Làm công
Tiền lương bạn được trả không phải dành cho sự nỗ lực, mà cho kết quả và lợi ích công ty nhận được.
Tôi biết rằng có rất nhiều người thắc mắc về một vấn đề, đó là "Những nhân viên làm việc chăm chỉ có thể khiến sếp của họ cảm động hay không?"
Đáp án tất nhiên là không rồi.
Hiện tại tôi cũng vừa mới mở một công ty của riêng mình, cũng có đầu tư vào một số công ty mới mở do người thân làm chủ.
Tôi phát hiện ra rằng khi ngồi ở một vị trí khác : Vị trí của một ông chủ, cách lý giải công việc của tôi cũng liền thay đổi. Lúc này tôi mới chợt hiểu ra 4 vấn đề sau.
1. Ông chủ trả tiền cho bạn vì kết quả ông ấy nhận được, chứ không phải vì nỗ lực của bạn
Trước đây khi tôi mới vào làm, tôi đã từng ngây thơ tin rằng, chỉ cần tôi luôn nỗ lực cố gắng làm việc là được. Ví dụ như chỉ cần mỗi ngày tôi đều tăng ca đến 11 giờ đêm, ông chủ nhất định sẽ rất cảm động, và cuối cùng tôi sẽ được thăng chức, tăng lương.
Nhưng bây giờ tôi đã biết, công ty không phải là tổ chức từ thiện, mà là doanh nghiệp được tạo ra với mục đích thu lợi nhuận.
Cho nên mức lương mà ông chủ cho bạn nhiều hay ít đều phụ thuộc vào thành quả mà bạn làm ra có giá trị bao nhiêu.
Ví dụ, nếu bạn muốn lấy được mức lương là 500 ngàn đồng, vậy ít nhất bạn phải kiếm được cho công ty 1,5 triệu đồng. Nếu bạn muốn lấy được mức lương 1triệu đồng, vậy bạn phải khiến cho công ty thu về một khoản thu nhập tầm 3 – 5 triệu đồng. Bởi vậy, dù mỗi ngày bạn có tăng ca đến 11 giờ đêm đi nữa, công ty cũng sẽ không trả thêm cho bạn một đồng nào, mức lương cơ bản của bạn cũng rất khó tăng lên.
Nhân viên kinh doanh có thu nhập cao vì họ phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo và làm tăng trưởng hiệu suất của công ty.
Nhân viên điều hành có mức lương cao vì họ chịu trách nhiệm cho sự phát triển của một doanh nghiệp cụ thể.
Nhân viên quan hệ đối ngoại có tiền lương cao vì nếu không có họ, việc kinh doanh của công ty sẽ không thể thực hiện được.
Tôi đã từng gặp qua một vài người hiện đang làm việc trong các công ty đứng nhất nhì trong nước với mức thu nhập cao ngất ngưỡng, và ¼ số người trong đó đã nói rằng họ cảm thấy rất mệt mỏi và căng thẳng với cường độ công việc dày đặc như vậy.
Nếu những nỗ lực bạn bỏ ra chỉ nhằm làm sếp bạn cảm động, như vậy mọi việc bạn làm đều không có ý nghĩa gì cả.
Muốn tăng thu nhập, bạn hãy cố gắng hết sức để điều chỉnh kết quả ở vị trí mà bạn phụ trách. Hãy dùng nỗ lực của bạn làm tăng doanh thu cho công ty, có như vậy, nỗ lực của bạn mới xứng đáng với kỳ vọng của bạn, cũng như của ông chủ bạn.
2. Ngoài ông chủ, ai cũng có thể bị thay thế
Hơn 80% số người trong xã hội này, cả đời đều chỉ là một nhân viên phổ thông bình thường.
Chỉ có rất ít người có thể trở thành quản lý, càng ít người hơn nữa có thể trở thành ông chủ.
Bạn nghĩ chuyện này đến đây là kết thúc sao? Không phải đâu.
Có một sự thật vô cùng tàn nhẫn mà không thể nào so sánh được, đó là:
"Trong công ty, ngoại trừ ông chủ, ai cũng đều có thể bị thay thế."
Tôi đã từng nhìn thấy ở một công ty có lịch sử thành lập hơn 10 năm, ngoài tổng giám đốc của công ty, tất cả những giám đốc điều hành hay quản lý đều bị đổi ít nhất 2 lần rồi.
Bởi vì trong quá trình phát triển của công ty, có quá nhiều việc xảy ra dẫn tới mâu thuẫn giữa các nhóm quản lý, có thể là vì bất đồng ý kiến trong việc phán đoán về thị trường sau này, cũng có thể là vì có quan điểm khác nhau về kế hoạch phát triển sản phẩm, đương nhiên ngay cả việc phân đều lợi ích cũng không dễ dàng gì.
Trong các doanh nghiệp tư nhân mà tôi đã từng tiếp xúc, căn bản cứ 2 – 3 năm là họ sẽ đổi đội ngũ quản lý một lần. Và tần suất đổi người này được xem là rất bình thường.
Nếu một doanh nghiệp nào đó đang xuống dốc hoặc đang cạnh tranh với các công ty khác, như vậy tần suất điều chỉnh bộ máy quản lý trong công ty họ sẽ còn nhanh gấp đôi, có thể là nửa năm một lần.
