động, đáp ứng đúng với nơi tiếp nhận của cơ thể người bệnh, thì hiệu quả cao, chưa đúng với mức tiếp nhận thì hiệu quả thấp, hoặc quá mức tiếp nhận, thì cơ thể có sự phản ứng ngược lại, và kết quả điều trị ban đầu lại mất hết.
Do đó, PPTĐĐVCS quy định thời gian thao tác cho từng buổi chữa và thời gian là quá trình điều trị thành một nguyên tắc.
I. THỜI GIAN THAO TÁC :
Thời gian thao tác là một quy định cho việc dùng thủ thuật tác động tại trọng điểm dài hay ngắn .
Thời gian cho một lần điều trị không xuất phát từ sự áp đặt chủ quan của người chữa bệnh , mà phải căn cứ vào sự phản ứng của cơ thể người bệnh, để ứng dụng cho thích hợp .
Sự phản ứng đó biểu hiện bằng hiện tượng khô của mặt da, chuyển sang ẩm ướt tại trọng điểm , mà ta có thể nhận biết ngay trên đầu ngón tay đang thao tác.
PPTĐĐVCS định nghĩa mức độ nầy là ngưỡng thao tác .
Trong khi tác động chữa bệnh phải tập trung chú ý theo dõi.
- Khi trọng khu, trọng điểm còn khô, là thời gian tác động chưa đúng yêu cầu, chưa đến ngưỡng. Ngưng thao tác thì hiệu quả ít.
- Khi trọng điểm đã ẩm ướt , là hiệu quả tác động đã cao nhất và đạt ngưỡng thao tác, đáp ứng đúng mức độ tiếp thu của cơ thể người bệnh, vì vậy phải ngưng ngay thao tác .
- Khi mặt da tại trọng điểm đã ẩm ướt, mà vẫn tiếp tục thao tác là quá ngưỡng, quá mức tiếp nhận của cơ thể, tạo nên một phản xạ ngược lại, do bị kích thích quá mức, nên những kết quả ban đầu bị xoá hết .
Trong khi điều trị, ta cần tập trung theo dõi về phản ứng cơ thể của người bệnh: đến ngưỡng phải dừng.
Thường trường hợp có ổ rối loạn quá lớn ta tập trung thao tác để giải toả tức thời thì ổ rối loạn đó thừơng bị quá ngưỡng .
Khi gặp những trường hợp có ổ rối loạn quá lớn nầy ta cần xác định mặc dù còn rối loạn lớn, nhưng khi trọng điểm đã ẩm ướt thì phãi ngưng thao tác, để tránh tác động phản ứng ngược lại của cơ thể bệnh nhân .
- Cơ thể có khả năng tự điều chỉnh để giải toả ổ bệnh và chỉ tiếp thu đến mức nhất định trong từng lần điều trị.Ngưỡng thao tác nầy có thể rất khác nhau. Có lần, có thể bệnh nhân tiếp nhận thao tác được lâu mới đạt ngưỡng, có lần cơ thể tiếp nhận rất mau đã đến ngưỡng .
TÓM LẠI : Trong việc điều trị, ta không những phải chú ý đến hình thái và vị trí khu trú của trọng điểm, triệu chứng cơ năng của con người cụ thể mà còn phải chú trọng đến nguyên tắc định lượng để áp dụng thủ thuật thao tác trong thời gian thích hợp nhất cho cơ thể người bệnh ,đạt kết quả cao nhất (thời trị), đó chính là đạt tới ngưỡng thao tác thích hợp trị bệnh .
II. THỜI GIAN CỦA QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ :
Đặc điểm và hình thái của trọng điểm bao giờ cũng biểu hiện trên lớp cơ đệm bị sơ, co, tạo nên sự dính cứng giữa các đốt sống gọi là khe đốt. Có trường hợp chỉ tác động đều trị một lần,thì các đốt bị dính cứng, đã chuyển động .
Sự chuyển động của các đốt sống bị dính cứng, là cơ sở để tiếp xúc thời gian của quá trình điều trị.
Khi tác động bằng thủ thuật sóng, mà đốt sống đã chuyển động, thì phải ngừng vì đã đạt ngưỡng .
Nhưng khi tác động bằng thủ thuật nén,mà đốt sống đã chuyển động thì phải tiếp tục áp dụng thủ thuật sóng, cho đến khi sự chuyển động trở lại bình thường hẳn mới hoàn thành quá trình điều trị .
CHÚ Ý :
1. Khi điều trị mà các khe đốt của trọng điểm còn dính cứng là chưa giải toả được ổ bệnh, cần tiếp tục điều trị, mặc dù triệu chứng cơ năng đã hết. Lúc nầy nếu ngừng điều trị, thì bệnh có khả năng tái phát.
2. Khi các khe đốt của trọng điểm đã chuyển động bình thường, mà các triệu chứng cơ năng chưa hết, cũng ngưng điều trị. Vì một thời gian sau, triệu chứng cơ năng cũng dần dần tan biến do khả năng tự điều chỉnh của cơ thể.
3. Khi các khe đốt của trọng điểm đã chuyển động mà vẩn tiếp tục thao tác trị bệnh thì sự dính cứng sẽ trở lại ; các triệu chứng cơ năng sẽ trở lại, lúc ẩn lúc hiện thất thường, bệnh dây dưa không hết.
TÓM LẠI :Khi thao tác đã tách được sự dính cứng của cột sống là ngừng, kết thúc quá trình điều trị ../..
bài 8 : NGUYÊN TẮC ĐIỀU NHIỆT .
******
Phương pháp TĐĐVCS quy định sự biến đổi nhiệt độ da, trên cơ thể người bệnh là cơ sở để chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh. Do đó, điều hòa nhiệt độ da trên cơ thể người bệnh để trị bệnh, được nêu thành một nguyên tắc trong khi thăm dò, tiên lượng theo dõi sự tiến triển của bệnh .
ĐẶC ĐIỂM :
1. Các vùng trên cơ thể người bệnh, có nhiệt độ da thay đổi quá cao hay quá thấp ,đều biến chuyển sau khi áp dụng thủ thuật áp xác định đúng trọng điểm xác định tác động trong phạm vi 20 giây.
2. Nhiệt độ da thay đổi thuận chiều - nghĩa là vùng đó có nhiệt độ cao thì sẽ giảm xuống, quá thấp sẽ được nâng lên. Sự thay đổi nầy có thể nhận biết được qua cảm giác bàn tay của chuyên gia Cột Sống, hoặc dùng máy đo nhiệt độ da .
3. Nếu gặp trường hợp thao tác mà nhiệt độ da không thay đổi, thì có thể do một trong những nguyên nhân :
- tác động chưa đúng trọng điểm .
- thao tác chưa đúng thủ thuật
- Chưa tuân thủ đúng các nguyên tắc đã quy định .
- Do cơ thể người bệnh vì một nguyên nhân nào đó, không còn thích nghi được với tác động nữa: như cơ thể quá suy nhược hoặc nhiễm độc.
Vì vậy khi thao tác trị bệnh, ta phải luôn luôn thăm dò tại vùng tương ứng, kiểm tra thao tác trị bênh.
CHÚ Ý : tác động mà không điều hoà được nhiệt độ thì tuyệt đối không được thao tác .
4. Trong quá trình được điều trị, nhiệt độ da vùng quá cao hoặc quá thấp, cũng đều tiến triển theo chiều thuận, trong cả quá trình điều trị, ngày một tốt dần lên. Nhưng cũng có trường hợp nhiệt độ chỉ thay đổi ngay khi thao tác hoặc tác dụng chỉ kéo dài một thời gian ngắn là do :
- Người bệnh chưa nhận được một liều lượng tác động thích hợp. Có thể thời gian còn quá ít, hoặc có thể do thủ thuật thiếu chính xác, chưa đúng quy định của phương pháp .
- Cũng có trường hợp nhiệt độ thay đổi thuận chiều, nhưng chưa trở lại bình thường, dừng lại ở trạng thái bệnh lý trong một thời gian dài. Trường hợp nầy phần lớn là do có điểm đối động ,ngoài phạm vi cột sống, có liên quan đến trọng điểm chưa được giải toả .
PPTĐĐVCS trị bệnh căn cứ vào đặc điểm trên, đề ra phương thức theo dõi sự tiến triển của bệnh. Do đó cần phải căn cứ chủ yếu vào sự thay đổi của nhiệt độ để đánh giá sự tiến triển của bệnh. Còn các triệu chứng cơ năng chỉ là phối hợp để đánh giá ../..
PHẦN V :
CÁC THỦ THUẬT CHẪN VÀ TRỊ BỆNH
các thủ thuật chẫn bệnh :
Gồm có 4 bài :
- bài 1 : Thủ thuật áp .
- bài 2 : Thủ thuật vuốt
- bài 3 : Thủ thuật ấn
- bài 4 : Thủ thuật vê
=======
Các thủ thuật trị bệnh:
- bài 1 : thủ thuật đẩy
- bài 2 : thủ thuật xoay
- bài 3 : thủ thuật bật
- bài 4 : thủ thuật rung
- bài 5 : thủ thuật Bỉ
- bài 6 : thủ thuật lách .
- bài 7 : thủ thuật miết ( kiểm tra )
ĐỊNH NGHĨA :
Thủ thuật là kỷ thuật sử dụng các ngón tay thao tác ở trên đầu và cột sống cùng các vị trí có liên quan để thực hiện nội dung của PPTĐĐVCS về chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh .
CÁC THỦ THUẬT CHẨN BỆNH :
bài 1 : THỦ THUẬT ÁP
Thủ thuật áp là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành trước tiên của phương pháp TĐĐVCS, nhằm phát hiện, sự biến đổi về da nhiệt cao hoặc thấp hơn bình thường, ở trên đầu và cột sống vùng ngoại vi để làm cơ sở chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi sự tiến triển của chữa bệnh trong điều trị đến khi kết thúc .
Hình thức của thủ thuật ÁP là dùng lòng bàn tay hay mu bàn tay, đặt nhẹ nhàng trên da những vùng cần xem xét trên người bệnh, thao tác theo trình tự của thủ thuật, để xác định đầy đủ những yêu cầu của phương pháp. Có thể dùng máy đo nhiệt độ để thay thể thủ thuật ÁP .
Các hình thức thủ thuật áp :
I. THỦ THUẬT ÁP NÂNG :
1. Mục đích yêu cầu : phát hiện hai mặt đối lập :cao, thấp hơn bình thường và vị trí khu trú của nhiệt độ da biến đổi để xác định nhiệt độ bệnh lý, thuộc hệ địa phương hay hệ tương ứng nội tạng .
2. Hình thức của thủ thuật : dùng lòng bàn tay đặt nhẹ sát mặt da từ 5 đến 10 giây đồng hồ, rồi nâng lên hở mặt da 5 giây lại như trên 3 đến 5 lần, để xác định vùng nhiệt độ da biến đổi
3. Vị trí thao tác : Thao tác áp ở trên các vùng có điểm đau, chủ quan khu trú để xác định về nhiệt độ biến đổi thuộc về hệ địa phương .
- Thao tác áp ở các vùng tương ứng nội tạng để xác định nhiệt độ vùng nội tạng biến đổi.
- Biết vùng cảm giác giảm .
4. Hướng thao tác : nâng lên đặt xuống thẳng trên mặt da .
5. Thời gian thao tác :không quy định - đủ để xác định đúng .
6. Tốc độ thao tác : nhanh nhịp nhàng.
7. Cường độ thao tác : nhẹ nhàng.
. Ghi chú : để xác định biến đổi hai mặt đối lập tăng giảm và vị trí khu trú, phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc đối xứng đã quy định.
II. THỦ TỤC ÁP RÊ :
1. Mục đích yêu cầu : phát hiện các vùng có nhiệt độ tăng, hoặc giảm khu trú ở trên hệ đầu và cột sống cùng hai bên cơ lưng, để xác định nhiệt độ thuộc hệ trọng khu .
2. Hình thức của thủ thuật : đặt bàn tay sát mặt da của người bệnh ,đưa lướt nhanh sát mặt da từ vùng nầy sang vùng khác.
3. Vị trí thao tác : thao tác ở trên đầu và cột sống cùng hai bên cơ thẳng lưng đế xác định trọng khu tới vùng có nhiệt độ cao .
4. Hướng thao tác : áp thẳng ở trên mặt da, rê thẳng từ trên xuống, từ dưới trên, từ giữa qua phải qua trái, để xác định vùng nhiệt độ biến đổi.
5. Thời gian thao tác : từ 10 đến 20 giây.
6. Tốc độ thao tác : nhanh
7. Cường độ thao tác : rất nhẹ .
. Ghi chú : lấy nguyên tắc đối xứng, để đánh giá sự biến đổi, và vị trí khu trú của từng vùng.
Chú ý : Tùy thuộc vào hạn chế của mỗi người bệnh, mà ứng dụng các tư thế đứng, ngồi hay nằm cho thích hợp với việc chẩn bệnh.
- Trước khi thao tác, bao giờ Chuyên gia cột sống cũng nhớ có hai bàn tay thật sạch, hai tay chà xát, xoa đều các ngón tay theo các chiều để bàn tay ấm và khít.../ .
bài 2 : THỦ THUẬT VUỐT.
Thủ thuật vuốt là thủ thuật để xác định hệ thống gân cơ, bị sơ co khu trú ở trên đầu và đầu gai sống, rảnh sống, cơ thẳng lưng, cũng như ngoại vi. Đồng thời xác định sự biến đổi của các đốt sống trên hệ cột sống, để làm cơ sở cho xác định trọng điểm, sau khi đã được xác định bằng thủ thuật áp.
Hình thức của thủ thuật vuốt : dùng lòng bàn tay và các bụng ngón tay ( từ 3 ngón đến 1 ngón ) đặt thẳng vuốt đến cong ngón tay, thao tác tại khu vực trọng khu để thực hiện nội dung trên.
I. THỦ THUẬT VUỐT CẢ BÀN TAY :
1. Mục đích yêu cầu : Xác định hệ gân cơ, bị sơ co, cường, nhược biểu hiện ở rảnh sống, cơ thẳng lưng và ngoại vi theo trình tự.
2. Hình thức của thủ thuật : thao tác bằng cả bàn tay đặt sát mặt da, vuốt kéo vào lòng bàn tay, đoạn nâng dần lên từ bàn tay đến các ngón tay, và kết thúc bằng các đầu ngón tay ở lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong để xác định các sợi gân cơ bị sơ co khu trú .
3. Vị trí thao tác : ở hai bên rảnh sống, và hai bên cơ lưng to, được xác định là trọng khu và những vùng ngoại vi có liên quan.
4. Hướng thao tác: hướng dọc xuống, dọc lên, ngang, chếch, chéo, hướng vào và hướng ra nhằm phát hiện các sợi cơ bị sơ co.
5. Thời gian thao tác : không quy định .
6. Tốc độ thao tác : từ nhanh đến chậm .
7. Cường độ thao tác : từ nhẹ lớp ngoài, đến mạnh lớp trong .
Ghi chú :Khi thao tác cần phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xứng theo quy định của phương pháp chẩn bệnh :PPTĐĐVCS , để từ đó phát hiện 2 mặt đối lập và vị trí khu trú của hệ gân cơ bị sơ co ,làm cơ sở cho xác định trọng điểm.
II. THỦ THUẬT VUỐT MỘT NGÓN TAY THẲNG :
1. Mục đích yêu cầu :xác định đầu gai sống lệch và lồi lệch .
2. Hình thức thủ thuật : dùng một ngón giữa hoặc ngón trỏ hay ngón đeo nhẫn, đặt thẳng nằm sát mặt da vuốt từ nhẹ, nông đến mạnh, sâu.
3. Vị trí thao tác :
- ở bờ trong cơ thẳng lưng và rảnh sống .
- Rảnh sống
- Cạnh các đốt sống để xác định các vùng cơ bị sơ, co và hình thái lồi lệch và lệch của các đốt sống.
4. Hướng thao tác: vuốt theo hướng dọc xuống và lên, để xác định các sợi cơ sơ, cơ ngang và các đốt sống lồi, lồi lệch và lệch .
5. Thời gian thao tác : không quy định (đủ để xác định chính xác )
6. Tốc độ thao tác : chậm
7. Cường độ tác động : từ nhẹ đến mạnh dần từ ngoài vào trong .
Ghi chú : Khi thao tác cần thực hiện theo quy định của nguyên tắc hưng phấn.
III. THỦ THUẬT VUỐT BA NGÓN TAY THẲNG :
1. Mục đích yêu cầu :Xác định lớp cơ trên đầu gai sống lồi,lệch, lõm.
2. Hình thức thủ thuật : ngón giữa đặt trên ngành gai sống, ngón trỏ và ngón đeo nhẫn đặt hai bên cạnh sống để vuốt đồng lực .
3. Vị trí thao tác : tại trọng khu
4. Hướng thao tác : dọc theo cột sống (xuống và lên)
5. Thời gian thao tác : không quy định (đủ để nhận biết )
6. Tốc độ thao tác : từ nhanh đến chậm
7. Cường độ thao tác : từ nhẹ đến vừa, từ lớp ngoài đến lớp trong .
Ghi chú : khi thao tác cần thực hiện quy định của nguyên tắc hưng phấn .
IV. THỦ THUẬT VUỐT BA ĐẦU NGÓN TAY :
1. Mục đích yêu cầu: xác định lớp cơ bệnh lý có hình thái: cứng, mềm, sơ, sợi , teo ở trên đầu gai sống và lan toả ra rảnh sống và cơ thẳng lưng .
2. Hình thức thủ thuật : chụm 3 đầu ngón tay sát và bằng, VUỐT tìm các hình thái của lớp cơ bệnh lý khu trú.
3. Vị trí thao tác: trên đầu gai sống và hai bên rảnh sống cùng lớp cơ lưng thuộc cùng trọng khu .
4. Hướng thao tác : dọc theo cột sống và các vị trí lan toả, VUỐT nhanh các ngón tay vào lòng bàn tay.
5. Thời gian thao tác : không quy định
6. Tốc độ thao tác : từ nhanh đến chậm
7. Cường độ tác động : nhẹ đến vừa từ lớp ngoài đến lớp trong.
. Ghi chú : khi thao tác cần thực hiện những quy định của nguyên tắc hưng phấn.
V. THỦ THUẬT VUỐT MỘT ĐẦU NGÓN TAY :
1. Mục đích yêu cầu :xác định lớp cơ bệnh lý khu trú ở trên đầu gai sống bị co , cọm, sơ, sợi nhiều nhất.
2. Hình thức thủ thuật: dùng phần mềm ở đầu một ngón tay, vuốt ngắn ở trên đầu gai sống, để xác định về đốt sống có trọng điểm khu trú .
3. Vị trí thao tác: ở trên đầu gai sống tại trọng khu để biết rõ giữa đầu gai sống cạnh đốt sống và các khe đốt .
4. Hướng thao tác : vuốt một ngón theo hướng dọc, ngang, chếch, chéo lên xuống trong phạm vi đốt sống.
5. Thời gian thao tác : không quy định .
6. Tốc độ thao tác : từ nhanh đến chậm .
7. Cừơng độ tác động :từ nhẹ đến nặng, từ lớp ngoài đến lớp trong .
GHI CHÚ :Khi thao tác vuốt đầu một ngón tay, cần xác định được lớp cơ co, cọm, sơ, sợi, nhiều nhất và phát hiện điểm có cảm giác đau, nhưng đau dễ chịu nhất, theo những quy định của phương pháp .../..
bài 3 : THỦ THUẬT ẤN .
******
Thủ thuật ấn là để xác định lớp cơ bị sơ, co và cảm giác khu trú ở lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong, ở phạm vi rảnh sống và đầu gai sống, đã được thủ thuật vuốt, xác định làm điểm có trọng điểm khu trú .
Hình thức của thủ thuật dùng phần mềm ở đầu ngón tay giữa, đặt tĩnh trên đầu gai sống bị biến đổi và lớp co cơ, lan toả hai bên rảnh sống, để xác định vị trí khu trú của lớp co cơ, lan toả ra hai bên rảnh sống, để xác định vị trí khu trú của lớp cơ co và cảm giác ở lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong để làm cơ sở cho xác định trọng điểm.
II. THỦ THUẬT ẤN BẰNG 1 HOẶC 2 NGÓN TAY :
1. Mục đích yêu cầu : xác định các sợi cơ co và cảm giác biểu hiện ở hai bên rảnh sống .
2. Hình thức : ấn bằng 1 hoặc 2 đầu ngón tay :
- Thao tác nhẹ để xác định lớp cơ ngoài biến đổi
- Thao tác vừa để xác định lớp cơ giữa biến đổi
- Thao tác mạnh để xác định lớp cơ trong biến đổi.
3. Vị trí : ở hai bên rảnh sống
4. Hướng thao tác : đặt tĩnh tại điểm đã được thủ thuật vuốt xác định tìm ở lớp cơ ngoài, giữa hay trong để xác định vị trí khu trú của thể rộng.
5. Thời gian : không quy định
6. Tốc độ : chậm từ từ
7. Cường độ :
- nhẹ ở lớp ngoài
- mạnh vừa ở lớp giữa
- mạnh hơn ở lớp trong
GHI CHÚ : khi thao tác phải thực hiện quy định của nguyên tắc hưng phấn và nguyên tắc trọng khu.
II. THỦ THUẬT ẤN BẰNG MỘT NGÓN TAY :
1. Mục đích : xác định lớp cơ đệm, và chủ quan biến đổi khu trú ở trên các đốt sống trọng điểm.
2. Hình thức :dùng một ngón trỏ hay giữa, đặt nhẹ sát mặt da trên đầu gai sống bị biến đổi, xác định lớp cơ đệm biến đổi khu trú tại lớp cơ ngoài, giữa hay trong .
3. Vị trí: thao tác trên đầu gai sống và khe đốt.
4. Hướng thao tác :hướng thẳng từ ngoài vào trong
5. Thời gian thao tác : không quy định
6. Tốc độ :ấn từ từ và chậm.
7. Cường độ :
- nhẹ :xác định lớp cơ ngoài biến đổi .
- vừa : xác định lớp cơ giữa biến đổi
- mạnh, sâu :xác định lớp cơ trong biến đổi.
GHI CHÚ : các lớp cơ biến đổi là cơ sở để xác định trọng điểm.../..
bài số 4 : THỦ THUẬT VÊ .
******
Thủ thuật vê là để xác định hình thái hệ gân cơ ,và cảm giác biến đổi khu trú ở trên đầu các gai sống, biến đổi để phân thành các loại co cọm, dày mỏng, sơ, sợi và teo.
Dùng phần mềm ở đầu ngón tay thao tác tại đầu gai đốt, khe đốt, và cạnh đốt để xác định hình thái đốt sống trọng điểm.
I. THỦ THUẬT VÊ DI DI :
1. Mục đích : Về di di là xác định hình thái lớp cơ đệm biến đổi : co, cứng, mềm và vị trí khu trú ở trên đốt sống biến đổi .
2. Hình thức : dùng phần mềm ở đầu ngón, đặt trên vị trí đã được thủ thuật ấn xác định .Thao tác ở phạm vi hẹp để xác định hình thái lớp cơ co, cứng, mềm.
3. Vị trí :thân gai đốt, khe đốt và cạnh đốt.
4. Hướng thao tác : hướng trục
5. Thời gian : không quy định
6. Tốc độ : từ nhanh đến chậm, chậm đến nhanh .
7. Cường độ : - nhẹ ở lớp ngoài
- Mạnh hơn ở lớp giữa
- Mạnh hơn nữa ở lớp trong .
