Các bước dạy Listening dạng bài Gap - Filling (từ cơ bản đến nâng cao)

Bước 1: (Pre-listening)
Giải thích các câu theo thứ tự 1,2,3...all.
Trong lúc giải thích cần chú ý những điểm sau:
+ Mỗi ô trống phụ thuộc vào những từ xung quanh nó (đứng trước và sau ô trống). Chú ý ngôi thứ của chủ ngữ, số ít số nhiều, thì của động từ, từ gốc —> chuyển loại từ, etc.
+ Xác định từ cần điền:
          - theo loại từ: N / V / ProN / ADJ / ADV
          - theo nghĩa nếu cùng loại từ (chú ý collocation)
          - riêng V thì xác định các dạnh động từ sau: V bình thường (+ADV) / linking verbs (+ADJ) / to be (+N/ADJ/V-ing/V3/V-ed) / modal verbs (+V-bare)
Hãy loại bỏ những câu không phù hợp với đáp án.
*** CHÚ Ý: Nếu bài Listening có nhiều đoạn thì giải thích từng đoạn. Nếu bài Listening có 1 đoạn (dài duy nhất) thì chia ra 5 câu giải thích một lượt. Cứ sau một lượt giải thích thì nói sơ lại một lần nữa, trong lúc này có thể dịch bài (đối với lớp yếu). Dịch bài cùng học sinh, dịch vài từ —> yêu cầu học sinh dịch tiếp.

**************************************************

Bước 2: (While-Listening)
Có 2 dạng bài gap-filling:
1. Dạng bài trắc nghiệm Multiple Choices (MC)
+ Áp dụng cho lớp yếu: Làm theo Bước 1, sau đó cho học sinh thảo luận làm bài. Cuối cùng vừa giải thích vừa đưa đáp án. Sau đó cho học sinh đứng lên dịch bài —> đọc bài (bằng tiếng Anh) —> cho nghe.
+ Áp dụng cho lớp khá: Làm theo Bước 1, sau đó cho học sinh chuẩn bị trong 1 phút —> cho nghe vài lần —> đưa đáp án + giải thích lại lần nữa (có thể dịch bài để dễ hiểu hơn).
2. Dạng bài điền từ vào ô trống Fill in the blanks with 1/2/3 (missing) words
+ Làm theo Bước 1
+ Chú ý: keywords (dùng để xác định từ cần điền)
+ Nếu từ cần điền có xuất hiện trong bài —> chỉ học sinh xác định từ đó (ở dòng nào, đầu hay cuối dòng...) (dành cho lớp yếu)
+ Cho học sinh nghe theo đoạn (nếu bài nghe có nhiều đoạn) hoặc nghe theo ô trống đã giải thích. Nghe nhiều lần (3 lần cho lớp khá và trên 3 lần cho lớp yếu).
          - Lần 1: nghe qua một lượt, yêu cầu học sinh nghe được từ gì điền từ đó (bằng bút chì).
          - Lần 2-3:
          Đối với học sinh yếu:
~ Nghe từng câu
~ Ngắt ngay vị trí cần điền từ để học sinh chú ý
~ Hỏi học sinh nghe được từ gì, nếu học sinh chưa đoán ra thì giáo viên cùng làm với học sinh ~ xác định từ đó có bao nhiêu âm, nghe được âm nào, âm đó tương ứng với chữ cái nào (e.g. -tion/-ment/-al...), nghe có giống từ nào đã học không, nếu từ đó có xuất hiện trong bài thì di chuyển tới vị trí của từ đó, hỏi học sinh từ đó là từ nào...
~ Trong lúc thực hiện bước này, giáo viên cho học sinh lên bảng viết đáp án
~ Cuối cùng cho học sinh nghe lần cuối để kiểm tra lại và sửa bài
          Đối với học sinh khá - giỏi:
~ Cho học sinh nghe cả đoạn / bài qua 2-3 lần một lượt
~ Yêu cầu học sinh cho đáp án (lên bảng làm bài)
~ Cho nghe lại từng câu để xác định câu trả lời đúng hay sai
~ Cuối cùng nghe lại lần cuối để học sinh kiểm tra bài (có thể bỏ qua bước nghe cuối nếu bài dễ)

**************************************************

Bước 3: (Post-Listening)
Giáo viên tự thiết kế hoạt động phù hợp với lớp mình.

Consolidation (Củng cố bài) + Homework
End Class.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top