SƯƠNG MUỐI
Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi theo không gian và thời gian .Chúng biến đổi về số lượng (cường độ) biến đổi về chất lượng và thời gian xuất hiện.Trong quá trình biến đổi đó,điều kiện môi trường đã gây ra tác động rất lớn đến các đối tượng sản xuất nông nghiệp làm cho chúng bị biến đổi theo.Người ta đã tìm thấy nhiều mối tương quan rất chặt chẽ giữa các quá trình sinh trưởng,phát triển và năng suất cây trồng,vật nuôi với điều kiện môi trường.Sự tác động của môi trường,trước hết là điều kiện khí tượng,xảy ra rất phức tạp,chúng xảy ra cùng một lúc.Các yếu môi trường không chỉ tác động lên cây trồng vật nuôi mà chúng còn tác động lẫn nhau.Chúng kích thích lẫn nhau hoặc có thể hạn chế làm cho chúng bị thay đổi về cường độ và thời gian tồn tại.Trong hàng loạt các yếu tố môi trường,có những yếu tố ảnh hưởng trội hay yếu tố hạn chế.Đó là các yếu tố ảnh hưởng lớn.Sự biến đổi của những yếu tố khí hậu,đặc biệt chúng biến đổi đến giá trị cực đoán sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới nông nghiệp.Sản xuất nông nghiệp chịu chi phối trực tiếp,thường xuyên và khá phức tạp của điều kiện thời tiết và khí hậu.Các điều kiện thời tiết xấu,thời tiết đặc biệt liên tục xảy ra gây thiệt hại cho mùa màng và chăn nuôi.Trong các yếu tố khí hậu đó có sương muối.Sương muối làm cho cây trồng héo rũ và chết hàng loạt,làm kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như vật nuôi.Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu nghiên cứu để có những biện pháp và cách làm giảm thiểu bớt tác hại do sương muối gây nên.Chúng ta cần nghiên cứu quá trình,thời gian hình thành,tác hại,ảnh hưởng để có cách phòng chống phù hợp.Làm tốt công tác này nó sẽ làm cho năng suất và phẩm chất của cây trồng tăng,vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.
Trong thời gian ngắn nhóm chúng tôi không thể tìm hiểu hết tất cả các vấn đề có liên quan tới sương muối,chỉ nêu ra được một số ít nội dung xoay quanh vấn đề sương muối.Trong quá trình,trình bày không khỏi thiếu sót mong nhận được ý kiến của thầy và các bạn để đề tài nhóm chúng tôi hoàn thiện hơn.
II.tình hình chung
Ở nước ta sương muối xảy ra nhiều nhất vào tháng XII,tháng I khi có điều kiện thuận lợi để mặt đất bị lạnh đi nhiều.Khu vực thường có sương muối hàng năm là miền núi Đông Bắc (Cao Lạng),vùng núi và cao nguyên Bắc Tây Bắc.Nhiều nơi trong vùng này thấy sương muối xuất hiện tới mấy lần trong một năm.
Ở các khu vực còn lại,sương muối cũng có khả năng xuất hiện ở những vùng cao,những dạng địa hình đặc biệt như thung lũng,nhất là ở những sườn đốn gió Đông Bắc.
Ở đồng bằng Bắc Bộ.sương muối là hiện tượng rất hiếm xảy ra.Thường phải khoảng 20 năm mối có một lần.Giới hạn cuối cùng của khu vực sương muối ở nước ta là vùng núi Thanh Nghệ Tĩnh.Có năm sương muối xuất hiện trên hàng nghìn héc ta ruộng đất ở các nông trường thuộc Thanh Hóa,Nghệ An làm thiệt hại nhiều cây công nghiệp.
Sương muối có thể xảy ra hàng năm,thường thì sương hay xảy ra từng đợt một vài năm liên tiếp ứng với chu kỳ giao động của mùa lạnh.Chẵng hạn trong khoảng mười năm từ 1955-1965,thì sương muối xảy ra nhiều nhất trong mùa đông những năm 1960-1961,1961-1962,1962-1963,tức là thời kỳ có nhiệt độ mùa đông hạ thấp.
