su tich con muoi
Sự tích con muỗi
Ngày xưa, có một người nông dân hiền lành tên là Ngọc Tâm, có một người vợ xinh đẹp tên là Nhan Diệp. Khác hẳn với tính tình đơn giản của chồng, quanh năm chăm chú làm ăn, người vợ lười biếng xa hoa, chỉ lo thỏa thê sung sướng.
Trong lúc hai vợ chồng tưởng chung sống với nhau đến răng long đầu bạc, thì Nhan Diệp bỗng lăn ra chết. Người chồng đau đớn quá, không muốn rời xa xác vợ, bèn bán hết tài sản, mua một chiếc thuyền chở quan tài vợ thả bồng bềnh trên mặt nước.
Một buổi sớm mai thuyền đi đến dưới chân một ngọn núi cỏ cây ngào ngạt, Ngọc Tâm lên bờ thấy đủ các kỳ hoa dị thảo, cây cối nặng trĩu trái thì lấy làm lạ bèn phăng lần lên cao. Lưng chừng núi, Ngọc Tâm gặp một ông lão tướng mạo phương phi, râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc đang lần bước. Thấy người có vẻ tiên phong đạo cốt, đoán chừng là thần tiên ở núi Thiên Thai xuất hiện, Ngọc Tâm bèn sụp lạy, rồi thiết tha xin cứu tử hoàn sinh cho người vợ thương yêu.
Vị thần thương hại nhìn Ngọc Tâm hồi lâu rồi nói:
- Ngươi còn nặng lòng vương vấn trần ai, chưa thoát được vòng tục lụy... Ta có thể giúp cho ngươi đạt ước vọng song về sau ngươi đừng có lấy làm ân hận!
Ngọc Tâm theo lời vị thần, dở nắp quan tài vợ ra, chích đầu ngón tay mình nhỏ ba giọt máu vào thi thể Nhan Diệp, thì người đàn bà từ từ mở mắt ra, rồi ngồi lên như sau một giấc ngủ dài.
Trước khi từ giã, vị thần bảo người đàn bà vừa sống lại:
- Đừng quên bổn phận của người vợ... Hãy luôn luôn nghĩ đến lòng thương yêu chung thủy của chồng... Chúc cho hai vợ chồng được sung sướng.
Trên đường về quê, người chồng hối hả giục thuyền đi mau. Một tối thuyền ghé bến, Ngọc Tâm lên bờ mua sắm thức ăn. Trong lúc đó, có một chiếc thuyền buôn lớn đậu sát bên cạnh, chủ nhân là tay lái buôn giàu có chú ý đến nhan sắc lộng lẫy của Nhan Diệp. Hắn gợi chuyện, mời Nhan Diệp qua thuyền mình dùng trà rồi ra lệnh cho bạn thuyền dong hết buồm chạy.
Ngọc Tâm quay về thấy mất vợ, bỏ cả ăn ngủ, ngày đêm đi tìm kiếm, một tháng sau mới gặp. Nhưng người đàn bà đã quen với lối sống xa hoa bên cạnh tay lái buôn giàu có, quên cả tình cũ nghĩa xưa. Thấy rõ bộ mặt thật của vợ, Ngọc Tâm như tỉnh cơn mê, bảo Nhan Diệp:
- Mình được tự do bỏ tôi song tôi không muốn mình còn lưu giữ kỷ niệm gì của tôi nữa, vậy hãy trả lại ba giọt máu của tôi đã nhỏ ra để cứu mình sống lại.
Nhan Diệp thấy được ra đi dứt khoát dễ dàng như thế, vội vàng lấy dao chích đầu ngón tay, nhưng máu vừa bắt đầu nhỏ giọt thì nàng ngã lăn ra chết.
Người đàn bà nông nổi, phụ bạc chết vẫn còn luyến tiếc cõi đời nên hóa kiếp thành một vật nhỏ, ngày đêm đuổi theo Ngọc Tâm, tìm cách ăn cắp ba giọt máu để trở lại làm người. Con vật này luôn luôn kêu than với chồng cũ, như van lơn, như oán hận, như tiếc thương, ngày đêm o o không ngừng. Về sau giống này sinh sôi nẩy nở rất nhiều, người ta đặt tên nó là con muỗi. Vì ghét kẻ phụ bạc, nên mỗi lần muỗi lại gần, người ta không tiếc tay đập cho nó chết.
Đôi ngỗng
Ngày xưa, có một người hết sức giàu có, muốn sống một cuộc đời ăn uống thỏa thích, nên ngày hai bữa mâm cơm bao giờ cũng đầy thừa những thức ăn ngon lạ. Một hôm nhà giàu có khách, một người bạn cũng rất sành ăn uống. Luôn mấy hôm, trong nhà toàn nghe những tiếng dao thớt, nấu nướng.
