miền đất Shinar

Đại đa số những người sống trong khu nhà gạch đỏ ở West Side nghèo khổ đều không ở một nơi nào cố định, mà nay đây mai đó.

Vô gia cư, nhưng họ lại có hàng trăm căn nhà. Họ sống hết buồng có sẵn đồ cho thuê này đến buồng có sẵn đồ cho thuê khác, dễ đến mà cũng dễ quên. Họ hát bài "Ta về ta tắm ao ta" một cách đùa cợt; họ gói ghém "ông táo" trong một cái hộp bìa cứng; họ ôm ấp những thứ trần tục và thỏa mãn với những gì nghèo túng.

Do trong khu này có hàng nghìn người trú ngụ cho nên cũng có hàng nghìn chuyện, hầu hết là những chuyện nhạt phèo; song thật là lạ nếu ta không thấy đôi ba bóng ma vật vờ trong đám khách thuê lang thang này.

Một buổi tối trời, có một thanh niên lảng vảng giữa khu nhà gạch đỏ tối tàn này và bấm chuông cửa. Đến căn nhà số mười hai, gã để cái túi xách tay lép kẹp xuống bậc cửa và phủi bụi bám trên mặt và trán. Tiếng chuông nghe yếu ớt, văng vẳng như từ một đáy sâu thăm thẳm.

Một bà quản gia ra mở, khiến gã lại cứ ngỡ đấy là một loài sâu độc, nhớp nhúa, đã ăn hết ruột chỉ còn trơ lại và lúc này đang tìm cách lấp lỗ trống bằng những người đến thuê có thể bòn rút được.

Park Sunghoon hỏi thuê buồng.

- Mời ông vào. - Bà ta nói. Tiếng từ trong cổ họng phát ra, nghe rõ êm tai, cứ như có lót lông thú. - Còn buồng trên tầng ba trông ra sân, bỏ trống cách đây một tuần. Ông có muốn lên xem không?

Gã theo bà ta lên gác. Một ánh sáng yếu ớt không biết từ đâu tới làm cho các buồng đỡ tối. Họ bước khẽ trên cầu thang có trải thảm xác xơ, đến nỗi người làm ra nó cũng không dám nhận đấy là sản phẩm của mình. Cứ như tấm thảm có đầy đủ sinh khí để nuôi cây được, trong bầu không khí ôi thối không ánh mặt trời, tấm thảm đó đã để cho những cây địa y mọc sum xuê và rêu phủ kín từng đám, lầy nhầy dưới chân như chất hữu cơ. Mỗi chỗ ngoặt của cầu thang lại có một cái hốc tường để trống. Có thể đã có lần người ta để những cái cây ở đó. Có chăng nữa chắc chúng cũng héo hon vì bầu không khí độc và bẩn thỉu này. Cũng có thể có những bức tượng các vị thánh đã từng đứng đó, nhưng cũng chẳng khó gì khi tưởng tượng được ra rằng những lúc làm ăn khó khăn, ma quỷ lại hoành hành, lòi tuột những vị thánh ấy xuống tận cùng âm ty địa ngục.

- Căn buồng đây. - Bà quản gia nói, phát ra từ cổ họng có đệm lông thú. - Căn buồng đẹp nhé. Hiếm khi phòng để trống. Mùa hè vừa qua có một số khách hào hoa đến thuê, không gây rắc rối gì mà lại còn trả tiền trước đúng hẹn. Nước ở cuối buồng. Gia đình Sprowls và Mooney đã ở đây ba tháng. Họ là diễn viên kịch, chuyên đóng những kịch vui. Cậu Kim Sunoo, chắc ông có nghe đến cậu ta, ồ, rặt những tên tuổi sân khấu cả đấy. Ngay đằng kia bên trên tủ quần áo có treo giấy giá thú đóng trong khung. Hơi đốt ở đây, mà ông thấy đấy, có khối chỗ để treo quần áo. Ai cũng mê căn buồng này. Chẳng bao giờ buồng này văng khách thuê cả.

- Bà có nhiều người ngành sân khấu đến thuê không? - Gã hỏi.

