Chương 1
Chương 001: Mởđầu
Cộc cộc cộc.
Tiếng gõ mõ không biết phát ra từ đâu vang vọng cả một đại điện rộng lớn, tuần hoàn theo một nhịp điệu kỳ lạ, tạo nên bầu không khí bí ẩn và nghiêm trang.
Kim quang của phật liên tiếp xuất hiện trên không, nghe đâu đây những tiếng tụng kinh đều đặn. Một bóng người khổng lồ đang ngồi bên trong vầng sáng khi tắt khi hiện đó.
Người này có ngàn gương mặt, mỗi gương mặt đều có những nét hỉ nộ ái ố xuất hiện luân phiên.
Người này có ngàn lời nói, mỗi lời nói đều chứa một luồng năng lượng vô tận.
Ngồi hai bên phía dưới người đó là vô số các La Hán Bồ Tát, có người ngồi, cũng có người nằm, tư thế đa dạng; nhưng gương mặt của họ đều chứa vẻ bàng quan, tựa như xót xa, cũng tựa như đau lòng. Họ vốn nên bàng quan, không quan tâm bất kỳ chuyện gì, nhưng lúc này họ lại tập họp với nhau, nét mặt chứa đôi phần xót thương.
Ở chính giữa tòa Đại Hùng bảo điện(1) này, có một tăng nhân áo trắng đang quỳ.
Đó cũng là một gương mặt mơ hồ, chỉ là kim quang trên người y không ổn định như những tiên nhân khác trong điện, tựa như có thể mất kiểm soát và nổ tung bất cứ lúc nào.
Thay vì nói rằng quần áo trên người y là màu trắng, thì chính xác hơn là Vô Y.
Vô Y là pháp bảo trên ba mươi ba tầng trời, huyền diệu khó giải, không có hình thái, cũng chẳng có đặc trưng riêng. Ngươi muốn nó là gì thì nó là thứ đó. Thậm chí có rất nhiều tiên nhân chưa hề nghe đến tên của vật huyền diệu này, dù là tông phái mạnh như Phật giáo cũng không thể tìm được chiếc thứ hai.
"Nhược thử hữu tắc bỉ hữu, nhược thử sinh tắc bỉ sinh; nhược thử vô tắc bỉ vô, nhược thử diệt tắc bỉ diệt(2). Pháp do nhân duyên mà có, duyên hết pháp mới mất. Vì cớ này, thiên đạo là vĩnh hằng, vạn vật tự có số mệnh của nó." Bóng người khổng lồ kia vừa mở miệng, phật quang đang chiếu sáng khắp điện tựa như được rót vào một sinh mệnh mới. Nếu có thể được một hay hai cơ duyên, thì chưa biết chừng những phật quang này sẽ được hóa hình, tự siêu thoát mình.
Tăng nhân bên dưới không nói một lời.
"Phật tử, pháp là gì?"
"Nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải(3)."
......
"Phật là gì?"
"Đạo là gì?"
"Tuệ căn quá sâu, hư vọng sẽ quấn thân."
"Thôi, có lẽ cơ duyên của ngươi không ở chỗ cửa Phật rồi."
Tăng nhân ngẩng phắt đầu, đôi mắt lấp lánh ánh nước, song chẳng mấy chốc cảm xúc mâu thuẫn đã bị nén xuống bởi sự bất an trong lòng, y lạy thêm một lần nữa, "Đệ tử bất tài."
......
"Nếu đã như thế, ta đồng ý để ngươi luân hồi trăm kiếp, đi tìm pháp ấn(4) của ngươi!"
"Ai di đà phật." Kim quang biến mất dần theo tiếng niệm, các La Hán và Bồ Tát trong điện cùng nói ra câu phật ngữ này.
Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã(4).
Nhân quả tuần hoàn, Niết bàn tuần hoàn.
Ngô ở đây, lặng lẽ chờ Phật tử trở về.
***
(*)
Đại Hùng bảo điện(1): Trong các đình chùa Phật giáo, Đại Hùng bảo điện là Chính điện, cũng có tên Đại điện. Đại Hùng bảo điện là kiến trúc trung tâm của cả một ngôi chùa, cũng là nơi các tăng chúng tập trung để tụng kinh niệm phật. Trong Đại Hùng bảo điện thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đại Hùng là danh hiệu của Đức Phật. "Đại" nghĩa là bao hàm tất cả vạn vật, "Hùng" nghĩa là đánh bại quần ma. Vì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đầy đủ trí tuệ để đứng đầu thế giới bao la vô biên, nên được các đệ tử Phật giáo tôn xưng là Đại Hùng. Chữ "bảo" trong bảo điện là chỉ tam bảo Phật Pháp Tăng (Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo).
Nhược thử hữu tắc bỉ hữu, nhược thử sinh tắc bỉ sinh; nhược thử vô tắc bỉ vô, nhược thử diệt tắc bỉ diệt(2): Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt.
Nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải(3): Vạn vật đều có đặc tính riêng, có những khuôn khổ quy tắc riêng của nó, khiến người ta nhìn vào có thể hiểu được ngay nó là gì.
Pháp ấn(4):Tam pháp ấn: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tĩnh. Chư hành vô thường nghĩa là tất cả hiệntượng trên thế gian đều biến hóa vô thường, sự vật trên thế gian không có vĩnhhằng bất biến, vì sinh diệt nên chuốc lấy khổ đau, sinh tử luân hồi. Chư pháp vô ngã nghĩa là tất cả sự vậtvà tồn tại đều không có bản ngã chân thật, tức là không có tự thể, do duyên hợpmà có. Niết bàn tịch tĩnh nghĩa làNiết bàn không phải tử vong, mà là khoái lạc, là giải thoát vô thượng, là cảnhgiới viên mãn nhất của Phật giáo. Tam pháp ấn là "ấn" của Phật giáo,là tiêu chuẩn đánh giá thật và giả trong Phật pháp, cũng như công văn ngày naydựa vào con dấu để xác định thật giả.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top