Đãi khách ăn không còn thiếu một thức ngon nào, một hôm chủ nhà đi qua sân sau, trỏ cho bạn thấy một đôi ngỗng đẹp, bảo sẽ giết thịt để làm tiệc tiễn hành hôm nào khách về.
Thuở ấy loài ngỗng đang còn rất hiếm và thịt ngỗng là một thức ăn sang trọng, chỉ có nhà quyền quý mới nếm được mùi. Hai con ngỗng nghe hiểu tiếng người, lấy làm đau xót vô hạn, vì lời hẹn của chủ nhà là bản án tử hình đối với chúng. Đêm đến, đôi ngỗng kêu than, khóc lóc với nhau để vĩnh biệt trước, rồi khi gà bắt đầu gáy, con ngỗng trống hôn hít vợ xong tới đứng sẵn bên cửa chuồng, đợi người bếp đến bắt đem thịt. Con ngỗng mái đoán biết ý chồng, muốn ngăn cho chồng khỏi chịu chết trước thay mình, mới tranh lấy chỗ, rồi hai vợ chồng ngỗng, con nào cũng muốn hi sinh, giành lấy cái chết về mình để cứu bạn trăm năm. Cứ thế mà đôi lứa tranh giành nhau cho tới khi ngày sáng. Luôn mấy đêm liền cảnh đòi chết liên tiếp diễn ra ở trong chuồng ngỗng. Rốt cuộc để tránh khỏi sự tranh giành nhau nữa, cả hai cùng thỏa thuận ngủ ngang hàng, song song cạnh nhau. Hai con lại cùng thề nguyền rằng sau khi một trong đôi lứa chết đi thì con còn sống sẽ ăn chay suốt đời để nhớ kẻ đã mất.
Những tiếng thở than, tranh giành của đôi ngỗng vẳng đến tai của người khách. Mấy lần khách lại gần chuồng để nghe câu chuyện của hai vợ chồng ngỗng vì khách hiểu được tiếng nói của các loài chim. Những lời thề nguyền, trối trăn tha thiết của đôi ngỗng làm động lòng khách sành ăn.
Qua hôm sau, khách ngỏ lời từ giã chủ nhân và bảo rằng mình không thích ăn thịt ngỗng, bởi đã mấy lần nếm qua rồi mà thấy thịt loài này không ngon. Lời bịa đặt ấy đã cứu mạng cho đôi vợ chồng ngỗng. Song từ đó, chúng vẫn giữ lời thề trước, chỉ ăn toàn rau cỏ, ngũ cốc thôi, chứ khôn động tới thịt các sinh vật khác. Cũng từ ngày ấy loài ngỗng theo thói quen ngủ sát cạnh nhau
Người chết đẻ con
Ngày xưa, có người đàn bà nhà quê sắp đến ngày sinh đẻ thì nhuốm phải bệnh nặng. Biết mình không thể sống nổi để cho con ra đời, lúc hấp hối, thiếu phụ ứa nước mắt nhìn chồng, tay sờ soạng lên bụng chửa, nghẹn ngào sẽ nói: "Còn con... con của chúng ta..." rồi tắt thở. Người chồng đau đớn vật vã, khóc lóc thảm thiết, thương tiếc vợ chết tức tưởi với đứa con còn trong bụng mẹ.
Sau khi chôn cất thiếu phụ được mấy hôm, bà lão bán quán thong manh ở gốc cây đa cánh đồng làng thấy có một người đàn bà dáng quen quen đến mua mấy đồng tiền mật. Người đàn bà mua mật đi rồi, đứa cháu gái bà lão bán hàng mới run sợ nói cho bà hay là nó trông người khách vừa rồi giống hệt thiếu phụ mới chết hôm nào.
Qua ngày hôm sau, cũng vào lúc xế chiều, thiếu phụ trở lại, cũng lại hỏi mua mật. Bà hàng tò mò hỏi, thiếu phụ trả lời mua cho con dại vì mình không có sữa. Thiếu phụ đi rồi, đứa cháu gái theo lời bà nom theo thì thấy đi về phía ngôi mả mới chôn trên gò cánh đồng.
Bà lão bán hàng bèn tin cho người chồng hay. Hôm sau, người chồng đến chờ sẵn ở quán. Vào lúc chiều tối, thấy vợ từ ngoài đồng đến, anh ta đâm xổ ra chận hỏi, nhưng thiếu phụ không nói năng gì, cúi gầm mặt lại chạy trốn. Người chồng đuổi theo thì không thấy bóng vợ đâu nữa.
Anh ta khóc lóc, đau đớn điên cuồng chạy ra ôm lấy mả vợ mà kêu gào rên rỉ, rồi ngừng lặng như muốn ngất đi. Bỗng nhiên anh nghe mang máng như có tiếng trẻ con từ dưới mả vẳng lên. Anh áp tai vào mả nghe tiếng oe oe càng rõ.
Người chồng liền chạy về nhà lấy thuổng, cuốc ra đào mả vợ. Cạy nắp hòm ra thì thấy một đứa con trai đang yếu ớt cựa quậy nằm trên bụng mẹ, bên mép hài nhi còn dính vết mật. Thi thể người vợ cứng lạnh, bụng chửa đã xẹp xuống, xác vẫn nguyên vẹn. Người chồng trông nét mặt vợ thanh thản như mỉm cười, khác hẳn vẻ nhăn nhó đau thương hôm chết. Anh bế đứa con trai về nhà, được lối xóm đóng lại quan tài và đắp lại mả vợ.
Thằng bé lớn lên như các đứa trẻ khác, còn mẹ nó thì không ai thấy lại đâu nữa. Người chồng nhiều phen trở lại mả cùng đi quanh ngôi quán bà lão ở cánh đồng để rình gặp cũng không thấy vợ hiện ra nữa.
Người tiều phu hóa nai
Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiếu thảo. Anh có một bà mẹ già hay đau ốm. Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi.
Không lấy được sữa nai, người tiều phu buồn bực, không dám về nhà. Anh ngồi giữa rừng ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, thấy có một ông lão chống gậy đến bảo rằng: "Nếu con muốn có sữa nai thì phải mang lốt nai, mới đến gần loài nai được". Rồi ông lão trao cho anh tiều phu một bộ da nai khoác vào người.
Anh làm theo và quả nhiên, sau đó, anh lại gần được các con nai cái, vắt được nhiều sữa đem về nhà chữa bệnh cho mẹ già. Một hôm, ông lão lại hiện ra, ngỏ lời khen lòng hiếu thảo của anh, rồi truyền cho anh các phép đạo thần tiên. Anh học thuộc lòng, không nói cho ai hay biết. Sau khi mẹ già qua đời, anh liền bỏ đi lên núi biền biệt, không trở về nhà nữa.
Sau đó khá lâu, một hôm, có một người con của ông tiều phu vào núi lấy củi. Anh bỗng gặp một con nai nói được tiếng người. Nai bảo: "Cha đây. Cha đã hoá thành nai rồi, không thể trở lại lốt người được nữa. Cha cho con cái gạc (sừng) đây, con hãy buộc dây mà kéo về. Đến chỗ nào mà gạc vướng, không đi được nữa, thì con hãy lấy chỗ đất ấy mà khai khẩn làm ăn, về sau sẽ khá".
Nói xong, con nai húc đầu vào thân cây cho rụng gạc ra. Rồi nai biến mất vào rừng sâu. Người con trai vâng lời, làm theo nai dặn. Quả nhiên, về sau được sung túc. Người đời khi biết chuyện, đã gọi người tiều phu hoá nai là Lộc Giác Chân Nhân, cho rằng ông đã tu luyện được thành tiên.
Nguồn gốc sinh tử
Bóng hồng vừa gác núi. Chim chóc từng đàn lũ lượt bay về tổ, kêu la rộn rịp. Trên con đường mòn khúc khuỷu, các bác tiều vội vã cất gánh củi lên vai trở về làng mạc. Tiếng náo động vắng dần. Quang cảnh rừng rú mỗi lúc càng tĩnh mịch.
Thỉnh thoảng một vài tiếng chuông chùa ngân nga từ xa vọng lại, dường như để thúc hối những người còn chậm bước chưa ra khỏi cảnh hoang liêu ghê rợn của núi rừng. Một vài tiếng hú kêu vang và sâu tậ trong hốc núi càng làm cho những kẻ lạc loài khiếp đảm. Các loài thú dữ đã bắt đầu cuộc săn mồi thường bữa, chốc chốc điểm lên những tiếng rống ghê người của chúa tể sơn lâm.
Từ trong thảo am bê mé núi, một vị Thiền sư lưng mang dây bố, tay chống gậy tre, lần bước trên con đường mòn, tiến dần về phía xóm nhà cạnh mé rừng. Trời vừa sắp tối, vị Thiền sư đến nơi và đi ngay vào cổng, tìm lại nhà hai vợ chồng vị cư sĩ đã thọ giáo với ngàị Sau những lời chào hỏi, hai vợ chồng vị cư sĩ trải chiếu hoa mời ngài an tọạ Trà nước xong, Thiền sư liền bảo:
- Từ ngày hai ông bà đã thọ giáo theo Phật đến giờ, tôi thường tới lui để thúc nhắc. Độ này việc tu niệm của ông bà được khá lắm, thật tôi rất lấy làm vui mừng. Song sự đời có hiệp phải có tan, hôm nay tôi đến đây để thăm và cũng để tỏ lòng từ giã hai ông bà. Ngày mai này tôi sẽ lên đường đặng đi giáo hóa một nơi khác. Có lẽ cách nhau lâu, vì vậy tôi không dám hẹn ngày tái ngộ. Trước khi lên đường, tôi xin dặn lại ít lời rất thiết, có thể là châm ngôn tu tập hằng ngàỵ Hai ông bà phải cố gắng niệm Phật đừng để lãng quên, nếu chẳng may có gặp việc gì xảy ra chênh mếch trong gia đình, ngoài xã hội, nên kiên nhẫn bỏ qua, tự an ủi lấy lòng. Giả như một trong hai người lâm bịnh nặng sắp đến giờ hấp hối, người mạnh cần nhất phải cho tĩnh tâm, sửa sang Phật tượng, hộ niệm cho nhau đến phút cuối cùng; đừng nên than khóc, van kêu, làm cho người chết phải bối rối, loạn niệm, khó được vãng sanh. Đây là một rối, loạn niệm, khó được vãng sanh. Đây là một việc khó, mà nhiều người tu hành đã vấp phải.
Nên tôi xin căn dặn hai ông bà hãy ghi nhớ. Được vậy, dù tôi ở cách xa, vẫn yên hóa đạo.
Dặn dò, chỉ bảo đâu đó xong xuôi, rạng ngày vị Thiền Sư lên đường...
Ngày tháng qua mau, phút chốc đã được hai thu, nhờ y theo lời dạy của vị Thiền Sư mà thời gian qua, hai vợ chồng vị cư sĩ ăn ở với nhau rất thuận hòa, hằng ngày làm phước, bố-thí tụng kinh, niệm Phật chuyên cần, lối xóm nhiều người cảm mến.
Một hôm người chồng bị chứng thương hàn đau nặng. Người vợ chạy thuốc tìm thầy đã hết hơi mà bịnh đâu vẫn còn nguyên đấỵ Cuối cùng, có một vị danh y đại tài đã được mời đến do công lao của người anh họ chẳng nại xa xôi rước về. Sau khi bắt mạch xong, vị danh y bảo:
- Bệnh này không qua khỏi ngày nay, vì mạch đã hết. Vậy bà đừng nên chạy chữa làm gì nữa cho tốn công hao của, hãy lo liệu những vật dưỡng già mà thôi.
Người vợ lúc bấy giờ đã tuyệt vọng, tâm thần bà rối loạn, quên hẳn lời dặn bảo của vị Thiền Sư; người chồng cứ nằm mê man mãi. Trong tình cảnh này, vì thương chồng, vì tủi phận, người vợ chỉ có nước gục mặt bên chồng khóc kể liên miên. Mãi đến khi người chồng mở đôi mắt thất thần nhìn vợ lần cuối cùng, mà người vợ còn ghé mặt sát mặt chồng nức nở van kêu:
- Mình ơi! Mình nỡ nào chết đi để một mình tôi ở lại sống cô độc lẻ loi; hồi nào khổ sở có nhau, vui buồn cùng chịu, ngày nay mình bỏ tôi mình đi một mình! Mình ơi!.
Tội nghiệp người chồng vì nghe lời lẽ quá bi ai của vợ, cảm tình ân ái bất giác nổi lên, nhìn vợ mà hai hàng lệ thắm tuôn ra, nghẹn thở... rồi trút linh hồn.
Thần thức ông xuất ra nơi mắt. Người vợ vì gục mặt vào mặt chồng mà khóc, nên thần thức chui ngay vào lỗ mũi vợ, hóa thành một con sâu.
Chồng mất rồi, vợ lo tròn bổn phận, chôn cất xong xuôi, đám ma cũng khá lớn, những ơn nghĩa lối xóm cũng lo tròn.
Đến khi bà con ai về nhà nấy, bấy giờ bốn bề lặng ngắt, người vợ vì thương chồng bạc phận, xét nỗi cô đơn hiu quạnh, lại thêm lỗ mũi mỗi ngày một lớn và đau nhức vô cùng. Nàng cứ ngày đêm kêu gào than khóc, làm cho những kẻ ở gần, ai cũng phải động lòng thương xót kẻ xấu duyên, bạc phận.
Một hôm, vị Thiền Sư trở lại và ghé thăm. Nàng vừa thấy Ngài đã hối hả chạy ra khóc than, kể lể...
Vị Thiền Sư ôn tồn bảo:
- Bà hãy nín, sống chết là lẽ thường, hễ có sanh là có tử. Người tu hành khi bỏ được thân khổ này như quẳng được cái gánh nặng, bà nên mừng giùm chớ sao lại khóc? Bà còn than khóc thế là bà chưa hiểu đạọ Xinh khuyên bà hãy nghe tôi, có thương nhớ nên để lòng, lo tu hành cho khuây lãng, nếu còn nặng lòng ái ân thì khiếp sau lại gặp nhau nữa, vay trả, trả vay thành một chuỗi oan gia vô cùng tận.
Sau khi nghe vị Thiền sư khuyên bảo, như giải được sự đau buồn, nàng liền sửa lại mái tóc, rồi tình cờ khịt mũi mạnh văng ra một con sâu khá lớn.
Thiền sư cả cười bảo:
- Ở đời ít ai có nghĩa hơn bà, ai đời thương chồng mà khóc đến có sâu trong lỗ mũi.
Nàng thẹn quá, toan lấy chân dậm chết con sâu. Vị Thiền Sư vội vàng khoát tay bảo:
- Đừng, bà đừng nên làm thế, vì con sâu ấy là chồng bà vậy.
Nàng lạ lùng hỏi:
- Bạch thầy, chồng tôi suốt đời niệm Phật làm phước, tại sao chết lại sanh vào loài sâu bọ như thế?
Thiền Sư bảo:
- Bà đã quên lời tôi dặn, khi chồng bà chết bà không lo tụng kinh niệm Phật và khuyên bảo chồng bà khởi chánh niệm, bà lại còn đem tình ân ái kể khóc than, nên chồng bà khi sắp mất, bị lòng thương vợ, nặng tình ân ái mà lãng quên chánh niệm. Vì vậy nên thần thức luyến ái không thể vượt lên cao, mà phải chui vào mũi bà thành sâu thành bọ. Than ôi! Uổng một kẻ tu hành, đã mong thoát kiếp luân hồi lại còn bị ái ân cột chặt. Thật có khác nào con cò muốn cất cánh bay cao để thoát ngoài dò, bẫy; nhưng khốn nỗi nó còn bị sợi dây vô tình cột chặt vào chân. Thế có tội nghiệp không?
Thiền Sư lại đến gần con sâu khẽ bảo:
- Người trước cũng nghe lời ta chăm chỉ tu hành lẽ ra thời đã được công đức lành mà sanh thiên hay vãng sanh Cực-lạc, song vì tình ân ái của vộ chồng người có còn sâu thẳm ngàn trùng, thành ra khi trút hơi cuối cùng mà còng gây nghiệp chướng nặng nề phải thành loài sâu bọ, thật đáng thương thay!
Con sâu năm im từ nãy giờ, dường như nó cũng tự biết hổ thẹn ăn năn. Thiền Sư chú nguyện cho và nhớ công đức lành đã tạo từ trước, nên con sâu quằn quại một lúc rồi chết, thần thức lại sanh vào cõi người. Người vợ đã tự hối và phát nguyện tu hành, niệm Phật, trì chí không thối lui, kết quả bà được vãn sanh.
Người ta cũng không phải chỉ có một đời sống ngắn ngủi mở đầu trên cái nôi và chấm hết trên cái mồ. Lọt lòng và nhắm mắt chỉ là bình minh và đêm tối của một thời gian lặng lẽ trôi, không bao giờ tạm ngừng, không có đầu, không có đuôi.
Sự Tích Thần Núi Tản Viên
Ngày xưa, có một người tiều phu cứ sáng tinh mơ thì vác búa vào rừng đốn củi. Mọi lần, anh chặt một ít cây khô ở rừng, được nặng gánh thì trở về; nhưng lần này anh định chặt thêm một cây gỗ cứng để đem về chống túp lều tranh, nên anh phải đi vào rừng sâu. Ðang đi, anh chợt nghe có tiếng trẻ khóc. Anh đứng lại nghe xem tiếng khóc ấy ở đâu đưa lại thì thấy ở phía trước mặt, dưới một lùm cây to, có một con dê rừng rất lớn đang lấy chân trước bới một đống cỏ khô, tiếng trẻ khóc ở đống cỏ đưa ra.
Người tiều phu rón rén đến nấp sau một gốc cây lớn ở gần xem con dê làm gì. Con vật bới đống cỏ rất nhẹ nhàng, lòi dần ra một đứa trẻ còn đỏ hỏn, bụ bẫm, rồi nó nằm xuống cho đứa trẻ bú. Ðứa trẻ rít lấy rít để bầu sữa căng, một chốc con dê đứng dậy liếm mớ tóc bờm xờm của đứa trẻ rồi chạy đi. Con dê vừa đi khỏi thì một đàn chim bay đến phủ những cỏ khô lên người đứa bé, chỉ trong chớp mắt lại bay vù cả đi.
Người tiều phu lẩm bẩm một mình: "Số mệnh đứa trẻ này thật kỳ lạ." Anh đến bới đống cỏ khô, thì thấy là một đứa con trai. Anh bế lấy, đem về nuôi. Ðứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ có một số mệnh kỳ lạ, anh đặt tên cho nó là Kỳ.
Lớn lên, Kỳ rất khoẻ mạnh. Ngày ngày Kỳ vác búa theo cha nuôi vào rừng đốn củi. Một hôm, Kỳ chặt một cây lớn đến hai người ôm, chặt từ sáng tinh mơ đến nhá nhem tối mà vẫn chưa xong, nên đành bỏ dở ra về. Sáng hôm sau, đến gốc cây định chặt tiếp thì anh hết sức ngạc nhiên: Cái cây lớn chặt dở hôm qua bây giờ lại liền ruột liền vỏ như chưa có một vết búa nào chạm đến. Thấy thế, Kỳ không ngả lòng, anh lại giáng những nhát búa thật mạnh vào chỗ thân cây đã chặt hôm trước. Tuy anh gắng hết sức, nhưng đến nhá nhem tối anh vẫn chưa hạ xong cây. Sáng sớm hôm sau, Kỳ lại vác búa định tiếp tục công việc còn bỏ dở thì anh thấy vết chặt hôm trước hôm nay lại liền như cũ. Anh không nản chí, lại bắt đầu chặt, nhưng đến lúc nhọ mặt người, anh vẫn chưa chặt xong. Lần này anh không về. Anh leo lên một cây gần để rình xem ban đêm cây tự liền da liền thịt như thế nào.
Ðến nửa đêm trăng sao vằng vặc đầy trời, bỗng có một ông già chống gậy đi từ từ đến cái cây chặt dở. Ông cụ cầm gậy chỉ vào cây, trong chớp mắt vết chặt lại liền như cũ. Kỳ vội tụt từ trên cây xuống, chạy đến hỏi ông cụ:
- Tôi khó nhọc mới sắp hạ được một cây lớn, sao cụ lại phá hỏng công việc của tôi như thế ?
Ông cụ đáp:
- Ta là Thái bạch tinh quân đây, ta không muốn người chặt cây cổ thụ này. Thôi ta cho ngươi cái gậy ngươi đi tìm cây nhỏ mà chặt.
Nói xong ông cụ trao cho Kỳ cái gậy chống ở tay rồi biến mất.
Một hôm đi chơi men sông, Kỳ nhìn thấy con rắn lớn bị đánh dập đầu, đã chết từ lâu, Kỳ cầm gậy chỉ vào đầu rắn, thốt nhiên rắn sống lại vẫy đuôi, ngẩng đầu lên nhìn Kỳ rồi bò xuống sông mất.
Một buổi tối Kỳ đang ngồi trong lều tranh thì một chàng thanh niên tuấn tú khăn áo chỉnh tề, đem châu báu đến tạ ơn Kỳ. Chàng xưng là Tiểu Long hầu con Long Vương ở biển Nam, bị trẻ chăn trâu đánh dập đầu chết ở bờ sông và được Kỳ cứu sống hôm nọ. Kỳ nhất định không nhận lễ vật. Chàng thanh niên có ý băn khoăn, cố mời Kỳ xuống thủy cung chơi. Chàng đưa cho Kỳ một ống linh tê để rẽ nước đi xuống. Ðược Kỳ xuống chơi, Long Vương rất lấy làm mừng rỡ, mở yến tiệc linh đình thết đãi. Ðến khi về, Long Vương đưa tiễn đủ các thứ vật lạ dưới biển, nhưng Kỳ nhất định không nhận. Sau Long Vương lấy ở tráp ra một quyển sách nói với chàng rằng:
- Ngài cứu sống con lão, lão không biết lấy gì đáp lại. Nay biếu vật gì ngài cũng không nhận, lão xin có quyển sách này tặng ngài. Dùng quyển sách này, ngài sẽ ước gì được nấy.
Kỳ nhận sách ước và trở lại trần gian.
Từ đó, Chàng cầu được ước thấy, có phép biến hoá trở nên một vị thần cứu nhân độ thế. Thần đi qua cửa bể thần phù, theo dòng sông lớn, đổ ngược mãi lên, tìm nơi đất cao phong cảnh đẹp để cắm chỗ ở. Ðến một nơi thấy có một ngọn núi cao chót vót ba tầng, tròn như cái tán, thần hoá phép mở một con đường qua các động và các suối lên đỉnh núi và hoá phép thành lâu đài để ở. Khi đã định cư rồi thần thường xuống núi đi xem khắp phong cảnh đẹp và dùng phép cứu nhân dân rất nhiều. Ngọn núi thần ở là núi Tản Viên, nên người ta gọi thần là thần Tản Viên hay Sơn Tinh .
Sự tích cây Huyết dụ
Ngày xưa có một bác đồ tể chuyên mua lợn về giết thịt để mang bán ở chơ. Nhà bác ta ở bên cạnh một ngôi chùa làng. Hàng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc sư cụ bên chùa theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường, sư cụ thức chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai. Bấy giờ cũng là lúc bác đồ tể sửa soạn giết lợn cho nên bác ta quen lấy tiếng chuông chùa làm chứng thức dậy làm việc hàng ngày. Cứ như thế ngày nào cũng như ngày nào không bao giờ sai lạc.
Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng" rối rít. Sư cụ hỏi người đàn bà:
- "A di đà Phật! Cứu mạng là cứu thế nào! Bần tăng phải làm gì đây?".
Người mẹ điệu bộ hãi hùng ấy trả lời:
- "Ngày mai xin hoà thượng hãy cho đánh chuông chậm lại. Như vậy mẹ con chúng tôi rất đội ơn". Nhà sư tỉnh dậy không hiểu thế nào cả. Nhưng tờ mờ sáng hôm đó, vâng theo lời báo mộng, sự cụ chỉ lâm râm đọc kinh cầu nguyện mà không thức chú tiểu dậy thỉnh chuông.
Lại nói chuyện cũng hôm ấy bác đồ tể ngủ một giấc li bì. Mãi đến lúc mặt trời lên chừng một con sào, tiếng chuông chùa mới bắt đầu vang rền làm cho bác giật mình choàng dậy. Thấy trời đã quá trưa, bác không dám giết lợn như thường lệ vì nếu làm thịt thì khi đưa ra đến chợ, chợ đã vãn người rồi. Tức mình vì lỡ một phiên chợ, bác lật đật sang chùa trách sư cụ. Sư cụ cho biết câu chuyện nằm mộng đêm qua để phân trần với ông hàng xóm không phải lỗi tại mình.
Nhưng lúc bước chân về chuồng lợn nhà mình thì bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn cái mua ngày hôm qua toan giết thịt sáng đó đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ, bác ta kể lại cho mọi người biết sự lạ lùng:
- Ðúng là linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn cái đã tìm cách cứu bầy con của mình khỏi chết".
Tự nhiên bác đồ tể đâm ra suy nghĩ. Bác thấy bàn tay mình đã từng vấy máu biết bao nhiêu sinh mạng. Trong một lúc hối hận đến cực điểm, bác ta cầm con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng với sư cụ. Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từ nay xin giải nghệ.
Không rõ bác đồ tể rồi sau đó thế nào, nhưng con dao của bác tự nhiên hóa thành một loại cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn gọi là cây huyết dụ.
Truyện anh khờ được kiện
Có một anh chàng nọ quá đỗi thật thà nên mọi người gọi anh là thằng Ngốc. Chàng Ngốc khoẻ mạnh, yêu đời và lao động giỏi. Anh chàng nghèo khổ, không cửa không nhà phải đi ở mướn cho một tên trọc phú. Anh làm lụng quần quật suốt ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác. Thấy anh khoẻ mạnh dễ sai bảo nên sau năm năm nghe anh ta đòi tiền công, hắn dỗ dành anh thêm cho hắn năm năm nữa. Lại năm năm nữa trôi qua. Thấy anh đòi tiền công để về, lão trọc phú lại dỗ:
- Mày ở với tao đã lâu thành ra thân tình trong nhà nên tao không nỡ chia tay ngay với mày. Thôi mày ở với tao thêm năm năm nữa rồi tao đưa tiền công cả mười lăm năm ba nén vàng. Lúc đó thì mày tha hồ giàu có.
Nghe bùi tai, chàng Ngốc lại dồn hết sức lực làm việc quần quật cho lão trọc phú thêm năm năm nữa. Lần này hết hạn anh một mực đòi thôi việc. Dỗ mãi cũng không được, lão trọc phú bèn mang vàng ra trả. Chàng Ngốc cầm vàng hý hửng đi mà đâu biết được lão trọc phú đưa cho toàn vàng giả. Có tiền trong tay chàng Ngốc định đi ngao du thiên hạ cho thoả lòng mong ước được biết đó biết đây sau bao nhiêu năm lao động nhọc nhằn. Ði được một hồi anh ghé vào nhà một người thợ bạc. Người thợ bạc hỏi cho biết anh là ai và đi đâu, thì chàng Ngốc kể hết chuyện mình ra sao, được trả công như thế nào. Nhìn mấy nén vàng anh ta khoe người thợ bạc thấy anh chàng này ngốc nghếch nên định bụng lừa, hắn bảo:
Ở chốn thành đô chỉ có nhà quyền uy mới xài được, chớ dân thường thì rát khó lắm, tốt hơn hết anh nên đổi ra bạc nó dễ tiêu lắm. Sẵn đây tôi có mấy nén bạc anh thích thì tôi đổi hộ cho, cứ một vàng ăn hai bạc.
Nghe có lý chàng Ngốc khẩn khoản xin đổi hộ. Không ngờ lão thợ bạc lại đưa sáu thỏi chì giả bạc. Chàng Ngốc cầm lấy cầm lấy cám ơn rối rít và lại vui vẻ lên đường.
Ðến một nơi khác trên đường tới kinh đô anh chàng gặp một thợ giày. Mải nói chuyện vui miệng với người đó anh kể là mình có sáu thỏi bạc. Hắn biết là bạc giả song đang cần chì nên gạ đổi lấy một nghìn tờ giấy, hắn chỉ vào thứ giấy lụa giả của mình và bảo:
- Ðây là thứ "lụa đinh kiến" quý lắm, anh nên đem tới kinh đô bán, cứ mỗi vuông lấy một quan tiền thì tha hồ mà tiêu.