GHI CHÚ : thao tác xoay nhỏ xuôi chiều và ngược chiều với chiều kim đồng hồ, cọng với các hướng thẳng, ngang nhiều lần để xác định hình thái .
II. THỦ THUẬT VỀ DAY DAY :
1. Mục đích: về day day để xác định về hình thái lớp cơ bệnh lý : dày, mỏng, sơ, sợi, teo khu trú trên đầu gai sống, sau đốt sống, biến đổi đã được thủ thuật ấn xác định .
2. Hình thức : dùng phần mềm ở đầu ngón giữa đặt trên vị trí thủ thuật ấn, xác định để thao tác ở một diện rộng, giữa gai sống.
3. Vị trí :ở đầu gai đốt, khe đốt và cạnh đốt trong phạm vi cột sống.
4. Hướng thao tác : hướng trục .
5. Thời gian : không quy định
6. Tốc độ : từ nhanh đến chậm, hoặc từ chậm đến nhanh .
7. Cường độ :lực vừa để xác định lớp giữa, lực mạnh để xác định lớp trong, lực nhẹ để xác định lớp ngoài .
GHI CHÚ : dùng lực tĩnh, hướng dọc, ngang, để xác định hình thái .
III. THỦ THUẬT VÊ ĐẨY ĐẨY :
1. Mục đích :vê đẩy đẩy để xác định hình thái lớp cơ đệm bệnh lý khu trú trên đầu gai sống biến đổi di động, hoặc không di động .
2. Hình thức : dùng phần mềm ở đầu ngón giữa đặt tĩnh trên lớp cơ đệm bệnh lý, thao tác theo hình thức đẩy đẩy dọc, ngang, chéo để xác định hình thái loại cơ bệnh lý.
3. Vị trí : ở đầu gai đốt, khe đốt và cạnh đốt.
4. Hướng thao tác :hướng trục
5. Thời gian : không quy định
6. Tốc độ : từ chậm đến nhanh, hoặc từ nhanh đến chậm
7. Cường độ : từ nhẹ đến mạnh
GHI CHÚ : Đặt tay trên lớp cơ bệnh lý để thao tác theo hướng dọc, ngang, chếch, chéo để xác định lớp cơ di động hoặc không di động .
IV. THỦ THUẬT VÊ XOAY XOAY :
1. Mục đích : vê xoay xoay để xác định điểm có cảm giác đau dể chịu trong trọng khu đã được các thủ thuật áp, vuốt, ấn, vê. xác định để làm cơ sở cho xác định trọng điểm .
2. Hình thức : vê xoay xoay là dùng phần mềm ở đầu ngón tay đặt tĩnh tại lớp cơ bệnh lý để thao tác, xác định điểm có cãm giác đau nhỏ nhất và dễ chịu nhất .
3. Vị trí : được xác định của thủ thuật vê đẩy.
4. Hướng thao tác : hướng trục
5. Thời gian :không quy định
6. Tốc độ : từ nhanh đến chậm hoặc từ chậm đến nhanh
7. Cường độ : từ nhẹ nhất đến nặng nhất của một ngón tay, để xác định vị trí khu trú của cảm giác đau dễ chịu, làm cơ sở xác định trọng điểm.
GHI CHÚ :vê di di, day day, đẩy đẩy, và xoay xoay để xem xét không bỏ sót một vị trí hẹp trên trọng điểm.
PHẦN V:
CÁC THỦ THUẬT TRỊ BỆNH .
Tất cả có 7 bài :
1. Thủ thuật đẩy
2. Thủ thuật xoay
3. Thủ thuật bật
4. Thủ thuật rung
5. Thủ thuật bỉ
6. Thủ thuật lách
7. Thủ thuật miết .
=====
bài số 1 : THỦ THUẬT ĐẨY
Nội dung về trị bệnh bằng phương pháp TĐĐVCS là giải toả trọng điểm phục hồi sự cân bằng đầu và cột sống. Cơ sở để giải toả trọng điểm căn cứ vào nguyên tắc tạo sóng cảm giác thích hợp tại trọng điểm, để động viên khả năng tự điều chỉnh phục hồi lại sự cân bằng của 4 đặc trưng biến đổi để trị bệnh bằng thủ thuật thích hợp .
THỦ THUẬT ĐẨY :
Nội dung của thủ thuật đẩy là giải toả hình thái trọng điểm thuộc loại co dày thể lớn khu trú ở trên các đốt sống, biến đổi có hình thái lồi lệch, bị dính cứng bằng phương thức nén. Đồng thời thủ thuật đẩy còn phối hợp với các thũ thuật rung, xoay để tạo sóng cảm giác thích hợp trị bệnh .
Hình thức của thủ thuật là dùng phần mềm ở đầu ngón tay giữa, ngón cái, có trường hợp dùng cả gan bàn tay để thao tác bằng phương thức nén để giải toả trọng điểm .
II. THỦ THUẬT ĐẨY 1 NGÓN TAY :
1. Mục đích : giải toả trọng điểm loại co cứng, dày khu trú trên đầu gai sống lồi, lồi lệch và lệch bị dính cứng.
2. Hình thức : dùng một ngón đặt tỉnh tại trọng điểm.
- Áp dụng phương thức nén tĩnh phối họp với thủ thuật run.
- Áp dụng phương thức nén kéo để tạo cho đốt sống chuyển động
3. Vị trí : trên đầu gai sống biến đổi
4. Hướng thao tác: hướng trục
5. Thời gian:theo quy định của nguyên tắc định hướng.
6. Tốc độ: rung mau (nhanh)
7. Cường độ: từ nhẹ đến mạnh, từ lớp ngoài vào sâu lớp trong theo nguyên tắc định lực quy định.
GHI CHÚ : trường hợp nén kéo không phải thực hiện nguyên tắc định hướng
III. THỦ THUẬT ĐẨY 2 NGÓN TAY :
1. Mục đích : tạo cho đốt sống lồi bị dính cứng chuyển động được .
2. Hình thức : dùng 2 ngón đặt ngang, giáp 2 đầu ngón trên đầu gai sống, đặt 2 ngón ở 2 rảnh sống, đặt 2 ngón chồng lên nhau ở giữa đầu gai sống, thao tác nhằm cho đốt sống lồi dính cứng chuyển động được .
3. Vị trí :ở 2 cạnh sống, 2 rảnh sống, và đầu gai sống.
4. Hướng thao tác :từ ngoài vào trong
5. Thời gian :không quy định
6. Tốc độ :từ nhẹ đến mạnh dần
7. Cường độ : theo quy định của nguyên tắc định lực.
GHI CHÚ : áp dụng phương thức nén tĩnh.
IV. THỦ THUẬT ĐẨY BẰNG GAN BÀN TAY :
1. Mục đích :dùng gan bàn tay là áp dụng bốn loại hình thái của trọng điểm liên lồi dính cứng, chuyển động bằng phương thức nén nâng .
2. Hình thức :đẩy bằng gan bàn tay đặt tỉnh trên các đốt sống liên hồi, dính cứng để áp dụng phương thức nén nâng chân, nén nâng tay, nén ngồi xổm nâng tay.
3. Vị trí : ở phạm vi cột sống
4. Hướng thao tác :từ sau đẩy ra trước
5. Thời gian :không quy định.
6. Tốc độ : nhanh
7. Cường độ : không quy định
GHI CHÚ : sau khi đã tạo được đốt sống bị dính cứng, chuyển động được, thì lại phải áp dụng phương thức sóng, để giải toả lớp cơ bệnh lý .../..
bài 2 : THỦ THUẬT XOAY .
******
Nội dung thủ thuật xoay, là tạo sóng cảm giác thích hợp để giải toả trọng điểm có hình thái co dày, co mỏng, mềm dày, mềm mỏng, cứng dày, cứng mỏng, khộng di động (không có giá trị với loại sơ, sợi, teo) .
Hình thức của thủ thuật là dùng phần mềm ở đầu ngón tay (cái, trỏ hoặc giữa) đặt tại trọng điểm để tạo sóng cảm giác bằng hình thức xoay tròn theo chiều kim đồng hồ, hoặc ngược lại hoặc xoay hai chiều ở phạm vi rộng hoặc hẹp, từ lớp ngoài đến lớp trong, từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh ...để thực hiện nội dung trên.
I.THỦ THUẬT XOAY THEO CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ :
1. Mục đích :xoay theo kim đồng hồ để tạo sóng cảm giác giải toả trọng điểm có hình thái không di động, khu trú ở phần dưới đốt sống lệch phải và phần trên đốt sống lệch trái.
2. Hình thức: dùng phần mềm ở đầu ngón tay đặt tại trọng điểm thao tác xoay tròn theo chiều kim đồng hồ, tập trung tại điểm có cảm giác thích hợp nhất lẫn trong khối cơ co dày nhất, tạo khả năng tự điều chỉnh giải toả ổ bệnh.
3. Vị trí: ở phần dưới đốt sống lệch phải và phần trên đốt sống lệch trái.
4. Hướng thao tác :từ rộng đến hẹp, từ nông đến sâu, hướng trục.
5. Thời gian : theo quy định của nguyên tắc định lượng .
6. Tốc độ :chậm.
7. Cường độ : từ nhẹ đến mạnh dần, theo quy định của nguyên tắc định lực .
GHI CHÚ : thủ thuật xoay là một thủ thuật tạo sóng cảm giác thích hợp nhất để cơ thể tự điều chỉnh giải toả ổ bệnh.
II. THỦ THUẬT XOAY NGƯỢC CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ :
1.Mục đích : thủ thuật xoay ngược chiều kim đồng hồ là tạo sóng cảm giác thích hợp tại trọng điểm có hình thái không di dộng, khu trú ở phần dưới đốt sống lêch trái , và phần trên đốt sống lệch phải .
2.Hình thức :dùng phần mềm ở đầu các ngón tay đặt tại trọng điểm thao tác xoay tròn, tập trung tại điểm có cảm giác đau thích hợp nhất lẫn trong lớp cơ co dày nhất.
3. Vị trí :tập trung tại đầu gai sống và khe đốt sống.
4. Hướng thao tác : từ rộng đến hẹp, từ nông đến sâu, hướng trục.
5. Thời gian :theo quy định của nguyên tắc định lượng .
6. Tốc độ :chậm
7. Cường độ : từ nhẹ đến nhanh dần, tạo cho người có cảm giác đau, nhưng rất dễ chịu (theo quy định của nguyên tắc định lực )
GHI CHÚ : khi ta thao tác thấy cột sống người bệnh nằm xuống ( trở lại bình thừơng )là dấu hiệu thuận, phải thao tác liên tục để giải toả trọng điểm....
bài 3 : THỦ THUẬT BẬT .
******
MỤC ĐÍCH :
Thủ thuật bật là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức sóng, ứng dụng cụ thể với những loại trọng điểm có hình thái lớp cơ bệnh lý sơ, sợi để cơ thể người đời tự điều chỉnh giải toả các hình thái của trọng điểm và điều hoà thân nhiệt, phục hồi lại sự cân bằng để trị bệnh.
Thủ thuật bật nhằm tạo cho người bệnh có một cảm giác đau đớn đột ngột, với những trường hợp lớp cơ bệnh lý có hình thái sợi tròn hoặc sợi dẹp.
1. Hình thức :dùng phần mềm đầu ngón cái hoặc giữa, hay dùng nhiều ngón tay bật, trượt trên cơ bệnh lý bằng một lực thích hợp để thao tác .
2. Vị trí: không kể sợi cơ bệnh lý nằm theo hàng dọc, ngang, chéo, ở nơi cần xử lý .
3. Hướng thao tác: hướng bật cắt ngang sợi cơ.
4. Thời gian: nhanh, một lần.
5. Tốc độ : nhanh
6. Cường độ :mạnh theo nguyên tắc định lực.
GHI CHÚ :Khi dùng thủ thuật bật, trị bệnh còn phối hợp với thủ thuật đẩy theo quy định của nguyên tắc định lực từ tối thiểu tới tối đa .
bài 4 :THỦ THUẬT RUNG .
******
I.MỤC ĐÍCH :
Thủ thuật rung là một trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức sóng tích cực nhất, ứng dụng cụ thể với những trọng điểm có hình thái mềm dày, mềm mỏng, co dày, co mỏng.Tạo cho người bệnh một cảm giác thoải mái, dễ chịu, để cơ thể người bệnh tự điều chỉnh, tự giải toả trọng điểm, phục hồi lại sự cân bằng để trị bênh.
II. HÌNH THỨC :
dùng phần mềm ở đầu ngón, đặt tĩnh tại trọng điểm thao tác bằng một lực rung tay liên tục, cho ngón tay có sự rung chuyển nhẹ nhàng tại đầu ngón tay trên trọng điểm.
1. Rung nhẹ : là động tác bàn tay lắc ngang hẹp, nhẹ nhàng, đối với trường hợp trọng điểm thuộc loại mềm dày, co dày.
2. Rung mạnh: là động tác bàn tay lắc ngang rộng, mạnh hơn, đối với trường hợp trọng điểm thuộc loại mềm mỏng, co mỏng.
3. Phối hợp :
*vừa rung , vừa đẩy thao tác đúng nguyên tắc định lực
* vừa rung, vừa lách khi trọng điểm thay đổi truy tìm trọng điểm mới
* vừa rung, vừa bỉ khi cần giải toả trọng điểm ở lớp cơ trong
4. Vị trí :tại trọng điểm mềm mỏng, mềm dày, co mỏng, co dày.
5. Hướng thao tác : hướng trục.
6. Thời gian :theo quy định của nguyên tắc định lượng
7. Tốc độ :từ nhẹ đến mạnh dần, phối hợp nguyên tắc định lực, định lượng.
8. Cường độ :theo nguyên tắc định lực .
III. GHI CHÚ :
Thủ thuật rung thích hợp những trường hợp suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể../.
PHẦN V:
CÁC THỦ THUẬT TRỊ BỆNH
bài 5 : THỦ THUẬT BỈ .
******
I.MỤC ĐÍCH :
Thủ thuật bỉ là trong những thủ thuật trị bệnh theo phương thức sóng, ứng dụng cụ thể trong những trường hợp trọng điểm, khu trú trong lớp cơ trong. Thủ thuật bỉ tạo cho người bệnh một cảm giác đau thích hợp tại trọng điểm ở lớp cơ trong. Cảm giác đau nhức nầy, ta có thể nhận biết được bằng các hiện tựơng uốn cong và vặn vẹo cột sống. Từ những cảm giác trên, người bệnh có thể tự điều chỉnh giải toả các hình thái của trọng điểm, phục hồi lại sự cân bằng để trị bệnh.
II. HÌNH THỨC :
Dùng phần mềm ở đầu ngón giữa đặt tĩnh tại trọng điểm, để ấn sâu vào lớp cơ bên trong. Nếu trọng điểm ở bên phải cột sống, thì ta dùng ngón giữa bàn tay phải. Nếu trọng điểm ở bên trái cột sống thì ta dùng ngón giữa bàn tay trái để thao tác .
Nếu gặp trường hợp trọng điểm ở cả hai bên (lõm) thì ta dùng cả hai tay thao tác song chỉnh để bỉ : đặt sát với gai cột sống, ấn cho lớp cơ bệnh lý miết vào gai cột sống và lăn giữa
ngón tay, vừa làm vừa miết theo hướng vòng tròn. Lúc đầu đưa lực từ ngoài vào hướng trục và tiếp tục đưa lực tù trong trở ra ngoài .
1. Vị trí :tại trọng điểm lõm lệch hay lõm.
2. Hướng thao tác :hướng trục - bỉ lên.
3. Thời gian :theo quy định của nguyên tắc định lượng
4. Tốc độ :chậm
5. Cường độ :Mạnh - sát.
III. GHI CHÚ :Thủ thuật bỉ đơn chỉnh ở những trường hợp đốt sống bị lõm. Trên loại cơ co mềm dày,mềm mỏng.../.
bài 6 : THỦ THUẬT LÁCH .
I.MỤC ĐÍCH :
Thủ thuật lách không có hình thức riêng biệt mà khi thao tác bằng các thủ thuật khác ứng dụng phương thức sóng, luôn luôn theo dõi hình thái của trọng điểm, thấy không còn trọng điểm thì thao tác rộng ra các chỗ cao của lớp cơ bệnh lý để kịp thời xác định trọng điểm mới .
II. CHÚ Ý :Khi thao tác với các thủ thuật thích hợp, có khi chỉ vài giây đồng hồ mà hình thái trọng điểm đã thay đổi, bỡi khả năng tự điều chỉnh của cơ thể đã giải toả trọng điểm.Người bệnh có thể cảm nhận được : chỗ đau bớt đau rồi hết đau. Nhưng trọng điểm bao giờ cũng khu trú ở một điểm rất nhỏ, khi điểm nhỏ nầy tan đi thì chung quanh hình thành một bờ cao, tại đó có điểm co cơ nhất, và cãm giác đau nhất, điểm mới nầy được gọi là trọng điểm mới.
bài số 7 : THỦ THUẬT MIẾT ( KIỂM TRA )
Thủ thuật miết là xác định trọng điểm khu trú ở trên gai đốt sống bị biến đổi. Sau khi đưa các thủ thuật áp, vuốt, ấn, vê xác định, làm cơ sở quy nạp, chẩn đoán bệnh, thăm dò, tiên lượng bệnh và tìm phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Dùng phần mềm đầu ngón đặt tĩnh ở trên vị trí đã được thủ thuật về xác định chữa bằng các hình thức : đẩy, xoay, bật, rung tại trọng điểm.
I.THỦ THUẬT MIẾT, XOAY PHỐI HỢP THỦ THUẬT ÁP SONG CHỈNH :
1. Mục đích :Thủ thuật miết, xoay phối hợp với thủ thuật áp là để xác định, trọng điểm thuộc loại co, mỏng không di động
2. Hình thức: dùng phần mềm ở đầu ngón giữa đặt trên vị trí đã được thủ thuật vê xác định, thao tác nhẹ, nhận thấy hình thái co mỏng thì vừa miết vừa xoay, trong khi thao tác chú ý theo dõi sự biến đổi của nhiệt độ da bằng thủ thuật áp .
3. Vị trí :ở lớp cơ biến đổi trên đầu gai sống biến đổi.
4. Hướng thao tác : hướng trục .
5. Thời gian : không quy định
6. Tốc độ : chậm
7. Cường độ : nhẹ
GHI CHÚ : Khi thao tác cần theo dõi sự thay đổi thuận, của vùng nhiệt độ biến đổi thì điểm thao tác trên đốt sống được gọi là trọng điểm. Trọng điểm là cơ sở để quy nạp chẩn đoán bệnh và phương hướng giải toả trọng điểm trị bệnh .
II. THỦ THUẬT MIẾT, BẬT PHỐI HỢP THỦ THUẬT ÁP SONG CHỈNH :
1. Mục đích :Thủ thuật miết , bật là xác định về hình thái của trọng điểm thuộc sơ sợi (loại di động )
2. Hình thức : thủ thuật miết, bật phối hợp với thủ thuật áp là dùng phần mềm ở đầu ngón tay giữa đặt ở vị trí đã được xác định, miết thấy hình thái sơ sợi thì dùng thủ thuật bật phối hợp. Khi thao tác cần theo dõi sự thay đổi ở vùng nhiệt độ da bằng thủ thuật áp .
3. Vị trí : Ở lớp cơ bíến đổi trên đầu gai sống biển đổi .
4. Hướng thao tác : hướng trục
5. Thời gian : không quy định
6. Tốc độ : từ chậm đến nhanh
7. Cường độ : từ nhẹ đến mạnh dần.
GHI CHÚ : Khi thao tác cột sống ,nếu nhiệt độ thay đổi thuận điểm, đó là trọng điểm, là cơ sở để quy nạp, chẩn đoán và phương hướng đểu trị .
III. THỦ THUẬT MIẾT, RUNG, PHỐI HỢP VỚI THỦ THUẬT ÁP SONG CHỈNH :
1. Mục đích :Thủ thuật miết, rung, là để xác định trọng điểm thuộc loại teo nhược không di động .
2. Hình thức :dùng phần mềm ở đầu ngón tay giữa đặt ở vị trí thủ thuật về xác định, thao tác nhẹ ở lớp ngoài bằng thủ thuật miết. Nếu thấy hình thái teo, nhược thì áp dụng thủ thụât rung, và theo dõi nhiệt độ biến đổi bằng thủ thuật áp .
3. Vị trí :Ở trên vùng lớp cơ biến đổi ở trên đầu gai cột sống biến đổi .
4. Hướng thao tác : hướng trục .
5. Thời gian : không quy định .
6. Tốc độ :từ chậm đến nhanh
7. Cường độ : từ nhẹ đến mạnh dần .
GHI CHÚ: Khi thao tác trên cột sống, cần theo dõi nhiệt độ da ở vùng biến đổi để xác định trọng điểm. Nếu nhiệt độ giảm thuận với tác động, thì được coi là trọng điểm. Nếu nhiệt độ giảm thuận với tác động, thì được coi là trọng điểm và là cơ sở để quy nạp chẩn đoán và phương hướng điều trị .
IV .THỦ THUẬT MIẾT, ĐẨY, RUNG PHỐI HỢP VỚI THỦ THUẬT ÁP:
1. Mục đích : để xác định trọng điểm thuộc loại, cộm, dày, và không di dộng .
2. Hình thức : dùng phần mềm ở đầu ngón tay gữa, đặt lên vị trí đã được xác định bằng thủ thuật vê. Thao tác từ nhẹ đến mạnh,nếu thấy hình thái lớp cơ biến đổi thì áp dụng thủ thuật đẩy, theo dõi sự biến đổi nhiệt độ da bằng thủ thuật áp .
3.Vị trí :ở lớp cơ biến đổi, trên đầu gai sống biến đổi .
4. Hướng thao tác : hướng trục
5. Thời gian: không quy định
6. Tốc độ : từ chậm đến nhanh
7. Cường độ : Mạnh từ ngoài đến trong cho ngón tay ấn thấu đầu gai sống .
GHI CHÚ : Khi thao tác trên cột sống cần theo dõi sự diễn biến của vùng biến đổi :
- Nếu nhiệt độ giảm thì điểm tác động đó được coi là trọng điểm .
- Nếu nhiệt độ không giảm thì điểm tác động đó không phải là trọng điểm.
PHẦN VI :
CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH .
Các phương thức chẩn bệnh
Tất cả có 5 bài :
bài 1 : Phương thức tìm nhiệt độ
bài 2 : Phương thức co cơ
bài 3 : Phương thức động hình
bài 4 : Phương thức đối động
bài 5 : Phương thức chuyển tư thế .
=========
Các phương thức trị bệnh .
bài 1 : Phương thức nén
bài 2 : phương thức sóng
bài 3 : Phương thức đơn chỉnh
bài 4 : Phương thức song chỉnh
bài 5 : Phương thức vi chỉnh
======
Căn cứ vào tình hình cụ thể về đặc điểm của hệ đầu và cột sống ,liên quan đến sinh lý và bệnh lý của cơ thể, thực hiện mục tiêu của phương pháp TĐĐVCS : xác định và giải toả trọng điểm để nâng cao hiệu quả chữa bệnh .
Để xác định và giải toả trọng điểm, để chẩn và trị bệnh được chính xác phương pháp TĐĐVCS, không áp dụng công thức hoá đối với mọi người bệnh, mà chỉ áp dụng phương thức hoá để chẩn và trị bênh cho từng người bệnh cụ thể .
CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN BÊNH
Nội dung cũa PPTĐĐVCS về chẩn bệnh và thăm khám và xác định các bệnh tật có liên quan đến đầu và các đốt sống bị biến đổi có trọng điểm khu trú .
