Suy hh cấp
6. Hướng xử trí ARDS
6.1. Mục đích
Dùng các biện pháp đơn giản nhất với liều FiO2 cao nhất mà không nguy hiểm (FiO2<0,6) để đạt được PaO2 ≥ 60 mmHg và SaO2 = 90%, vì nếu để mức cao hơn sẽ gây ngộ độc oxy, làm tăng tổn thương phổi.
6.2. Thở oxy
Đưa oxy vào cơ thể bằng sonde mũi, mặt nạ oxy, mặt nạ với túi chứa khí. Bắt đầu 5-10 lít/phút oxy 100% trong 30 phút, nếu PaO2 vẫn < 60mmHg thì phải thở máy.
6.3. Đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo
Điều chỉnh các thông số trên máy và đánh giá trên lâm sàng là cần thiết, các thông số cài đặt trên máy được khuyến cáo là:
· FiO2 = 1 rồi hạ dần đến mức chấp nhận được mà vẫn đạt đc oxy hóa máu đầy đủ
· Vt= 6-8ml/kg (để tránh biến chứng vỡ phổi do Vt cao)
· PEEP ≤ 5 cmH2O ( nhằm giới hạn sự phát triển của xẹp phổi)
· Kết quả cần đạt được là: SaO2> 90%, áp lực đỉnh đường dẫn khí PkP < 40-45 cm H2O, FiO2<0,6. Tần số thở 8-14 lần/phút (nếu tăng tần số hô hấp > 20-25l/phút), sẽ gây căng phổi quá mức, dễ vỡ phổi gây tràn khí màng phổi).
6.4. Thay đổi tư thế chóng viêm phổi, chống loét
6.5. Truyền dịch
Mặc dù trong ARDS, phù phổi cấp là do tăng tính thẩm thấu thành mạch còn áp luwhc thủy tĩnh không tăng nhưng người ta nhận thấy chức năng phổi chỉ tốt hơn ở những bệnh nhân có sút cân hay áp lực mao mạch phổi bít giảm(PCWP). Vì vậy nên hạn chế dịch nhưng hạn chế dịch dễ gây suy thận, được khuyên dùng lợi tiểu sớm kèm hạn chế dịch. Nhưng nếu có giảm thể tích tuần hoàn thì phải truyền dịch nên đo CVP để truyền.
6.6 Điều trị các thuốc
- Kháng sinh nên cho khi có bằng chứng nhiễm khuẩn
- Thuốc vận mạch như dopamine, doputamin có chỉ định khi có tụt HA.
- Corticoid có tác dụng kháng viêm được cho khi có tăng bạch cầu ái toan máu và dịch phế quản ở những giai đoạn xơ ( 7- 14 ngày sau khi bị ARDS). Nhưng việc dùng corticoid vẫn còn ở giai đoạn nghiên cứu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top