Trong những điều kiện thời tiết ẩm ướt nhiều mây,hạn chế sự lạnh đi của mặt đất,sương muối cũng khó hình thành.Vì vậy sương muối hầu như không xảy ra trong nữa cuối mùa đông,mà chỉ thường thấy vào thời hỳ đầu từ tháng XI-I.Riêng ở Tây Bắc,thời tiết quang mây còn hình thành cho đến tháng III ,nên sương muối vào những tháng này cũng không phải là điều hiếm thấy.
Tuy nhiên cũng đã có những trường hợp mà mùa khô lạnh còn kéo dài cho tới tháng II ,do đó sương muối vẫn có thể xẩy ra trong cuối mùa đông ở những nơi khác .Sương muôi muộn như vậy rất nguy hại đối với cây trồng đang trong giai đoạn hồi phục .
Trong những đợt gió mùa mạnh ,sương muối có thể xuât hiện mấy ngày liền.Chảng hạn ở Lạng Sơn tháng một năm 1963 ,dã có sương muối tới 5 ngày lien tiếp từ 14-19.
Khu vực núi cao Bằng Lạng Sơn là nơi sương muối xẩy ra nhiều nhất và trầm trọng nhất vì mua đông ở đây chẳng những rất lạnh ,lại khô hanh ,quang đãng và ít gió,là những điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sương muối.
Khu vực duyên hải Quảng Ninh :Do có mùa đông lạnh nhất so với các vùng ven biển nên duyên hải Qoảng Ninh là vùng duy nhất có khả năng sương muối ở sát ven biển .
Khu vưc vùng núi Việt Bắc-Hoàng Liên Sơn :ít sương muối hơn. Ở những khu vực dưới thấp thường 1-2 năm mới gặp 1 ngày sương muối ,xảy ra chủ yếu vài tháng I.Nhưng lên cao thì sương muối là hiện tượng gặp thường năm.
Khu vực vùng núi Tây Bắc:tuy mùa đông ở đây ẩm hơn rõ rệt so với các vùng núi phía Bắc và đồng bằng song mùa đông ở đây khô và ít gió nên ngay từ độ cao 200-300mđẫ có khả năng sương muối và từ 500-600m trở lên sương muối là hiện tượng gặp thường năm.
Khu vực Bắc Trung Bộ:Ở trung du,trong những điều kiện địa hình đặc biệt và trên các cao nguyên vẫn còn có khả năng gặp sương muối,tuy ít hơn so với vùng núi Bắc Bộ.
III.Thực trạng xử lý hiện nay
tại các tỉnh vùng núi phía Bắc :
Tình hình xử lý sương muối ở các tỉnh phía Bắc nhìn chung ở mức hạn chế.Chủ yếu là ở các trang trại lớn và nhỏ xử lý theo kinh nghiệm của người dân:đốt lửa,che phủ bằng rơm để tăng nhiệt lên.Các biện pháp này thô sơ sẳn có,hiệu quả vẫn chưa cao ở các trang trại thì sủ dụng các biện pháp che chắn, tránh gió chống rét cho đàn gia súc gia cầm để giảm thiểu lượng thiệt hại cho gia súc gia cầm chết quá nhiều vì lạnh.Hạn chế hoặc không gieo trồng khi thời tiết có sương muối. Chính quyền chỉ đạo lực lượng chức năng hướng dẫn,hỗ trợ nông dân di dời trâu bò xuống núi và che chắn cho diện tích rau đã trồng để tránh thiệt hại.
Các biện pháp đó chỉ mang tính chất đối phó, tạm thời, không lâu dài và triệt để.hiện nay vẫn chưa có biện pháp xữ lý,ngăn chặn và phòng ngừa một cách có hiệu quả về vấn đề sương muối.
Tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ cũng xử lý bằng các kinh nghiệm của người dân. Nhìn chung ảnh hưởng của sương muối lên các khu vực này không nhiều nên những biện pháp này cũng có phần hiệu quả. Đồng thời chuyển giờ học của học sinh muộn hơn 8 h-8 h30 mới băt đầu học... các chuyến xe khách đến các địa phương này cũng phải lùi giờ xuất phát.