Cơ sở để xác định trọng điểm là sự biến đổi 2 mặt đối lập của 4 đặc trưng khu trú trên hệ cột sống và ngoại vi.
bài 1 : PHƯƠNG THỨC TÌM NHIỆT ĐỘ .
Phương thức tìm nhiệt độ nhằm mục đích thấy rõ quan hệ thân nhiệt với các đốt sống liên đới trên cơ thể người bệnh .
I. XÁC ĐỊNH VỀ SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ BẰNG THỦ THUẬT ÁP:
1. Tư thế người bệnh : tự do .
2. Vị trí thao tác : ngoài da
3. Xác định kết quả :
- Nếu không có vùng nhiệt độ da biến đổi là cơ thể sinh lý .
- Nếu có vùng nhiệt độ da biến đổi là cơ thể bệnh lý .
II. XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM BẰNG THỦ THUẬT ÁP VÀ MIẾT :
1.Tư thế người bệnh : ngồi hoặc nằm
2. Vị trí thao tác :
- Áp nâng ở vùng nhiệt độ địa phương .
- Áp rê ở vùng nhiệt độ tương ứng nội tạng
- Miết ở đốt sống biến đổi
3. Xác định kết quả :
- Nếu tác động nhiệt độ không thay đổi là bình thường
- Nếu tác động nhiệt độ không thay đổi là vùng trọng điểm.
III. THĂM DÒ TIÊN LƯỢNG BỆNH BẰNG THỦ THUẬT ÁP VÀ MIẾT :
1. Tư thế người bệnh: ngồi ngay
2. Vị trí thao tác :
- Áp tại vùng nhiệt độ biến đổi .
- Miết tại đốt sống biến đổi .
3. Xác định kết quả :
- Nhiệt độ không thay đổi thì không điều trị .
- Khi thao tác tại đốt sống biến đổi thấy nhiệt độ thay đổi thì khẳng định điều trị thuận lợi .
IV. THEO DÕI SỰ TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH BẰNG THỦ THUẬT ÁP :
1. Tư thế người bệnh : ngồi ngay
2. Vị trí thao tác : ở vùng nhiệt độ biến đổi .
3. Xác định kết quả : căn cứ vào sự thay đổi nhiệt độ để đánh giá về quá trình điều trị và về phương thức điều trị.
V. AN TOÀN BẰNG THỦ THUẬT ÁP :
Trong khi thao tác điều trị cần bảo đảm nhiệt độ da, thay đổi thuận chiều (cao thì xuống, thấp thì lên, đạt nhiệt độ da sinh lý bình thường ) thì không bao giờ xảy ra tai biến.../.
bài 2 :PHƯƠNG THỨC CO CƠ
Phương thức co cơ tương ứng, nhằm mục đích xác định hiện tượng cột sống , biến đổi liên quan đến chức năng vận động bị hạn chế, biểu hiện lên bằng hiện tượng co cơ trên cơ thể người bệnh để làm cơ sở cho xác định trọng điểm .
Chứng minh hệ cột sống biến đổi liên quan đến gân cơ bị rối loạn điển hình là hiện tượng co cơ , xác định bằng tư thế vận động tối đa mà bệnh nhân bị hạn chế .
1. Chuẩn bị :người bệnh nên hở lưng để quan sát khi có sóng cơ xuất hiện .
2. Tư thế : người bệnh đứng hoặc ngồi.
3. Vận động : hướng dẫn người bệnh giơ cánh tay lên đến mức tối đa, giơ lên giơ xuống liên tục .
4. Quan sát : trong lúc người bệnh giơ cánh tay lên và buông xuống ta quan sát phía lưng sẽ thấy sóng cơ nổi lên , cộm và bám tận trên đốt sống bị biến đổi tương ứng .
5. Thăm dò : hiện tượng bằng miết trên đốt sống biến đổi sẽ thấy :
- nhiệt độ địa phương thay đổi .
- dấu hiệu hạn chế được cải thiện .
- Sóng cơ cồn giảm hoặc hết.
6. Xác định vị trí trọng điểm:
Đốt sống thăm dò có đầy đủ biến đổi trên được xác định là trọng điểm để trị bệnh đạt ngưỡng thì ngừng .../.
bài 3 : PHƯƠNG THỨC ĐỘNG HÌNH
Phương thức động hình nhằm mục đích xác định về hiện tượng cột sống biến đổi liên quan, đến các cảm giác đau trên cơ thể người bệnh để làm cơ sở cho xác định trọng điểm.
Chứng minh hệ cột sống biến đổi liên quan đến các cảm giác của cơ thể. Điển hình là cảm giác đau biểu hiện ở trên cơ thể người bệnh được xác định bằng thủ thuật bật tại điểm đau khu trú.
- Ví dụ : Cảm giác đau gân Asin trong bệnh đau dây thần kinh hông to .
XƯƠNG BỊ NỨT -CHẤN THƯƠNG
1. Chuẩn bị : người bệnh nằm sấp để hở toàn bộ cột sống từ cổ đến cụt, để quan sát khi có sóng cảm giác và sóng cơ động hình xuất hiện.
2. Tư thế :người bệnh nằm sấp buông trùng gân cơ .
3. Thao tác : người chữa bệnh áp dụng thủ thuật bật bằng ngón cái bật trược trên gân Asin và cảm giác đau đột ngột cho ngừời bệnh .
4. Quan sát : Trong khi thao tác tạo cảm giác đau đột ngột tại ổ bệnh, người bệnh giật mình gân co và giật .Lúc đó, quan sát trên cột sống và cơ lưng sẽ thấy sóng cơ gợn lên ở cơ lưng, và bám tận cùng đốt sống bị biến đổi tương ứng. Chính đốt sống đó là đốt sống có trọng điểm khu trú liên quan đến cảm giác đau của ổ bệnh .
5. Thăm dò hiện tượng: dùng thủ thuật miết thao tác trên đốt sống bị biến đổi sẽ thấy :
- Nhiệt độ ổ bệnh thay đổi : cao xuống bình thường.
- Cảm giác ở ổ bệnh được cái thiện : giảm đau đến hết đau ,
- Sóng cơ gợn lên ở cơ lưng hết.
6. Xác định vị trí trọng điểm :
Đốt sống trên đây được coi là vị trí xác định trọng điểm bằng các thủ thuật , các nguyên tắc chẩn bệnh, của phương pháp Tác Động Đầu và Cột Sống .../
bài số 4 :PHƯƠNG THỨC ĐỐI ĐỘNG .
Phương thức đối động trong phương pháp chẩn bệnh nhằm mục đích xác định về mối liên quan của trọng điểm với ngoại vi, và với các đốt sống để làm cơ sở cho quy nạp chẩn đóan bệnh, và phương hướng điều trị .
Chứng minh hệ gân cơ bị sơ co khu trú ở đốt sống biến đổi không chỉ khu trú ở phạm vi đốt sống mà còn lan toả rộng rãi đến toàn cơ thể .
Đặc trưng của hiện tượng nầy là các sợi gân cơ, bị sơ co khu trú ở trên trọng điểm và lan toả ra ngoại vi và các đốt sống có liên quan.
Cơ sở để xác định về mối liên quan này là máy động của hai vị trí liên quan, song song biểu hiện lên, xác định bằng thủ thuật miết khi thao tác song chỉnh .
Vị trí khu trú : Trọng điểm thuộc loại lệch, lồi lệch thì vị trí liên quan biểu hiện lên ở khác bên , cùng với trọng điểm khu trú ở cơ lưng và hệ cột sống .
- Trọng điểm thuộc loại lồi thì chỉ có liên quan đến các đốt sống, không lan toả ra ngoại vi .
Phương pháp ứng dụng :
1. Chuẩn bị : người bệnh để hở lưng
2. Tư thế : nằm sắp trùng gân cơ
3. Vị trí xác định : - là trọng điểm
- là ngoại vi hoặc đốt sống liên quan
4. Thao tác : - thủ thuật miết
- song chỉnh
5. Kết quả : Khi thao tác ở điểm A thì thấy ở điểm B có máy động. Khi thao tác ở điểm B thấy điểm A có máy động, như thế là đối động, ở điểm đối động đó được gộp với trọng điểm để quy nạp, và đồng thời áp dụng phương pháp song chỉnh bằng các nguyên tắc, các thủ thuật, các phương thức của phương pháp trị bệnh để giải toả ổ bệnh .
I. MỐI LIÊN QUAN CỦA TRỌNG ĐIỂM VỚI ĐỐT SỐNG .
Trọng điểm thuộc loại lồi thì điểm đối động liên quan khu trú ở giữa đốt sống .
Trọng điểm thuộc loại lệch, lồi lệch thì điểm đối động liên quan, khu trú ở cạnh đốt sống khác bên, với trọng điểm.
Trọng điểm khu trú Điểm đối động khu trú
1. Vùng đầu và C1,C2 Vùng cùng và vùng cụt
2. C3 L5
3. C4 L4
4. C5 L3
5. C6 L2
6. C7 L1
7. D1 D12
8. D2 D11
9. D3 D10
10. D4 D9
11. D5 D8
12. D6 D7
II.MỐI LIÊN QUAN CỦA TRỌNG ĐIỂM VỚI NGOẠI VI :
- Trọng điểm thuộc loại lồi, thì không có liên quan với ngoại vi.
- Trọng điểm thuộc loại lệch, thì bao giờ cũng liên quan với ngoại vi .
- Trọng điểm thuộc loại lệch thì bao giờ cũng liên quan, cũng biểu hiện lên ở khác bên: như là trọng điểm ở bên phải thì điểm liên quan ở bên trái. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà điểm đối động liên quan nầy có thể khu trú như sau :
1.Ngang tiết đoạn trọng điểm khu trú gần hoặc xa
2.Chếch lên trên = =
3.Chéo lên trên = =
4.Chếch xuống dưới = =
5.Chéo xuống dưới = =
Trên đây là cơ sở để quy nạp, chẩn đoán và xác định phương hướng điều trị .../.
bài 5 : PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TƯ THẾ .
Chuyển tư thế là một phương thức áp dụng hình thức chuyển động thân thể như : đứng, ngồi, nằm, cúi, ngữa, nghiêng(phải ,trái) nhằm mục đích xác định về sự vận động của hệ cột sống bị hạn chế, và sự biến đổi của lớp cơ đệm để làm cơ sở cho phân loại và thể của trọng điểm để quy nạp, chẩn đoán và có phương hướng điều trị .
Căn cứ vào thử nghiệm, hệ cột sống chia làm hai vùng :
I.XÁC ĐỊNH VỀ VÙNG CỔ BỊ BIẾN ĐỔI :
Vùng cổ bị biến đổi biểu hiện lên các dấu hiệu :
- Về các đốt sống cổ bị hạn chế vận động .
- Lớp cơ đệm trên đốt sống cổ bị sơ cơ
- Lớp cơ cổ lan toả bị sơ cơ
PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG :
1. Chuẩn bị : tự do
2. Tư thế : người bệnh ngồi ngay, tay buông thỏng
3. Thao tác :
a.Hướng người bệnh cúi gập đầu:
- Xác định đốt sống biến đổi hướng ra trước, bằng thủ thuật vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ đệm biểu hiện bị sơ co bằng thủ thuật vuốt, vê .
- Xác định lớp cơ sơ co lan toả co ,bằng thủ thuật vuốt, vê.
Trên :từ khe bờ chẩm đến vùng đầu .
Dưới : Từ C7 lan sang hai cơ vai trước.
Ngang : Từ bờ ngoài cơ ức đòn chũm trở vào bờ trong cơ thang .
Tất cả lớp cơ thuộc vùng trên, dưới và ngang đều áp dụng bằng thủ thuật vuốt, vê.
b. Hướng người bệnh ngữa cổ ra trước :
- Xác định đốt sống biến đổi hướng sau bằng thủ thuật vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ đệm bị sơ co cọm dày bằng thủ thuật vuốt,vê.
- Xác định lớp cơ lan toả bị co cộm dày bằng thủ thuật vuốt, vê.
Trên : Từ khe bờ xương chẩm vùng đầu đến góc chũm .
Dưới : C7 ngang sang hai cơ vai trước.
Ngang: Từ bờ ngoài cơ ức đòn chũm đến bờ trong cơ thang .
Tất cả các vùng cơ lan toả, đều áp dụng các thủ thuật vuốt ,vê.
c. Hướng người bệnh ngồi nghiêng phải hoặc trái :
- Xác định đốt sống biến đổi hướng phải hoặc trái bằng thủ thụât vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ đệm bị sơ co cộm dày bằng thủ thuật vuốt vê
- Xác định lớp cơ lan toả bị co cọm dày bằng thủ thuật vuốt, vê.
Vị trí để xác định về hiện tượng bị mất đối xứng, giữa bên phải và bên trái của lớp cơ cổ :phần trên, phần giữa, phần dưới, và ranh giới từng phần như trên đã xác định .
Tất cả các vùng cơ lan toả trên, đều áp dụng thủ thuật áp vuốt, vê.
II. XÁC ĐỊNH VỀ VÙNG THÂN MÌNH BIẾN ĐỔI:
Vùng thân mình từ 2 vai xuống đến vùng hông, háng, khi bị biến đổi thường biểu hiện lên các dấu hiệu bằng các hiện tượng không bình thường. Bằng phương thức chuyển tư thế, ta có thể quan sát bằng mắt hoặc bằng các thủ thuật chẩn bệnh xác định.
Các vùng để xác định về sự bình thường và mất bình thường bằng phương thức chuyển tư thế, gồm có :
- Hệ cột sống : xác định về dấu hiệu vận động.
- Lớp cơ đệm : xác định về tình trạng lớp cơ co .
- Lớp cơ lan toả : xác định về hiện tượng sơ co mất thăng bằng
PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG :
1. Chuẩn bị :người bệnh để hở lưng .
2. Tư thế người bệnh :Tuỳ yêu cầu cần xác định để đứng, ngồi.
3. Thao tác theo thể người bệnh : cúi, ngữa , nghiêng .
a. Hướng người bệnh ngồi cúi cong lưng :
- Xác định đốt sống từ D1 đến xương cụt, có hình thái hướng ra trước (lõm đơn hoặc lõm liên), và sự chuyển động của đốt sống bị hạn chế, sử dụng thủ thuật vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ đệm trên đầu cột sống biến đổi, xử dụng thủ thuật vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ lan toả bị co cọm sơ sợi hoặc teo nhược tương ứng với đốt sống biến đổi khu trú ở hai bên cơ lưng từ vai cho đến hết vùng hông, bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
b. Hướng người bệnh ngồi ngữa người :
- Xác định đốt sống từ D1 đến xương cụt có hình thái hướng ra sau(lồi đơn, hoặc lồi liên) và sự chuyển động của đốt sống đó bị hạn chế, xử dụng thủ thuật ấn, vuốt, vê.
- Xác định lớp cơ đệm ở trên đầu gai sống bị biển đổi bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
- Xác định lớp cơ lan toả bị co cọm, sơ sợi bị teo nhược, tương ứng với đốt sống biến đổi khu trú từ hai cơ vai, 2 bên cơ lưng xuống tận vùng mông, bằng thủ thuật vuốt, ấn , vê.
c. Hướng người bệnh ngồi nghiêng người :
- Xác định cột sống từ D1 đến cụt có hình thái hướng sang phải hoặc trái (lệch đơn hay liên lệch) và sự chuyển động của đốt sống đó bị hạn chế bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
- Xác định lớp cơ lan toả bị co cọm, sơ sợi hoặc teo nhược biểu hiện lên từ cơ vai trở xuống đến vùng mông tương ứng với đốt sống biến đổi, bằng thủ thuật vuốt, ấn, vê.
CÁC PHƯƠNG THỨC TRỊ BỆNH .
1. PHƯƠNG THỨC NÉN.
******
TỔN THƯƠNG XƯƠNG CHẬU
Nội dung của phương pháp TĐĐVCS về trị bệnh, là giải toả trọng điểm khu trú ở trên các đốt sống biến đổi .
Cơ sở để đánh giá kết quả giải toả trọng điểm là sự lập lại cân bằng của hai mặt đối lập của 4 đặc trưng khu trú ở trên hệ cột sống và đầu, cùng ngoại vi. Để giải toả trọng điểm gồm có các phương thức sau :
PHƯƠNG THỨC NÉN :
bài số 1 : Phương thức nén kéo
bài số 2 : Phương thức nén nâng
bài số 3 : Phương thức nén vít
bài số 4 : Phương thức nén tĩnh
PHƯƠNG THỨC SÓNG :
bài số 1 : PHẦN CỔ :
: Giải toả các trọng điểm từ C1 đến C3
: Giải toả các trọng điểm từ C4 đến C7
bài số 2 : PHẦN TRÊN CỦA LƯNG :
Giải toả trọng điểm từ D1 đến D3
: Giải toả vùng dưới lưng trên từ D4 đến D7
bài số 3 : PHẦN GIỮA LƯNG :
Giải toả trọng điểm trên lưng dưới từ D8 đến D9
: Giải toả trọng điểm từ D10 đến D12
bài số 4 : VÙNG THẮT LƯNG :
Giải toả trọng điểm khu trú ở vùng thắt lưng
bài số 5 : Giải toả trọng điểm khu trú vùng cùng .
bài số 6 : Giải toả trọng điểm khu trú vùng cụt .
PHƯƠNG THỨC ĐƠN CHỈNH
PHƯƠNG THỨC SONG CHỈNH
PHƯƠNG THỨC VI CHỈNH .
(Phương pháp nầy đã có từ lâu đời, nhưng đối với chúng tôi và các bạn cũng còn mới mẻ lắm, để tiện việc tham khảo , tôi đã mạn phép Thầy, được hệ thống như trên để dễ dàng tiếp thu bài. Kính mời các bạn đọc tiếp lần lượt các bài sau đây .)
1. PHƯƠNG THỨC NÉN
******
Có tất cả 4 bài :
bài 1 : phương thức nén kéo
bài 2 : phương thức nén nâng .
bài 3 : phương thức nén vít
bài 4 : phương thức nén tĩnh
=====
Mục đích của phương thức nén là tạo cho các đốt sống bệnh lý bị dính cứng, chuyển động được. Phương thức nầy không dựa vào khả năng tự điều chỉnh của cơ thể mà tuỳ thuộc vào sự khéo léo của Chuyên- gia- cột- sống.Tuỳ thuộc vào các trọng điểm khu trú ở các vùng mà áp dụng các phương thức thích hợp như nén kéo, nén nâng, nén vít, nén tĩnh...
I. TƯ THẾ NGỒI NÉN KÉO NGỮA (hình 1 ).
1. Mục đích : giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ D6 đến D12, có hình thái liên lồi và giữ tĩnh các đốt sống từ D12 trở xuống .
2. Tư thế : bệnh nhân ngồi ghế, hai đầu gối vuông gốc, bàn chân đặt bằng, đầu cổ ngay, hai tay đưa vòng ra sau gáy, các ngón tay cài khoá chặt, hai cánh tay áp sát mang tai.
Bệnh nhân ngồi ghế phía sau, một tay dùng ngón cái đặt tỉnh tại trọng điểm, tay kia cầm chắc hai bàn tay bệnh nhân đan khoá ở sau gáy.
3. Thao tác :
* Tay phía trên, kéo tay người bệnh, cho ngã người ra phía sau rồi đổi về tư thế củ, tay kia đặt nén tỉnh tại trọng điểm đẩy ra phía trước, không cho phần thân dưới chuyển động ra phía sau .
* Khi đẩy bệnh nhân trở lại tư thế củ, thì tay kia buông không nén .
* Tiếp tục lập lại trình tự trên nhiều lần từ thưa đến mau theo tốc độ yêu cầu, đến ngưỡng thì ngừng .
II. TƯ THẾ ĐỨNG KÉO NGỮA (hình 2 )
1. Mục đích :
- Giải toả các đốt sống bị dính cứng, khu trú trong phạm vi vùng thắt lưng từ L1 đến L5 có hình thái liên lồi, tạo cho hệ cột sống người bệnh từ L5 trở lên chuyển động theo hướng từ sau ra trước và giữ thành phần thân dưới từ L5 trở xuống .
2. Tư thế :
* bệnh nhân đứng thẳng, dựa hai đùi trước vào một điểm tựa vững chắc (như thành giừơng ) hai tay đưa lên gáy, các ngón đan khoá chặt hai tay áp sát mang tai.
* Bệnh nhân đứng phía sau, một tay nắm chắc hai bàn tay khoá của bệnh nhân sau gáy, một tay dùng ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm trong phạm vi từ L1 đến L5 .
3. Thao tác :
* Tay phía trên kéo cho bệnh nhân ngữa người ra phía sau rồi đẩy trả về tư thế củ, tay kia đặt tĩnh tại trọng điểm đẩy ra phía trước, giữ không cho phần thân dưới chuyển động ra phía sau.
* Khi một tay đẩy bệnh nhân trở lại tư thế đứng thẳng thì tay kia buông không nén.
Tiếp tục lập lại thao tác như trên nhiều lần từ thưa đến mau theo tốc độ yêu cầu đến ngưỡng thì ngừng .
III. TƯ THẾ NGỒI KÉO VẶN :
1. Mục đích : giải toả các đốt sống bị dính cứng, khu trú trong phạm vi từ D8 đến L5, có hình thái liên lồi lệch hoặc hoặc liên lệch, tạo cho trọng điểm trong phạm vi D8 đến L5 chuyển động được, và giữ tĩnh từ L5 trở xuống .
2. Tư thế :
* Bệnh nhân ngồi, đầu gối vuông góc, lưng thẳng, đầu cổ ngay, một tay buông thỏng một tay đưa chéo qua ngực và bụng, chìa bàn tay qua mạn sườn bên kia cho chuyên-gia-cột-sống nắm cổ tay .
* Chuyên- gia- cột- sống ngồi phía sau, một tay đặt trước tại trọng điểm, tay kia nắm cổ tay bệnh nhân để thao tác .
3. Thao tác :
* Một tay đặt trước tại trọng điểm phía bị lệch, tay kia kéo vặn bệnh nhân xoay ra phía sau, ngược chiều bị lồi lệch .
* Thao tác nhịp nhàng, kéo vặn người bệnh ra phía sau rồi trả lại tư thế củ nhiều lần từ thưa đến mau cho đến ngưỡng thì ngừng .
IV.TƯ THẾ KÉO VẶN (hình 4 )
1. Mục đích :giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng và vùng cùng L4 đến S3, có hình thái liên lồi lệch, tạo cho trọng điểm trên cột sống từ L4 đến S3 chuyển động được .
2. Tư thế: bệnh nhân đứng thẳng, hai bàn chân đặt bằng, cách nhau 30 cm, đầu cổ ngay, 1 tay buông thẳng, 1 tay chéo phía trên ngang qua bụng, để bàn tay ở mạn sườn cho Chuyên-gia-cột-sống nắn.
* Chuyên-gia-cột-sống ngồi ghế phía sau, để đầu gối vào dưới mông bệnh nhân, 1 tay ghì chắc vào xương chậu của bệnh nhân, bên lệch tay kia nắm cỗ tay bệnh nhân kéo vặn.
3. Thao tác :
* Một tay dùng lực kéo vặn bệnh nhân ra phía sau, rồi buông trở về tư thế củ, nhịp nhàng từ nhẹ đến nặng, và cuối cùng kéo giật mạnh đột ngột.
* tay kia giữ xương chậu của bệnh nhân, kéo giật lại phía sau .
CHÚ Ý :Đốt sống lệch về phía nào thì người chữa bệnh để mông bên đó tỳ vào đầu gối. Hai tay người chữa bệnh cùng kéo mạnh ra sau, để đầu gối giữ lại, vặn thấy khớp có thể kêu răng rắc là đạt yêu cầu tốt.
bài 2 : NÉN NÂNG .
I. TƯ THẾ NGỒI NÂNG TAY (hình 5 )
1. Mục đích : giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ D6 đến D10 có hình thái liên lồi, tạo cho trọng điểm từ D6 đến D10 chuyển động theo hình thẳng từ ngoài vào trong .
2. Tư thế:
- bệnh nhân ngồi xổm, lưng thẳng, đầu cổ ngay, hai tay áp sát mang tai giơ lên trên, các ngón tay đan khoá lại chặt .
- Chuyên- gia-cột- sống đứng cúi chếch 45 độ phía sau, 2 bàn chân cách nhau 40 cm. Một tay giữ cánh tay người bệnh để gạt đẩy ra sau, một tay tỳ cùi tay vào đùi làm điểm tựa, đặt ngón tay hoặc ấn bàn tay tĩnh tại trọng điểm.
3 .Thao tác : cùng một lúc một tay gạt hai cánh tay bệnh nhân ra phía sau, tay kia nén tĩnh tại trọng điểm đẩy ra phía trước, sau đó lại trở về tư thế củ .
Thao tác nhẹ nhàng như thế cho đến ngưỡng thì ngừng .
Chú ý : Khi thao tác, chuyên-gia-cột-sống phải giữ tư thế cho vững để khi thao tác : một tay gạt tay bệnh nhân về phía sau, tay kia tỳ vào đùi mình làm chỗ tựa để nén, phải vững chắc.
II. TƯ THẾ NẰM NÂNG TAY (hình 6)
1. Mục đích : giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú ở trên lưng từ D8 đến D12 có hìnhthái lồi, tạo cho trọng điểm trong phạm vi D8 đến D12 chuyển động được theo hướng thẳng từ ngoài vào trong .
2. Tư thế : bệnh nhân nằm sấp, hai chân duổi song hành, đầu ngẫng, hai cánh tay đưa thẳng lên đầu, hai bàn tay khoá chắc các ngón .
Chuyên-gia-cột-sông đứng cúi ngang vùng có trọng điểm.Một tay luồn xuống dưới hai cánh tay nơi bắp tay, tay kia chuẩn bị nén.
3. Thao tác :Chuyên-gia-cột-sống dùng một tay nâng bổng nửa người của bệnh nhân từ vùng L trở lên rồi đặt về tư thế củ, thao tác nhẹ nhàng nhiều lần để quan sát đốt sống lồi nhất, của trọng điểm. Khi thấy lưng người bệnh bớt cứng thì tạo một sự đột ngột : một tay nâng cao bệnh nhân, cùng lúc đó dùng tay kia nén nhanh và mạnh tại trọng điểm.
Thao tác nầy thường chỉ làm một lần, ít khi phải làm lại.
III. TƯ THẾ NẰM NÂNG HAI CHÂN :( hình 7 )
1. Mục đích :giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ L3 đến S5 có hình thái liên lồi chuyển động được theo hương từ ngoài vào trong .
2. Tư thế :bệnh nhân nằm sấp, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay khoanh trước trán .
Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi ngang tầm thắt lưng bệnh nhân. Một tay luồn dưới 2 đùi trên gối để nhấc, một tay chuẩn bị nén.
3. Thao tác: Chuyên-gia-cột-sống nâng 2 chân bệnh nhân lên cho vùng lưng từ L2 đến S5 lên khỏi mặt giường, rồi trả về tư thế củ .Thao tác vài lần đến khi nâng thấy vùng lưng bệnh nhân bớt cứng, cùng lúc một tay nhấc bổng bệnh nhân lên, tay kia nén mạnh tại trọng điểm ấn xuống.
Nếu thao tác đúng lúc thì chỉ cần thực hiện 1 lần là tới ngưỡng .
IV. TƯ THẾ NẰM NÂNG 1 CHÂN (hình 8)
1. Mục đích: giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú trong phạm vi từ S1 đến S5, có hình thái lồi lệch và liên lồi lệch, tạo cho trọng điểm từ S1 đến S5 chuyễn theo hướng chếch từ ngoài vào trong, từ phải qua trái, từ trái qua phải .
2. Tư thế :bệnh nhân nằm duỗi hai chân, hai tay khoanh trước trán .
Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi ở ngang vùng thắt lưng bệnh nhân, 1 tay luồn xuống dưới 1 đùi bên bị lệch, 1 tay đặt tĩnh tại trọng điểm để chuẩn bị thao tác.
3. Thao tác :nâng bổng chân bệnh nhân bên phía có cơ cứng lên khỏi giường, rồi trở về tư thế củ .
Thao tác như vậy vài lần, khi nâng thấy vùng lưng bớt cứng thì tạo một động tác đột ngột, đúng vào lúc tay nâng bổng chân bệnh nhân lên thì tay kia ấn mạnh tại trọng điểm nén xuống một lần đến ngưỡng thì thôi.../.
bài 3:PHƯƠNG THỨC NÉN VÍT
******
I. TƯ THẾ NẰM VÍT 1 GỐI ( hình 9 ):
1. Mục đích :giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú ở S1 đến S5 có hình thái lồi lệch đơn và liên lệch, tạo cho trọng điểm từ S1 đến S5 chuyển động được theo hướng chếch 45 độ, từ ngoài vào trong đối với hình thái lồi lệch, và hướng ngang từ phải qua trái hay ngược lại với hình thái liên lệch .
2. Tư thế :bệnh nhân nằm ngữa, 1 chân duỗi thẳng, 1 chân sống gối, gót chạm mông phía có trọng điểm, hai tay để gối đầu. Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi theo chiều đầu gối bệnh nhân co, hai tay đặt lên đầu gối bệnh nhân để thao tác .
3. Thao tác : Chuyên-gia-cột-sống dùng hai tay vít đầu gối bệnh nhân đến mức tối đa xuống mặt giường khiến mông bên đó và lưng của bệnh nhân phải bật bổng khỏi mặt giường, rồi lại trở về tư thế củ . Thao tác nhịp nhàng như vậy nhiều lần cho đến ngưỡng thì ngừng .
II.TƯ THẾ NẰM VÍT HAI GỐI (h. 10 ):
1. Mục đích: giải toả các đốt cột sống bị dính cứng khu trú S1 đến S5 có hình thái đơn lồi hoặc liên lồi, tạo cho trọng điểm từ S1 đến S5 chuyển động được theo hướng thẳng từ ngoài vào trong .
2. Tư thế : bệnh nhân nằm ngửa, hai chân chống gối gót chạm mông, hay tay khoanh gối đầu. Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi phía dưới chân bệnh nhân, hai tay giữ hai đầu gối bệnh nhân để thao tác.
3. Thao tác :Chuyên-gia-cột-sống dùng hai tay vít mạnh hai đầu gối bệnh nhân đến mức tối đa, khiến hai mông và lưng bệnh nhân phải bật bổng khỏi mặt giường, rồi trả về tư thế củ .Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng.
III. TƯ THẾ ĐỨNG VÍT 1 MÔNG (hình 11)
1. Mục đích : giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú trong vùng lưng và hông từ L1 đến S5, có hình thái lồi lệch và lệch, tạo cho trọng điểm từ L1 đến S5 chuyển động được từ phía trước
2. Tư thế : bệnh nhân đứng thẳng hai chân giang rộng 40cm dùng bàn tay cùng phía có cơ co lệch, đặt tỳ trên xương hông cùng bên , tay kia buông thỏng .
Chuyên-gia-cột-sống dùng cánh tay cùng bên tay bệnh nhân, chống trên xương hông ; nắm chắc khủyu tay bệnh nhân để thao tác, tay kia nắm chắc vai bên kia của bệnh nhân .
3. Thao tác :Kéo vít cánh tay chống trên hông của bệnh nhân theo hướng từ trên xuống dưới theo độ chếch hướng trục. để cho mông người bệnh chuyển động từ sau ra trước. Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
IV. TƯ THẾ ĐỨNG VÍT HAI MÔNG (HÌNH 12)
1. Mục đích :giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú trong vùng từ L1 đến S5, có hình thái liên lồi, tạo cho trọng điểm từ L1 đến S5 chuyển động được theo hướng sau ra trước .
2. Tư thế :Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân giang rộng 40 cm, hai bàn tay đặt trực tiếp trên hai bên hông, làm điểm tỳ cho thao tác.
3. Thao tác :kéo vít hai cánh tay của bệnh nhân đang chống trên hông, theo hướng từ trên xuống dưới, để chính hai bàn tay bệnh nhân, đẩy ra hai mông của mình từ phía sau ra trước. Sau khi vít mạnh, trả lại tư thế củ. Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng.
bài 4 : PHƯƠNG THỨC NÉN TĨNH .
******
I .TƯ THẾ NẰM SẤP :
1. Tư thế nằm sắp chân co chân duỗi (hình 13)
- Mục đích :giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú tại vùng L3 đến S5 và đốt cụt, có hình thái liên lồi lệch, lệch và liên lõm lệch, tạo cho trọng điểm trong phạm vi từ L3 đến đốt cụt chuyển động được .
- Tư thế: bệnh nhân nằm sấp một chân duổi thẳng, một chân co gập dưới bụng, gót chạm mông bên có trọng điểm, hai tay đở trán .
Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi ngang vùng thắt lưng của bệnh nhân, hai bàn tay xoè rộng áp lưng bệnh nhân, tỳ hai ngón cái tại trọng điểm, cánh tay thẳng .
- Thao tác: Bệnh nhân dùng lực từ tối thiểu đến tối đa của nguyên tắc định lượng, thao tác bằng thủ thuật đẩy nhịp nhàng chếch từ ngoài vào trong đến khi hình thái liên lõm lệch, và theo hướng ngang qua phải hoặc trái theo hình thái lệch, đối với hình thái liên lồi lệch thì áp dụng thủ thuật bỉ nhịp nhàng theo hướng từ trong chếch ra ngoài .Thao tác đến khi thấy đốt sống bị dính cứng đã chuyển động được thì ngừng thao tác.
2. Tư thế nằm sắp tay vòng tai trán (hình 14):
- Mục đích :giải tỏa các đốt sống bị dính cứng khu trú tại vùng thắt lưng từ L4 đến S5 có hình thái liên lồi lệch và liên lệch, tạo cho trọng điểm từ L4 đến S5 chuyển động được .
- Tư thế: bệnh nhân nằm sấp, hai chân duổi thẳng .
Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi, hai cánh tay thẳng, tỳ hai ngón cái tại trọng điểm.
- Thao tác : nén tĩnh hai ngón cái tại trọng điểm, tác động theo hướng chếch từ ngoài vào đối với hình thái lồi lệch và hướng ngang vào đối với hình thái liên lệch. Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
3.Tư thế nằm nằm sấp trườn người (hình 15)
- Mục đích :giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú từ D8 đến S5 , có hình thái liên lồi lệch. hoặc lệch, tạo cho trọng điểm từ D8 đến S5 chuyển động được .
- Tư thế : bệnh nhân nằm sấp ngang giường hay trên cái bàn thấp, thân mình trườn trên mặt giường hay bàn, chân tay buông chùng. Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi ngay trọng điểm, hai cánh tay xoè rộng, đặt hai ngón cái tại trọng điểm thao tác.
- Thao tác : nén tỉnh tại trọng điểm bằng lực của hai ngón tay cái, từ tối thiểu đến tối đa làm cho đốt sống chuyển động được từ phía sau ra trước, đối với hình thái liên lồi hoặc ngang vào trục đối với hình thái liên lệch. Thao tác đạt ngưỡng thì ngừng.
II.TỪ THẾ NẰM NGHIÊNG :
1. Tư thế nằm nghiêng chân chéo (hình 16 ) .
- Mục đích : Giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú ở L4 đến S5 có hình thái liên -lồi -lệch và liên- lệch hoặc liên- lõm, tạo sự chuyển động cho trọng điểm ở vùng thắt lưng trở xuống chuyển động từ sau ra trước với hình thái liên lồi lệch, từ phải sang trái hay ngược lại với hình thái liên lệch, và từ trong ra ngoài với hình thái liên lõm áp dụng thủ thuật bỉ.
- Tư thế : bệnh nhân nằm nghiêng, một cánh tay gối đầu tay kia tự do, hai chân đều duổi thẳng, chân trên đặt chéo ra phía trước. Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi ngang trọng điểm, 2 cánh tay thẳng, 2 bàn tay xoè rộng đặt 2 ngón cái tại trọng điểm .
- Thao tác : Nén tĩnh tại hai ngón tay tại trọng điểm, áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa theo hướng chếch từ sau ra trước, đối với hình thái liên lồi lệch, từ phải sang trái, hoặc ngược lại đối với hình thái liên lệch và từ trong ra ngoài, đối với hình thái liên lõm.
Sau khi nén, lại buông trùng tay, ngừng thao tác để bệnh nhân trờ lại tư thế củ. Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
2. Tư thế nằm nghiêng 1 chân co đối đa ( hình 17) .
- Mục đích : giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng L1 đến L5 và vùng S1 đến S5 có hình thái liên lồi lệch, liên lệch, liên lõm, tạo sự chuyển động ở vùng L1 đến S5
- Tư thế : Bệnh nhân nằm nghiêng ngược chiều với đốt sống nghiêng, tay sát giường co gập ngang vai, tay kia duổi thẳng nắm chắc ngón chân cái của chân co. Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi ngang trọng điểm, đặt tay tại trọng điểm .
- Thao tác :Nén tĩnh cả hai tay tại trọng điểm, áp dụng từ tối thiểu đến tối đa theo định hướng quy định, làm cho đốt sống chuyển động. Sau khi nén lại, buông trùng thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
3. Tư thế nằm nghiêng chân co ( hình 18) :
- Mục đích :giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú từ D8 đến S5 bị liên lồi lệch, liên lõm .
- Tư thế : Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duổi thẳng, chân trên co vuông góc , cánh tay dưới để dưới đầu, tay trên tự do. Chuyên-gia-cột sống đứng ngang trọng điểm bệnh nhân.
- Thao tác : Nén tĩnh tại trọng điểm từ lực tối thiểu đến tối đa theo nguyên tắc định lực, hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái liên lồi lệch, ngang từ phải qua trái hay ngược lại, đối với hình thái liên lệch, và hướng từ trong ra ngoài với hình thái liên lõm.
Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng.
III. TƯ THẾ NÉN ĐỨNG LƯỚT :
1.Tư thế nén đứng lướt oằn lưng ( hình 19 )
- Mục đích : Giải toả các đốt sống bị dính cứng từ D8 đến D12 liên lồi.
- Tư thế : bệnh nhân đứng giang 2 chân cách nhau 40 cm, 2 tay chống thẳng vào tường ngang tầm vai, đầu ngẩng cao, oằn cong lưng.
Chuyên-gia-cột-sống đứng thẳng phía sau bệnh nhân, 2 ngón cái tỳ trên trọng điểm để thao tác .
- Thao tác : nén theo độ chếch 15 độ đến 45 độ từ trên xuống theo hướng thẳng từ ngoài vào trong từ nhẹ đến nặng cho đốt sống chuyển động nhịp nhàng, đến ngưỡng thì ngừng.
2. Tư thế đứng lướt cong lưng (hình 20 )
- Mục đích : giải toả các đốt sống dính cứng khu trú từ D8 đến L3 có hình thái đơn lõm .
- Tư thế : bệnh nhân đứng giang hai chân cách nhau 40 cm, hai tay chống thẳng vào tường ngang tầm vai, cong gù lưng, đầu cúi lướt theo đường cong cột sống .
Chuyên-gia-cột-sống đứng sau, 2 cánh tay co thước thợ đặt tay trên trọng điểm .
- Thao tác :Nén theo độ chếch 15 độ đến 45 độ từ dưới lên trên để bỉ từ trong ra ngoài. Thao tác đến ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế đứng cúi oằn lưng (hình 21 )
- Mục đích : giải toả các đốt sống dính cứng ở vùng L1 đến L3 có hình thái liên lồi hay liên lồi lệch .
- Tư thế :người bệnh đứng giang hai chân cách nhau 40 cm, 2 tay chống trên điểm tỳ 30cm-40cm, đầu ngẫng cao, lưng oằn xuống .
Chuyên-gia-cột-sống đứng sau ngay trọng điểm.
- Thao tác : dùng hai ngón tay nén thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái liên lồi và theo hướng chếch từ ngoài vào trong, đối với hình thái liên lồi lệch. Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng.
4. Tư thế nén cúi gập (hình 22).
- Mục đích :Giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú không quy định vùng có hình thái lồi lệch, lệch hoặc lõm, chủ yếu áp dụng cho người bệnh cúi bị hạn chế, làm cho toàn bộ cột sống chuyển động được.
- Tư thế : bệnh nhân hai chân chụm, thẳng gối, 2 tay duổi thẳng, cúi gập lưng cố gắng cho ngón tay giữa chạm đất. Chuyên-gia-cột-sống đứng sau đặt tay lên trọng điểm .
- Thao tác : nén tại trọng điểm theo hướng thẳng từ ngoài vào đối với hình thái lồi, theo hướng chếch từ ngoài vào đối với hình thái lôi lệch hoặc từ trong ra đối với hình thái lõm .Dùng lực từ tối thiểu đến tối đa cho các đốt sống chuyển động.
Thao tác nhip nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
5. Tư thế nén đứng lướt nghiêng:( hình 23 )
- Mục đích : giải toả các đốt sống bị dính cứng từ D8 đến D12 có hình thái liên lồi lệch .
- Tư thế : Bệnh nhân đứng cạnh ghế trụ trên 1chân có cơ co, nghiêng người để chống tay cùng bên lên mặt ghế, chân kia gát ngang lên điểm tỳ, cao từ 30 đến 40, tay kia giơ thẳng lên .
Chuyên-gia-cột-sống 1 tay nâng cánh tay bệnh nhân, giơ lên để giữ tư thế thích hợp theo yêu cầu, 1 tay nén tại trọng điểm.
- Thao tác : Áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa chếch 45 độ từ ngoài vào trong hoặc theo hướng từ phải qua trái hay ngược lại tuỳ theo đốt sống lệch .Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
6.TƯ THẾ NÉN NGỒI CÚI GẬP (hình 24 )
- Mục đích :Giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú từ D8 đến S5 có hình thái liên lồi, liên lệch, liên lõm .
- Tư thế : bệnh nhân ngồi trên ghế, 2 chân giang rộng, đặt trán trên hai cánh tay, lưng thẳng như nằm sấp .Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi, tay đặt trên trọng điểm .
- Thao tác :Nén tĩnh tại trọng điểm áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa từ D8 đến S5 theo hướng quy định. Tác động nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
TÓM TẮT NHỮNG PHƯƠNG THỨC NÉN:
Các phương thức nén trên đây là : tác động để tạo cho các đốt sống dính cứng một sự chuyển động với yêu cầu của người chữa bệnh .
Phương thức nén không có giá trị triệt để trong hình thái trọng điểm để trị bệnh, vì phương thức nén chỉ mới giải toả được hình thái đốt sống bị dính cứng, mà không có khả năng giải toả các hình thái bệnh lý của các lớp cơ đệm.
Do đó sau khi áp dụng phương thức nén, lại phải tiếp tục áp dụng phương thức sóng thì mới giải toả được ổ rối loạn một cách triệt để .
Khi thao tác bao giờ cũng thực hiện từ lực tối thiểu đến lực tối đa. Nhưng khi áp dụng lực tối đa, thì nên tạo một động tác đột ngột thì hiệu quả mới cao .
Khi kéo phải tuỳ thuộc vào sự di chuyển của trọng điểm mà kéo theo độ chếch có từ 45 độ đến 90 độ hoặc có thể hơn nửa .
2. PHƯƠNG THỨC SÓNG .
Có tất cả 5 bài :
bài 1 : Phần cổ ( C1 - C7 )
bài 2 : Phần lưng trên ( D1 - D7 )
bài 3 : Phần lưng dưới ( D8 - D12 )
bài 4 : Vùng thắt lưng ( L1 - L5 )
bài 5 : Vùng cùng ( S1 - S3 )
**********
bài 1 : PHẦN CỔ .
*****
CỘT SỐNG CỔ
Phương thức sóng là một phương thức trị bệnh bằng thủ thuật tác động trực tiếp tại trọng điểm để tạo cho trọng điểm trên hệ cột sống có một cảm giác đau với khỏang cách đều đặn tạo thành sóng cảm giác mau thưa hay liên tục .
Khi tác động trị bệnh tạo được một cảm giác thích hợp nhất cho cơ thể người bệnh tự điều chỉnh giải tỏa các hình thái của trọng điểm phù hợp với từng vị trí để có tư thế thuận cho thao tác .
I. GIẢI TỎA CÁC TRỌNG ĐIỂM TỪ C1 ĐẾN C3 :
1. Tư thế ngồi cổ cúi gập (hình 25):
- Mục đích : giải tỏa trọng điểm có hình thái lệch đơn hay liên lệch từ C1 đến C3 .
- Tư thế : bệnh nhân ngồi, người ngay , 2 gối vuông góc, 2 tay tự do tỳ trán trên bàn .Chuyên-gia-cột-sống để tay trên trọng điểm .
- Thao tác : dùng thủ thuật xoay từ tối thiểu đến tối đa của một ngón tay, theo hướng ngang vào trục đạt ngưỡng thì ngừng .
2. Tư thế nằm ngữa cổ ( hình 26 ):
- Mục đích : giải tỏa trọng điểm có hình thái đơn hoặc liên lồi, lồi lệch, lệch co cứng , sơ khu trú ở C1 đến C3 .
- Tư thế : người bệnh nằm ngữa không gối, đầu cổ ngang, 2 chân, 2 tay duổi thẳng, chuyên-gia-cột-sống ngồi phía đầu bệnh nhân để tay dưới gáy bệnh nhân để thao tác .
- Thao tác : Áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa của bàn tay theo hướng thẳng từ ngòai vào trong đối với hình thái lồi, hướng chếch bên lệch và và trục , với các thủ thuật xoay, đẩy thích hợp đến ngưỡng thì ngừng .
II. GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM TỪ C4 ĐẾN C7 :
1. Tư thế ngồi gục đầu ( hình 27 )
- Mục đích : giải tỏa trọng điểm có hình thái lõm ,lõm lệch, teo nhược .
- Tư thế: bệnh nhân ngồi cúi, gục đầu trên 2 tay đặt úp, bệnh nhân đứng sau, để tay trên trọng điểm .
- Thao tác: dùng lực của một bàn tay từ tối thiểu đến tối đa, bỉ song chỉnh đối với hình thái lõm, bỉ đơn chỉnh với hình thái lõm lệch nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
2. Tư thế ngồi ngữa cổ (hình 28 )
- Mục đích : giải tỏa trọng điểm có hình thái đơn hoặc liên lồi, lồi lệch co cứng từ C4 đến c7 .
- Tư thế: bệnh nhân ngồi ngay cổ hơi ngữa về phía sau, hai tay tự do, 2 gối vuông gốc, chuyên-gia-cột-sống đứng hoặc ngồi phía sau, một tay đỡ trán bệnh nhân, tay kia thao tác tại trọng điểm.
- Thao tác : dùng lực từ tối thiểu đến tối đa của một bàn tay đẩy từ ngoài vào với hình thái lồi, xoay từ ngoài vào trong đối với lồi lệch, đạt ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế nằm sấp úp mặt :(hình 29) .
