Suy ngẫm 123
Chung Riêng
Chung một con ngõ hẹp, hai nhà chung một vách ngăn. Hai đứa chơi thân từ nhỏ, chung trường chung lớp, ngồi chung bàn, đi về chung lối. Chơi chung trò chơi trẻ nhỏ, cùng khóc cùng cười, chung cả số lần bị đánh đòn do hai đứa mãi chơi. Đi qua tuổi thơ với chung những kỷ niệm rồi cùng lớn lên…
Uống chung một ly rượi mừng, chụp chung tấm ảnh... cuối cùng khi anh là chú rễ còn em chỉ là khách mời. Từ nay, hai đứa sẽ không còn có gì chung nữa, anh giờ là riêng của người ta…
(Nga Miên)
Ghe hoa
Nhà nội nhà ngoại bên này bên kia sông. Xưa, ba đón mẹ về trên chiếc ghe kết đầy hoa hồng hạnh phúc. Xuống ghe, giày cao áo dài vướng víu, mẹ suýt ngã. Ba dìu đỡ cùng đi, mẹ mắc cỡ, cúi mặt đỏ bừng đôi má.
Nay mẹ đưa ba về an táng trên đất vườn nhà nội. Cũng trên chiếc ghe hoa - những tràng hoa phúng tím buồn tan tóc - Quần áo tang lòa xòa mẹ bước đi như người mộng du, suýt ngã, mẹ gượng một mình.
(Không biết tác giả)
Nắm tay
Con gái đi chơi tối về muộn, chị mắng, nó chỉ cúi đầu tỏ vẻ hối lỗi nhưng lại cười tủm tỉm. Chị ngạc nhiên... Tối, nó rúc đầu vào lòng chị, khẽ bảo: "Mẹ ơi, con đã nắm tay một người". Chị gật đầu: "Phải nắm chặt nghe con, nếu bạn trai con là một người tốt".
... Ngày xưa, cũng bằng tuổi con, chị yêu và đã được yêu. Chị cũng đã biết cái cảm giác lần đầu tiên nắm tay người khác phái. Cảm giác run rẩy nhưng hạnh phúc đến rạng ngời mà sau này không bao giờ chị kiếm tìm được.
Anh còn bảo: "Đã nắm tay em rồi, anh sẽ nắm thật chặt. Anh sẽ giữ em cho riêng mình". Lúc đó, chị đã khóc... Bây giờ chị lại nghĩ về anh. Anh nắm tay chị chặt quá, chặt quá... làm chị bức bối. Chị phải tự buông lỏng tay mình, để đến ngày lên xe hoa, nắm tay chị lại là một người khác...
Con gái chị vẫn còn cười rạng rỡ, hai tay cứ đan vào nhau như muốn tìm lại cái cảm giác được nắm tay khi nào. Thương mình rồi thương con, quay sang phía tường trắng, chị khẽ thở dài muốn nói với con: "Nhưng đừng nắm chặt quá. Mẹ sợ...".
(Huỳnh Phương Trang)
Mẹ tôi
Chiến tranh ác liệt. Bố ra chiến trường. Mẹ dắt con đi sơ tán khắp nơi.
Hòa bình. Bố không trở về. Mẹ khóc hằng đêm. Năm năm sau mẹ quyết định lập bàn thờ với bức di ảnh của bố. Một mình mẹ vất vả nuôi con. Vậy mà căn bệnh ung thư quái ác lại cướp mất mẹ.
Hôm bức ảnh mẹ được đưa lên bàn thờ bên cạnh bố, bất ngờ bố trở về! Tất cả chợt vỡ ào...