IV. Điều kiện hình thành, tác hại cách khắc phục
1.Điều kiện hình thành
1.1 Định nghĩa.
Sương muối là một loại thiên tai thường xảy ra vào mùa đông ở các tỉnh miền bắc nước ta. Sương muối là những hạt băng nhỏ, xốp, nhẹ đọng trên mặt đất, lá cây hay các phần gần mặt đất khi nhệt độ hạ xuống dưới 00C. Sương muối cũng có thể xuất hiện khi nhiệt độ không khí trên dưới 50C, nhưng nhiệt độ mặt đất và lá cây có thể xuống thấp hơn không khí khá nhiều.
Sương muối thường xuất hiện vào ban đêm khoảng gần sáng, khi mà mặt đất bức xạ và nguội lạnh đi nhiều nhất. do nhiệt độ quá thấp, hơi nước chứa trong khộng khí tiếp giáp với bề mặt lạnh sẽ ngưng kết lại ở trạng thái băng, dưới dạng những hạt nhỏ như nhũng tinh thể muối... Sương muối cũng có thể hình thành do hơi nóng, ẩm từ các lớp đất sâu bốc lên. Do đó mà sương muối có thể thấy cả ở mặt trên lẫn mặt dưới lớp lá khô hoặc các vật khác.
1.2 điều kiện hình thành :
Điều kiện thích hợp nhất cho sự hình thành sương muối là những đêm gió mùa đông bắc ,trời quang mây ,gió nhẹ .Do trời quang mây, bức xạ hữu hiệu của mặt đất và các vật trên mặt đất được tăng cường, không khí luôn luôn được thay thế và hơi ẩm được bổ sung liên tục khi có gió nhẹ. Sương muối hình thành nhiều nhất ở những nơi có độ ẩm vừa phải. Trong các thung lũng, bồn địa... nhiệt độ hạ thấp hơn các nơi khác nên sương muối dễ xuất hiện hơn so với sường núi và đỉnh đồi. sương muối thường xuất hiện với tần số cao ở những nơi trơ trọc, không có thảm thực vật và các sường núi phía Bắc đón gió mùa Đông Bắc.
Dựa vào nguyên nhân hình thành mà người ta chia sương muối làm 3 loại:
Sương muối bức xạ: hình thành do mặt đất bức xạ quá mạnh làm cho nhiệt độ mặt đất giảm xuống đột ngột. nhiệt độ hạ xuống dưới 00C. Loại này thường được hình thành khi trời quang mây, gió nhẹ, độ ẩm không cao lắm
Sương muối bình lưu: là loại sương muối được hình thành khi có bình lưu tràn về làm cho nhiệt độ không khí và mặt đất hạ xuống nhanh chóng, phạm viphaan bố loại sương muối này rất rộng.
Sương muối hỗn hợp: là sương muối được thành không chỉ do sự xâm nhập của không khí lạnh mà còn do sự lạnh đi vì bức xạ mặt đất. Sau những đợt gió lạnh tràn về độ 1-2 ngày, nếu trời quang mây, gió nhẹ, nhiệt độ không khí tiếp tục giảm thấp,thì rất dễ xuất hiện sương muối.
Ở miền Bắc nước ta sương muối xảy ra nhiều nhất vào khoảng tháng XII, tháng I là những tháng thời tiết lạnh và khô, thuận lợi cho sự bức xạ mất nhiệt của mặt đất. Khu vực có tần số cao là vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Ở các vùng này, có nhiều nơi sương muối xuất hiện vài đợt trong một năm. Ngoài ra một số nơi khác như vùng núi Việt Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An cũng có sương muối với tần số thấp.
2. Tác hại của sương muối:
Tác hại của sương muối là do nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới 00C, nước trong thân cây sẽ đóng băng lại và dãn nở thể tích,phá vỡ các tế bào, các ống dẫn nhựa cũng ngừng hoạt động khộng vận chuyển được các chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì vậy ngày hôm sau khi có sương muối, cây trồng bắt đầu xuất hiện những vết"cháy táp" trên mặt lá. Ngọn cây khô dần lớp vỏ tróc ra, cây héo úa rồi chết. Ngay cả khi sương muối chưa hình thành nhưng nếu nhiệt độ không khí xuống thấp, các qúa trình sinh lý bị ngừng trệ gây ra hiện tượng héo sinh lý
Ở vùng ven Sông Hồng, phường Giang Biên (Q. Long Biên,HN) có mô hình "sản xuất rau an toàn-chất lượng cao " cung cấp rau quả cho thị trường Hà Nội nhưng ngày qua bà con nông dân ở đây đã chịu thiệt hại quá nặng do
sương muối gây nên. Sương muối làm cây rau khô lá chết cành và búp non, gây thiệt hại từng phần trên các bộ phận của cây rau như:vỏ cành,phiến lá... tạo điều kiện cho một số nấm bệnh có thể xâm nhiễm qua các vết hại và gây bệnh. Ngoại trừ một số cây hoa màu như khoai lang. ngô, lạc thì hầu hết các loại rau điều bị sương muối làm hư hại trong đó diện tích của su hào, bắp cải bị thiệt hại nặng,diện tích cà chua gần như mất trắng ...
Khắc phục: các cán bộ của khu sản xuất cần hướng dẫn bà con nông dân cách hạn chế, phòng tránh sương muối, chủ yếu dựa vào các biện pháp chăm sóc : tăng cường bón phân kali, ngừng bón phân đạm trong vụ đông lấy cỏ rơm rạ che phủ gốc cây lâu năm, dùng nilon trùm kín cho mạ, rắc tro bếp lên các tán cây trong những ngày giá rét và có hiện tượng sương muối. vào các buổi sáng sớm, bà con nông dân cần thực hiện phun tưới rửa lá cho cây và đốt hun khói trong các vườn cây vào thời điểm xãy ra sương muối.
Đặc biệt ở huyện Sa Pa sương muối xuất hiện từ ngày 19/12/08 với cường độ nhẹ kéo dài, sau tăng dần đến nặng, nhiệt độ giảm xuống -1.30C vào ngày 23/12
Và 0.80C ngày 24/12/08.
Do sương muối xuất hiện kéo dài và ngày càng nặng nên huyện SaPa đã có trên 20 hecta hoa hồng, 15 hecta rau màu non các loại bị sương muối làm táp lá dẫn đến hư hỏng nặng và mất trắng.Ngoài ra nhiều lĩnh vực khác như chăn nuôi canh tác ... của tỉnh Lào Cai do sương muối gây ra.
Đêm 28/12/08 tại thị trấn Sa Pa và một số xã vùng cao như Bát Xát,Si Ma của Lào Cai dã xuất hiện một lớp sương muối mỏng trong suốt rải trên mặt đất.Theo tin từ trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Lào Cai sáng sớm 29/12/08 còn bị phủ một lớp sương muối dày đặc khiến các cây non,đặc biệt là ruộng rau của người dân SaPa bị chết.Nhiệt độ trung bình ở vùng núi cao Sa Pa đã xuống rất thấp từ 3,5-4,5 C.tại các vùng cao trên 1000m so với mặt nước biển, nhiệt độ mạt đất giảm xuống còn -1.2oC băng giá sương muối dày đặc đã đóng băng trên mặt đất mái nhà, ngọn cây gây hại cây trồng,vật nuôi và gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Sớm 29/12/08 tại thị trấn SaPa và xã vùng cao như Bát Xát,Si Ma Cai của Lào Cai đã xuất hiện một lớp sương muối mỏng trong suốt rải trên mặt đất.Trạn khí tượng của Lào Cai đã quan trắc được nhiệt độ trung bình phổ biến từ 13.5-14.50C.trời rét đậm và xuống đến 80C vào ngày 3/1.Các huyện vùng cao như Bắc Hà,Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai,đang chịu giá rét,nhiệt độ trung bình khoảng 7-80C.Đặc biệt.trạm khí tượng Bắc Hà quan sát được nhiệt độ thấp nhất xuống 1.10C và nhiệt độ mặt đất là 00C.