Qua đây bạn còn ý nghĩ muốn dùng nỗ lực để làm sếp cảm động nữa không?
3. Thứ quyết định địa vị, chức vụ của bạn không phải là nỗ lực, mà là trình độ của bạn
Tại sao hiện nay, những nhân tài có trí tuệ và trình độ cao luôn được săn đón khắp nơi với mức lương là 30 triệu, 60 triệu hay thậm chí là 100 triệu đồng mỗi tháng?
Đặc biệt là những nhân tài làm trong lĩnh vực công nghệ blockchain lại càng "đắt giá", và việc này không phải vì họ làm việc chăm chỉ, mà bởi vì họ có trình độ chuyên môn cao ở một lĩnh vực đang khan hiếm trên thị trường.
Tuy nhiên ý của tôi không phải là nói năng lực chuyên môn và tố chất nghề nghiệp của bạn không quan trọng, chỉ là bạn nên biết nhu cầu thị trường cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tiền lương của bạn mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả của toàn ngành.
Ví dụ, bạn sẽ thấy rằng thị trường về các app ứng dụng hiện nay đã bão hòa do sự rút lui của cổ phần mạng Internet di động.
Hai, ba năm trước, dù bạn có 2 triệu cũng không thể mua được một cái điện thoại Android hay IOS loại tốt, vậy mà bây giờ, nhiều nhà phát triển ứng dụng lại đang đối mặt với tình trạng khó tìm việc.
Muốn thành công phải không ngừng nỗ lực, có nỗ lực là có "cả thế giới."
Chúng ta nên nỗ lực nắm bắt rõ bản chất của nghề nghiệp, từ đó nâng cao trình độ bản thân, để mình tự trở thành một "nhân tài khan hiếm" trong xã hội.
4. Muốn nâng cao giá trị, địa vị nghề nghiệp của bản thân, phải bắt đầu từ việc bỏ đi những suy nghĩ ngây thơ, lạc hậu
Đừng quá tin vào những phán đoán mang tính cá nhân
Từ trước đến nay, thế giới này chưa bao giờ được quyết định bởi riêng một yếu tố nào. Trên thực tế, nó phức tạp nhiều hơn bạn nghĩ.
Ví dụ, bạn muốn tập kinh doanh riêng, vậy bạn không chỉ cần hiểu nội dung công việc, mà còn cần phải hiểu được hoạt động kinh doanh, việc hợp tác, thậm chí là thương hiệu.
Những việc này không cần một mình làm, nhưng cần bạn phải hiểu hết tất cả. Như vậy mới có thể quản lý tốt được cấp dưới của mình.
Suy nghĩ ở góc độ khác
Chỉ khi bạn trở thành ông chủ, bạn mới hiểu được những suy nghĩ của ông chủ bạn, từ quan điểm tuyển dụng đến yêu cầu công việc.
Bạn sẽ phát hiện, thực ra những người phỏng vấn cũng rất căng thẳng, họ lo lắng rằng liệu họ có thể tìm được người phù hợp cho công ty hay không, hay lại nhận vào một người không thích hợp.
Nếu suy nghĩ theo góc độ của những nhà quản lý cấp cao, người mà bọn họ cần tìm, thực ra chỉ đơn giản là những người tài, có thế mạnh về cả hai phương diện thực lực và nỗ lực. Và điều bạn cần làm chính là chứng minh điểm này cho họ thấy khi tham gia phỏng vấn.
Thay đổi suy nghĩ, mọi thứ cũng trở nên dễ dàng hơn.
Đừng bài xích các mối quan hệ xã giao với đồng nghiệp
Khi bạn bắt đầu làm quản lý ở trên độ tuổi 30, bạn sẽ nhận ra, có nhiều khi năng lực của mình không theo kịp những người trẻ tuổi mới đến.
Lúc này, điều bạn cần làm là nắm bắt rõ phương hướng, loại bỏ rủi ro và kiểm soát giá trị của tiến trình.
Nếu bạn nói trong 10 năm đầu tiên làm việc, bạn sẽ dùng kết quả làm việc để chứng minh thực lực.
Như vậy 10 năm sau, bạn cần phải dựa vào thực lực để chứng minh giá trị bản thân, để tranh giành cơ hội mới.
Trong một cuộc họp, một vị giám đốc của công ty lớn đã gặp lại ông chủ ngày xưa của mình. Trên thực tế, cách đây vài năm trước, vị giám đốc kia chỉ là một quản lý nhỏ của công ty. Trải qua 7 năm nỗ lực, anh ta đã khiến công ty ngày càng phát triển, cũng đem lại cho mình mức thu nhập tăng gấp đôi, và thậm chí được thăng chức lên vị trí giám đốc như hiện tại.
Tăng ca quá nhiều không chỉ làm tiêu tốn thời gian của bạn mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Điều quan trọng hơn là làm bạn lãng phí thời gian để nâng cao trình độ thông qua các cuộc giao lưu với người trong ngành cũng như lãng phí cơ hội để bạn tiếp tục học hỏi, nâng cao bản thân.
Ông chủ sẽ không bao giờ để ý đến thời gian bạn tăng ca là bao lâu, cái ông ấy để ý chỉ là kết quả và lợi ích.
Khi nói đến tiền thì đừng để ý tình cảm, bởi vì nhắc đến tình cảm sẽ không tốt để bàn luận về tiền.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top