Bức ảnh bố được hạ xuống. Trên bàn thờ... mẹ lại một mình
(Lăng Dũng)
Bà tôi
Thủa ấy khổ lắm, hàng năm vào tháng bảy mưa dầm, nhà túng thiếu phải vay hàng xóm từng bơ gạo. Mẹ thường nấu cơm nhão cho Bà dễ ăn. Tôi cằn nhằn mẹ. Bà bảo đi xin miếng vôi trầu. Tôi ấm ứ. Bà lọm khọm chống gậy đi. Khi về trời mưa Bà ốm cả tuần. Mẹ nấu cháo cho Bà, khói se mắt, chặc lưỡi: Bà già rồi mà còn khổ!
Bà mất. Tôi xa nhà, ăn cơm bụi chợt thấy dáng ai còng - miếng cơm bỗng khô khốc, quán không khói mà cay cay .
(Lê Xuân Hoà)
Em ác lắm
Anh lớn hơn tôi mười tuổi, chuyện tình yêu của chúng tôi rất đầm ấm, ngọt ngào và đẹp như bao cặp tình nhân khác. Một hôm tôi nũng nịu đòi anh cho xem những lá thư mà anh và người yêu cũ viết. Một phần sợ mất tôi, một phần chiều tôi vì yêu tôi anh gượng gạo đưa cho tôi xem. Nhưng anh lại dúi dúi cất giữ một lá thư khác. Thấy anh dấu tôi nằn nặc đòi xem cho được. Cầm trên tay tấm hình chị ấy và bức thư tình, sự ích kỉ, lòng ghen tuông, và chút nhỏ nhen của con nít trong tôi nổi lên. Tôi đưa lại cho anh và bảo : " Anh phải đốt cái này cơ". Rồi anh cũng làm theo ý tôi, anh đau khổ quặng thắt đốt và ngồi nhìn đống tro tàn, lòng đau đớn quay sang nói với tôi : " Em ác lắm". Còn tôi, nét khoái trá lộ rỏ trên gương mặt trẻ con của tôi, tôi thoả thích lắm vì giờ đây trong anh chỉ có hình bóng của tôi.
Và giờ đây, những ngày tiếp sau đó, tôi mới thấu hiểu sự đau khổ, trăn trở khi đã thật sự mất anh rồi!
(Nguyễn Thị Ngọc)
Xót xa
Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:
_ Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?
Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:
_ Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!
Nói xong, chị Hai đứng dậy bỏ ăn, nhanh chân bước lên nhà trên.
Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu :
_ Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi
(Tầm Duyên)
Đi thi
Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út - cấp II, cấp III, tú tài, đại học - Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”.
(Ngô Thị Thu Vân)
Vợ chồng
Mỗi lần du lịch, anh vẫn bật cười vì tính nhát gan của chị. Xe qua đèo: sợ. Lên núi cao: sợ. Biển sóng lớn: sợ. Những lúc ấy, anh lại ôm lấy chị, vỗ về:
- Đừng sợ, có anh đây. Em hãy can đảm lên nào !
Công ty phá sản. Từ cương vị gián đốc, anh quay về với hai bàn tay trắng. Anh hốc hác, suy sụp. Chị dịu dàng ôm anh vào lòng, xoa xoa mái tóc:
- Đừng tuyệt vọng, anh còn có em mà. Hãy can đảm nhé anh !
Một mình
Em lớn dần, cái tuổi rất dễ tự ti và mủi lòng. Nhà vẫn nghèo; ba mất sớm, mẹ làm lụng một mình. Mẹ chỉ có hai tài sản quý giá nhất, đó là em và chiếc xe đạp.
Hôm thi cấp tỉnh, mẹ dậy sớm, gò lưng trên chiếc xe đạp cũ kỷ ấy đưa em đến nơi thi. Quanh quẩn, toàn xe máy ! Dường như tất cả nán lại cổ vũ tinh thần cho con em mình. Em ngẩng nhìn mẹ, giọng mẹ đượm buồn những đĩnh đạc: “Thôi, về đi mẹ!”.