- Mục đích : giải tỏa trọng điểm từ C1 đến C7 có hình thái lõm, lõm lệch, teo nhược , sơ.
- Tư thế :người bệnh nằm sắp, 2 tay 2 chân buông xuôi, chuyên-gia-cột-sống đứng hoặc ngồi ngay trọng điểm.
- Thao tác : dùng lực từ tối thiểu đến tối đa của một bàn tay, bỉ song chỉnh với hình thái lõm, bỉ đơn chỉnh với hình thái lõm lệch, thao tác đến ngưỡng thì ngừng.
PHẦN VI :Phương thức sóng .
bài 2 : PHẦN LƯNG TRÊN ( D1- D7 )
******
I.GIẢI TOẢ TRỌNG ĐIỂM TỪ D1 ĐẾN D3 :
1. Tư thế ngồi ngay (hình 30) :
- Mục đích : giải toả trọng điểm khu trú ở vùng lưng trên D1-D3 có hình thái lồi hoặc lồi lệch .
- Tư thế: bệnh nhân ngồi thẳng lưng, 2 tay xuôi, đầu cổ ngay.
Chuyên-gia-cột-sống đứng hoặc ngồi phía sau, một tay theo dõi nhiệt độ da, tay kia co, bàn tay tỳ sát trên lưng bệnh nhân, dùng ngón giữa thao tác tại trọng điểm.
- Thao tác: dùng lực một ngón tay từ tối thiểu đến tối đa và xoay theo hướng thẳng từ ngoài vào trong đối với hình thái lồi, theo hướng chếch vào đối với hình thái lồi lệch .
Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
2.Tư thế ngồi ngay lưng, đầu gục (h.31) .
- Mục đích :giải toả trọng điểm D1 đến D3 khu trú trong lớp cơ sâu có hình thái lõm, lõm lệch đơn hoặc liên .
- Tư thế :bệnh nhân ngồi ngay lưng, đầu gục .Chuyên-gia-cột-sống đứng phía sau, một tay theo dõi nhiệt độ da, một tay thao tác tại trọng điểm.
- Thao tác : dùng lực từ tối thiểu đến tối đa của một ngón tay để bỉ song chỉnh đối với hình thái lõm hoặc đơn chỉnh với hình thái lõm lệch. Thao tác đến ngưỡng thì ngừng .
II.GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM VÙNG DƯỚI LƯNG TRÊN TỪ D4 ĐẾN D7 :
1. Tư thế ngồi gác tay ngang vai (hình 32)
- Mục đích :giải tỏa trọng điểm lồi, lồi lệch, co dày từ D4 đến D7 .
- Tư thế : bệnh nhân ngồi, đầu, cổ, lưng ngay.Chuyên-gia-cột-sống ngồi phía sau thao tác.
- Thao tác: dùng lực từ tối thiểu đến tối đa của một ngón tay ,áp dụng thủ thuật đẩy và xoay đúng hướng thẳng từ ngòai vào trong đối với hình thái lồi, chếch từ ngòai vào trong , với hình thái lồi lệch. Thao tác nhịp nhàng đạt ngưỡng thì ngừng.
2. Tư thế ngồi cúi lướt (hình 33)
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm có hình thái co dày .
- Tư thế :bệnh nhân ngồi thẳng lưng lướt mình tỳ ngực vào bàn, đầu cổ ngay thẳng, hai cánh tay giang rộng trên bàn. Chuyên-gia-cột-sống ngồi phía sau, một tay theo dõi nhiệt độ da, tay kia thao tác.
- Thao tác :dùng thủ thuật đẩy theo nguyên tắc định lực thẳng từ ngoài vào trong theo nguyên tắc điều nhiệt song chỉnh tại trọng điểm và điểm đối động tại lớp cơ trên cột sống .Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì dừng.
3.Tư thế ngồi gù lưng (hình 34 )
- Mục đích :giải tỏa trọng điểm có hình thái lõm, lõm lệch, co cứng ở lớp cơ sâu.
- Tư thế : bệnh nhân ngồi cong gù lưng vòng 2 tay đặt trên bàn để tỳ trán. Chuyên-gia-cột-sống:ngồi sau thao tác.
-Thao tác: áp dụng thủ thuật bỉ song chỉnh đối với hình thái lõm, bỉ đơn chỉnh với hình thái lõm lệch .Thao tác đến ngưỡng thì ngừng.
bài 3 :PHẦN LƯNG DƯỚI (D8-D12)
******
I. GIẢI TỎA VÙNG TRỌNG ĐIỂM TRÊN LƯNG DƯỚI TỪ D8 ĐẾN D9
1.Tư thế nằm sấp tay vòng trước trán (h.35)
- Mục đích :giaỉ toả trọng điểm có hình thái co dày, lôì lệch, lệch lõm, lệch đơn hay liên.
- Tư thế : Bệnh nhân nằm sấp, 2 chân duôỉ thẳng, 2 tay vòng tỳ trán .Chuyên-gia-cột-sống ngôì sau trọng điểm.
- Thao tác: Áp dụng thủ thuật xoay đâỷ theo hướng chếch từ ngoaì vaò trong đôí vơí hình thái lôì lệch theo hướng ngang vơí hình thái lệch, bỉ đơn chỉnh đôí vơí hình thái lõm lệch theo hướng từ trong ra ngoài .Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
2.Tư thế ngôì ngay, gát bàn tay (h.36)
- Mục đích:giaỉ toả trọng điểm có hình thái lệch, lõm lệch đơn hoặc liên, co,sơ, dày, mõng
- Tư thế: bệnh nhân ngồi ngay lưng, 2 cánh tay áp sát sườn, 2 bàn tay đặt lên bàn. Chuyên- gia- cột- sống ngồi phía sau thao tác.
- Thao tác :dùng thủ thuật xoay và đẩy theo hướng ngang từ phải sang trái hay ngược lại đối với hình thái lệch, bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngòai đối với hình thái lõm lệch . Thao tác đến ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế đứng thẳng, tay thõng (h. 37)
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm có hình thái lệch, lõm- lệch đơn hoặc liên, co, sơ, dày, mỏng.
- Tư thế: bệnh nhân đứng thẳng, 2 tay buông thỏng. Chuyên- gia- cột- sống một tay đỡ vai bệnh nhân, 1 tay thao tác.
- Thao tác : dùng thủ thuật xoay và đẩy theo hướng ngang từ phải sang trái, hay ngược lại với hình thái lệch, bỉ, đơn chỉnh với hình thái lõm lệch, đạt ngưỡng thì ngừng.
4. Tư thế ngồi bó gối (h. 38) .
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ D4 đến D9 có hình thái lõm, lõm-lệch đơn hoặc liên .
- Tư thế: bệnh nhân ngồi ghế, hai bàn chân đặt bằng, hai đầu gối khép chặt cúi cho ngực sát đùi, hai cánh tay bó gối cầm hai cổ chân, đầu cổ cúi gục. Chuyên-gia cột-sống ngồi sau tác động.
- Thao tác: dùng thủ thuật bỉ đơn chỉnh với hình thái lõm lệch, bỉ song chỉnh với hình thái lõm, đạt ngưỡng thì ngừng.
5.Tư thế ngồi vặn lưng (h.39)
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ D8 đến D12 có hình thái lệch, lồi- lệch đơn hoặc liên, co ,dày, xơ, sợi.
- Tư thế: bệnh nhân ngồi trên giường, 2 chân duỗi , 1 tay vắt chéo nắm các ngón chân bên kia. Chuyên-gia cột-sống đứng hoặc ngồi phía sau.
- Thao tác: dùng thủ thuật xoay và đẩy từ ngoài vào trong đối với hình thái lồi, theo hướng chếch từ ngoài vào với hình thái lồi lệch. Đạt ngưỡng thì ngừng.
6.Tư thế đứng lướt thẳng (h.40)
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm D8- D9 có hình thái lồi lệch, đơn hoặc liên co dày .
- Tư thế: bệnh nhân đứng thẳng, hai tay chống vào tường, lưng oằn xuống. Chuyên- gia cột-sống đứng sau thao tác.
- Thao tác: dùng thủ thuật xoay và đẩy theo hướng từ ngoài vào đối với hình thái lồi, chếch tù ngòai vào trong đối với hình thái lồi lệch, đạt ngưỡng thì ngừng.
II. GIẢI TỎA HÌNH THÁI TRỌNG ĐIỂM TỪ D10 ĐẾN D12 .
1. Tư thế đứng cúi cong lưng (h. 41) :
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm co lõm, hoặc lõm lệch D10- D12 .
- Tư thế : bệnh nhân đứng giang 2 chân, 2 tay chống trên điểm tỳ cao 80 cm đến 1m, đầu cúi lưng gù. Chuyên- gia cột sống đứng ngay trọng điểm.
- Thao tác: bỉ đơn chỉnh với hình thái lõm lệch. Bỉ song chỉnh với hình thái lõm. Đạt ngưỡng thì ngừng.
2. Tư thế đứng nghiêng ( h.42) .
- Mục đích :giải tỏa trọng điểm lồi, lồi-lệch, co, dày D10-D12 .
- Tư thế : bệnh nhân đứng trụ 1 chân có cơ co, nghiêng sườn để chống tay cùng bên lên mặt ghế, chân kia gác lên điểm tỳ, cao từ 30 đến 40cm, tay đó giơ lên thẳng .Chuyên-gia-cột-sống đứng sau, 1 tay nắm tay giơ cao của bệnh nhân, 1 tay thao tác.
- Thao tác: dùng xoay, đẩy từ ngòai vào. Đến ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế ngồi cúi gập (h.43) .
- Mục đích :giải tỏa lồi, lõm, lệch đơn và liên từ D8 đến S5 .
- Tư thế: bệnh nhân ngồi, 2 chân giang rộng, gục đầu trên 1 ghế khác trên 2 tay, lưng bằng. Chuyên-gia cột- sống đứng cúi, thao tác.
- Thao tác: dùng xoay, đẩy, với hình thức lồi, lệch, bỉ với hình thái lõm, đạt ngưỡng thì ngừng.
4. Tư thế đứng cúi thẳng lưng (h.44).
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ D10 đến L5 có hình thái lệch đơn hay liên, co, dày, mỏng, sơ, sợi.
- Tư thế: bệnh nhân đứng giang rộng 2 chân, tay chống ghế thấp, lưng thẳng.Chuyên gia cột-sống đứng ngang trọng điểm để thao tác.
- Thao tác:dùng đẩy và xoay thao tác, đạt ngưỡng thì ngừng.../.
bài 4 :VÙNG THẮT LƯNG (S1- S5)
******
GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM KHU TRÚ Ở VÙNG THẮT LƯNG
1. Tư thế nằm sấp trường người ( h.45)
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ L1 đến S5, có hình thái lồi, lồi- lệch đơn hoặc liên .
-Tư thế :Bệnh nhân nằm sấp, thân mình trường trên giường, chân buông thòng, hai chân duỗi thẳng : mặp úp sấp. Chuyên-gia cột-sống đứng cúi ngang trọng điểm.
- Thao tác: dùng đẩy và xoay, đạt ngưỡng thì ngừng.
2.Tư thế đứng oằn lưng (h .46)
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ L1 đến L5 lồi và lệch co dày .
- Tư thế: Bệnh nhân đứng giang 2 chân cách nhau 40cm, hai tay chống trên điểm tỳ cao từ 30 đến 60 cm, lưng oằn, đầu ngóc cao. Chuyên-gia cột-sống đứng ngang trọng điểm.
- Thao tác : dùng đẩy và xoay, đạt ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế ngồi ngữa người (h.47)
- Mục đích:giải tỏa L1 đến L5 lồi, lồi-lệch và co, dày cọm.
- Tư thế : Bệnh nhân ngồi ghế, đầu gối vuông góc, 2 chân song hành, 2 tay tự do, lưng oằn. Chuyên-gia-cột-sống ngồi sau thao tác.
- Thao tác: dùng đẩy và xoay đạt ngưỡng thì ngừng.
4. Tư thế nằm sấp tay vòng trước trán (h.48)
- Mục đích: giải tỏa L1 đến L5 bị lệch co, dày,mỏng, xơ.
- Tư thế: bệnh nhân nằm sấp, 2 tay khoanh trán tỳ. Chuyên-gia-cột-sống ngồi ngang trọng điểm.
- Thao tác: dùng đẩy và xoay đạt ngưỡng thì ngừng.
5. Tư thế nằm nghiêng chân co (h.49).
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ L1 đến L5 bị lồi- lệch, lệch, lõm lệch.
- Tư thế: bệnh nhân nằm nghiêng chân dưới duỗi thẳng, chân trên co vuông góc, tay dưới để kê đầu, tay trên tự do. Chuyên-gia-cột-sống đứng ngang trọng điểm .
- Thao tác: dùng đẩy và xoay đạt ngưỡng thì ngừng.../.
bài 5: VÙNG CÙNG +CỤT.
******
I. GIẢI TỎA KHU TRÚ VÙNG CÙNG .
1.Tư thế nằm nghiêng, chân co tối đa (h.50)
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ S1 đến S3 bị lồi lệch, lõm-lệch co dày hoặc mỏng .
- Tư thế : bệnh nhân nằm nghiêng, phía có cơ co sát mặt giường chân dưới thẳng, chân trên co gặp sát bụng,tay dưới để đầu gối, tay trên duổi thẳng nắm ngón chân co .Chuyên-gia-cột-sống đứng ngang trọng điểm.
- Thao tác: dùng đẩy và xoay với lồi lệch. lồi với lõm, đạt ngưỡng thì ngừng.
2. Tư thế nằm nghiêng chân chéo (h.51) .
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ S1 đến S5 có hình thái lồi-lệch, lệch, lõm-lệch, co dày hoặc mỏng.
- Tư thế: bệnh nhân nằm nghiêng, 1 cánh tay gối đầu, tay kia tự do, chân dưới duỗi thẳng, chân trên đặt chéo ra trước chừng 20cm. Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi hoặc ngồi ngang trọng điểm.
- Thao tác: dùng đẩy và xoay với lồi lệch, bỉ với hình thái lõm, tác động mạnh, đạt ngưỡng thì ngừng .
3.Tư thế nằm sấp gập chân (h.52).
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ S1 đến cụt lồi , lõm-lệch, co, dày, mỏng, xơ.
- Tư thế: Bệnh nhân nằm phủ phục, 2 chân co dưới bụng, hay tay vòng đỡ trán. Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi tác động .
- Thao tác: đẩy xoay lồi, bỉ với lõm. Đạt ngưỡng thì ngừng.
4. Tư thế nằm sấp, chân co, chân dưới ( h.53) .
- Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ S1 đến Cụt, có hình thái lệch, lõm-lệch co dày mỏng.
- Tư thế: bệnh nhân nằm sấp, vòng tay đầu gục trên tay, bên có trọng điểm thì co chân dưới bụng, chân kia duỗi. Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi thao tác.
- Thao tác: đẩy, xoay, bỉ, đạt ngưỡng thì ngừng.
II.GIẢI TỎA TRỌNG ĐIỂM KHU TRÚ Ở VÙNG CỤT.
1.Tư thế đứng thẳng, giang chân (h.54)
- Mục đích: giải tỏa vùng cụt bị lệch .
- Tư thế: bệnh nhân đứng thẳng hai chân giang rộng .Chuyên-gia-cột-sống đứng sau thao tác.
- Thao tác: đẩy và xoay hướng trục, đạt ngưỡng thì ngừng.
2. Tư thế nằm sấp giang chân (h.55)
- Mục đích :giải tỏa vùng cụt bị lồi, lồi-lệch, lệch .
- Tư thế: bệnh nhân nằm sấp, 2 chân giang rộng, đầu đặt trên tay. Chuyên-gia-cột-sống
ngồi ghế ngang trọng điểm.
- Thao tác: dùng đẩy và xoay nhẹ nhàng, đạt ngưỡng thì ngừng.
III. GIẢI TỎA CỘT SỐNG BỊ LỒI, LỒI-LỆCH, LÕM.
1. Đứng cúi không quy định vùng trọng điểm (h.56).
- Mục đích: giải tỏa lồi, lồi-lệch, lõm, cứng, dày, mỏng, xơ, sợi.
- Tư thế : Bệnh nhân đứng thẳng, lưng cúi tối đa .Chuyên-gia-cột-sống đứng ngang trọng điểm.
- Thao tác: dùng đẩy, xoay, bỉ đơn hoặc song chỉnh, đạt ngưỡng thì ngừng../..
3.- PHƯƠNG THỨC ĐƠN CHỈNH
======
MỤC ĐÍCH :
- Làm giải tỏa hình thái của trọng điểm khu trú ở một phần nhỏ trên đầu gai cột sống .
Tùy thuộc vào hình thái và vị trí khu trú của trọng điểm, mà áp dụng các thủ thuật thích hợp bằng phần mềm của đầu ngón tay,để giải tỏa hình thái của trọng điểm mà phục hồi sự cân bằng để trị bệnh .
ĐƠN CHỈNH: khi ổ rối lọan gọi là trọng điểm khu trú chỉ trọng phạm vi đầu và cột sống, còn giữa phạm vi đầu và cột sống không có liên quan .
Ổ rối loạn là thể hẹp, thì áp dụng phương thức đơn chỉnh, dùng một tay thao tác tại trọng điểm thì ổ rối lọan được giải tỏa, đồng thời cũng giải tỏa các ổ bệnh ảnh hưởng khác .
Tóm lại, phương thức đơn chỉnh sử dụng một tay tác động tại trọng điểm và giải tỏa được trọng điểm để phục hồi sự cân bằng cơ thể chữa khỏi bệnh. Áp dụng trong quá trình khác và chữa theo phương pháp Tác động ĐẦU VÀ CỘT SỐNG.
4 .PHƯƠNG THỨC SONG CHỈNH .
******
Mục đích của phương thức nầy là dùng hai tay thao tác tại hai vị trí khác nhau. cùng một lúc: ở trọng điểm trên đầu và cột sống, ở một vị trí liên quan để giải tỏa trọng điểm và điểm liên quan .
Tùy thuộc vào vị trí và trạng thái của trọng điểm mà áp dụng các thủ thuật thích hợp.
- Thể hẹp: trọng điểm khu trú chỉ trong phạm vi đầu và cột sống chỉ tác động đơn chỉnh.
- Thể rộng : khi ổ rối lọan lan rộng ra ngòai rảnh sống đến bờ cao cơ thẳng lưng phải tác động song chỉnh .
- Thể lớn :khi ổ rối lọan lan rộng ra quá bờ cao cơ thẳng lưng và xa hơn nữa phải tác động song chỉnh .
I.TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ C1 ĐẾN C7 ( h. 57+h. 58 ).
Khi trọng khu ở vùng C, trọng điểm khu trú từ C1 đến C7 có đường lan gần hoặc xa vượt ra ngòai cơ thẳng, xa hơn dẫn tới vùng đầu và lan xuống hai chi trên phải tác động song chỉnh mới giải tỏa được trọng điểm.
II. TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ D1 ĐẾN D8 (h. 59+h.60 ).
Khi trọng điểm khu trú từ D1 đến D8, đường lan gần có thể vượt ra ngòai cơ thẳng lưng đường lan xa có thể chạy vòng nửa thân người và tận cùng ở bờ xương ức ,phải tác động song chỉnh mới giải tỏa được trọng điểm.
III. TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ D9 ĐẾN D10 (h.61+H.62)
Khi trọng điểm khu trú ở D9 đến D10, đường lan gần có thể vượt ra ngòai cơ thẳng lưng, đường lan xa có thể chạy vòng quá nửa thân mình và tận cùng ở bờ xương mu hoặc bờ xương chậu, phải tác động song chỉnh mới giải tỏa được trọng điểm .
IV. TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ L1 ĐẾN L5 (h.63+ h.64)
Khi trọng điểm khu trú ở L1 đến L5, đường lan có thể đến xương chậu, phải tác động song chỉnh mới giải tỏa được trọng điểm.
V. TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ S1 ĐẾN S5 VÀ CỤT (h.65+h.66)
Khi trọng điểm khu trú ở S1 đến S5 và cụt, đường lan tỏa có thể đến cơ mỏng và cơ đùi . Trong quá trình nghiên cứu, tác động trực tiếp trọng điểm để gỉai tỏa ổ rối lọan phục hồi sự cân bằng đầu và cột sống để giải tỏa ổ rối lọan, phục hồi sự cân bằng để trị bệnh.
Phương pháp TĐĐVCS khẳng định:
- Nếu ổ rối lọan là thể hẹp thì áp dụng phương thức đơn chỉnh dùng một tay thao tác tại trọng điểm, thì ổ rối lọan được giải tỏa đồng thời cũng giải tỏa ổ bệnh liên quan ảnh hưởng với trọng điểm trên cột sống.
- Nếu rối lọan là thể rộng, tức là ổ rối lọan từ đầu và cột sống đã lan rộng ra thì nhứt thiết ở ngòai phạm vi đầu và cột sống có điểm liên quan tương ứng với trọng điểm hoặc gần hoặc xa trọng điểm gọi là điểm đối động .
Trong những trường hợp có điểm đối động mà chỉ áp dụng đơn chỉnh thì giải tỏa trọng điểm rất hạn chế và sẽ có hiện tượng :
* Tác động lâu tại trọng điểm mà chưa giải tỏa được, gây cho trọng điểm bị sưng, dày cọm.
* Các triệu chứng chủ quan của người bệnh có chuyển biến đỡ, nhưng không khỏi hẳn, nếu ngừng trị, bệnh tái phát.
* Thời gian điều trị kéo dài, bệnh tật dây dưa .
Do đó cần áp dụng phương thức song chỉnh, tức là tác động tại trọng điểm và tay kia phải tác động tại điểm đối động: tức là điểm liên quan tương ứng với trọng điểm thì thời gian tự rút ngắn và trọng điểm mới được giải tỏa triệt để .
Tóm lại :
Phương thức song chỉnh cần áp dụng thủ thuật bằng hay tay cùng lúc tác động tại trọng điểm và điểm đối động ở gần hay xa trọng điểm ../..
5.PHƯƠNG THỨC VI CHỈNH .
******
I. ĐỊNH NGHĨA :
Vi chỉnh chính là phương thức sóng, dùng một phần nhỏ ở đầu ngón tay thao tác được tại các vị trí nhỏ trên đầu gai cột sống, và khe đốt sống ,để xác định và giải tỏa trọng điểm ở phương thức nầy, nhằm mục đích tránh bỏ sót trọng điểm , và độ bền được kéo dài khỏi hẳn.
II.MỤC ĐÍCH CỦA PHƯƠNG THỨC VI CHỈNH :
là đảm bảo sự khít của hệ cột sống,muốn đạt điều đó cần phải xác định được và giải tỏa đựợc trọng điểm khu trú ở các bờ của khe đốt bị so le, điển hình là ở lớp cơ co ở bờ cao, và ở chân của bờ cao đốt sống bị so le, khi tạo được sóng thích hợp thì cơ thể tự điều chỉnh, khe đốt sẽ cân bằng .
Phương thức vi chỉnh được áp dụng trên người bệnh ,sau phương thức sóng đơn chỉnh và phương thức sóng song chỉnh.
III.VỊ TRÍ THAO TÁC :
Phương thức vi chỉnh thao tác ở phạm vi cột sống, ở đầu gai sau đốt sống và khe đốt sống, không áp dụng ra ngòai phạm vi cột sống như phương thức song chỉnh .
IV. THỦ THUẬT TRONG PHƯƠNG THỨC VI CHỈNH :
là dùng các đầu ngón tay hoặc cạnh đầu tay phần sát móng của các ngón để thao tác trên một diện hẹp, gồm có :
1. dùng 2 ngón cái đặt ngay ở hai cạnh khe đốt bên phải và bên trái ,để thao tác theo hướng lên xuống,ở loại hình thái cao thấp so le và khe liên đốt trên dưới .