- Họ lui tới thường xuyên ấy mà. Phần lớn những người thuê nhà của tôi có liên quan đến sân khấu. À, đúng, đây là khu nhà hát, diễn viên có bao giờ ở đâu lâu. Nhà tôi cũng được góp phần làm chốn trú chân. Vâng, họ lui tới cứ xoành xoạch.

Gã thuê căn buồng đó, trả trước tiền nhà một tuần. Gã nói là trong người mệt mỏi và muốn đi nghỉ ngay, nên vội đếm tiền. Bà ta nói buồng đã dọn dẹp sẵn sàng, thậm chí cả khăn tắm và nước nữa. Bà ta vừa cất bước đi, gã lại hỏi có đến hàng bao lần câu hỏi lúc nào cũng chực sẵn trên đầu lưỡi:

- Có một cậu trai trẻ, cậu Sunoo, Kim Sunoo, bà có nhớ một người như vậy thuê nhà ở đây không? Có lẽ cậu ấy làm ca sĩ của nhà hát. Cậu ấy người xinh xắn, tầm thước, mảnh mai, có bộ tóc vàng rượi và là người Hàn Quốc. cậu ấy được một gia đình ở miền đất Shinar (Babylon) nhận nuôi.

- Không, tôi không nhớ tên. Cánh đào kép họ thay đổi tên xoành xoạch như thay đổi chỗ ở ấy mà. Họ đến rồi lại đi. Không, tôi không nhớ người đó.

Không, bao giờ cũng là câu không. Trong năm tháng liền gã đi hỏi liên tục nhưng luôn nhận được câu trả lời phủ định không thay đổi. Ngày ngày gã đã tốn công đi hỏi các nhà quản lý, các nhà đại lý, trường học và các ban đồng ca; đêm đêm gã đi xem hát, đến cả những rạp có ngôi sao sân khấu lẫn những rạp loại xoàng.

Trong bụng lo lắng sợ không tìm thấy em, song gã vẫn cứ đến tìm với một niềm hy vọng chứa chan. Gã yêu em tha thiết nên đã ra sức tìm em. Em đột nhiên bỏ nhà ra đi. Gã khẳng định rằng chính cái thành phố cảng lớn này đã lôi cuốn, giữ chân em ở đầu đó. Nhưng cái thành phố nhộn nhạo, huyên náo này có ra gì đối với con người trôi dạt, mới hôm nay còn rất nổi tiếng thì ngày mai đã biệt tăm hơi trong cái đáy của nó rồi, có khác nào những hạt cát trong bãi cát lún.

Căn buồng có sẵn đồ cho thuê nhận người khách mới đến với lòng mến khách giả tạo ấy, một sự chào đón cuồng nhiệt, mệt mỏi, chiếu lệ, chẳng khác gì nụ cười rộng mở của một cô gái làm tiền.

Sự tiện nghi hiện đại, hiện lên trong ánh sáng hắt từ bộ đồ đạc mọt ruỗng, từ bộ lót bằng gấm đã sờn rách của chiếc ghế trường kỷ và hai cái ghế tựa, từ cái gương soi hẹp đóng ở trên cái trục giữa hai bên cửa số, từ đôi ba cái khung ảnh mạ vàng, từ cái khung giường bằng đồng ở góc nhà.

Sunghoon từ từ ngồi xuống ghế, trong lúc căn buồng như cố muốn kể cho gã nghe bằng một thứ ngôn ngữ xa lạ, không sao hiểu nổi của Tháp Babel, về rất nhiều những người khác nhau.

Một tấm thảm trải sàn vuông vức màu sắc lòe loẹt, trông như một hòn đảo hoa năm ở giữa phòng, chung quanh bụi bám đầy ùn lên như mặt biển gợn sóng. Trên tường dán giấy rực rỡ có treo những bức tranh mà những người lang thang nghèo khổ có thể thấy ở mọi nhà cho thuê, nào là bức "Những cặp uyên ương Huguenot", "S cãi cọ đầu tiến", "Bữa ăn ngày cưới", "Psyche bên suối nguồn". Trên tường cao trên bệ lò sưởi có đường nét đẹp, nghiêm trang, treo một cách thô kệch tấm màn thô nhám như chiếc khăn khoác vai của một chinh phụ trong một vờ ba lê. Trên mặt bộ lò sưởi chỏng một vài đó lặt vặt của những người thuê trước vứt lại, khi dịp may đến giúp họ chuyển đến chỗ ở mới - đó là một vài lọ lục bình, một bức ảnh nữ diễn viên, một lọ thuốc, vài con bài vứt lung tung.