Chuông điểm hết giờ ! Ngoài cổng nhốn nháo hẳn lên. Lời han hỏi roan ràng, tiếng máy xe dòn nổ. Nắng rát, em về lầm lũi, chỉ cái bóng là “người bạn đường” đi kè bên chân. Nhìn những chiếc xe chở bạn bè cùng trang lứa lướt qua, em thấy sự cô độc nhân đôi; nhưng lạ thay, em bỗng càng thương mẹ hơn vì giờ này mẹ cũng đang hẩm hiu ngoài đồng xa! Em ra đồng, chờ mẹ cùng về. Em nghe mắt cay cay : mẹ đang cấy mạ … một mình !
(Nguyễn Thái Sơn)
Người tốt, Người xấu
Trong lần đi công tác lên Đà Lạt, chiếc xe hơi cũ kỹ bò lên dốc đồi, trời sẩm tối, đường vắng, anh thấy sợ. Chợt có một bóng người đàn ông tất tả xách một chiếc túi nhào ra đường vẫy tay dồn dập xin quá giang.
Nhìn tới nhìn lui, anh bỗng ngại. Nhưng đôi mắt kia van xin, tuyệt vọng.
Anh dừng xe chép miệng:
-Thôi đành vậy! Tôi chỉ sợ gặp phải người xấu.
-Xin ông cứ trói tay chân tôi lại và cho tôi đi nhờ
lên Thị xã. Con tôi đang nằm viện Đứa con
– Anh ơi em đã có thai.
Hằng nắm tay tôi đặt lên bụng khoe như thế. Mụn con sẽ là sợi dây thắt chặt tình yêu vợ chồng sau năm năm chung sống, chúng tôi ôm nhau mừng rỡ. Hạnh phúc có một đứa con làm cho tôi sung sướng đê mê. Nhưng niềm vui tan dần, tan dần vì câu nói vị bác sĩ còn bên tai:
– Anh không thể có con. Trong tinh dịch anh không có tinh trùng.
Tôi khám bác sĩ khác, ông nầy cũng quả quyết tôi không thể nào có con.
Hằng? ... Đứa con?... Tôi...!
(Thủy Lâm Suynh)
Bà và cháu
Ngày lễ, bà dẫn cháu gái đi chơi công viên. Cháu mặt đầy tàn nhang, đòi vẽ mặt thành con hổ. Đứa con trai trạc tuổi cháu trêu chọc:
- Mặt ấy đầy tàn nhang không còn chỗ vẽ đâu.
Buồn bã, cô bé gật đầu. Bà đến cạnh, nói:
- Bà thích những nốt tàn nhang.
Cháu trả lời:
- Nhưng cháu không thích.
Bà đưa tay nựng má cháu:
- Khi còn nhỏ, lúc nào bà cũng muốn có những nốt tàn nhang. Tàn nhang đẹp lắm.
- Thiệt hả bà?
- Ừ, có cái gì đẹp hơn tàn nhang đâu?
Cháu nhìn mặt bà chăm chú:
- Nếp nhăn, bà ạ.
(Phạm Hoàng Hải)
Rác
Sửa nhà bếp dư xà bần, tôi liên hệ gia đình người hốt rác. Cậu bé nhỏ choắt khoảng mười tuổi, được cử đến. Đôi tay bé xíu đen nhẻm cào trên đống lởm chởm cát đá vĩ đại. Xót xa!
Chiều gió mát, lũ trẻ kháu khỉnh tròn lụi, ăn no, chạy giỡn với nhau. Chắc trạc tuổi em...
- Em mấy tuổi?
- Mười lăm.
Trời!...
- Ê, hốt rác. Rác nè, hốt đi.
Mấy tờ giấy gói chewing-gum bay lả tả. Vài tiếng cười trẻ con vất lại cho em, lơ lửng. Đời!...
Một giọt mặn chát rụng vào trái tim tôi. Còn em, cúi xuống, hình như quen rồi. Em kéo thùng đi, dáng gãy vẹo một bên vì quá nặng. Bỗng cái thùng không đi được. Loay hoay tìm kiếm, em kéo ra một miếng chewing-gum còn chưa kịp khô.
(Trầm Vũ Xuân Bình)
???
