syn36

Câu 36. So sánh hình dạng và cấu tạo của vỏ ở các lớp CB, HMV và CĐ.

Chân bụng:Cơ thể bao trong một vỏ xoắn, xoắn hình chóp hay xoắn trên một mặt phẳng, có thể có thêm nắp vỏ.

Mức độ phát triển vỏ khác nhau: Che kín, che kín một phần (Carinaria), vỏ tiêu giảm còn lại các vụn đá vôi (Arion) hay tiêu giảm hoàn toàn ở một số CB sống KS, trên cạn, sống bơi.

Cấu tạo vỏ điển hình, từ ngoài vào trong có các lớp sừng (periostracum), lăng trụ canxi và lớp xà cừ (chỉ có ở một số như bào ngư, ốc xà cừ...) Số vòng xoắn của vỏ ốc trưởng thành thay đổi: Achatina fulica là 6 - 7 vòng. Vòng xoắn có thể theo chiều kim đồng hồ (xoắn thuận) hay ngược chiều kim đồng hồ (xoắn ngược).

Hai mảnh vỏ:Vỏ gồm có 2 mảnh, che kín 2 bên thân, dính liền với  nhau ở mặt lưng nhờ dây chằng và các khớp. Bao bọc bên ngoài là lớp sừng - conchiolin, màu nâu sẫm, tiếp đến là lớp đá vôi dày, màu trắng, trong cùng là lớp xà cừ có màu sắc lóng lánh).

Một số Chân rìu khác có 2 mảnh vỏ không đều nhau, mảnh lớn chứa nội quan, mảnh nhỏ làm nắp đậy. Vỏ của nhóm sống ks (Teredo, Bankia...) tiêu giảm. Có 2 kiểu răng của vỏ là răng đồng nhất gồm có các răng giống nhau về kích thước (ở sò Arca) và răng khác nhau về kích thước (vẹm, hầu…)

Chân đầu:Vỏ của ĐV CĐ thay đổi: Vỏ của ốc Anh vũ xoắn trong một mặt phẳng và đối xứng 2 bên, chia làm nhiều vách ngăn, tạo thành nhiều buồng. Vỏ hình thành mai mực. Mai mực thấy rõ tấm sừng phía lưng, các vách ngăn xếp song song và sít nhau về phía bụng và chủy đá vôi tận cùng. Vỏ mất hoàn toàn không để lại dấu vết gì như ở duốc biển. CĐ còn hình thành bao sụn bảo vệ não, mắt, bình nang.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: