Ngoại truyện - 2

Ngoại truyện - 2

Điếu thuốc trên tay ngài bí thư thoáng chốc run rẩy, quần áo xộc xệch, đầu tóc rối bù, tàn thuốc vương vãi trên sàn nhà, tập tài liệu vừa được cấp dưới cung cấp khiến ngài kiệt quệ. Chẳng trách sau nhiều năm xa cách nhưng khi gặp lại Huệ chẳng chút lưu tình, một mực cự tuyệt thành ý nối lại tình xưa của ngài. Trong phòng vắng lặng như tờ, khói thuốc ám lên những bức vách, kệ sách cùng với sự sầu não chúng quyện lại trong không gian thật khiến người ta ngột ngạt.

Hồ sơ của Phục Hắc Huệ chưa từng thay đổi kể từ ngày y rời Thượng Hải, tất cả chứng từ đều nguyên vẹn, thân thế những lý lịch của người từ thành phần Cảng ấy chưa một lần đổi thay. Điều ấy có nghĩa mặc dù đã phản bội lại gia tộc nhà họ Cao nhưng trên giấy tờ cựu minh tinh ấy vẫn là thành viên trong gia tộc. Gia đình Hạc Hiên năm ấy chỉ sau vài ngày Túc Na rời khỏi Thượng Hải đã chịu án thanh trừng từ chính phủ Uông Tinh Vệ. Nhưng thời đại nào cũng vậy, kể cả sau khi hoà bình lập lại, mớ chứng từ này vẫn tố cáo rằng y đã phục vụ cho chế độ cũ, một bộ máy nhà nước bù nhìn, hại dân. Cựu minh tinh của ngài đã quá quen khi sống trong những lời điều tiếng nhưng ngay cả khi hoà bình lập lại, người vẫn chẳng thể mang cái mác trong sạch. Không ai minh oan cho người và chính người cũng chẳng thể minh oan cho chính bản thân mình.

"Đứa trẻ tên Đông Quân này là con trai của cậu ấy? Vậy còn mẹ nó thì sao?"

"Giấy tờ của đứa trẻ này, hoàn toàn không có một chút thông tin trong kho lưu trữ. Tất cả những gì tôi có là tờ đơn xin học của Hắc Huệ, với phần tên mẹ bỏ trống"

"Vậy...ngoài người của chế độ Uông Tinh Vệ ra Hắc Huệ còn có giấy đăng ký kết hôn với ai nữa không?"

"Không, Đảng ta đã ra quyết định không chấp nhận đa thê nên là nếu cậu ta chưa thể ly hôn với Hạc Hiên thì không thể làm giấy đăng ký với một người khác. Chính anh đã ra quyết định này anh không nhớ sao?"

Thư ký bên cạnh gập lại tập tài liệu, trong suốt mười năm xa cách, bản thân vị minh tinh ấy cũng không có thành tựu gì quá nổi bật. Cũng phải thôi, với hồ sơ dính chàm cho đến tận ngày hôm nay, việc có một chỗ đứng trong xã hội dưới sự cai trị của Đảng là một điều khó khăn. Huệ luôn sống trong những lời điều tiếng, quá khứ hay hiện tại tất cả đều như vậy. Vì sự căm phẫn giống nòi Hán gian trong quá khứ, ngài bí thư không biết rằng chính sự bài trừ mầm mống ung nhọt ấy lại đẩy người đến bước đường cùng này.

Đứa trẻ tên Đông Quân ấy chịu sự dè bỉu bởi đám bạn cùng trang lứa khi được nuôi dạy dưới bàn tay người thuộc chế độ cũ - gia đình bán nước hại dân, tay sai quân Nhật, một thành phần trong chính phủ bù nhìn. Bố của em, bởi những trang hồ sơ không trong sạch, bởi mác minh tinh từng nổi danh khắp Thượng Hải và bởi từng sống dưới mái nhà họ Cao, khi hoà bình lập lại chẳng một lời thanh minh đã sống trong miệng đời khinh miệt, sự bài trừ Hán gian từ xã hội. Nghĩ về mười năm khốn khó ấy, ngài bí thư trút một tiếng thờ dài não lòng.

