das

Dấu hiệu nói dối thể hiện qua đôi chân15:07 | 07/10/2012

Trong hàng triệu năm, đôi chân không chỉ giữ chức năng di chuyển mà còn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược sinh tồn, như “chiến đấu, trốn chạy hoặc đứng im” của loài người.

Nhóm tế bào thần kinh cảm xúc nằm ngay trung tâm hệ thống thần kinh phản ứng xúc cảm của chúng ta. Chức năng chính của nó là đưa ra những phản ứng tức thời trước tác động của môi trường bên ngoài. Những phản ứng cảm xúc này xảy ra trước cả ý nghĩ. Trước khi chúng ta ý thức được hành động của mình thì bộ não đã tác động vào đôi chân. Và tùy tình huống mà ta bỏ chạy, tung cú đá đánh trả hoặc đứng im...

Động tác phản ứng trước nguy hiểm vốn được lập trình sẵn trong mỗi người. Bất cứ khi nào phải đối mặt với nguy hiểm, thậm chí chỉ là bực bội, đôi chân của ta vẫn phản ứng theo cách đứng im, sau đó cố gắng giữ khoảng cách hoặc tung cú đá lại.

Bạn sẽ khám phá ra cách nhận biết tâm trạng lo lắng hay vui mừng, phòng thủ hay lơ đãng, quyết tâm hay tháo lui của 1 người chỉ bằng cách đọc các dấu hiệu qua tư thế chân. 

Khi 1 người cố gắng kiểm soát ngôn ngữ hình thể của bản thân, họ chủ yếu tập trung kiểm soát nét mặt và cử chỉ tay. Các đảng phái chính trị lớn thường huấn luyện cho các ứng cử viên cách đưa ra hình ảnh đẹp về bản thân và đảng phái của họ trước công chúng. Tuy nhiên, hiếm khi các chính trị gia, nhân viên làm việc trong ngành giải trí hoặc quản lý được đào tạo về ngôn ngữ hình thể từ phần eo trở xuống. Cũng vì thế, tư thế chân thường là nơi tiết lộ sự thật nhiều nhất. 

Khi nói dối, hầu hết mọi người thường cử động chân nhiều hơn. Bước chân bồn chồn, đi lại loanh quanh, 2 chân ngoắc vào nhau hoặc vấp vào đồ đạc. Người ta còn duỗi hoặc gập chân để giải tỏa căng thẳng, thậm chí ngọ nguậy hoặc đá chân như hành động cố tháo chạy. 

Các nghiên cứu được tiến hành trên 1 số đối tượng. Bất kể đối tượng có nhận thức được việc “đọc dấu hiệu đôi chân” của đối phương hay không thì khi thấy được toàn thân của đối phương, hầu như họ đều nhận biết được thái độ lừa dối của người đó. Chẳng có gì lạ khi nhiều thương nhân cảm thấy thoải mái hơn khi được ngồi nói chuyện với đối tác, bởi lúc này đôi chân của họ được chiếc bàn che dấu.  

Vì vậy, khi cần đánh giá hoặc muốn hiểu rõ hơn về ai đó, bạn hãy kéo họ ra khỏi bàn giấy hoặc bàn hội nghị. Hãy ngồi ở nơi mà bạn có thể thấy được toàn thân của họ. Thậm chí, dù không cố ý làm như thế thì việc quan sát các dấu hiệu không lời từ những chuyển động ở chân đối phương cũng sẽ giúp bạn ít nhiều hiểu hơn về người ấy.

Những tay chơi bài chuyên nghiệp có thể nhận biết khi nào đối phương nắm thế thượng phong chỉ thông qua điệu bộ rung chân, cho dù bộ mặt họ cố tỏ ra vô cảm. Nhịp điệu ngọ nguậy của đôi chân là dấu hiệu của sự tự tin cao độ, biểu hiện cho sự thắng thế. 

Chúng ta cũng sẽ bắt gặp các dấu hiệu tương tự trong những cuộc đàm phán kinh doanh. Nếu thấy ai đó rung chân hoặc vai lắc nhẹ do ảnh hưởng của chuyển động chân thì có thể chắc chắn rằng họ đang rất tự tin về vị trí đàm phán của mình.

Ngược lại, nếu đối phương rung chân rồi bỗng nhiên ngưng bặt sau khi đưa ra lời đề nghị thì đó là dấu hiệu cho thấy sự hồi hộp chờ đợi. 

Giống như bất kỳ dấu hiệu không lời nào, điệu bộ rung chân cũng cần phải đặt trong tương quan với cử chỉ vốn trở thành thói quen của một người. Nếu người đó có thói quen rung chân một cách tự nhiên thì rất khó tìm ra dấu hiệu tích cực.

Sau khi nghiên cứu những đặc điểm của bàn chân, nhà phản xạ học Jane Sheehan đã tiết lộ: Quá khứ và hiện tại của một người sẽ được phản ánh chính xác trên đôi bàn chân của người đó.

Sử dụng "bảng chữ cái alphabe ngón chân", bà có thể đọc được tính cách của ai đó chỉ trong vài phút sau khi họ cởi tất ra. 

"Ngón chân thứ 2, cạnh ngón cái ở trên bàn chân phải của bạn cho thấy những gì bạn muốn trong cuộc đời. Nếu bạn sắp có được nó, ngón chân sẽ chạm xuống sàn nhà. Nếu không chạm hoặc xuất hiện khoảng trống giữa ngón thứ hai và thứ ba, điều đó chứng tỏ bạn đang cố gắng tách mình ra khỏi cảm xúc của bản thân".

Không chỉ nói về thói quen của bạn từ trật tự sắp xếp các ngón chân, Jane Sheehan còn nói được khi nào bạn hạnh phúc hay đau khổ. 

"Một sự kiểm tra khác là so sánh màu của bàn chân với màu của da ở phía trên mắt cá chân. Nếu màu sắc bàn chân bạn nhợt nhạt hơn, nó cho thấy sự kiệt sức và quá trình tuần hoàn máu đang diễn ra yếu ớt. Màu vàng là dấu hiệu của người đang có chuyện buồn chán. Vết chai ở rìa chân, ngay bên dưới ngón út, cho thấy người này phải gánh quá nhiều trách nhiệm".

"Khi người ta đau khổ, họ dồn hết sức nặng lên đầu mũi chân khi bước đi. Vì thế, sẽ có một vùng da sẫm hơn ở đầu mũi chân".

Jane Sheehan còn cho biết thêm: "Sự thật là khi bạn trải qua những cảm xúc mạnh mẽ, toàn bộ cơ thể bạn đều bộc lộ điều đó. Bạn thường quen với những biểu hiện của chúng trên cổ, đầu hoặc dạ dày mà không biết rằng điều đó còn bộc lộ ở bàn chân nữa. Những khi bạn bối rối, đốt đầu của ngón chân cái cũng sẽ ửng đỏ

Nam giới có thể theo dõi cử động chân của người phụ nữ mà anh ta đang theo đuổi trong các cuộc gặp để dự đoán mức độ tiến triển trong mối quan hệ tình cảm.

Theo tờ Telegraph, phần lớn nam giới cho rằng, phụ nữ thường đỏ mặt, xấu hổ hoặc cụp mắt khi gặp người đàn ông họ thích. Nhưng nhiều người lại tin rằng, chuyển động ở chân là 1 trong những tín hiệu trung thực nhất về cảm xúc của phái đẹp.

Hãng giày Jeffery West (Anh) đã tài trợ tiền cho dự án của các chuyên gia tâm lý thuộc Đại học Manchester, nghiên cứu mối liên hệ giữa chuyển động chân và cảm xúc của con người.

Nhóm nghiên cứu tuyên bố, cử động của bàn chân là 1 trong những dạng ngôn ngữ cơ thể mạnh nhất vì chúng ta thường cử động chân 1 cách vô thức. Chẳng hạn, khi phụ nữ cảm thấy cuốn hút bởi người đàn ông nào đó, 1 chân của nàng sẽ dịch chuyển ra xa so với vị trí của chân kia. Nếu chân nàng giữ nguyên vị trí hoặc vắt chéo nhau trong cuộc đối thoại, mối quan hệ giữa 2 người sẽ có nguy cơ xấu đi.

Có lẽ phái đẹp sẽ thất vọng khi biết những quy luật này không đúng với nam. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ vẫn có cách để nhận dạng những người đàn ông không chung thủy. Những anh chàng này có xu hướng đứng im 1 cách gượng gạo trong suốt quá trình nói chuyện.

Con người có thể che giấu nụ cười hoặc cảm xúc trong mắt, song không thể giấu cử động của chân vì chúng ta không ý thức được đôi chân đang làm gì. Ngôn ngữ bí mật của chân có thể hé lộ cả cảm xúc và trạng thái tâm lý của chúng ta. Giáo sư Geoff Beattie - trưởng nhóm nghiên cứu và là nhà tâm lý hàng đầu tại Anh nói: "Đôi chân là 1 kênh giao tiếp không lời”.

Theo Beattie, trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, tiếng cười không phải là dấu hiệu tốt trong mọi trường hợp. Thậm chí, đối tác có thể cười vì 1 khiếm khuyết nào đó của bạn.  Nếu cảm thấy căng thẳng, cử động chân của nam giới sẽ tăng. Tuy nhiên, trong tình huống tương tự chân của phụ nữ hầu như bất động.

Beattie cho biết, người có cá tính mạnh mẽ (cả nam và nữ) không thực hiện nhiều động tác chân và cơ thể khi nói chuyện do họ muốn kiểm soát tình hình. Xu hướng này cũng xảy ra ở người kiêu căng, tự phụ. Ngược lại, chân và cơ thể người dễ xấu hổ chuyển động liên tục. Nếu thấy ai đó cố gắng hạn chế cử động chân 1 cách gượng gạo, bạn hãy tin rằng người ấy đang cố gắng che giấu điều gì đó.

 Email        Bản in

Cẳng chân càng ngắn, chạy càng nhanh

Những người có ngón chân dài và cẳng chân ngắn thì có khả năng chạy nhanh hơn so với người bình thường. Đó chính là kết luận của nhà các nhà khoa học Mỹ khi tiến hành nghiên cứu chân của các vận động viên điền kinh.

Tiến sĩ Stephen Piazza, chuyên gia về chuyển động của con người tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu chân của các vận động viên điền kinh. Ông và cộng sự tuyển 10 người có cùng chiều cao và cân nặng với 10 vận động viên chạy nước rút của trường.

Telegraph cho biết, nhóm nghiên cứu đo các thành phần chân của cả 20 người để tìm hiểu những yếu tố làm tăng tốc độ chạy của con người. Họ nhận thấy độ dài trung bình ngón chân cái của các vận động viên dài hơn người bình thường 0,9cm. Tuy nhiên, chiều dài trung bình từ đầu gối tới mắt cá chân của các vận động viên lại ngắn hơn của nhóm người kia khoảng 3cm.

Trong một bài viết trên tạp chí Experimental Biology, Tiến sĩ Piazza cho rằng sự khác biệt về chiều dài của ngón chân và cẳng chân không lớn, song chúng lại rất quan trọng.

Ông giải thích rằng: "Cẳng chân ngắn hơn giúp các vận động viên điền kinh có thể tạo ra lực bật lớn hơn trong quá trình tăng tốc. Ngoài ra, những ngón chân dài giúp họ duy trì thời gian tiếp xúc giữa bàn chân với đất lâu hơn trong mỗi bước. Nhờ đó mà độ dài bước chạy của vận động viên điền kinh lớn hơn nhiều so với người thường". 

Piazza cũng nhấn mạnh rằng, chiều dài của ngón chân và cẳng chân chỉ là 2 trong số nhiều yếu tố khiến vận động viên điền kinh có khả năng đạt tốc độ cao. Nhóm nghiên cứu cũng nhận ra rằng khoảng cách từ mắt cá tới gân gót chân cũng có vai trò quyết định tới tốc độ chạy. Khoảng cách từ mắt cá chân tới gân gót chân của vận động viên điền kinh ngắn hơn người thường khoảng 25%.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nghi#suy