Do nhiệt độ xuống thấp gây băng giá,chính quyền các xã vùng cao của lào Cai đã phải chuyển giờ học hằng ngày của học sinh muộn hơn quy định,bắt đầu từ 8 giờ-8 giờ 30 phút.Nhiều chuyến xe đến các địa phương trên cũng phải lùi giờ xuất phát.Ông vàng A Hòa,cán bộ văn phòng UBND xã A Tý,huyện Bát Xát (Lào Cai)cho biết :đến ngày 03/01/08 đã có 15 con trâu bị chết,nhiều hoa màu bị thiệt hại nặng.
Trời rét hại kéo dài,su hào,bắp cải và cả rau muống cũng héo úa.để giúp rau màu chống chọi với giá rét,sau khi nhổ bỏ những luống rau bị sương muối làm hư hại và gieo hạt cho lứa mới,người trồng rau cũng chỉ còn biết cách sửi dụng nilon,rơm rạ phủ lên những luống rau.Chị Lĩnh ở xã Duyên Hà,huyện thanh Trì cho biết:"phủ nilon và phủ rơm rạ lên luống cũng chỉ là biện pháp tình thế thôi,nếu trời cứ tiếp tục rét hại thế này thì mầm rau vẫn...chết rét như thường".
Đồng cảnh với những nông dân thôn bầng B, hằng trăm hộ nông dân ở các xã thuộc huyện Thanh Trì cung đang điêu đứngvì sương muooiskhieens rau úa hang loạt.nhiều luống rau săp đên ngày thu hoạch cung bị sương giá làm thối ngọn, buộc phải nhổ bỏ để gieo lưa mới.
Ở thôn Yên Ngưu ,xã Tam Hiệp,huyện Thanh Trì,hàng trăm luống cải xanh,cải cúc ,mồng tơi và súp lơ đáng lẽ dã có thể cho thu hoạch nhưng vì suwowg giá làm thối ngọn nên buôc phải nhổ bỏ ,rau thối chất thành đống,anh Lũy một người trồng rau buồn bã nói :"rau thối nhiều , nâu cho lợn awnb không hết tôi cư nhổ lên rồi vứt thành tưng đống ở cuối luốngđể cho thối hẳn đi rồi bón lại chi rau".
Chăng khá hơn gì so với nhưng nông dân ở nghoai thành ,những nông dân trồng rau gia vị cuối cùng ở làng Láng Thượng cũng đang sốt vó vì rất nhiều luống rau săp đến ngày thu hoạch đã bất ngờ bị sương giá gây úa lá,thối rễ lá,thối rễ.
3. Cách phòng chống
Kinh nghiệm của người dân:
Sương muối ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất nông nghiệp của nông dân ta.biết được tác hại to lớn của sương muối nông dân đã có một số kinh nghiệm để hạn chế sự ảnh hưởng của sương muối.
-Khi gieo mạ gặp thời tiết quá lạnh người dân đã đốt rơm rạ lấy tro phủ lên cây mạ để giữ ẩm và giữ nhiệt cho cây.
-Hiện nay biện pháp mà người dân phổ biến dùng là nilon để chắn gió và sương hạn chế mức thiệt hại đến mức thấp nhất.Đây cũng là một phương pháp hữu hiệu.
Để chủ động trong việc phòng chống sương muối,cần phải biết trước khả năng có thể xuất hiện sương muối hay không,từ đó có những biện pháp thích hợp để hạn chế tác hại của sương muối.Trong số các biện pháp dự báo sương muối thì phương pháp Mikhailepski dễ áp dụng và cho độ chính xác cao đối với loại sương muối bức xạ và sương muối hỗn hợp.
