sv van con dam me doc sach

Đam mê đọc sách - ngọn lửa chưa tắt ở sinh viên TP - Với sự bùng nổ thông tin trên báo chí, mạng internet..., nhiều người cho rằng những trang sách đang mờ dần trong mắt sinh viên, rằng các bạn trẻ không còn đam mê với sách. Tuy nhiên, thực tế không hoàn toàn như vậy.

Các bạn trẻ đọc sách tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội. Ảnh: Huyền Thanh Nhiều khó khăn... Sự xuất hiện của mạngInternet đã làm phong phú thông tin trong xã hội ngày nay, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Mạng kéo theo sự ra đời của blog, diễn đàn, báo điện tử..., vô vàn những kênh thông tin phù hợp với sự năng động của người trẻ. Vì thế, kênh thông tin từ sách ít nhiều bị cạnh tranh quyết liệt. Bên cạnh đó, giá sách quá đắt so với mức chi tiêu của cuộc sống hàng ngày, cũng là một trong những cản trở sinh viên tìm đến với sách. "Thu nhập" hàng tháng của một sinh viên "thường thường bậc trung" trong khoảng 1 đến 1,5 triệu. Sau khi trừ các khoản tiền nhà, điện nước, tiền ăn... số tiền dư lại chỉ khoảng 200.000 đến 300.000 đồng. Thế nhưng, số tiền này cũng phải chia nhỏ cho trăm nghìn nhu cầu khác như phương tiện đi lại, sinh nhật, bè bạn... Trong khi đó, giá một quyển sách 300 trang trở lên ít nhất cũng 50.000 đồng. Những quyển sách hay có giá lên đến hàng trăm nghìn đồng. Trong tình trạng lạm phát như hiện nay, việc mua sách đọc thường xuyên lại càng khó khăn hơn với nhiều sinh viên tiền không rủng rỉnh. Chính vì thế, để có sách đọc, không ít sinh viên phải "leo" lên thư viện. Tuy nhiên, việc mượn sách ở đây không phải lúc nào cũng được như ý muốn. Nhung - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) cho biết: "Mình thấy mượn sách trên thư viện rất khó, có khi mượn ba quyển thì cả ba đều không có". Cái khó bó... đam mê, thực tế đó khiến không ít sinh viên thờ ơ với sách, để tìm đến với những loại hình chia sẻ thông tin hiện đại hơn như blog, diễn đàn, báo điện tử... Nhưng ngọn lửa chưa tắt Tuy nhiên, nếu vì những khó khăn trên mà nói đam mê đọc sách đã "chết" ở sinh viên, rằng giới trẻ ngày nay quay lưng với sách, là có phần nặng nề và không chính xác. Không ít "dân ét vê" vẫn có thói quen "nhai ngấu nghiến" những trang giấy đầy chữ bất cứ lúc nào có thể. Bác Liên - chủ một cửa hàng sách trên đường Nguyễn Xí, Hà Nội cho biết: Khách của cửa hàng phần lớn là sinh viên, thanh niên. Trước đây họ chủ yếu mua sách văn học nhưng giờ thì nhiều loại, sách khoa học, sách dạy về kinh doanh, sách văn hoá... Trong cặp của Hằng - sinh viên khoa Triết học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, luôn có một cuốn sách. Đó thường là sách văn học hay sách văn hoá. Những lúc ra chơi, thay vì ngồi "buôn" chuyện, nghe nhạc, Hằng đọc sách. "Thời gian rảnh ít quá, nên mình có thói quen tranh thủ giờ ra chơi để đọc sách" - Hằng nói. Lướt qua một lượt tám phòng trọ sinh viên tại khu nhà trọ ngõ 53 đường Nguyễn Phong Sắc (Hà Nội), tôi thấy phòng nào cũng có một góc riêng dành cho những quyển sách: Trên giá, trong tủ, sách gối đầu giường... Những người trẻ ở đây bảo, họ có chung một sở thích: Đọc sách. Để có sách đọc, sinh viên ta "tăng xin, giảm mua, tích cực... đi mượn", thay vì mua sách mới. Cao Hương - sinh viên năm hai, Đại học Sư phạm Hà Nội, chia sẻ: "Chúng mình hay trao đổi sách với bạn bè, như thế sẽ có nhiều sách hơn để đọc mà lại tích kiệm được tiền". Nhiều người còn tìm đến các hiệu sách để "đọc ké". Gặp Trần Thanh Tú - sinh viên Đại học Thương mại tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ (đường Xuân Thuỷ - Hà Nội) vào buổi tối, chàng sinh viên khoa Kinh tế Đối ngoại này cho biết: "Vì không có tiền mua sách, buổi tối rảnh là mình vào nhà sách này để.... đọc. Có nhiều sinh viên cũng đến đây đọc sách ké như mình". Dù phải đứng để đọc chứ không có chỗ ngồi thoải mái, lại phải chú ý xem nhân viên cửa hàng "có ý kiến" gì không, nhưng Tú cho biết, thường vào cuối tuần, quầy sách văn học không còn cả chỗ để đứng. Còn Minh Sơn - sinh viên khoa Điện tự động, Đại học Hàng hải lại chọn cách đọc sách trên mạng. Đây là hình thức đọc không còn xa lạ trong giới sinh viên, nhất là những người học ngành công nghệ thông tin.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hưng