"Làm sạch hồ sơ của người này, chúng ta đã phạm phải một sai lầm"

****************************

Đứa trẻ hôm nay vẫn mang trên chân một đôi giày xỉn màu, nó cô độc bước ra từ lớp học rồi chạy thẳng về phía cổng trường. Nó biết rằng nếu nán lại cũng chẳng ai chào đón sự có mặt của mình vậy nên một mực chạy về phía người bố đang đứng nép mình bên cánh cổng sắt. Nhưng chạy được nửa đường, đột nhiên thân ảnh đứng dưới gốc cây cổ thụ nán lại bước chân nhỏ, Đông Quân nghiêng đầu nhìn người đàn ông đang trong tay một quả bóng bay màu xanh lá, nhận ra đó là người đã trao cho mình kẹo bơ hôm nọ và ghé thăm nhà khi giờ cơm tối đã điền, vì sự lễ phép được nuôi dạy, nó nở một nụ cười rồi cúi gập đầu lễ phép.

Ngài trao cho đứa trẻ một quả bóng, cái bóng lớn trùm lên cơ thể bé nhỏ như muốn nuốt trọn đứa trẻ ngay trước mắt bố của nó. Đông Quân tay nắm lấy quả bóng màu, nở một nụ cười tít mắt, sau đó dễ dàng nắm lấy tay ngài bí thư, dắt ngài về phía cổng trường nơi bố mình đang đứng đợi. Ngài ước rằng, thật dễ dàng siết bao nếu có thể nắm tay người chỉ bằng một quả bóng bay.

"Bố ơi...bóng bay"

"Đông Quân, bố đã nói thế nào về việc nhận đồ của người lạ?"

"Bố ơi nhưng đây không phải người lạ, ngài ấy ghé qua nhà mình tối qua mà"

"Trả lại cho ngài ấy"

"Nhưng mà bố ơi..."

"Trả lại, có trả không hả?"

Vị minh tinh gằn giọng trước đôi đồng tử non nớt mang vài phần cầu xin. Chính thái độ cương quyết ấy khiến ngài bí thư thoáng chốc bất ngờ, Huệ không nhìn ngài, đôi mắt cứ nhìn chằm chằm vào đứa trẻ nắm tay ngài, hai viên ngọc xanh biếc lộ rõ vẻ doạ nạt. Người phẫn nộ trước thái độ nằng nặc ấy nhưng trong thâm tâm người hiểu rằng bản thân không còn muốn dính dáng đến người đàn ông đang mang trong mình dáng vẻ muốn thao túng đứa trẻ của người.

"Thôi nào em, chỉ là một quả bóng bay"

"Đông Quân bố nói có nghe không, nếu con còn không trả lại ta sẽ không trở về nhà cùng con nữa. Mau trả lại đồ cho người lạ"

Hai tiếng 'người lạ' vang lên đanh thép đầy hằn học. Chúng như mũi dao cứa lên trái tim đã chai sạn của ngài, người nói mà mặt chẳng hề biến sắc tựa như khoảng thời gian mười năm về trước chẳng có nghĩa lý gì với người. Đôi mắt ngài trùng xuống như tâm trạng trong lòng. Đứa trẻ trước thái độ cứng rắn của cha mình, không thể bất tuân, đành ngậm ngùi trao trả lại quả bóng bay mà nó vẫn hằng ao ước. Bờ môi phụng phịu chuẩn bị bật ra tiếng khóc nhưng trước đôi mắt đầy phẫn nộ của bố mình, nó cắn chặt hàm dưới, ngăn không cho những giọt nước mắt chuẩn bị lăn dài trên khoé mi.

Trong cuộc đối thoại ngắn ngủi mà ồn ào sóng vỗ ấy. Cả ba người đều cố gắng dằn mạnh tâm tư, cựu minh tinh vì kiềm nén xúc động mà tỏ ra cứng rắn, vị bí thư vì câu từ nhói lòng những cũng chẳng thể bật lên một lời phân bua còn đứa trẻ trước sự cáu giận của người lớn nhưng nhớ về gánh nặng đè lên vai người nuôi nấng mình, không thể bày ra biểu cảm bướng bỉnh.

Đông Quân nắm tay Phục Hắc Huệ, im lặng đi cùng người trên con đường đất quen thuộc và nắng chiều vẫn đổ dài trên đôi vai họ.

Cựu minh tinh ấy trong thời gian đứa trẻ đi học, liền tranh thủ sửa những bộ quần áo. Bởi giá rẻ hơn so với những tiệm may khác nên thu nhập của người cũng tạm gọi là đủ sống, nhưng trong thời đại đất nước vươn mình tiến lên hiện đại hoá này, nếu không thể có một công việc trong nhà máy thì chút tiền công nhờ vá áo cũng khó lòng nuôi sống bản thân chứ đừng nói đèo bòng thêm một đứa trẻ. Đông Quân mỗi ngày một lớn, quần áo mới mua chỉ sau vài ba tháng đã không còn mặc vừa. Với tình cảnh gia đình hiện tại, nó cũng hiểu rằng không nên vòi vĩnh những món đồ chơi nhiều màu trên đường, cũng không nên thèm thuồng những viên kẹo bọc giấy sặc sỡ. Chính vì sự hiểu chuyện ấy nên mỗi lần nhớ về con trai, người cha thiếu thốn ấy lại xúc động đến nỗi kim đâm vào tay thấm một mảng máu tươi cũng chẳng hề hay biết.

Nhưng công xưởng hay nhà máy đều có quy định đầu vào cho riêng mình. Những người mang trong mình lai lịch giống như Huệ thường trượt dài trong những yêu cầu tuyển dụng. Nếu người nói rằng bản thân từng là gián điệp, từng góp một phần không nhỏ trong cuộc cách mạng đảo chính vậy ai sẽ là người làm chứng cho toàn bộ thông tin ấy đây? Họ tàn nhẫn mà đáp trả rằng: "Vậy con chó nhà tôi cũng từng là Hao Thiên Khuyển, kéo xe cho Nhị Lang Thần đấy". Phải, nếu chỉ nói miệng thì ai cũng có thể thêu dệt câu chuyện cho chính mình. Nhiều người ác ý còn nói rằng đầu óc vị cựu minh tinh chẳng được bình thường mới nghĩ ra hàng tá chuyện hoang đường đến vậy. Hắc Huệ vẫn luôn cô độc, kể cả có từng sống dưới mái nhà Bách Lạc Môn hay tự do dưới bầu trời lồng lộng đi chăng nữa.

"Vẫn còn buồn chuyện quả bóng sao?"

"...Không ạ, chỉ là con thấy bố không thích ngài ấy nhưng ngại ấy lại đối xử rất tốt với con"

"Biết vậy từ nay về sau đừng nhận đồ của người ta nữa"

Người hậm hực nhấn chiếc bàn đạp, máy may phát ra những âm thanh rì rì, những mũi kim chạy một đường thẳng tắp trên miếng vải đắt tiền. Huệ chép miệng một lần, nếu miếng vải này có thể may áo cho Đông Quân sẽ tuyệt vời siết bao nhưng vốn dĩ với mỗi mét vải khi đã được đưa đến tay người - đều được đo đạc kĩ càng bởi tựa như người ta tin rằng vài phân vải tốt rơi vào tay người ngoài cũng trở thành sự lãng phí đến xót lòng. Hoạ hoằn lắm những miếng vải từng ghé thăm nơi này phần nhiều nhất dư ra cũng chỉ vừa đủ may một chiếc khăn tay, nên mặc dù có bố là thợ may nhưng quần áo trên người đứa trẻ cũng chẳng khấm khá là bao. Đông Quân ngồi trên bàn, trước một cây đèn bão và ánh sáng từ chiếc bóng đèn tròn duy nhất trên đỉnh đầu, nó chăm chú từng nét bút trên một quyển vở giấy ngà ngà. Biết bố luôn bận rộn, tự lập là bản tính luôn song hành của đứa trẻ ngay khi nó vừa mới lọt lòng.

"Đông Quân này, từ nay nếu gặp ngài ấy một lần nữa, bố mong rằng con sẽ không nhận bất cứ cái gì"

"Kể cả kẹo bơ ạ?"

"Ừ kể cả kẹo bơ"

Đứa trẻ đáp lại một tiếng 'vâng' rất khẽ, trong lòng chắc chắn chẳng cam tâm nhưng vì bóng lưng cô độc lúc nào cũng cúi xuống bởi miếng cơm manh áo cho bản thân, nó không dám trái lời. Đứa trẻ nhìn về những mảnh giấy kẹo, lại nhớ về quả bóng bay ban sáng, len lén lau đi những giọt nước mắt tiếc nuối pha vài phần ấm ức. Nó không dám để tiếng nấc nghẹn ngào bật khỏi cổ họng bởi chỉ cần người biết mình tủi thân, chắc chắn sẽ không kiềm được lòng để rồi bối rối.

Tiếng loạt xoạt chiếc bút chì thực sự rất nhỏ, tiếng máy may đã át hết những âm thanh tri thức ấy. Suy cho cùng trong không gian chật chội này, đứa trẻ chăm chỉ vì tương lai còn người bố cật lực vì hiện tại. Sự im lặng không mở lời nhưng nào mang sắc thái ngột ngạt, người trong cuộc hưởng thụ bầu không khí tĩnh mịch dễ chịu này, bởi họ biết rằng im lặng thời khắc đây chính là biểu hiện cho sự chăm chỉ, là hy vọng mở lối cho tương lai mù mịt của họ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top