2. dùng hai ngón cái đặt ngay ở hai cạnh khe đốt bên phải và bên trái để thao tác theo hướng dọc lên xuống, hoặc hướng ngang cùng chiều ở lọai hình thái so le lệch ngay ở khe liên đốt trên và dưới .
3. dùng hai ngón trỏ hoặc 2 ngón giữa đặt song song trên đầu gai đốt sống thao tác theo hướng lên xuống, ở lọai hình thái co dày khu trú trên đầu gai sống.
4. dùng 1 hoặc một ngón trỏ, hoặc 1 ngón giữa bên phải thao tác ở khe đốt so le bên phải đẻ giải tỏa trọng điểm, có hình thức so le lệch, ở khe liên đốt bên phải .
5. dùng một ngón cái hoặc một ngón trỏ, hoặc 1 ngón giữa bên trái thao tác ở khe đồt so le bên trái để gỉai tỏa trọng điểm ở hình thái so le lệch và khe liên đốt bên trái.../.
PHẦN VII.
CÁC MỚI LIÊN QUAN
XƯƠNG ĐẦU RỐI LỌAN TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CHỨNG BỆNH .
******
I.VÙNG ĐỈNH :
Thùy đỉnh trên, vùng A. liên quan đến tuyến yên, (Bách hội), củ xám, tuyến tùng (tác động từ đỉnh đầu)
Cảm giác tòan thân, cảm giác ngoài da .
Phối hợp :tiếp nhận (nhận thức, suy nghỉ (tư duy), phản ứng kịp thời bằng chỉ huy ứng sử thích hợp của Thần kinh trung ương và thần kinh tự chủ (thần kinh thực vật), các chức năng chức phận .
II. VÙNG RÃNH TRUNG TÂM ROLANDO :
Thần kinh trung ương dẫn truyền đến những nơi xa nhất: tứ chi, ngón chân, ngón tay, các khớp ngón, khủy gối...hành động theo thần kinh trung ương chỉ huy.
III. VÙNG TRÁN :
Hồi trán trên, hồi trán giữa và hồi trán dưới đến điểm cực trán tuyến yên, củ xám, tuyến tùng (tác động từ phía trước) làm cho thần kinh trung ương liên quan đến cảm giác tòan thân và cảm giác ngòai da được củng cố.
IV. VÙNG THÁI DƯƠNG :
Hồi thái dương trên, hồi thái dương giữa và hồi thái dương dưới, vùng B liên quan đến vùng nghe (thính giác) để tiếp nhận (nhận thức), suy nghĩ (tư duy), phản ứng kịp thời bằng chỉ huy ứng xử thích hợp của thần kinh trung ương và thần kinh tự chủ (động não, tình cảm, ngôn ngử, cử chỉ, hành động...)
V. VÙNG RẢNH SYLVIRUS:
Tác động vùng C1 liên quan đến vị giác(nếm) và vùng C2 liên quan đến khứu giác (ngửi) để thần kinh trung ương nhận biết để có ứng xử kip thời .
VI. VÙNG CHÂN MÀY, HỐC MẮT VÀ MẮT :
Tác động liên quan đến chi trên (vai, cánh tay), mắt (thị giác) để nhận biết thể hiện tình cảm kịp thời.
VII. VÙNG SỐNG MŨI, LỖ MŨI :
Tác động liên quan đến: cột sống, sự sống, hít thở, tim, thần kinh tự chủ (thực vật) và thần kinh trung ương về sự sống: hô hấp và tuần hòan.
VIII. VÙNG XOANG MÁ:
Tác động liên quan đến: Phổi (hô hấp) xoang, sườn.
IV. VÙNG HÀM TRÊN + TRÊN MÔI TRÊN :
Tác động liên quan đến chân răng hàm trên, thân, dạ dày, gan, ruột non, giữa rảnh dọc môi trên là nhân trung và hai bên là dịch hòan , hai đùi vế chân.
X. VÙNG HÀM DƯỚI +DƯỚI MÔI DƯỚI.
Tác động liên quan đến: chân răng hàm dưới, thận, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hai cẳng chân.
XI. VÙNG MẠC CẮN: GỐC HÀM DƯỚI :
Tác động liên quan đến :Thần kinh hàm dưới và động mạch hàm (bụng má ngang miệng) 2 đầu gối.
XII. VÙNG CẰM:
Tác động liên quan đến :Bàng quang , bàn chân .
XIII. VÙNG TAI:
Tác động liên quan đến : Thính giác (thần kinh trung ương nhận biết ), phản ảnh cơ thể hiện trạng.
XIV. VÙNG CHẪM :
Hồi chẫm trên ,hồi chẩm dưới, đường gáy trên của sọ đến cực chẫm liên quan đến tiểu não, hành tủy, vùng D : vùng nhìn ( thị giác) .
Chú ý : * Khi thăm khám và tác động vào các vùng đầu (hộp sọ và mặt) phải hết sức nhẹ nhàng để phát hiện sự bình thường hay không bình thường về nhiệt độ, gân, cơ , xương và cảm giác.
*Ta được phép tác động vào những vùng, những điểm không bình thường cho trở lại bình thường từ lực tối thiểu của một ngón tay đến lực tối đa của một bàn tay.
* Riêng hai hốc mắt chỉ được tác động bằng thủ thuật vuốt nhẹ của một ngón tay .
= Trước khi chữa cần :
Quan sát kỷ sắc mặt bệnh nhân để biết họ có bệnh gì .Nếu cần thì hỏi bệnh nhân cho rõ bệnh hơn .
= Trong khi chữa cần :
Kiểm tra, theo dõi về cảm giác, gân cơ, xương nhưng chủ yếu là nhiệt độ thay đổi, nếu thay đổi thuận chiều là có kết quả, tiếp tục tác động đạt ngưỡng thì ngừng. Nếu không thay đổi thì phải xác định lại trọng khu, trọng điểm để tác động đúng thủ thuật , đúng nguyên tắc của phương pháp Tác động Đầu và Cột sống.
ĐỐT SỐNG & TIẾT CƠ RỐI LỌAN -TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CHỨNG BỆNH .
******
Gồm có 4 bài :
- bài 1 : Vùng cổ
- bài 2 : Vùng D
- bài 3 : vùng Lưng
- bài 4 : vùng S
bài 1 : VÙNG CỔ
I. C1 VÀ TIẾT CƠ VÙNG CHẨM BỊ RỐI LỌAN :
Cổ cứng, cảm mạo, chân tay run rẫy, chống mặt, co đồng tử, nôn đau sau gáy, động kinh, điếc, đi lao về trước, đầu sau, huyết áp thấp, lạnh vùng gáy, liệt dây thần kinh 7, liệt đám rối cánh tay,mồm méo, mặt lạnh như bùn, mắt bị cứng ,mất ngủ kéo dài, ngủ nhiều, ngủ bất tỉnh, say sóng, say xe. Tim đọc nhanh, tai ù, thất thanh, tứ chi liệt cứng, vùng chẫm tê bị.
II. C2 VÀ TIẾT CƠ NGAY C1 RỐI LỌAN :
Cơ mặt bị máy giật, chóng mặt, câm bẩm sinh, đau thần kinh thâm niên, đau vùng gáy, đầu lưỡi tê, ho, huyết áp hạ, lạnh vùng gáy, lưỡi dầy, lưỡi dài quá, lưỡi co cụt, mũi chảy nước trong, méo mồm, mắt máy giật, nói ngọng tắc mũ, tim đập chậm, thất thanh.
III. C3 VÀ TIẾT CƠ NGANG C2 RỐI LỌAN:
Cảm cúm chân tay run rẩy, chân tay co cứng, đau đầu kinh niên,đau nửa bên đầu, đau bụng, gai rét, ho, hen suyễn, khó thở , mũi chảy thò lò, nóng vùng đầu, sổ mũi, thần kinh suy nhược, tê tay, tai ù, thở yếu hơi.
IV. C4 VÀ TIẾT CƠ NGANG C3 RỐI LỌAN :
Bại liệt, chân tay tê bì, bệnh lưỡi, đau đầu kinh niên, đau mạn sườn, đau nửa đầu, đau tức mỏ ác, khó thở, hen suyễn, liệt tứ chi , suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, thở ngắt hơi, viêm họng.
V. C5 VÀ TIẾT CƠ NGANG C4 RỐI LỌAN :
Bại cánh tay, buồn nôn, cánh tay đau nhức, đau đầu kinh niên, đau nửa đầu, đầu gáy nón, đau thần kinh kinh niên, ho thất thanh, huyết áp cao, nói bị ngắt đọan, nóng gáy, thò lò mũi, thở ngắt hơi, tiếng nói không nét, tay tê bì, thanh quản, viêm họng .
VI. C6 VÀ TIÊT CƠ NGANG C5 RỐI LỌAN :
Bàn tay nhiều mồ hôi, bàn chân lạnh, bướu cổ, câm bẫm sinh, cảm do di chứng , cảm cúm, trí nhớ gỉam, cổ gáy cứng đau, đau đầu kinh niên, đau nhức cứng vai, đau nửa đầu, đau khớp vai, ho gà, hồi hộp khó ngủ, huyết áp cao, lưỡi tê cứng, liệt chi trên, liệt mặt , mắt khó nhắm, mắt mờ, mắt lọạn thị, méo mồm, nói ngọng, nổi hạch ờ cổ. suy sinh dục nam, sốt rét, suy nhược thần kinh, tiếng nói thô, vùng trán nóng.
VII. C7 VÀ TIẾT CƠ C5+C6 RỐI LỌAN:
Bàn tay nhiều mồ hôi, bướu cổ, câm bẫm sinh, câm điếc, cảm mạo, trí nhớ giảm, chóang váng như say sóng, di mộng họạt , da xấu, đau đầu kinh niên, đau đầu buồn nôn, đau nửa đẩu; đần độn ngây ngô, động kinh, đồng tử mở to, giao hợp không xuất tinh. Huyết áp cao, hai bàn chân lạnh, ít sửa, khớp háng mỏi, kinh nguyệt không đều, liệt nửa người, liệt dương, mắt lọạn thị, mắt lồi, mắt mất phản xạ, nói ngọng, nữ thủy dịch khô ráo, nổi hạch cổ, ngọai tâm thu, suy nhược sinh dục nam, sụp mi mắt, sốt rét cơn, tiêu hóa kém, tâm thần kinh, teo cơ, tê lưỡi, tiếng nói thô, tìm lọan, nhịp nhanh, tay run, tai ù, tuyến giáp , tuyến nước bọt tăng can xi huyết ../..
ĐỐT SỐNG &TIẾT CƠ RỐI LỌAN
Bài 2 : VÙNG D.
******
I. D1 VÀ TIẾT CƠ C6+C7 RỐI LỌAN :
Bốc nóng trên mặt, bướu cổ, cơ tòan thân co cứng, câm bẫm sinh, cao huyết áp, cổ gáy cơ co giật, cảm sốt, chóng mặt, chân tay co giật, cơ vòng, niệu đạo, di mộng tinh, động kinh, đau đầu kinh niên, đau hông, hội chứng tiền đình, đau ngọai tâm thu, không có mồ hôi, liệt tòan thân, liệt chi trên, liệt dương, liệt nửa người, mất ngủ kéo dài, mắt hoa (màu sắc), mắt lồi, mặt nóng, người lảo đảo, nhìn sự vật quay cuồng, ngủ mơ ác mộng, sợ nơi đông người, sợ ánh sáng, sợ gió lúa, sợ tiếng động, sốt rét cơn, xây sẫm mặt mày, suyễn, tâm thần kinh, tay run, tiếng nói thô, thần sắc bạc nhược, thóang mê, teo cơ, tiền đình, thấp khớp, thần kinh suy nhược, tòan thân co cứng, ù tai, xây xẫm mặt mày.
II. D2 VÀ TIẾT CƠ C7 RỐI LỌAN.
Cơn co giật tòan thân, cơn đau bó lồng ngực, cảm sốt, cơ máy giật, cảm mạo như say sóng, di mộng tinh, đau bụng khi gắng sức, đau tức ngực: đau đầu do bị cảm, đau tê cánh tay, đau cứng lưng gáy, huyết áp cao, ho, hen suyễn hay chóng mặt, khó thở, liệt dương, ngủ mơ ác mộng, người mệt lã, nóng tòan thân.
Sợ tiếng động, sợ nơi đông người, sợ ánh sáng, sợ gió lùa, sợ sệt vô cớ, tim đập loạn nhịp, táo bón, tiểu tiện đỏ, tiểu không thông, viêm thần kinh liên sườn.
III. D4 VÀ TIẾT CƠ NGANG D2 RỐI LỌAN :
Còi xương, cánh tay đau nhức, đau tức lồng ngực, đau răng, hạn chế vận động, ho, hen suyễn, ít ngủ, khó thở, lao phổi, gầy còm, khóc đêm, khô môi, hen phế quản, tiêu hóa kém, tim lọan nhịp nhanh, thần kinh tim rối lọan, trẻ em động kinh giật, trẻ em khóc đêm: thổ huyết tòan thân, nhiệt thấp, trúng phong co giật bị ngấc, ứ đờm, viêm họng, viêm thần kinh liên sườn. vàng da, da dầy cọm.
IV. D5 VÀ TIẾT CƠ NGANG D3 RỐI LỌAN :
Các bệnh về tinh thần, các bệnh kinh niên, cơ thể suy nhược, chảy máu dạ dày, di tinh, da xanh dị ứng, đau tức lồng ngực, đau bụng lúc đói, gầy yếu, hồi hộp khó ngủ, lao phổi, người phiền muộn, tim lọan nhịp, sưng cuốn phổi, sưng túi mật, viêm dạ dày mãn, viêm gan, viêm thần kinh liên sừơn, viêm hành tá tràng, vùng tim đau.
V. D6 VÀ TIẾT CƠ NGANG D4 RỐI LỌAN :
Bàn chân bàn tay nóng, chảy máu dạ dày, di tinh, da xanh, dày da bụng, đau tức ngực trái, đau bụng, điên cuồng, động kinh, đau cổ hầu, động mạch nhỏ phổi + não, hen phế quản, hen suyễn mãn, hay quên, khó ngủ, ít sửa, lưng đau, cổ cứng, nóng nảy khó thở, nằm hay trở mình, người mệt mỏi, nôn mữa, nằm mơ ác mộng, người mệt lã, nóng ruột, phù nề, trì trệ, sưng phổi, tim đau nhói.
VI. D7 VÀ TIẾT CƠ NGANG D5+D5 RỐI LỌAN:
Bụng trên lạnh, cơ thể suy nhược, chân đau tê, da nhiều mồ hôi, đau bụng quặn, đau khe sườn, động kinh, đau tức mỏ ác, đại tiện tòan nước, hen phế quản, hen suyễn, ho ra máu và đờm, kém ăn, lồng ngực nóng ran, mất ngủ kéo dài, nửa phần trên nóng cao, sốt nhẹ liên miên về chiều, người mệt lã, thắt lưng đau cứng, thần kinh suy nhược, tòan thân nhiệt cao, tâm thần kinh, vàng da.
VII. D8 VÀ TIẾT CƠ NGANG D5 RỐI LỌAN :
Cơ máy giật, cơ thể suy nhược, da nhiều mồ hôi, da vàng, đau mạn sườn, đau bụng, đau dạ dày, đau bụng quặn, kiết mãn, kiết kinh niên, ho ra máu, ỉa lỏng, mất ngủ kéo dài, mắt vàng, nấc, rối lọan chuyển hóa, suy nhược cơ thể, rối lọan huyết áp, thần kinh suy nhược, trẻ em động kinh, thở ngắt hơi, tâm thần kinh.
VIII. D9 VÀ TIẾT CƠ NGANG RỐI LỌAN :
Cơ thể suy nhược, đau nhức lồng ngực, động kinh, đau trong tim khó thở, lưng cứng, mặt trợn ngược, mất ngủ kéo dài, ngủ không yên giấc, nóng lồng ngực, phù nề, ngọai tâm thu, tim lọan nhịp nhanh, tức ngực, thần kinh suy nhược, sốt rét.
IX. D10 VÀ TIẾT CƠ NGANG D7 RỐI LỌAN :
Ăn không tiêu, bị cồn cào không ngủ được, băng huyết bụng dưới đau tức, bàn chân, ống chân tê mòi, bụng chướng, bí đái, bạch cầu cao, cơ thể bạc nhược, cảm mạo, co khít âm đạo, cơn đau sỏi thận, các chứng phát nóng, co giật, da vàng, mắt vàng, mất ngủ kéo dài, đau mạn sườn phải, đau dương vật, đau bên hông, đái buốt, đau thóat vị, đái đục, đau kê sườn phải, đau đầu, đầy bụng, gan sưng to, hòang đản (gan vàng) , ỉa lỏng, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt quá nhiều, lác sưng to, lóet hành tá tràng, mắt mờ, mắt hoa, nổi hạch, bẹn ngứa, ruột phình trướng, rối lọan tiêu hóa, sưng bọng đái, sưng tinh hòan, sôi bụng, sưng túi mật, sốt thương hàn, thị lực kém, tinh thần căng thẳng, thần kinh suy nhược, táo bón, thiên đầu thống, tử cung ra máu, viêm gan, viêm niệu quản, viêm thượng thận, cai nghiện .
X. D11 VÀ TIẾT CƠ NGANG D8 RỐI LỌAN :
Bàng quang, bờ cong nhỏ dạ dày, búi thái dương, bìu, bụng đau ỉa chảy, cơ vòng niệu đạo, cơn đau sỏi mật, da, bụng, dạ dày, đám rối mạc treo, đám rối dương, gan, mật, niệu đạo, ngọc hành, ống dẫn trứng, ruột non, ruột già, ruột thừa, tụy, thận, trung tâm ức chế tiểu tràng, tuyến đáy dạ dày, tá tràng, xương bánh chè.
XI. D12 VÀ TIẾT CƠ NGANG D9 RỐI LỌAN :
Bờ cong nhỏ dạ dày, buồng trứng, da bụng, dạ dày, đám rối dương, đám rối mạc treo, gan, mật, ngọc hành, nội tạng, nấc, ống dẫn trứng, tụy, tiền liệt tuyến, thận, tử cung, trung tâm ức chế tiểu tràng, xương bánh chè, cơ thể trì trệ, phát nóng, chân bị rổ, đại tiện thất thường, lỵ trực trùng, mề đay, tê bì../..
ĐỐT SỐNG & TIẾT CƠ RỐI LỌAN
bài 3: VÙNG L .
******
I. L1 VÀ TIẾT CƠ NGANG D10 RỐI LỌAN :
Buồng trứng, búi thái dương, bìu, bàn chân, bàng quang, vùng niệu đạo, đại tràng, đám rối mạc treo, đám rối dương, dạ dày, niệu đạo, đại tràng, đám rối mạc treo, đa'm rối dương, dạ dày, niệu đạo, ngọc hành, màng ruột, mật, gan, ruột, trực tràng, thận, thân tử cung, trung tâm ức chế tiểu tràng, trung tâm ức chế phóng tinh, tá tràng, tuyến đáy dạ dày. Cổ gáy, vai đau, ho lâu ngày, hỏang hốt, má sưng, nháy mắt, nghẹo cỗ, tức thở, ứ sửa, viêm tuyến vú, đau nửa đầu, đái khó.
II. L2 VÀ TIẾT CƠ NGANG D11 RỐI LỌAN :
Buồng trứng, búi thái dương, cơ bàng quang, cơ mông, động mạch nhỏ phổi, gan, não, gân achille (a-sin), tuyến đáy dạ dày, tá tràng, trung tâm ức chế, đại tràng, thận, tử cung, tuyến bartholin (bac-tô-lin), xương bánh chè .Đau nhói hai bẹn, viêm não trẻ em, tuyến tụy.
III. L3 VÀ TiẾT CƠ NGANG D12 RỐI LỌAN :
Buồng trứng, bìu, bàng quang, cơ quan sinh dục nữ, cơ vòng niệu đạo, cơn đau dương vật, dạ dày, da bụng, đám rối mạc treo, đại tràng, đái dắt, gan, màng ruột, mật, ngọc hành, đau gót chân, điếc, ù tai, điếc + ré ré, ngáy to, nóng không có mồ hôi, cổ không quay, kinh nguyệt ít, sạm da, tăng đề kháng sửa, trung tâm ức chế đại tràng, trung tâm phóng tinh, tữ cung, tuyến béc-tô-lin, ức chế co bóp dạ dày, u, xương bánh chè, sigma.
IV. L4 VÀ TIẾT CƠ NGANG L1 RỐI LỌAN :
Bàn chân, chi dưới, cơ bàng quang, cơ mông, dạ dày, da bụng, đám rối mạc treo, động mạch nhỏ não. phổi, nội tạng, gan, mật, gân asin, ống dẩn tinh, sinh dục nam, trung tâm ức chế đại tràng, trực tràng, thận, tá tràng, tụy, thùy thái dương, đau khớp gối.
V. L5 VÀ TIẾT CƠ NGANG L2 RỐI LỌAN:
Bàn chân, bàng quang, bìu, chi dưới, cơ vòng niệu đạo, dạ dày, gan, mật, ức chế, co bóp ruột, tiết niêu, tiểu tràng, trực tràng, thạn, tụy, xương bánh chè, bệnh đường ruột, cước khí , ruột già ./..
bài 4 : VÙNG S .
******
I. S1 VÀ TIẾT CƠ NGANG L3 RỐI LỌAN :
Bàng quang, bàn chân, chi dưới cơ mông, đám rối hạ vị, gân asin, sin dục, tá tràng, trung tâm tháo phân, thận, trực tràng, ruột già, xương bánh chè.
II. S2 VÀ TIẾT CƠ NGANG L4 RỐI LỌAN :
Bàng quang, cơ quan sinh dục, cổ tử cung, cơ vòng niệu đạo, dạ dày, hậu môn, đá rối hạ vị, ức chế cơ bóp ruột, niệu đạo, màng ruột, trung tâm cương cử, trung tâm thóat phân, tiểu tiện, tiền liệt tuyến, tử cung, trực tràng, sigma, xương bánh chè, hậu môn.
III. S3 VÀ TIẾT CƠ NGANG L5 RỐI LỌAN:
Bàng quang, bàn chân, cơ quan sinh dục, cơ mông, co cơ hạ chi, đám rối hạ vị, niệu đạo, gân asin, trung tâm tiểu tiện, tiền liệt tuyến, thận, tá tràng, sigma, xương bánh chè, hậu môn.
IV. S4 VÀ TIẾT CƠ NGANG S1 RỐI LỌAN :
Bàng quang, bàn chân, đám rối hạ vị, sin dục, niệu đạo, gân asin, tiểu tiện, tá tràng, trục tràng, tử cung, sigma, hậu môn, đi đứng khó khăn, hạ nang, đau mỏi, kinh mãn.
V. S5 VÀ TIẾT CƠ NGANG S2 RỐI LỌAN :
Bàng quang, bàn chân, đám rối hạ vị, sin dục, niệu đạo, gân asin, tá tràng, sigma, đau mỏi chân, nói khó.
VI. CỤT VÀ TIẾT CƠ NGANG S3 RỐI LỌAN:
Bàng quang , hậu môn, đám rối hạ vị, sinh dục. ./..
PHẦN VIII: HƯỚNG DẨN TRỊ BỆNH
PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG =
CHỮA THEO CHỨC PHẬN.