Gã quay bước đi , mỉm cười , nhưng theo một cách nhạt thếch ... Ánh mắt người con gái kia vẫn quanh quẩn trong đầu gã ... Chỉ là một cuộc đối thoại ngắn ... Người con gái ấy chỉ hỏi gã 3 câu :
- Anh phải ra đi thật sao ?
Gã ko nói gì , nhìn người con gái ấy , cũng chỉ là nhìn thôi .
- Chúng ta sẽ chia tay ?
Lần này gã lưỡng lự , rồi gã ... gật đầu ... Nghe trong cả cái gật đầu ấy một tiếng thở dài rất khẽ .
Câu hỏi cuối cùng của người con gái :
- Anh sẽ không buồn , đúng ko ?
Gã lại chọn cách quen thuộc , mỉm cười : " Anh có đủ niềm vui bên mình " , rồi vuốt nhẹ lên mái tóc người con gái kia : " Anh đi đây " ...
Rồi gã quay bước đi ... Gọi cho một số điện thoại quen thuộc : "Mày đưa Hương về hộ tao ... Và bảo nhóc chỉ được khóc nốt lần này thôi nhé " ...
Sân bay vẫn ồn ào những cảnh đưa tiễn ... !
(Không biết tác giả) Ảnh Của Con
Nhà tôi ở nông thôn. Thuở nhỏ tôi hay chụp ảnh . Buồn, vui gì mẹ cũng lấy ra xem.
Học cấp III. Tôi ở trọ ngòai huyện để đi học . Mẹ gởi tiền cho tôi và bảo: "Con chụp hình, gửi về cho mẹ" . - Nhưng tôi dùng tiền đó để tiêu hoang.
Rồi mẹ bệnh liệt giường, không nói được ...
Tôi đi học nơi xa. Hè về, tôi đưa ảnh mình cho mẹ xem. Mẹ ra dấu như bảo "Đừng đưa" , rồi mẹ nhìn hướng khác
Tôi ngỡ ngàng ... Chị tôi bảo "Mắt mẹ mờ rồi, có thấy gì đâu!"
Cần Thiết
Ngày cô theo gia đình định cư nước ngoài. Thấy buồn nhiều vì cảm thấy trống vắng, cô đơn. Nhiều năm trôi qua, Thầy vẫn ngày hai buổi ăn cơm tiệm, một mình một bóng đi về. Đã bao lần cô gợi ý đón Thầy sang, nhưng Thầy nhất quyết từ chối. Cuộc đời Thầy gắn bó với trường lớp đã bao năm, làm sao nỡ dứt bỏ.
Một lần điện thoại về thăm, cô dè dặt hỏi: " Anh có cần gì cứ nói, em sẽ gởi về liền ". Cười buồn, Thầy ôn tồn đáp: " Anh chỉ cần em ".
(Mai Nhung)
Ước mơ
Mẹ nghèo đi ở mướn. Con nhỏ chạy chơi với "cậu chủ" cùng lứa. Chơi trò cưỡi ngựa: nó luôn làm ngựa, cậu chủ cưỡi lên lưng. Ngựa phi, ngựa phi vòng vòng, tấm lưng nhỏ oằn cong. Mẹ nhìn rưng rưng nước mắt.
Đêm về, thoa lưng con, mẹ hỏi:
- Sao con không đổi làm chủ ấy ?
Đứa trẻ bảo:
- Con thích cưỡi ngựa thật chứ không thích cưỡi ngựa người.
Mẹ ừ mà lòng chạnh xót xa
cà phê, sữa và nước đá
Café
Café yêu Sữa, cái yêu say đắm, lắng đọng và cô đặc như chính nó. Nó ngắm nghiá Sữa, luôn thầm nhủ: “Ôi nàng mới ngọt ngào, sóng sánh làm sao. Có nàng, ta sẽ bớt đắng hơn, ta và nàng sẽ hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị cho nhau, vị đắng của ta sẽ hòa tan cùng vị ngọt của nàng. Ta và nàng sẽ thưởng thức thứ tình yêu hòan hảo ấy. Màu da đen nhẻm của ta sẽ được lớp áo vàng óng của nàng che phủ, tạo nên một màu nâu đẹp dẽ, hòan hảo. Ôi ước chi nàng là của ta.”
