Lưu Khâm đàn hặc

Hoàng cung, Kính Thiên điện, một vài tiếng trước...
Triều thần tệ tựu đông đủ, bách quan đứng thành hàng, người người khuôn mặt trang nghiêm, không dám nửa phần buông lỏng. Ở trên đài cao, một người tướng mạo trung niên, khí chất oai hùng, đôi mắt có thần, lưng dựa long ỷ, khí thế bễ nghễ nhìn xuống chư công đại thần. Người này không ai khác chính là đương triều hoàng đế, Phi Tứ!
Ở kế bên, một viên thường thị thái giám ngày lúc ấy cao hô, "Hữu sự bẩm tấu, vô sự bãi triều!"
"Thần có việc tấu!" Đột nhiên, một người thân tướng ngũ đoản, diện quan phục, đầu đội mão quan đứng ra kính cẩn hô.
Phi Tứ thấy người nay đứng ra, đạm nhiên hỏi, "Lưu ái khanh có việc gì bẩm tấu?"
Người này họ Lưu tên Khâm, đường chất của Lưu Vĩnh Chi. Ứng Thiên nguyên niên thời Thái Tổ, Lưu Khâm giữ chức gián nghị đại phu, cùng với thừa tướng Trương  Ân lúc ấy vẫn là Văn An các đại học sĩ soạn thảo văn cử chế, tiến cử hiền lương cho triều đình, được Thái Tổ tín nhiệm.
Thái Tổ mất, Trương Ân làm tư không sau thăng thừa tướng. Lưu Khâm được bộ nhiệm làm tư không, kiêm chiêu hiền quán chủ, được quyền đề bạt sĩ lại. Khâm tại chức điều hành mọi việc nghiêm cẩn, thường hay buông lời thẳng thắn, cùng Cao Ứng coi việc lễ chế, đàn hặc bách quan.
Vào thời tiên đế, Cao Ứng, Lưu Khâm từng liên tấu đàn hặc đương triều thừa tướng Cao Bá, chê Cao Bá tại chức không giữ nghiêm cẩn đạo bề tôi, ngạo mạn tranh công khiến đại thần bất hòa. Thái Tổ nghe vậy liền cách chức Cao Bá, biếm đến Trung Châu làm thích sử rồi chết già khi đương chức.
Sau đó, chức thừa tướng bị bỏ trống mãi đến khi Thái Tổ băng hà, Trương Ân thăng nhiệm làm thừa tướng mới được bổ khuyết. Vì thế, bách quan nhìn Cao Ứng, Lưu Khâm như thấy hổ dữ, bình thường đều hết mực tuân theo lễ chế, sợ bị hai người hạch tội.
Hôm nay, Lưu Khâm có việc bẩm tấu, trong lòng bách quan hơi đưa mắt nhìn nhau một chút, trong lòng tự giễu kẻ nào xui xẻo bị đàn hặc a. Lưu Khâm nghĩa chính ngôn từ, bắt đầu nói, "Bẩm bệ hạ, trong mấy ngay nay thành Trường Đô không được an ổn. Bách tính thường hay đồn đoán Nguyễn gia thiếu công tử bị thiên lôi bổ xuống, xuýt nữa mất mạng. Thần có nghe bách tính nói rằng: 'Quốc công Nguyễn Thế Thanh lệ khí quá nặng, khiến cho trời đất phẫn nộ giáng xuống lôi đình!' Mà Nguyễn gia thiếu công tử bị lôi đình trút xuống, trên người ảnh hưởng xú khí, mà lại làm Kinh Môn đại tướng, có thể mang vận rủi đến tiền tuyến! Bệ hạ nên xu cát tị hung, mau đổi lại đại tướng!"
Lời vừa ra, bách quan kinh ngạc nhìn Lưu Khâm giống như yêu quái. Mọi người đều biết, Nguyễn gia cùng hoàng thất vô cùng gần gủi, từ thời Thái Tổ đã ban hôn cho Nguyễn Ung làm phò mã, đến khi Phi Tứ đăng cơ lại phong cho Nguyễn Thế Lư làm thái úy đứng hàng Tam công, trọng dụng chi ý đã rõ rành rành. Hôm nay lại đem lời quỷ thần giá thân Quốc công Nguyễn Thế Thanh, lại tát nước bẩn lên Nguyễn gia thiếu chủ! Đây là muốn làm gì? Phiên thiên a?
Mà Nguyễn Thế Lư vốn đứng đầu quan võ, nhắm mắt dưỡng thần nghe Lưu Khâm nói xong, cũng mở mắt lên nhìn Lưu Khâm để xem hắn muốn đùa nghịch hoa chiêu kiểu gì. Ở trên long ỷ, Phi Tứ nhìn Lưu Khâm như có điều suy nghĩ, nhẹ giọng hỏi, "Lưu ái khanh, việc quỷ thần trắc thí thiên cơ vô cùng huyền ảo, không phù hợp vọng bàn trên triều đình! Việc này hãy thôi đi."