Lần lượt những dấu hiệu chi tiết rõ dần lên, làm cho gã nhận ra rằng có nhiều người thuê căn buồng đó trước mình. Trước tấm gương, trên tấm thảm có một mảng rách xơ, chứng tỏ các bà xinh đẹp đã ở trong căn buồng đó. Những dấu ngón tay nhỏ bé ở trên tường nói lên rằng có những tù nhân tí hon khao khát một tia nắng mặt trời và một luồng không khí. Một vết bẩn to tia ra như một quả bom nổ cho ta thấy đó là dấu vết của một cốc thủy tinh hay cái chai bị đập vỡ, để lại dấu vết những gì chúng đựng trong đó. Dọc cái gương nổi rõ mồn một cái tên "Marie" viết nguệch ngoạc, cứ như phải lấy kim cương mới vạch được lên đấy. Dường như những người sống trong căn buồng đã phát khùng - có lẽ vì không chịu nổi sự lạnh lẽo thù địch của căn buồng - nên đã trút giận dữ lên đó. Đồ đạc bị khắc dao, đục lỗ lung tung; lò xo giường gãy gần hết, cứ như có một con quỷ dữ tợn quẫn quại trong lúc bị mổ bụng. Có một cuộc vật lộn ghê gớm nào đó đã làm vỡ một mảnh đá hoa cương trên bệ lò sưởi. Sàn nhà phát tiếng kêu kỳ lạ nghe như ai đang giãy giụa đau đớn.

Kể cũng khó mà tin được những người thuê căn buồng mà đã có lúc họ gọi đó là nhà của mình lại phá nó đến thế. Có thể sự căm giận của họ bùng lên là do bản chất con người họ đang khao khát có một tổ ấm, vậy mà cảnh những căn buồng có sẵn đồ cho thuê này lại như lường gạt họ bằng sự chào đón vờ vĩnh kia với những đó đạc lạnh lẽo thay cho lò sưởi ấm cúng, làm sao họ không nổi nóng. Một túp lều tranh mà là của riêng mình, mình còn có thể quét dọn, trang trí và yêu mến. Gã ngồi trên ghế để tâm trí phiêu diêu trong suy tưởng triển miên, trong lúc ấy ùa vào phòng gã mùi vị và âm thanh của những căn buồng khác. Gã nghe có tiếng cười từ một buống phát ra, nghe chẳng vui mà cũng chẳng buồn. Ở những phòng kia gã nghe thấy có cuộc độc thoại chửi bới, tiếng người dánh bạc, tiếng một phụ nữ ru con, rồi tiếng người khóc thảm thiết. Ở ngay tầng trên đầu có tiếng đàn banjô sôi nổi, những cánh cửa đóng mở sầm sấm.

Tiếng tàu hỏa chạy bên ngoài ầm ầm từng hồi. Tiếng mèo kêu nghe thê lương ở ngoài hàng rào sau nhà. Rồi gã ngửi thấy hơi nhà - một mùi ẩm thấp đến ghê tởm - một mùi xú uế như từ dưới hầm mổ bốc lên trộn lẫn với mùi vải sơn cùng mùi gỗ mục mốc thếch.

Thế rồi đột nhiên gã nghỉ tại đó, căn buồng sặc mùi hăng hắc, ngát hoa mộc tế. Mùi hoa bay đến rõ rành rành và ngát cả phòng, khiến gã đoán được là có người đang đi vào phòng. Người thanh niên kêu lên: "Cái gì vậy em yêu?". Cứ như có ai gọi, gã bật người dậy, ngơ ngác nhìn quanh. Hương thơm nồng sát ngay người, bao quanh gã. Gã giơ tay đón lấy; trong giây lát gã lúng túng không biết mình ở đâu và đang làm gì. Sao ai lại có thể để hương thơm lôi cuốn một cách cương quyết thế? Rõ ràng đó là tiếng động. Nhưng sao tiếng động lại sờ được vào người gã, vuốt ve gã?