Café yêu Sữa bao nhiêu, thì ghét Nước đá bấy nhiêu, nó thường lánh xa Nước đá, và thường chửi rủa chàng Nước đá tội nghiệp: “Ôi thứ quái vật băng giá ghê tởm kia, ngươi làm ta tan chảy, làm vị đắng tuyệt vời của ta cứ tan dần tan dần cho đến khi ta lạt nhách. Ngươi chẳng mảy may có chút lòng thương, ngươi làm nàng Sữa từ sóng sánh ánh vàng chuyển sang trắng nhợt nhạt và bỏng bẻo. Ôi vì sao trên đời lại có thứ quái vật lạnh lùng như ngươi.”
Sữa
Sữa ghét Café, nàng thường tìm cách tránh mặt Cafe, nàng cho rằng Café làm cho màu da nàng không đẹp nữa, nàng vốn đã ghét màu áo vàng óng ánh của mình, thế mà Café còn làm cho nàng trở nên nâu xỉn, và làm đắng nàng, nàng thì ngọt, và nàng không thích hòa tan cái vị ngọt của mình vào vị đắng của Café.
Sữa yêu Nước đá, Sữa thường bảo với chàng Nước đá: “Ôi chàng mới tuyệt vời làm sao, chàng làm cho em tan chảy ra, hòa tan với chàng, làm cho em mát lạnh, làm làn da em trở nên trắng trẻo như thể em đi tắm trắng (ôi công nghệ làm đẹp). Chàng làm cho vị ngọt của em trở nên dịu hơn, dễ thưởng thứ hơn.”
Nước đá
Chàng Nước đá lạnh lùng chẳng yêu cũng chẳng ghét nàng Sữa, cũng chẳng rỗi hơi đi căm thù lại cậu Café. Bởi cậu biết, có yêu ghét nhau thế nào, rồi cũng có ngày 3 chúng ta sống chung. Cuộc đời là thế mà, có đắng, có ngọt và có lạnh lùng. Chàng cũng muốn nói cho nàng Sữa và cậu Café biết, nhưng bản tính chàng nó lạnh lùng thế, hơn nữa, chàng nghĩ “ Thế nào chả có lúc hai kẻ dở hơi ấy nghĩ ra, thôi thì để họ tự nhận ra tốt hơn là bị mình dạy bảo”
Và khách vào nhà, cô bé con xinh xinh chạy ra chào lễ phép, ba cô bé hỏi ông khách muốn uống gì? Ông khách trả lời ngắn gọn : “Café Sữa Đá” Ba cô bé nhìn cô bé trìu mến: “vào làm cho chú ấy một ly Café Sữa Đá con à”. Cô bé dạ một tiếng rõ to rồi nhảy chân sáo vào bếp, miệng hát vang, lâu lắm rồi - từ ngày mua hộp Café và hộp Sữa mới- mới lại có khách muốn uống Café Sữa Đá. Mười phút
Mẹ nói: còn những 20 phút nữa, từ đây đến đó chỉ 10 phút, việc gì phải vội. Nhưng bố vẫn cứ đi.
Bố bỏ 10 phút đầu chịu đựng tiếng còi xe, đường ngang đèn xanh đèn đỏ, ô tô xe máy chen chúc phả khói trên đường, những hơi thở dồn dập căng thẳng vì trông thấy những cú đánh võng hú hồn hú vía....
Bố vứt cái trạng thái ấy đi, để dành 10 phút còn lại cho một trạng thái khác, trạng thái tĩnh lặng và thanh thản hoàn toàn. Bố dạo ngắm những bông hoa, cây cỏ sân trường để thấy hình ảnh con đang nô đùa vui chơi trong đó. Bố chờ đợi phút con và bạn bè vui vẻ ùa ra giữa sân trường.
