Suy hao trong sợi quang
1.4.1 Suy hao tín hiệu trong sợi quang:
Khi truyền tín hiệu từ phía phát đến phía thu thì sẽ bị suy hao và méo tín hiệu, đây là 2 yếu tố quan trọng. Nó tác động vào quá trình thiết kế hệ thống, xác định khoảng cách và tốc độ truyền dẫn cũng như cấu hình của hệ thống thông tin quang.
(1.7)
Suy hao tín hiệu thường được đặc trưng bằng hệ số suy hao (a) và được xác định bằng tỷ số giữa công suất quang đầu ra Poutcủa sợi dẫn quang dài Lvới công suất quang đầu vào Pin:
L: [km]
a: được tính bằng dB/km
1.4.1.1 Suy hao hấp thụ trong sợi quang:
+ Hấp thụ do tạp chất:
Trong thủy tinh thông thường có các tạp chất như nước và ion sắt, crôm, đồng, ion OH. Các tạp chất này gây ra sự suy hao rất lớn và đặc biệt liên kết OH hấp thụ ánh sáng nên gây ra suy hao rất lớn đến vài nghìn dB/km. Để giảm suy hao, người ta chế tạo sợi quang sao cho các sự tập trung ion OH rất nhỏ để suy hao 0,2dB/km tại bước sóng 1550nm.
+ Hấp thụ vật liệu:
Do các liên kết nguyên tử của vật liệu sẽ hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài gọi là hấp thụ vật liệu.
+ Hấp thụ điện tử:
Trong vùng cực tím ánh sáng bị hấp thụ là do các photon kích thích các điện tử trong nguyên tử lên một trạng thái năng lượng cao hơn. Vì vậy cũng gây ra sự suy hao nhỏ ở cửa sổ đường truyền.
1.4.1.2 Suy hao do tán xạ Rayleigh:
Tán xạ Rayleigh là hiện tượng ánh sáng bị tán xạ theo các bước sóng khác nhau, khi nó gặp phải một vật có kích thước không quá nhỏ so với bước sóng của nó. Nguyên nhân do quá trình chế tạo có sự không đồng nhất về mật độ vật liệu và sự thay đổi thành phần oxit (P2O5, SiO2, GeO2).
1.4.1.3 Suy hao uốn cong (suy hao bức xạ):
Đây là suy hao ngoài bản chất của sợi, sợi dẫn quang khi bị uốn cong gây ra hiện tượng phát xạ ánh sáng ra ngoài vỏ sợi. Có 2 loại uốn cong:
- Uốn cong vĩ mô: là uốn cong là uốn cong có bán kính uốn cong lớn hơn hay bằng đường kính sợi khi ta uốn sợi theo một góc nào đó.
- Vi uốn cong: Trong lúc sợi được tạo thành cáp, sợi có thể bị uốn cong một cách ngẫu nhiên.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top