- Em đã ở trong phòng này. - Gã kêu lên, rồi bật người đi tìm dấu hiệu nào đó về em vì gã biết chỉ cần tìm ra một dấu vết nhỏ thôi gắn bó đến em, hoặc em đã sờ vào, là gã dám quả quyết sẽ nhận ngay ra em. Hương hoa mộc tế tỏa ngát quanh gã, mùi hoa mà em yêu thích, nên đã biến thành mùi của riêng mình. Không hiểu mùi thơm đó từ đầu tới?

Căn buổng để bần thỉu, lộn xộn. Lỏng chỏng trên chiếc khăn bàn mỏng manh có đến nửa tá kim gài đầu, những người bạn kín dáo, nhỏ mọn của giới đàn bà, cũng thuộc giống cái, tâm trạng bắt dịnh và không rõ thời. Gã không để ý đến vì không xác nhận được chúng. Rồi lục lọi các ngăn kéo bàn trang điểm, gã vớ được một chiếc khăn mùi soa vứt đó, bé xíu, rách nát. Gã áp nó vào mặt mình.

Chiếc khăn mang một mùi đặc biệt của một loại hoa vòi voi, gã vội vút xuống đất. Trong một ngăn kéo khác, gã tìm thấy những cái cúc quái lạ, một chương trình biểu diễn ở nhà hát, một tấm thiếp của người cẩm đó, hai gói kẹo đã ăn hết, một cuốn sách về bói những giác mơ. Cuối cùng là một cái nơ con bướm cài tóc bằng xa tanh đen của một người mà gã yêu làm gã đứng sững lại, trong người vừa vui vừa sợ.

Nhưng cái nơ kia cũng là một đồ trang điểm bình thường, kín đáo, khách quan, chẳng nói lên điều gì để chứng tỏ đó là của em.

Rồi gã lùng sục khắp buồng như một con chó săn đánh hơi, đi dọc tường nhà quỳ mọp xuống quan sát kỹ các góc của tấm thảm lồi lên, lục lọi bệ lò sưởi và các bàn, màn che gió và những bức trướng, rồi tủ đựng rượu ở góc phòng, cố tìm lấy dấu vết của em, nhưng không sao tìm được. Gã không nhận ra được rằng em ở bên cạnh, chung quanh, phía trước, bên trong, phía trên gã, bám chặt lấy gã, nũng nịu gã, gọi gã nghe thảm thiết qua các giác quan tỉnh vi đến nỗi khiến cho những giác quan thô thiển hơn cũng phải nhận ra được lời kêu gọi đó. Gã lại trả lời: "Ôi, em yêu!" rồi quay lại, mất trợn trừng trợn trạo nhìn vào chốn hư vô, vì gã chưa nhìn thấy hình dáng và màu sắc, cùng tình yêu và những cánh tay dang rộng hòa trong mùi hoa mộc tế. Ôi, lạy Chúa! Mùi hương hoa đó tự đâu bay tới? Từ lúc nào hương thơm lại có tiếng nói? Gã tự hỏi vộ mò mẫm tìm.

Sunghoon lục tìm ở những kế hở và góc nhà, thấy rất nhiều nút chai và thuốc lá. Gã bỏ qua, không đếm xỉa đến chúng. Nhưng có lần trong cái chỗ tấm thám cuộn lên gã tìm thấy một điếu xì gà mới hút có một nửa. Gã lấy ngón chân gí gi, lòng trào dâng sự ghen tức và căm giận. Gã lục soát khắp phòng, tìm thấy nhiều những vật nhỏ mọn của người thuê buồng để lại, nhưng còn những gì để nói rằng đó là của em, tỏ ra rằng có thể em đã ở đó, linh hồn em còn bảng làng đâu đó, thì

Gã chẳng thấy lấy một dấu vết.

Sunghoon liền nghĩ đến bà quản gia.

Gã bỏ chạy khỏi căn buồng có ma xuống nhà, ra đến cửa thì thấy một tia sáng chiếu qua kẽ cửa. Gã gõ cửa, bà ta ra. Gã cố gắng nói hết sức khẽ để không lộ vẻ hoảng hốt của mình.