Ừ nhỉ. Thế mà mẹ vẫn chưa hiểu được 10 phút rẻ rúng đó của bố.
(Bùi Công Dụng)
Ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng
Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ.
Duy chỉ một người, không ai lo đến - ông nội già yếu. Và cho đến một ngày - ngày ông nội mất.
Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?
Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?
Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?
Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày sinh của ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.
Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của ông.
Mùa cá bông lau
Quê tôi ở ngã ba sông Vàm Nao, nơi nổi tiếng có nhiều cá bông lau. Dầu vậy, giá cá ở đây cũng không phải rẻ.
Đến mùa, thi thoảng má mua một khía cá nhỏ nấu nồi canh chua để cả nhà cùng ăn. Thường anh chị em tôi nhường phần cá cho má. Má nói cá tanh, thích rau hơn.
Cậu ở thành phố xuống đòi ăn canh chua cá bông lau má nấu. Cậu chạy mua con cá to. Đến bữa không thấy má gắp cá. Cậu bảo: ''Hồi xưa chị thích nhất món cá này?".
Tôi thấy má tôi bối rối. Giờ tôi mới hiểu là vì sao má bảo không thích ăn cá.
Xứ lạ quê người
Qua xứ người được vài năm thì ông anh họ của tôi bắt đầu gởi tiền về, giục các con lo học tiếng Anh và vi tính đẻ mai mốt qua đó có thể dễ dàng kiếm việc làm.
Hôm vừa rồi, anh gọi điện về thăm gia đình chúng tôi, tôi hỏi anh có địa chỉ eMail chưa để tiện liên lạc, giọng anh chùng hẳn xuống: " Suốt ngày hết rửa bát lại dọn bàn trong quán, anh có thì giờ đâu mà biết đến những thứ hiện đại đó hả em?! "
Nước mắt
Ông mất. Nhà rộng. Bà sống hằng ngày lặng lẽ như chiếc bóng. Mỗi sáng, trước khi dâu con đi làm, bao giờ bà cũng dặn chúng đón ảnh của ông và lư hương xuống đặt ở thành gường vì bàn thờ cao quá. Con trai làu bàu. Còn con dâu bĩu môi.
Bà lặng im...
Hôm bà mất, đứa con trai dời ảnh của ông bà lên bệ thờ cao, nó phát hiện ra cát trong lư hương đã vón cục. Tuyệt nhiên, không có chân nhang nào.
Quà tặng của Thượng đế
Cô đã hơn một lần thủ thỉ với mẹ: " Anh ấy là món quà quý giá nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho con ", lần nào nghe xong mẹ cũng mỉm cười.
Cô đã yêu - yêu bằng tất cả những gì cô có được. Cô hồn nhiên và hạnh phúc bên anh mặc kệ bao thăng trầm của cuộc sống. Với cô, anh là phần đời quan trọng nhất.
Rồi một ngày kia. Thượng đế đến mang món quà của cô đem tặng cho kẻ khác.
Đêm nào cô cũng ôm gối mòn mỏi tự hỏi vì sao...
Mẹ nằm bên khẽ nén tiếng thở dài
Nỗi niềm
Hắn là cây bút trẻ. Chưa việc ổn định nên làm cộng tác viên cho đôi tờ báo lớn. Tuần rồi, bài phóng sự viết về số phận bi đát của những sinh viên - vì nhiều nguyên nhân không được tốt nghiệp - do hắn thực hiện, được dư luận đặc biệt quan tâm. Rất nhiều thư khen ngợi gởi về tòa soạn. Có thư đề nghị tòa báo đăng đôi dòng giới thiệu tác giảđể bạn đọc làm quen...
Hay tin. Hắn cười. Cay đắng!
Mấy ai biết, bản thân hắn - 7 năm rồi mà có ra trường được đâu?!!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top