========
Gồm các bài:
1. Đầu
2. Mặt - Huyết áp .
3. Mắt - tai - mũi .
4. Miệng, môi - răng lợi - lưỡi - họng - nói .
5. Cổ + gáy.
6. Ngực + vú - tim .
7. Phổi
8. Dạ dày
9. Hàng tá tràng - gan - mật- lá lách .
10. Thận - tuyến thượng thận - tụy - tuyến giáp trạng- tuyến yên - bàng quang .
11. Ruột non - ruột già - ruột thừa .
12. Bụng tiêu hóa
13. Trĩ - lưng - Thần kinh tọa - hông mông - tiểu tiện.
14. Tay
15. Chân - liệt
16. Tuyến nước mắt - tuyến nước bọt - tuyến mồ hôi - tuyến Bectolin - tuyến tiền
liệt - mạch - sinh dục nam .
17. Phụ khoa
18. Viêm
19. Tâm thần kinh
20. Suy nhược cơ thể - trúng phong - da - các đám rối .
21. Các trung tâm thần kinh ( thực vật) tự chủ .
22. Hệ cơ
23. Điều nhiệt
24. Ngưỡng
=======
bài 1 : ĐẦU .
1. Đỉnh đầu ............................... D11 ........................ L1................. S3. S4, S5 .
2. Cả đầu ........................... C3 - D10, 11............... S5.
3. Cả vùng đầu .................... C3, C4, C5, C7 ................................ L5 .
4. Chân đau thắt ................. D10, 11, 12 ................. L1
5. Chân nóng ...................... C6, C7 ............................................ D11 .
6. Đau bên đầu trước ............. L1 .
7. Đau bên đầu sau ............... C1 .
8. Đau nửa bên đầu ............... C4, 5, 6, 7 ..................................... D11
9. Đau hai bên đầu ................ D6, 7, 8, 9, 10, 11, 12...................... L2,3 - S2 .
10.Đau đầu kinh niên ............. C1, 3, 5, 6, 7 ................................... D1 .
11.Đau đầu buồn nôn ............ C6, 7 .
12.Đau đầu do cảm ............... C1 ................................................ D2 vùng S.
13.Đau đầu chóng mặt ........... D2 .
14.Đau đầu nhức mắt ............ D10 .
15.Đau búi thái dương .......... D5, 6, 7, 8, 9
16.Đau vùng chẫm (gáy) tê bì .. C1. 2
17.Chẫm nóng ....................... S2, 3
18.Vùng trên đầu đau ............. C3, 4, 5, 6, 7 .................................D11-L2,3,4 -S2
19.Sau gáy đau ..................... C1 ............................................. D11
20.Đau đầu và một bên
thái dương........ D10
21.Đau màng não ................... C1, 2 - D4 .................L2 ............. S1,2, 3, 4, 5.
22.Nhũn não ......................... C1,2 .......................... S1,2,3,4,5.
bài 2: MẶT - HUYẾT ÁP .
******
MẶT.
1. Mặt trái giật ................................... C2
2. Mặt tê bì .....................................L1
3. Mặt lạnh (huyết áp thấp ) ................. C1
4. Mặt nóng (huyết áp cao) ................. D1
5. Chóng mặt ..................................... C1, 2 ..............................D1, 2
6. Xây sẫm mặt mày ........................... D1 .
HUYẾT ÁP
1. Huyết áp cao ....................................C,6,7 - D1.2.3.12 ..............L1, 2 , 3 .
2. Huyết áp thấp .................................. c1. 2 + vùng S ( song chỉnh )
bài 3 : MẮT - TAI - MŨI .
******
MẮT
1. Mắt nhức đau ................... C1 ..................... D11 .
2. Mắt nháy ........................ L1 .
3. Mắt mờ ........................... C6, 7 .
4. Mắt hoa ........................... D1
5. Mắt mờ, hoa mắt ............... D10, 11.
6. Mắt trợn ngược ................. C1 ..................... D9 .
7. Mắt lồi ............................. C7 ......................... D11.
8. Mí sụp .............................. C7
9. Mắt mất phản xạ ................ C7
10.Thị lực giảm .......................D10 ................. L1,3 .
11.Lọan thị ............................C6, 7
12.Chảy nước mắt ................... C1,2,7 .............. D1, 12 .................. L1.
13. Mắt không nhắm khít ........... C1, 6
14. Mắt mờ như có bụi ............. C7 .
15. Mắt cận (không nhìn xa ) .... C1, 2, 7
16. Mắt lác ............................ C1, 7
17. Đau mắt đỏ (do tim) ........... C7 .................. D3, 4, 7, 10 .......... L1, 3, 5 .
18. Mắt đỏ ............................. C1 .................. D10 .................... L1 .
19. Mắt vàng (do gan) .............. D5, 7 , 9, 10, 11 .
20. Chớp chớp mắt ................... C1, 2 .............. D12 .................... L1 .
21. Mí mắt như nhắm lại (nặng).... C7 ................. D1 .
22. Mắt mờ kéo dài ................... C1, 6, 7........... D1,3,4,5,6,7,8,9,10,11- S1,2.
23. Mắt hoa chóng mặt ............. D1,10 ............. L3 .
24. Co đồng tử ........................C1 .
25. Cơ mắt máy giật ................. C2 .
26. Mọc lẹo .............................D3, 4 .
27. Tuyến nước mắt...................C7 ................. D1
28. Đồng tử mở to ................... C7 .
TAI
1. Tai đau ............................C3 ................. L3 .
2. Tai giữa đau ..................... D11 .
3. Tai ù ...............................C3, 7 .............. D1 .........................L1 .
4. Tai lãng ........................... L2 ................. S2 .
5. Điếc bẫm sinh .................. L2 ................. S2 .
6. Điếc+ù+tóc cứng .............. C1
7. Điếc+ễnh ương kêu ........... D11 .
8. Điếc+tiếng re ré ............... L3
9. Điếc tai giữa .................... C3 .................. D10, 11 .
10.Tai lạnh (suy tủy) ............ C3 và vùng S (song chỉnh ).
MŨI
1. Mũi chảy nước trong ......... C2
2. Mũi chảy thò lò .................... C3. 5
3. Sổ mũi ..........................C3
4. Ngạt, tắt mũi ................. C2
5. Viêm mũi dị ứng .............. D2
6. Mũi ngửi khộng biết mùi .... C2, 3, 4, 5 ..........D2,3, 4, 5 ................ L5 .
7. Nghẹt mũi ......................D5 .................... L5 .
8. Mũi chảy máu cam .......... D5 ................... L 5 .
bài 4 : MIỆNG,MÔI- RĂNG LỢI-LƯỠI-HỌNG-NÓI.
******
MIỆNG, MÔI.
1. Môi khô .............................. D4 ........................... L 1 .
2. Mồm méo ............................ C1, 2, 6 ................... D4, 6, 11, 12 - L3- S2 .
3. Miệng mắt méo lệch .............. C1,2, 7 .
4. Mồm méo, mắt trợn ............... D3
5. Miệng, môi khô ..................... C1, 2, 3, 5 ................ D2, 3, 4, 5, 6.
6. Liệt dây VII ......................... C1, 5 .
RĂNG LỢI .
1. Đau răng ............................. C5 ........................... L1, 3 (vì gốc từ thận làm đau)
2. Sưng lợi .............................. C6, 7 ....................... L5 ................. S2.
3. Chảy máu chân răng ............. L1 .......................... S2
4. Đau răng, đau hàm ...............Vùng đau+vùng C+D4 .
LƯỠI
1. Tê lưỡi ..................................C7 .
2. Lưỡi tê cứng .......................... C6, 7.
3. Đầu lưỡi tê ............................ C2 .
4. Lưỡi dày ............................... C2 .
5. Lưỡi co rụt ............................ C2 .
6. Lưỡi dài quá .......................... C2 .
7. Bệnh lưỡi .............................. C4 .
HỌNG
1. Họng đau .................... C4, 5 .................... D4 .................. L3, 4, 5 .
2. Sưng họng .................. L3 ....................... S2
3. Tê họng ..................... D6
4. Họng đau như nghẹn ..... L3, 4, 5 .
5. Họng sưng, rát cổ ........ D4 ...................... L5 .
6. Viêm họng ................... C4, 5 .................. D2, 3, 4, 5 ........ L3, 5 .
7. Khí quản ..................... C2, 3, 4 ............... D2, 3, 4, 5 .
8. Thanh quản ................ C5 .
NÓI
1. Nói ngọng ...................... C2, 6, 7. ............................ D2, 2, 3, 4, 5
2. Nói ngắt đọan .................... C5
3. Câm + điếc ........................ C7 .
4. Câm bẫm sinh .................... C2, 6
5. Câm dị chứng .................... C6
6. Tiếng nói như thở ............... C5 .
7. Mất tiếng .......................... C1, 2, 3 ............................. L1
8. Khó nói ............................. S5 .
9. Câm+điếc bẫm sinh ............. C2, 6 .............................. D5, 6, 11 - L2 - S2 .
10. Khí quản ......................... C2, 3, 4 .......................... D2, 3, 4, 5 .
bài 5 : CỔ + GÁY .
******
CỔ + GÁY .
1. Bướu cổ .................................... C6, 7 ...................... D1 .
2. Cứng cổ .................................... C1, 6 ...................... L1, 2, 3 .
3. Cơ cổ vùng gáy co giật ................ D1 .
4. Cổ + gáy + vai đau ...................... L1 .
5. Cổ + tay đau .............................. C1, 6, 7 .................. D11.
6. Đau vùng gáy ............................. C1, 2 ..................... L1
7. Cổ + gáy đau cứng ..................... C6 .
8. Không cúi cổ được ....................... D10 .
9. Không quay cổ được .................... L3
10.Nổi hạch cổ ................................ C6, 7
11.Ngoẹo .......................................L1
12.Quai bị .......................................C2, 3, 4, 4, 5 ......... D2, 3, 4, 5, 6 .
13. Vùng gáy nóng ........................... C5
14. Vùng gáy lạnh ............................ C2 .
bài 6 : NGỰC + VÚ - TIM .
******
NGỰC + VÚ .
1. Ngực đau nhức ......................... D2, 3, 4, 5, 6, 8, 10 ................ L3 .
2. Tuyến vú đau : viêm ................... D5 , 6
3. Thổn thức lồng ngực ................... D6 .
4. Tắc sửa ................................. D5, 6, 7, 12 ........................... L1
5. Thông sửa .............................. D12 .................................... L1
6. Tăng số lượng sửa (ít sửa) ............ D12
7. Tăng chất lượng sửa .................... D8, 9, 10 .
8. Tăng Calci cho sửa ........................ C6, C7 .
9. Tăng đề kháng sửa (do yếu thận) ..... L3 .
10.Sửa chua ....................................D5, 6, 7 .
11.Ứ sửa, viêm tuyến vú .................... L1 .
12.U sơ vú ......................................D6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 .
TIM
1. Tim đau nhói ............ D1, 2, 3, 4, 5, 6, 9 .
2. Tim hồi hộp ............. D11 ......................L1, 2, 3, 4, 5 ........... S1, 2, 3, 4, 5.
3. Tim đập nhanh ............ D1, 2, 3, 4, 9 .
4. Đau tức ngực ......... D11 ..................... L1,2,3,4,5 ............... S1. 2, 3, 4, 5.
5. Bồi hồi khó chịu ......... C1 ...................... D 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 .
6. Bồi hồi kinh sợ ............. C1, 2, 3, 4, 5 ........ D5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.
7. Tim đập nhanh hồi hộp..... D, 2, 3, 4, 6, 9 ................................ S2
8. Tim đập chậm .............. C1 .
9. Tim lọan nhịp ............... D2. 3, 5 .
10.Tim đau ..................... D1, 2, 3, 4, 5, 6.
11.Tim đau+ chóng mặt..... C1, 2, 7. .............. D12 ...................... L1
12.Trung tâm tăng nhịp tim.. C1, 2, 3, 4 .
13.Động mạch vành .......... D1, 2 .
14.Động mạch chủ ........... C2, 3, 4, 5 .
15.Động mạch nhỏ ngòai da.. C2, 3, 4, 5 .
16.Động mạch nhỏ ngòai da.. D1, 2 .
17.Động mạch nhỏ phổi,nạo.. D6.
18.Tâm nhĩ .......................D1, 2, 3 .
19.Bệnh tim đau ................ C7 ................... D1,2,3,4,5,6,9 ......... S1, 2 .
20.Ngoại tâm thu .............. C7 .................. D1,2,3, 4, 5,6, 9 .
21.Màng bao tim ............... C4, 5, 6, 7 ....... D1 .
22.Vùng tim đau ............... D5 .
bài 7 : PHỔI .
*****
1. Ho ............................. C3 ...................... .... D5 ......................... S3 .
2. Ho ra máu ................... D1,7, 8, 12 ................ L1 .
3. Ho mất tiếng ............... C5 .
4. Ho lâu ngày ................. C6, 7 .......................D4,12 ...................... L1.
5. Ho gà ........................ C6.
6. Ho+viêm phế quản ........ D3, 4, 5 .
7. Ho+viêm họng ................C6, 7 ...................... D5, 12 ..................... L3.
8. Hen .............................C2, 3 ...................... D2,3, 4, 10, 11, 12 .
9. Hen phế quản ................ D4, 5 .
10.Hen suyễn ....................C4 .......................... D1,2,3,4,5,6,7............ L4.
11.Khó thở ........................C2,3,4,5................... D2,5,9 ..................... S2.
12.Khí phế thấp ................. C2,3,4,5,7 ................ D2,3,4,5 ................... L3.
13.Sưng cuốn phổi ............. C2,3,4,5. .................. D3,4,5. .................... S2.
14.Thở ngắn ..................... C3,5 ........................ D8.
15.Tức thở nhiều lần .......... L1 .
16.Ung thư phổi ............... D5, 19 ...................... L3 .
17.Viêm màng phổi ............ D11 .......................... L3 .
18.Viêm phế quản .............. D4. 5 .
19.Suyển .........................C2,3,4 ..................... D2,3,4,5................... L5 .
20.Bệnh phổi .................... C2,3,4,5................... D1,2,3,4,5,6.
21.Khí quản ...................... C2,3,4 .....................D2,3,4,5 .
22.Thanh quản .................. C5 .
23. Phế quản .................... D5 .
bài 8 : DẠ DÀY.
******
1. Đau dạ dày ......................... S3 ............... L1,2,3,4,5 .......... S1,2,3,4,5 .
2. Xuất huyết dạ fày ................ S3 ............. L1, 5 ................. S1, 5 .
3. Đau dạ dày liên miên .............. .D12 .................................... D5, L1.
4. Dạ dày co rút ...................... D10, 12 ............................... L1 .
5. Dạ dày nóng buốt ................. D4 ...................................... L1 .
6. Sưng dạ dày ......................... D4 ...................................... L1 .
7. Dạ dày đau nhói .................... D5 ...................................... L1 .
8. Ăn không tiêu ....................... D10,11, 12 ............................ L1,2 .
9. Bụng chướng ........................ D10 .
10. Bờ cong nhỏ đau ................... D5, 6, 7 .
11. Bờ cong to đau ..................... D10, 11, 12 .
12. Chảy máu dạ dày .................. D5 .
13. Dạ dày co rút đau ................. L3 ........................................S2.
14. Đau dạ dày .......................... D4, 5, 6, 7, 8, 9 , 10, 11, 12 .
15. Dạ dày đau+ợ ....................... D11.
16. Thực quản .............................................. C6 .................... D4, 5, 6.
17. Viêm dạ dày mãn ................... D5 .
18. Ức chế co bòp dạ dày ............. L1, 2, 3.
19. Vị toan .................................D10 .
20. Tuyến đáy dạ dày .................. D5, 6, 7, 8, 9, 10
bài 9: HÀNH TÁ TRÀNG-GAN-MẬT-LÁ LÁCH .
******
HÀNH TÁ TRÀNG.
1. Lóet hành tá tràng ............. D5, 7, 10, 12 .............. L4, 5. ................. S2, 3 .
2. Bệnh tá tràng ....................D5,6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 .
3. Viêm tá tràng .................... D5 .
4. Tá tràng mỏ ác .................. D5,6,7,8,9,10,11.
GAN .
1. Đau vùng gan .................... D5, 10 .
2. Viêm gan lâu ...................... C3, 4, 5 ...................... D5,6,7,8,9,10,11,12...L1
3. Gan sưng to .......................D8, 10, 11.................... L3 .
4. Viêm gan mới đầu ................ D5,10, 11, 12 .............. L3.
MẬT .
1. Ống mật ........................... D5.
2. Cơn đau sỏi mật ................ D10. 11 .
3. Mật ít (tiêu hóa kém) .......... C2, 3, 4, 5. .................. D5,6,7,8,9,10,11,12...L1
4. Viêm túi mật ...................... D5, 10, 11.
5. Sỏi mật .............................C3, 4, 5 ...................... D5,6,7,8,9,10,11,12...L1.
LÁ LÁCH .
1. Lách to (sưng) ................... D10, 11, 12 ................. L2, 3 .
2. Lách đau ...........................D6, 7, 8, 9 .
bài 10:
THẬN-TUYẾN THƯỢNG THẬN-TỤY-TUYẾN GIÁP TRẠNG-TUYẾN YÊN-BÀNG QUANG
*****
THẬN .
1. Bệnh thận ...........D10, 12 .............. L1, 2, 3, 4, 5 .
2. Cơn đau sỏi thận... D11.
3. Viêm thận............ D10, 12 .............. L1, 2, 3, 5 .
4. Viêm+sỏi thận ...... D10,11, 12 ......... L1, 4, 5 .
5. Phù nể ............... D1, 10, 11.
6. Sỏi thận ............. C2,3,4,5,6. ...........D5,6,7,8,9,10,11,12........ L1,2,3,4,5--S1,2.
TUYẾN THƯỢNG THẬN .
1.Tuyến thượng thận.................... D7, 8, 9, 10 .
2.Thượng thận ............................ D 10.
TỤY .
1. Tuyến tụy ........... C2, 3, 4, 5 .......... D6,7,8,9,10,11,12 ......... L1 .
2. Bệnh tiểu đường ... C1 .....................D10,11,12. .................. L4 ....... S1,2,3,4.
3. Tụy không tiết insolin ...................... Chẫm+cổ và vùng S.
TUYẾN GIÁP TRẠNG .
Tuyến giáp trạng .......................... C7 .
TUYẾN YÊN .
Tuyến yên .................................. C1.
BÀNG QUANG
1. Co bóp bàng quang ............ D1 .......................... S1,2,3,4.
2. Ức chế co bóp bàng quang .. L3 .
3. Trung ương ức chế co ..... .. L2,3,4 .
bóp bàng quang
4. Vviêm bàng quang .............. D11 ........................ L1,2,3,5 .............. S1,2,3,4,5.
bài 12: RUỘT NON-RUỘT GIÀ- RUỘT
RUỘT NON.
1. Ruột non.......................... S2.
2. Màng ruột ....................... D5, 6, 7, 8. 9. 10.
3. Ức chế co bóp màng ruột ... L1, 3 .
4 Ruột non ......................... C3. 4. 5. ............... D7,8,9,10,11,12 ........... L2.3 .
5. Trung tâm ức chế tiểu tràng............................. D5,6,7,8.9.10,11,12 ...... L1.
RUỘT GIÀ
1. Ruột già ....................... L5 .
2. Bệnh ruột già ................ C3 ...................... D8,9,10,11,12 ............. L1,2 .
3. Ức chế co bóp màng ruột.... L1,2
4. Trung tâm ức chế đại tràng..L2,3,4
5. Trực tràng .......................L1,4,5 ................. S1,2,3,4,5 .
6. Màng ruột ....................... D5,6,7,8,9,10 .
RUỘT THỪA .
- Viêm ruột thừa ................ D2,8,9,11, 12 ............ L1 ............................. S1
bài 12 : BỤNG TIÊU HÓA .
******
1. Tiêu hóa kém ........ D9,10,11,12...... C2,3,4,5,6,7.
2. Đi tiêu lỏng ........... D6,7,9 ............ L1,2,3,4 ........ S1, 2.
3. Sôi bụng đi lỏng ..... L5 ................. C3 ................ D8.9,10,11,12.... L1,2,3 .
4. Trẻ đi tướt ........... D9 ................. L1,2,3,4,5 ...... S1,2,3,4,5.
5. Ăn không tiêu ....... D4,5,6,7,8,9,10,11,12 ..................................... L1.
6. Biếng ăn .............. D12 ................ L1 ................. D4,5,6,7 .
7. Bụng lạnh đi lỏng.... D10,11 ............ L1,2,3,4 .
8. Bụng lạnh ra máu.... D6,7,8,9,10,11,12 .
9. Đau bụng mót dặm ........................ C2,3,4,5,6...... D1,5,6. ........... S1,2,3.
10. Kiết lỵ ................. D12 ................ L1................. D4,5,6,7,8,9,10,11,12.
11. Dịch tả nôn mửa ..... D11 ............... L1,2,3,4,5 ...... S1,2,3,4,5 .
12. Bụng chướng tức đầy...................... D 10 .
13. Bụng dưới đầy tức ......................... D10,11,12 ...... L1,2,3 .......... S2,3,4,5.
14. Bụng trên lạnh .............................. D7 .
15. Buồn nôn .............. C5 .
16. Da bụng dày ......... D6,10,11,12 .
17. Chống nôn ............ C1.
18. Đau bụng lúc đói ..... D6,10,11,12.
19. Đau bụng trên ....... C3 .................. D6, 7 .
20. Đau bụng dưới ....... D10, 12 .
21. Đau dạ dày ........... D7, 8 .............. L1, 2 .
22. Đau bụng dặn mình.......................... D11.
23. Đầy bụng ..............D10,11. ............ L1, 2, 3 .
24. Đầy,không tiêu .......D5, 7, 11, 12 ..... L1 .
25. Đau quặn ..............D7 .
26. Đại tiện thất thường ....................... D12 .
27. Phân có máu ......... D12 ................. L1 .................................... S1, 2, 3 .
28. Đau bụng giun ....... D5,7,10,12 ........ L1,2
29. Kiết mãn ...............D8 ............................................................ S2 .
30. Lỵ ...................... D11 .
31. Lỵ trực trùng ........ D12 .................. L1,2,3. .............................. S1,2,3 .
32. Bụng sôi+đầy ........ D1,5,6,7,8,9,10.11.12...L1,2,3.
33. Táo bón .............. C3..................... D2,10,11,12...... L1,2,3,5 ..... S1,2,3 .
34. Trung tâm tháo phân................................................................. S1,2.
35. Tiêu chảy ...............D11 .
38. Tiêu ra nước .......... L2, 4 ......................................................... cụt .
39. Tiêu hóa xấu .......... C2,3,4. ............ D2,3,4,5 .
40. Ợ nấc ................... D11.
41. Kém ăn ................. D7
42. Đi tướt ................. C3,7 ................ D8.9.10.11.12 ...................... L1,2,5.
bài 13 : TRĨ-LƯNG-THẦN KINH TỌA- HÔNG,MÔNG-TIỂU TIỆN.
******
TRĨ .
1. Lòi đom ................................. D2,7,11 ......................................S1,2, 3.
2. Trĩ sưng to đau ...................... L2, 5, ........................................ Cụt .
3. Trĩ sưng đỏ ............................ D4 .............................................S3 .
4. Hậu môn ................................S3 .
LƯNG .
1. Đau vùng lưng gáy .................. D2 .
2. Đau vùng thắt lưng ................. L1,2,3,4,5 .................................... S3, 5.
3. Đau lưng cấp .........................S1,2,3,4 .
