syn6
Câu 6. Chứng minh đặc điểm thích nghi với đời sống ks của trùng bào tử và trùng roi.
6.1: Trùng roi:
a) Đặc điểm cấu tạo, sinh lý: Sống ở nước, ký sinh, vận chuyển bằng roi. Dị dưỡng, tự
dưỡng, tập đoàn.
b) Hìnhdạng: Ổn định nhờ vào lớp ngoại chất phân hóa thành màng phim lớp keo (Volvox), lớp sừng hay lớp xenlulo.
Roicó 2 phần, phần ngọn di chuyển xoắn ốc - cho cơ thể chuyển động như một mũi khoan, còn phần gốc nằm trong ngoại chất. Dọc roi có 9 chùm sợi, xếp đều theo vòng bao ngoài và một chùm sợi ở phần trung tâm.Phần ngọn roi mỗi chùm sợi có 2 sợi đơn, phần gốc roi mỗi chùm sợi có 3 sợi đơn. Sợi giữa nâng đỡ. Thể gốclà hạt hình trụ có màng bao quanh, nằm sâu trong nội chất. Thể cận gốc, có chức năng như thể golgi (vận động roi). Hạt gốc cấu tạo tương tự ty lạp thể .
Nhóm ký sinh trong ĐV, có màng uốn là phần nguyên sinh chất gắn với gốc roi giúp cho trùng roi chuyển động trong mt có độ nhớt cao ở máu ĐV chúng ký sinh.
Cơ quan nhận as là điểm mắt, ở gốc roi, tích lũy những hạt sắc tố nhỏ lipoit. Cơ quan điều hòa áp suất là không bào co bóp, hình thành một hệ thống nằm phía trước cơ thể, có bể chứa thông với bên ngoài.
6.2: Trùng bào tử:
a) Đặc điểm cấu tạo và sinh lý:Ký sinh trong TB, trong ruột hay trong xoang cơ thể, nhiều loài gây bệnh cho người và gia súc.
b) Cấu tạo:
- Trùng hai đoạn:Nội ký sinh, tương đối lớn (10mm - 16mm), hình thoi, chia 2 phần (phần trước là cơ quan bám và phần sau chứa nhân TB). Cơ quan đỉnh gồm vài túi dịch và 10 - 12 dải vi cơ bao quanh.Bao ngoài cơ thể là cuticun, ngoại chất phân hoá phức tạp hình thành các sợi co rút và nâng đỡ - bào cốt. Hạt dự trữ là paraglycogen, sự dinh dưỡng, hô hấp và bài tiết đều thực hiện qua bề mặt cơ thể.
- Trùng hình cầu và Trùng bào tử máu: Nội ký sinh, kích thước nhỏ, phân hoá phức tạp. Mỗi trùng bào tử có màng TB 2 lớp bọc ngoài, có hệ cơ quan đỉnh đặc trưng để chui vào TB vật chủ. Ở cạnh nhân, khoảng giữa cơ thể có lỗ thông của màng TB, nơi hình thành không bào tiêu hóa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top