Lưu Khâm nghe vậy, điềm tĩnh nói, "Bệ hạ, năm đó tiên đế làm nha tướng ở Trường Đô, thiên hạ khắp nơi đại loạn, không ai rõ thiên hạ sẽ về tay ai. Tiền triều thất kỳ hươu, thiên hạ công trục chi. Lúc đó, có một vị đạo sĩ trẻ tuổi, quan tướng mạo của Thái Tổ nói rằng 'kẻ này khí vận như rồng, tướng mạo uy nghiêm, thiên hạ về tay người này vậy!' Quả nhiên, về sau thiên hạ về tay Thái Tổ, mà vị đạo sĩ trẻ tuổi ấy cũng không biết đã đi về đâu. Bệ hạ, việc quỷ thần vô cùng khó lường, để tránh vạn nhất; bệ hạ hãy mau suy xét thật kỹ, để tránh hối tiếc về sau!"
Lời của Lưu Khâm nói vô cùng xảo diệu. Thứ nhất, việc đạo sĩ quan tướng mạo của Thái Tổ mà biết được thiên hạ về tay người này được dân gian lưu truyền rất lâu, triều đình cũng cố ý thuận nước xuôi thuyền mà đẩy để thu nhân tâm. Vì thế, khi Lưu Khâm đem việc này nói ra, nếu Phi Tứ lại bác bỏ giữ vững "việc quỷ thần trắc thí thiên cơ vô cùng huyền ảo, không phù hợp vọng bàn trên triều đình," thì tất nhiên sẽ bị tội bất kính với tiên đế. Mà nếu đồng ý với Lưu Khâm, vậy thì đại kế của hắn nâng đỡ Nguyễn gia, chèn ép tam đại gia tộc sẽ bị rối loạn.
Lưu Khâm hơi tiểu thi lược kế đã khiến cho Phi Tứ rơi vào tình trạng khó xử. Phi Tứ nhìn Lưu Khâm, hơi suy nghĩ một chút liền hiểu ý đồ của Lưu Khâm, à không, phải nói là của Lưu gia!
Lưu gia vốn là tướng môn thời tiền triều, tổ tông từng đi ra vô số danh tướng, danh thần phục vụ cho tiền triều. Về sau, Lưu gia tổ tông bị tội mà tịch thu chức tước, gia tộc nhanh chóng suy yếu, mãi đến thời Lưu Vĩnh Chi, trong gia tộc chỉ là một phú hộ ở trong huyện.
Lưu Vĩnh Chi giỏi võ nghệ, thạo binh pháp, dũng lực kinh người. Lúc Thái Tổ đánh dẹp lũ giặc Trịnh Thành, Lưu Pha thì gặp phải Lưu Vĩnh Chi chủ động đến đầu nhập. Thái Tổ hỏi kế dẹp giặc, Lưu Vĩnh Chi ôn tồn nói, "Lũ Trịnh Thành, Lưu Pha chỉ là tiểu nháo! Đóng trại ở phía đông gần sơn lâm, có thể một mồi lửa tiêu diệt!"
Thái Tổ nghe vậy, lấy Lưu Vĩnh Chi làm tướng, đem binh dẹp Trịnh, Lưu thì quả nhiên đại thắng, thu khí giới vô số, hàng binh vài vạn. Trận chiến ấy, trợ Thái Tổ khai cường thác thổ, nắm giữ toàn bộ Trường Châu, uy hiệp được Trung Châu cửu quận.
Lưu Vĩnh Chi được Thái Tổ trọng dụng, phong làm thượng tướng, về sau lần lượt giữ các chức đề đốc Trung Châu, hành quân tổng quản dẹp được Võ Di Thuần, Dương Mạc, chấn kinh thiên hạ. Thiên hạ thái bình, Ứng Thiên nguyên niên năm đầu, phong chức Vân Châu đại nguyên soái, đề đốc Thượng Cốc, đề phòng Trung Thổ man di. Khi man di xâm phạm, Lưu Vĩnh Chi cầm quân phá tan, hung danh hiển hách, ở Trung Thổ cũng là danh tiếng đồn xa.
Lưu gia theo Lưu Vĩnh Chi thu được công huấn cũng là được hiển quý, dòng tộc tử đệ lần lượt ra làm quan. Đồng thời, Lưu Vĩnh Chi sinh thời muốn trung hưng Lưu gia, cũng là hắn năm đó không ngần ngại đi theo Thái Tổ Võ hoàng đế động lực lớn nhất.
Hiện tại, Thái Tổ băng hà, tân đế đăng cơ lại muốn chèn ép Lưu gia hắn! Lưu Vĩnh Chi khi bị tịch thu binh quyền, đề bạt Nguyễn Thiện làm Kinh Môn tướng, ý muốn nâng đỡ Nguyễn gia đã sáng tỏ như ban ngày, hắn làm sao lại không hiểu?