Nghe bùi tai chàng Ngốc đồng ý ngay. Khi ngang qua trường học thấy một người học trò đang chơi chong chóng thấy giấy xanh mà cả đời anh chưa thấy bao giờ nên thích lắm bèn tới xem và hỏi:
- Cái gì thế này?
Cậu học trò láu lỉnh nói đùa:
- Ðây là cái "thiên địa vận" dùng nó có thể biết được việc trời đất, mọi việc thế gian đều tỏ tường, nó quý lắm vì điều gì cũng đoán được trước.
Chàng Ngốc nghe vậy bèn gạ đổi lấy một nghìn vuông lụa đinh kiến của mình. Cậu học trò tất nhiên là đồng ý luôn.
Với "thiên địa vận" trong tay, chàng Ngốc nghĩ đã đến lúc được mọi người sẽ kính phục hết nhẽ. Qua một cánh đồng rộng chàng Ngốc thấy đám trẻ chăn trâu đang chơi một con niềng niễng lớn có đôi cánh xanh đỏ rất đẹp. Tò mò anh lại xem. Bọn chúng không muốn cho anh xem nên chúng nói dóc anh hốt hoảng.
- Anh tránh ra đi, đây là "ngọc lưu ly" quý hiếm lắm. Ðeo nó vào người thì hè mát, đông ấm, đến đức vua cũng chưa chắc đã có.
Chàng Ngốc nghe vậy nghĩ là không ngờ lên đời có của quý đến thế, quý tới mức đến đức vua cũng chưa có. Anh chàng bèn đem "thiên địa vận" của mình ra gạ đổi, lũ chăn trâu thấy chong chóng đẹp nên bằng lòng đổi. Chúng bỏ con niềng niễng vào túi còn thắt miệng lại dặn thằng Ngốc:
- Lúc nào về đến nhà thì mở xem. Không thì ngọc bay mất đấy.
Ðược viên ngọc quý rồi chàng Ngốc định bụng vào triều dâng vua để ngắm cảnh vương triều. Nhưng tới cửa ngọ môn thì chàng ta bị lính gác chận lại. Chàng Ngốc than vãn:
- Tôi đi làm thuê, làm mướn những mười lăm năm trời vất vả mới được ba nén vàng, rồi đổi lấy sáu thỏi bạc, đến một ngàn vuông "lụa định kiến", đến cái "thiên địa vận" cuối cùng viên ngọc quý đó, vậy cớ sao không cho tôi vào.
Lúc đó có một gian thần đi ngang qua nghe chàng Ngốc nói có hột ngọc lưu ly hắn liền nổi lòng tham liền nhận lời dẫn chàng Ngốc vào bái kiến, hắn bảo anh cứ tạm thời chờ ở cửa. Cầm được cái túi, tên quan thấy có gì đó tròn tròn ở trong thì khấp khởi mừng thầm. Hắn bước qua ngưỡng cửa hoàng cung bèn giở ra xem thực hư như thế nào để tìm cách chiếm đoạt. Ai dè mở túi ra nó bay vụt mất.
Chàng Ngốc thấy vậy túm lấy tên quan bắt đền. Anh giơ tay đánh trống ở hoàng cung vang lên. Bọn lính kéo anh ra cửa đánh. Chàng khóc ầm ĩ. Thấy động vua sai người ra dẫn chàng Ngốc vào hỏi sự tình. Ngốc tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, tôi đi ở mười lăm năm được ba nén vàng, rồi sáu nén bạc, rồi một ngàn vuông "lụa đinh kiến" rồi cái "thiên địa vận" mới được hòn "ngọc lưu ly" để đem vào dâng bệ hạ, thế mà cái ông quan kia mở túi làm viên ngọc bay mất. Xin ngài rủ lòng thương xử cho con với.
Tên gian thần thì ra sức chối cãi, xong vua vẫn phán:
- Tên dân này đem hòn ngọc lạ dâng ta. Ðó là ý tốt. Ðể mua viên ngọc đó hắn tốn bao nhiêu công sức và tiền của, vậy kẻ làm mất viên ngọc không chỉ có tội với ta, mà còn phải bồi thường cho người có ngọc đủ số chi phí để có viên ngọc quý đó.
Ðoạn vua quay sang nói với chàng Ngốc:
- Trẫm ban cho ngươi một chức quan nhỏ để thưởng công cho lòng trung hiếu với trẫm.
Chàng Ngốc sướng đến run người, chàng nhận đủ số tiền bồi thường và vui vẻ đi nhậm chức quan mà nhà vua đã ban cho chàng.
Cau chuyen den day la het roi,wa cau chuyen nay em yeu nu dom rut ra dc bai hoc gi nao?haha,dung la y nhu con nit,de thuong ghe luon
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top