4. Đau cong lưng,cứng lưng .......... D3,6,9 .
5. Thắt lưng đau lan tỏa ............... D7 .
6. Đám rối thần kinh thắt lưng ........ D12 .................... L1.2.3.4.5........ S2,3,4 .
7. Lạnh lưng ..............................L2, 3 .
8. Lưng còng ............................ D3 .
9. Cột sống cong đau ................. D3,6 ..................... L1,2,3,4,5....... S1.2.3.4.5.
THẦN KINH TỌA
- Đau lưng+hông+chân ............... C7 ....... D2,10,11..... L4,5 .............. S1.2.3.4.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH :Phương pháp TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG, không can thiệp:
- u tủy .
- hội chứng đuôi ngựa
- khớp háng viêm .
HÔNG MÔNG .
1.Đau hông ............................... D1,10 ...................... L4 .
2.Khớp háng mõi ........................ C7 .
3.Đau hông một bên ................... D10,11,12 ................ L1,2,3,4,5 ..... S1.
4.Đau xương chậu+hông ............... D12 ........................ L1, 2 .
5.Mông .................................... S1
6.Đau nhức đì mộng ................... D11 ......................... L1 ............... S3.
7.Kẻ sườn đau-viêm hông ........... D3,5,6 .
TIỂU TIỆN .
1. Bí đái ..................................D10.11.12 .
2. Cơ vòng niệu đạo .................. D1 .
3. Tiểu đường .......................... C1 ..........D10.11.12.... L4 .............. S1.2.3,4.
4. Đái buốt ............................. C3,7 .........................L1,2,4,5 ...... S1,2,3,4
5. Đái dầm ............................... ..............................L1,2,4 ........ S1,2,3.
6. Đái khó ..............................................................L1 .
7. Đái sớm ................................................................................. S4,5 .
8. Đái dắt ..............................D9,10 ....................... L1,2,3,5 ....... S1,2,3,4,5.
9. Đái ra máu ......................... D12 ............................................. Cụt
10.Đường tiết niệu .................. D1,4,9,11 ................... L1,2,5 ....... S1,2,3,4,5.
11.Đái đường+tiết niệu ........... C2.3.4.5 ... D6,7,8,9,10,11,12..L1.
12. Niệu quản ....................... D9 ............................ L1,2 ............ S3 .
13. Niệu đạo ......................... D11 ............................................... S2,3,4,5 .
14. Tiểu tiện không thông ........... D2 .
15. Tiểu tiện đỏ ........................ D2.
16. Tiền liệt tuyến .................... D10,12 ...................................... S2,3
17. Ức chế tiểu tiện .................................................................... S3, 4.
18. Ức chế cơ vòng niệu đạo ....................................... L1,3 .
19. Viêm niệu quản .................... D10 .
20. Đái buốt+có máu ................. C3 ......... D11........... L1.2.3.5....... S1,2,3,4.5
21. Tiết niệu ............................................................ L5 .............. S1.
bài 14 : TAY .
******
1. Bại cánh tay .............................C5,6,7 ................ D1 ................. L5 .
2. Cánh tay đau nhức .....................C5 ..................... D1,4
3. Cơ hai đầu ................................C5,6 .
4. Cánh tay co giựt ....................... C5,6,7 ................. D1 .................. L2 .
5. Cánh tay giơ cao hạn chế ............. C3,4,5,6,7 .
6. Cánh tay đưa vào ..................... C4,5,6,7 .............. D1 .
trong hạn chế
7. Cánh tay duỗi ra sau hạn chế....... C5,6,7 .................. D1
8. Cánh tay co về trước hạn chế ..... C5,6,7 .................. D1 .
9. Cánh tay xoay ra ngòai hạn chế .. C5,6 .
10. Cơ nâng vai ............................ C4, 5 .
11. Dây chằng vai ......................... C3,4,5,6 ................ D1 .
12. Đau tê cánh tay ...................... D2 ........................ L1.
13. Đau nhức cánh tay .................. D3 .
14. Đám rối cánh tay ..................... C1
15. Đau hai vai ............................. D11.
16. Đau nhức khớp vai ................... C6 ........................ D1 ................ L3,4,5.
17. Đau cùi tay ............................ C5, 6, 7 ................. D1,4
18. Tay tê ................................... C3,5 .
19. Tay run ..................................D1
20. Khớp vai đau ........................... C5, 6, 7 ................ D1 .
21. Khớp cổ tay đau ...................... C5, 7 .................... D1.
22. Viêm khớp chi trên ................... C3,4,5,6,7 .............. D1,2,3,4 ........ L5 .
23. Khớp ngón tay .........................C6,7 ..................... D1 ................. L2 .
24. Vận động bàn tay ................... C6,7 .
25. Vận động ngón tay .................. C6, 7 .................... D1 .
26. Vai + cánh tay đau nhức .......... C5, 6, 7................. D1.................. L2 .
27. Nách sưng đau ....................... D 6 ....................... L3 .................. S2 .
bài 15 : CHÂN .
******.
1. Bàn chân+ống chân tê mỏi .... D10.11 .......... L1,5 ................ S1,2 .
2. Chân yếu+teo ....................C7 ................. D1 .................. L3,4,5 - S1,2.
3. Chân đau tê ......................D7 .
4. Chân tê ............................D12 ................. L1,5 ................. S1 .
5. Chân đau ........................... .................... L1.3 .
6. Chân lạnh ........................ L1 ........................................... S4.5 .
7. Chân bị lổ ........................ D12
8. Sưng chân ....................... L5 .
9. Chân tay co cứng ............. C3
10. Chân tay run rẩy .............. C1.3 ........................................ S5 + cụt
11. Chân tay co giật .............. D1.2
12. Chuột rút bắp chân ........... D11 ........................................ S1,2,3 .
13. Co cơ hạ chi ................................................................... S2 .
14. Đau đầu gối .............................................. L3,4,5 ............ S5 .
15. Đau nói hai bẹn ......................................... L2 .
16. Đau gót chân ........................................... L3.5 ................ S1,2
17. Đau mỏi chân .................................................................. S5
18. Đi đứng khó khăn ............................................................. S4 .
19. Đau mắt cá chân ...................................... L4, 5 .
20. Khớp háng ............................................... L2,3,4,5. ......... S1.
21. Khớp gối .................................................. L3,4,5 ............. S1 .
22. Khớp cổ chân ........................................... L1, 5 ............... S1,2 .
23. Teo cơ bắp chân .............................................................. S1,2,3.
24. Teo chân ........................................................................ S1,2 .
25. Hạch bẹn ....................... D10,11 .............. L3 ................... S1,2,3
26. Viêm khớp chi dưới .......... ......................... L4,5 ................ S1,2 .
LIỆT
1. Bại liệt ............................ C4,5 .................. L4,5 + cụt
2. Liệt tay ........................... C1,2,3,4,5 .......... D1, 7 .
3. Liệt cứng tứ chi ................ C1,4 .
4. Liệt mềm chi dưới .............. D11,12 ............... .................... S1,2,2,4+cụt .
5. Liệt chi trên ..................... C6,7 .................. D1
6. Liệt tê cứng ..................... C6,7
7. Liệt mềm ......................... C5 .................... D3,4 .............. S1 .
8. Chân tê mỏi ..................... D10 .
9. Chân teo ......................... S1,2 .
10.Cơ bắp chân teo ............... S1,2,3 .
bài 16: TUYẾN NƯỚC MẮT-TUYẾN NƯỚC BỌT-TUYẾN MỒ HÔI-
TUYẾN BÊCTOLIN-TUYẾN TIỀN LIỆT-MẠCH-SINH DỤC NAM.
******
TUYẾN NƯỚC MẮT .
1. Tuyến nước mắt .................................C7 .................................. D11.
2. Nước mắt sống ...................................C1 .
TUYẾN NƯỚC BỌT.
- Tuyến nước miếng ............................... C7 .
TUYẾN MỒ HÔI .
- Tuyến mồ hôi .................... C1 ..............D1,2,3,11........................ S1,2,34,5.
TUYẾN BECTOLIN
- Tuyến Bectolin ..................................... L1,2 .
TUYẾN TIỀN LIỆT.
- Tuyến tiền liệt ...................................... D10,12 .......................... S1,2 .
MẠCH .
- Xơ động mạch ................... D2,10,11.
SINH DỤC NAM .
1. Bìu dái ................... L1
2. Di họat tinh ............. C7.................... D10 ............... L3 .......... S1,2,3,4,5.
3. Đau dương vật ................................ D10,12 .
4. Đau đầu dương vật ......................... D6,7,8,9,11,12 .
5. Trung tâm cương cứng .......................................................... S2 .
6. Trung tâm phóng tinh ............................................ L1,2,3.
7. Liệt dương
8. Ngọc hành ..................................... D10,11,12 ...... L1,2,3.
9. Sinh dục nam ....................................................... L4 ............ S1,2,3,4,5 .
10.Ống dẩn tinh ...................................................... L4 .
11.Sưng ống dái ........... D10,11,12 ............................ L1,4 ......... S1,2,3,4,5.
12.Cường dương ........... L4,5 ..................................................... S2,3 .
13.Trung tâm sinh tinh trùng ................... D7.8.9.10 .
14.Viêm thận ............... D10,11 ............. ................... L1,2,3,4,5 .
15.Di mộng tinh ............ C7 ................... D1,6,12 ........ L1,2,3+cụt .
16.Giao hợp 0 xụất tinh....C7 .
17. Quai bị ...................C2,3,4,5,6......... D1,2,3 .
bài 17 : PHỤ KHOA .
******
1. Buồng trứng ............... D10,12 ..................... L1.2.3.
2. Bế kinh ...................... D10,11,12 ................. L,2,3 ................ S1,2,3,4,5 .
3. Băng huyết ................ D10,11,12 ................. L1,2,3 ............... S2,3,4,5.
4. Cổ tử cung ................................................ L2 .................... S2 .
5. Co khít âm đạo,
bụng nóng .......... D10,11,12 ................... L1,2,3 ............... S2.3.4.5.
6. Hiếm con ................. D10,12 ..................... L1,2,3,4,5........... S1,2,3 .
7. Điều kinh+tăng
calci huyết .......... C7.
8. Kinh ít ........................D10 ......................... L1,2,3,4,5 .......... S1,2,3,4,5.
9. Kinh mãn............................................................................... S4
10. Kinh không đều ........... C7- D10,12 ............... L1,3 .................. S1,2,5 .
11. Kinh quá nhiều ............ D10.
12. Khí hư ....................... D12 ......................... L1,2,3,4 ............. S4 .
13. Rối lọan mãn kinh ......... D10 ......................... L1,2,3,4 ............. S4.
14. Trị thống kinh .............. D10. ........................ L1,2,3,4 ............. S4.
15. Tử cung đau ................D12 .........................L1,2,3 ................ S3,4,5.
16. Tử cung nhỏ ................D10. ....................... L1,2.
17. Tuyến vú ....................D4, 5, 6 .
18. Sa dạ con ................... D10,12 ................... L1,2,3,4,5 ........... S2,5 .
19. Viêm tử cung ................D12 ....................... L1,2,3 ................ S3,4,5.
20. sinh dục nữ ..................L3.
21. Ống dẩn trứng ..............D11,12
bài 18. VIÊM - U XƠ .
******
VIÊM
1. Viêm họng (chẩm nóng).... C4,5 ................... D2,3,4,5 ........... L3,5 ..... S3.
2. Viêm phế quản ...............D2,3,4,5 .
3. Viêm mũi dị ứng ..............D2
4. Viêm tai ...................... C1,2,3 ................ D3,11 ................. L2 ........ S2.
5. Viêm lợi ....................... D12 ............................................. L3,4,5 .
6. Viêm dạ dày mãn ........... D5 .
7. Viêm hành tá tràng ........ D5.
8. Viêm màng phổi ............. D11 ............................................. L3 .
9. Viêm gan ...................... D5,10,11,12 .................................. L3 .
10. Viêm túi mật ................ D5,10,11
11. Viêm mật ..................... D11.............................................. L2,3,5 .
12. Viêm tuyến vú .................................................................. L1 .
13. Viêm ruột thừa .............. D11 .
14. Viêm niệu quản .............. D10.
15. Viêm bàng quang .......... D11 ............................................ L1,2,3 .
16. Viêm tinh hòan ............. D10,11. ....................................... L1,3 .
17. Viêm tử cung ............... .................................................. L3 ........... S3.
18. Viêm âm đạo ................. D11 ............................................ L1,3 .
19. Viêm khớp chi trên ........ C3,4,5,6,7 ......... D1,2,3 ................ L5 .
20. Viêm khớp chi dưới ........................................................... L4,5......... S1,2
21. Viêm màng não trẻ em .... L2
22. Viêm màng não .............. C1,2................. D4 ...................... L2 .......... S1,5.
23. Viêm xoang .................. C2,3,4,5 ........... D2,3,4,5 .
24. Vẩy nến ...................... C7 .
U XƠ .
1. U .................................L2 ,3 .
2. U vú .............................D5,6 ............................................ L2,3 .
3. U xơ vú .........................D4,5,6,7,8,9,10,11,12 .
4. Ung thư phổi .................. D6,10,11....................................... L2,3
5. Ung thư gan ...................D5,6,7,8,9,10 ................................ L2,3
6. Ung thư đường ruột ......... D10,11,12 ..................................... L1,2,3,4,5..S2,5.
7. Ung thư vòm họng ........... C3,4,5,6,7........... D1,2,3,4,5........... L2,3 .
8. Ung thư dạ dày ............... C5,6 ..................D5,6,7,8.9,11,12,13..............L1,2,3,4.
9. Uốn ván ......................... D4,6............................................ L3 .......... S2.
10. Ức chế co bóp:ruột, bàng quang, dạ dày ............................... L1,3.
11. Ức chế: mạch, niệu đạo, màng ruột ...................................... L1,3 .
Chú ý : các bệnh trên, chỉ nên dùng đạm thực vật thì chữa mau khỏi
bài 19 : TÂM THẦN KINH - NGỦ.
******.
1. Bệnh tâm thần .................... C1,2,6,7..........D1,,23,6,11,12........ L1,2,3,4,5.
2. Điên cuồng ........................ D3.6 .
3. Động kinh .......................... C1,7...............D1,6.10,12 ............ L1,3,5 + cụt.
4. Đau thần kinh ........................................D 9 .
5. Hỏang hốt ................................................D1,2,9,12 ............. L1 .
6. Hồi họp ............................. C6 .................D3,5,6.
7. Kinh sợ ............................. D10,11 ............ . ..........................L3,4,5.
8. Kinh giật ........................... D3,4,12 .
9. Lo sợ ................................ C6 ...................D6,11,12 .............. L1.........S2.
10. Lo lắng ưu phiền ................ D11,12
11. Lo ắng căng thẳng .............. C6 ................... D8,9,10,11,12 ...... L1,3,4 .
12. Người phiền muộn ................ D5 .
13. Nhớ kém,lẫm cẫm,dại ........... C7 .................... D5,6 ................... L1,4....S2.
14. Sợ hãi, điên cuồng................ C6..................... D1,2,5,6,8,9 ...................S2 .
15. Tâm thần kinh .................... .C6 .................... D1,3,5,7,8 ...........L14.
16. Thần sầu bạc nhược ............ D1 .
17. Thần kinh trên rối lọan .......... D4.
18. Tiền đình ............................D1 .
19. Thóang mê ..........................D1.
20. Đau thần kinh ......................C7 ...................D5,6 ..................... L1,4 .... S2 .
NGỦ .
1. Ngủ bất tỉnh ........................................... C1 .
2. Ngủ quá nhiều ......................................... C1 .
3. Ngủ không yên giấc .................................. D 9 .
4. Ngủ ít ..................................................... D10 .
5. Ngủ mơ ác mộng ....................................... D1,2,3,6 .
6. Ngủ hay giật mình ..................................... D2,5,8 ................................. S2.
7. Mất ngủ, ác mộng ..................................... C1, D12 ............L1 .
8. Nằm hay trở mình ...................................... D6 .
9. Mất ngủ kéo dài ........................................ D7,8,10 .
10. Ngủ ngáy .......................................................................L3
bài 20: SUY NHƯỢC CƠ THỂ-TRÚNG PHONG-DA-CÁC ĐÁM RỐI.
******
SUY NHƯỢC CƠ THỂ
1. Gầy còm ......................... D4,5,6,7,8,9,10,11,12... ................L1.
2. Da xanh .......................... C7 ........................... D1,2,3,4,5..L3.4.5..S2.
3. Còi xương ........................ D4 .
4. Gầy yếu........................... D5............................ L5 ........... S1,2,3,4,5.
5. Mệt mỏi ........................... D5 ........................... L2,4,5 ..... S1,2,3,4,5.
6. Ăn kém ............................D7,9 ........................ S2 .
7. Cơ thể hư hao ................... D4,5,6,7,8,9,10,11,12.
8. Suy nhược cơ thể .............. D5,6,7,8,9,10,11,12 .
9. Trì trệ (lười, bải hỏai) ......... L5 ........................... S1.
TRÚNG PHONG .
1. Co giật - ngất ................... D4 .
2. Ngã - hôn mê ....................C1,2,7 ......................D1,2,6....................S2 .
3. Mắt-miệng méo lệch ............ C1,2 ........................ D4,6,11,12 .............S2 .
4. Cấm khẩu ........................C6 ........................... D6 ........................S2
5. Co giật- cấm khẩu .............. C6 ............................D6,12 ....................L1.
6. Mất tiếng .........................C5,6 .........................D6,12 .................L1..S2 .
7. cảm mạo .........................D1,2,9,10,11.
DA .
1. Da .........................................D5,6 .
2. Da vàng+dày cộm ...................... D4 .............................L2.
3. Da vàng, mắt vàng ......................D7,8,9,10,11,12 .
4. Da bụng dầy ............................. D6,10,11,12.
5. Dị ứng .....................................D5 .
6. Mụn nhọt-ngứa ............................................................L3,4,5.
7. Ngứa nhiều ................................D10,11........................ L2,3.
8. Chân lông ..................................D1,2 .
9. Phù nề ......................................D1,10,11.
10.Gan yếu, vẩy nến .......................D4,5,6,7,8,10,11,12.......L2.3.
11.Vẩy nến .....................C7...........D2,4,5,6,7,8,10,11.........L3,4.............S4,5.
CÁC ĐÁM RỐI .
1. Đám rối mạc treo dưới ........................................... L1.2.3 .
2. Đám rối mạc hạ vị ................................................ L1,2,3,4,5.....S1,2,3,4,5.
3. Đám rối mạc dương ......................D7,8,9,10,11,12.
4. Đám rối mạc cánh tay ....C1.
5. Đám rối mạc thần kinh thắt lưng ........D12 ..................L1,2,3,4,5......S2,3,4.
6. Búi thái dương .............................D5,6,7,8.
bài 21 :CÁC TRUNG TÂM THẦN KINH TỰ CHỦ .
******
1. Trung tâm tăng nhịp tim ..............C1,2,3.4.
2. Trung tâm các tạng trung thất ......................................L3.4.
3. Trung tâm nội tạng dưới cơ hòanh .............D5,6,7,8,9,10.
4. Trung tâm chậu hông ..............................D12 ...............L1,2.
5. Trung tâm ức chế tiểu tràng .....................D5,6.7.8.9.10,11,12 - L1.
6. Trung tâm ức chế đại tràng ...........................................L2,3,4.
7. Trung tâm ức chế bàng quang ....................................... L2,3,4.
8. Trung tâm ức chế bàng quang .........................................................S2,4.
9. Trung tâm cương cử ......................................................................S2.
10.Trung tâm phóng tinh ....................................................L1,2,3.
11.Trung tâm thoát phân ....................................................................S2.
bài 22 : HỆ CƠ.
******
1. Cơ co bóp bàng quang ................................D1 .........................S1,2,3,4
2. Cơ chân lông ............................................ D1,2 .
3. Cơ vòng niệu đạo .......................................D1.
4. Cơ hai đầu ...........................C5,6.
5. Cơ ức đòn chũm co lại ...........C3.
6. Ức chế co bóp bàng quang ........................................L1,3.
7. Ức chế co bóp dạ dày ..............................................L1,3.
8. Ức chế co bóp mạch ................................................L1,3.
9. Ức chế co bóp màng ruột ..........................................L1,3.
10.Ức chế co bóp niệu đạo ............................................L1,3 .
bài 23 : ĐIỀU NHIỆT .
******
1. Lạnh lưng ..................................................... L2.3.
2. Chân lạnh .....................C7.
3. Thân lạnh ............................................................................... Vùng S
4. Phát nóng .....................D6,7,11..................... L1,2,3,4............... S1,2 .
5. Sốt không ra mồ hôi ........C1,2,7........ D1,4.
6. Sốt ra mồ hôi ..................................D2,3,8......L3.
7. Mồ hôi trộm ....................................D11,12......L1,3.
8. Cảm cúm .......................C1,2...........D3.
9. Sốt cổ+gáy cứng .............................D10,11......L3,4 .
10.Say sóng .......................C7..............D1,5,8.................................S2 .
11.Nóng người ......................................D5,8 ........L1.
bài 24 : NGƯỠNG .
******
Ngưỡng là điểm dừng = ngưng = thắng .
Chưa tới = chưa đạt = chưa tới đích .
Vượt quá = quá mức = thừa = dư = hỏng = chán ngán .
Phải dừng đúng lúc = còn thèm = còn muốn = ngon ....> đạt yêu cầu tốt.
Chú ý : * Vui quá = hại tim .
* Xót xa quá = hại phổi .
* Tức giận quá = hại gan .
* No quá = hại dạ dày
* Ham quá = hại thận .
* Đúng mức, điều độ = khoe mạnh, vui tươi .
HẾT
Thay lời kết luận .
Kính thưa các bạn .
Theo yêu cầu của nhiều bạn, chúntg tôi xin mạnh dạn viết lại tài liệu để các bạn cùng nghiên cứu phương pháp Tác động Đầu và Cột sống, để chẩn và trị bệnh của Lương Y Nguyễn Tham Tán .
Đây cũng là đúc kết thành quả của đệ tử trung thành của Lương y Nguyễn Tham Tán sau hơn 20 năm chữa trị bằng PPTĐĐVCS, xin kính dâng lên hương hồn Thầy. Kính mong mọi người trong gia đình Thầy cùng đồng môn cho phép.
Sau khi các bạn nghiên cứu tài liệu giới thiệu sơ lược PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG để chẩn và trị bệnh không dùng thuốc của Y học dân tộc cổ truyền và hiện đại hóa của Việt Nam. Các bạn có bất cứ nhận xét gì cần bổ sung, bổ khuyết, chúng tôi mong được sự chỉ bảo chân thành, tham gia tích cực, khách quan đánh giá của các bạn. Nếu các bạn đã có quá trình nghiên cứu và chữa bệnh bằng PPTĐDVCS có kết quả cụ thể.
Chúng tôi mong muốn hơn nữa , các bạn đã từng được chữa bằng PPTĐĐVCS , kết quả như thế nào thì cho đánh giá thực tế.
Chúng tôi mong PPTĐĐVCS để chẩn và trị bệnh không dùng thuốc của Việt Nam, ngày càng sưu tầm được nhiều kinh nghiệm y học dân tộc cổ truyền, và học tập được nhiều kết quả y học hiện đại, làm cho PPTĐĐVCS của Việt Nam, ngày càng khoa học, chính xác, phong phú, hiệu quả cao, đem lại nhiều lợi ích cho nhân loại.
Xin chân thành cám ơn các bạn.
TP. HCM, ngày 22/6/2010.
CÔNG KIM THẮNG.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top