Lưu gia vốn chỉ có Lưu Vĩnh Chi là đại trụ cột, chi mạch nhân tài chỉ có mỗi Lưu Khâm là có đại tài, đủ để chống đỡ Lưu gia. Trưởng tử Lưu Quảng Viêm có tài nhưng vẫn còn trẻ tuổi, tư lịch không dày, không đủ để phục chúng. Thứ tử Lưu Quân Vũ còn là hài đồng năm tuổi, tài năng không rõ. Vì thế, Lưu Vĩnh Chi cần phải duy trì Lưu gia tiếp tục cường thịnh cho đến khi hài tử của hắn trưởng thành.
Trên triều đình, chỉ có mỗi Lưu Khâm là thân mang trọng trách, cư chức tư không, lực ảnh hưởng so với Lưu Vĩnh Chi bị thu binh quyền mạnh mẽ hơn. Mặc dù Lưu Khâm uy vọng không bằng hắn, nhưng trọng tại thực quyền, có thể vì Lưu gia phân ưu, tận chút sức mọn.
Lại nói, Phi Tứ sau khi thấu hiểu Lưu gia ý đồ, trong lòng không khỏi dâng lên cảm giác chán ghét. Lưu gia thời tiên đế, có Lưu Vĩnh Chi cầm quân quyền, Lưu Khâm ở trọng chức, bên trong tiền hô hậu ủng, chống đỡ cho con em mình, dung túng làm xằng bậy.
Ứng Thiên năm thứ tám, Lưu gia chi thứ Lưu Nguyên ở Hải Đông huyện, Đông Châu ỷ vào Lưu gia quyền thế, khi nam bá nữ, việc ác bất tận, nhưng nhanh chóng bị triều đình phát giác xử lý. Thái Tổ hoàng đế biết chuyện, chỉ cách chức quan nhưng không có động đến Lưu gia. Ứng Thiên năm thứ mười hai, Lưu gia dòng thứ Lưu Cẩn tham ô ngân khố, bị Cao Ứng phát hiện, dâng sớ hạch tội bị Lưu Vĩnh Chi bí mật dàn xếp chỉ bị giam trong đại lao, không phải thụ hình pháp. Lúc Phi Tứ hắn chấp chính đại quyền, Lưu Vĩnh Chi ở Vân Châu không để hắn vào mắt, công nhiên bổ nhiệm võ quan ở trọng trấn như Xương Dương, Yên Thành, và Diên Ôn, mượn cớ các nơi trọng trấn vô cùng hiểm yếu, cần phải có tướng trấn thủ. Phi Tứ nghe vậy, nửa tin nửa ngờ, cho mật thám dò la, nhanh chóng phát hiện các nơi trọng trấn chỉ biết có Lưu Vĩnh Chi mà không biết triều đình!
Lưu Vĩnh Chi hắn chỉ có tôn kính, sợ phục thần uy của Thái Tổ Võ hoàng đế mà không sợ uy của hắn! Như vậy triều đình thế nào tập quyền? Hoàng quyền như thể nào có thể quảng khắp thiên hạ? Cho nên, Lưu gia phải bị chèn ép!
Nghĩ đến chỗ này, Phi Tứ trong lòng càng thêm kiên định chèn ép tam đại gia tộc, để cho triều đình thêm kiên cố! Đồng thời, Nguyễn Thế Lư nhìn thấy Phi Tứ thần sắc kiên định, lại nhìn Lưu Khâm vẫn còn đang đứng thì nở nụ cười mỉa mai nghĩ, "Lưu gia tính toán không tệ! Nhưng lại có chút gấp gáp a!"
Nguyễn Thế Lư sở dĩ nghĩ như vậy là vì hắn nghĩ đến điểm mấu chốt: Lưu Vĩnh Chi đã già a! Lưu Vĩnh Chi tuổi đã gần lục tuần, người sống đến lục tuần cũng đã là lão thọ! Hắn gấp gáp vì Lưu gia suy tính nhưng lại bất cẩn không nghĩ chu đáo, vô tình xúc phạm hoàng đế long nhan! Đồng thời, hắn cũng biết được Lưu gia ở Vân Châu tự ý bổ nhiệm quan võ, quả thực là trọng tội! Đã phạm tới triều đình vảy ngược! Sở dĩ chậm chạp không xử phạt cũng là vì Lưu Vĩnh Chi hắn còn sống!
Lưu Vĩnh Chi còn sống, Vân Châu an ổn! Lưu Vĩnh Chi có xảy ra hệ lụy gì, bắc cảnh có nguy cơ rung chuyển mạnh, tạo thế cho Trung Thổ man di lúc vắng mà vào, vô cùng tai hại. Cuối cùng, đó chính là chỉ cần Lưu Vĩnh Chi muốn tạo phản, Vân Châu nhất tề hưởng ứng, làm cho thiên hạ thái bình vốn chưa vững lại bốc lên nguy cơ chiến tranh!  Nguyễn Thế Lư suy nghĩ toàn diện thông suốt, trong lòng cũng là lo nghĩ không thôi!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top