- Bà làm ơn nói tôi hay, - anh hỏi bà ta, - ai đã ở phòng tôi trước khi tôi đến đây?

- Ô, được thôi, thưa ông... Tôi xin nói lại ông hay. Đó là gia đình nhà Sprowls và Mooney, tôi đã nói cho ông nghe rồi đấy. Cậu Kim Sunoo làm diễn viên ở nhà hát. Nhà tôi nổi tiếng là được tôn trọng. Giấy tờ giá thú được đóng khung, treo trên...

- Bà nói tôi biết về bà cậu Sunoo là người thế nào, ý tôi là trông thế nào?

- Ô, tóc đen, thấp, gầy, mặt đến hài hước. Họ đi từ thứ ba tuần trước.

- Thế còn trước khi họ đến ở?

- Ô, chi có một nhà quý phái độc thân, nhưng không phải con nhà sân khấu. Ông ta bỏ đi, quyt của tôi một tuần tiền nhà. Trước ông ta là bà Crowder và hai con, ở trong bốn tháng; trước mấy mẹ con nhà bà này là ông già Doyle. Sau đó con ông ta trả tiền nhà cho ông ta. Ông ta ở sáu tháng. Đã một năm nay rồi, còn lâu hơn nữa thì tôi không nhớ.

Sunghoon cảm ơn rồi lui về buồng. Căn buồng vắng lặng. Mùi hương hoa làm cho nó sinh động nay cũng bay hết. Chỉ còn mùi mốc meo hôi hám của đồ đạc và nhà kho là ngự trị.

Gã tuyệt vọng, mọi niềm tin tan biến. Gã ngồi nhìn chăm chăm vào ánh lửa hơi đốt vàng ệnh nhảy múa. Gã liền đi đến giường và xé nát tấm ga trải giường ra từng mảnh; rồi gã lấy lưỡi dao díp nhét từng mảnh vào từng kẽ hở quanh cửa sổ và cửa ra vào. Gã tắt lửa ga, sau đó bật hơi đốt hết cỡ, rồi trong bóng tối, gã ngả mình lên giường một cách sảng khoái.

Đêm đó đến lượt bà McCool đi lấy bia. Bà ta lấy bia về và ngồi cùng bà Purdy trong một căn phòng nhà hầm, nơi các bà hay ngồi lê mách lẻo hàng giờ không chán.

- Căn buồng trông ra sân sau ở trên tầng ba tối nay có một anh chàng thanh niên thuê. - Bà Purdy nói, tợp một hụm bia bọt trắng xóa. - Anh ta đã lên buồng ở cách đây hai tiếng rồi.

- Vậy à, bà Purdy? - Bà McCool nói, tỏ ra hết sức khâm phục.

Bà luôn tìm được người ưng thuê căn buồng đó. Không hiểu sao bà tài thế. Thế bà có bảo cho anh ta hay không? - Bà ta nói, giọng thì thẩm khàn khàn, chứa chất đầy bí ẩn. Buồng có sẵn đồ đạc là để cho ai cần thuê. - Bà Purdy nói có thật êm ái. - Tôi không bảo cho anh ta biết đâu, bà McCool ạ.

- Thế là phải, bà ạ. Chính tiền thuê nhà giúp chúng ta sống đấy.

Bà có ý thức làm ăn đúng đắn. Sẽ có nhiều người không thuê buồng, nếu họ biết là đã có người thuê tự tử chết ở đó.

- Như bà nói đấy, chúng ta phải nghĩ đến cuộc sống của chúng ta chứ! - Bà Purdy nói.

- Đúng vậy, bà ạ. Chỉ cách đây một tuần, tôi còn giúp bà dọn dẹp căn buồng trông ra sân sau trên tầng ba đó. Cậu bé xinh xắn đã tự tử bằng hơi đốt. Cậu ta có bộ mặt nhỏ xinh xinh, dễ thương thế, bà nhỉ?

- Phải nói là đẹp ấy chứ lị. - Bà Purdy nói giọng tán thưởng, nhưng có vẻ phê phán. - Trừ có mỗi cái nốt ruồi ở mắt trái là to quá.

Bà rót cốc sữa mà uống đi, bà McCool.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top