Công thức dự báo có dạng:
M=t'-(t-t').C
M'=t'-(t-t').2C
Trong đó:M-nhiệt độ thấp nhất của không khí vào ban đêm
M'-nhiệtđộ thấp nhất của bề mặt đất vào ban đêm
t-nhiệt độ đo dược trên nhiệt kế khô
t'-nhiệt độ đo được trên nhệt kế ướt
C-hệ số phụ thuộc vào độ ẩm của không khí
Trị số C trong bảng chỉ thích hợp khi lượng mây từ 4/10-7/10 bầu trời, nếu lượng mây trên bầu trời nhỏ hơn 4/10 thì trị số tính ra phải được cộng với số hiệu chỉnh là -2.
Bảng 2: Quan hệ giữa hệ số C và độ ẩm của không khí
Độ ẩm C Độ ẩm C Độ ẩm C
100 5.0 70 2.0 40 0.9
95 4.5 65 1.8 35 0.8
90 4.0 60 1.5 30 0.7
85 3.5 55 1.3 25 0.5
80 3.0 50 1.2 20 0.4
75 2.5 45 1.0 15 0.3
Nếu lượng mây lớn hơn 7/10 bầu trời thị trị số tính ra phải cộng thêm 2.
Nếu M và M' đều
Nếu M và M' đều>+2 thì không xuất hiện sương muối
Nếu M>+2 và M'
Lưu ý: hệ số C phụ thuộc vào đặc điểm ở địa phương nên caanfphair xây dựng bảng hệ số C phù hợp cho từng nơi. Theo lý thuyết nêu trên, chúng ta có thể đè ra nguyên tắc chung cuả các biện pháp phòng chống sương muối là giữ cho nhiệt độ mặt đất không xuống quá thấp (dưới 00C).
Những biện pháp thường dùng là:
Hun khói: dùng rơm rạ, cỏ ẩm phân thành từng đống ở góc ruộng nơi đầu gió, đốt cháy âm ỉ để tạo ra nhiều khói nhằm hạn chế bức xạ hữu hiệu của mặt đất.
Tưới nước: nhằm làm đất ấm thêm, tăng cường khả năng giữ nhiệt và độ dẫn nhiệt, nhờ đó nhiệt từ trong lòng đất có thể truyền lên, làm nhiệt độ đất tăng. Ở những nơi đất thấp có thể bơm nước vào ruộng để hạn chế mặt đất bức xạ mất nhiệt.
Phủ đất: dùng rơm rạ, bèo, cỏ mục... phủ lên mặt đất để giảm khẳ năng bức xạ nhiệt khiến cho đất đỡ lạnh đi. Những vật phủ phải là vật có độ dẫn nhiệt kém.
Chọn giống có khả năng chịu lạnh cao, ít chịu tác hại của sương muối.
Xê dịch thời vụ gieo trồng tránh thời kì thường xuất hiện sương muối. Đối với cây vụ đông, bố trí sao cho giai đoạn ra hoa, đậu quá mẩn cảm với nhiệt độ thấp tránh được thời kì thường hiện sương muối.
Trồng đai rừng phòng hộ chống hướng gió lạnh. Bố trí mật độ cây trồng hợp lí.
Sưởi ấm: dùng cách sưởi ấm bằng lò than hoặc củi. Phương pháp này tốn kém nên chỉ thích hợp cho những vườn ươm, vườn cây ăn quả.
Che gió: trồng các đai rừng hoặc các cánh đồng để che, ở vườn ươm có thể dùng phên, liếp, cót để che.
V.KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu sự tác động của sương muối hết sức quan trọng. Vì vậy ta cần có những biện phấp chủ động nhằm đối phó với sương muối ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp. Khi nắm vững những tác động của sương muối vào cây trồng, vật nuôi ta sẽ có những biện pháp phù hợp nhất để cây trồng, vât nuôi sinh trưởng và phát triển tốt để nâng cao năng suất. Tuy nhiên hiện nay việc nghiên cứu về thời tiết khí tượng nói chung và sương muối nói riêng còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Nhà nước và các ngành liên quan cần đầu tư, quan tâm hơn nữa về vấn đề này. Để nền nông nghiệp nước ta ngày cáng phát triển hơn.
Nguồn: PGS.TS.LÊ XUÂN CHÍ QUYẾT
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top