Sự thất bại của kẻ đến sau (phần 6)
Tớ không nghĩ là sẽ kéo dài cái truyện này đến thế. Cũng đã nói từ 2 phần trước rằng sẽ không viết nữa vì nếu viết nữa là tự tàn nhẫn với bản thân. Vậy mà vẫn viết tiếp, viết để giải tỏa cảm xúc, mặc dù biết viết ra chắc cũng chẳng ai để ý. Riết rồi đây thành cái series "Tình tan vỡ" mất =))))
- Mẹ ơi, cuối tháng này con...
Tôi chưa kịp nói hết câu, mẹ tôi đã gác máy, hoặc do sóng chỗ này vẫn lúc được lúc không như thế. Tôi thở dài, cất điện thoại vào ngăn kéo, lấy ra bao thuốc đã để ở đó từ rất lâu. Rút lấy một điếu, tôi nhận ra, sợi thuốc bên trong đã mốc meo hết rồi. Sau điếu hút thử đầu tiên ho sặc, tôi không chạm đến thuốc lá nữa. Chỉ là, lúc này lòng nhất thời trống vắng, tôi muốn có gì đó ấm áp để khỏa lấp cô đơn.
Giữa thanh âm lặng vắng của núi rừng Sơn La, bất giác tôi nhớ đến những sáng mờ sương đứng lặng hàng giờ trên thành cầu Long Biên chỉ để ngắm nhìn mặt trời dần ló dạng từ dưới mặt sông Hồng; nghe tiếng chuyển mình của thành phố từ những lao xao của khu chợ Long Biên hay bóng người tập thể dục chạy thoáng qua. Chợt thấy, tất cả chỉ là những thanh âm từ xa xôi vọng về.
Ngày tôi đi, anh tổng biên tập nhìn tôi ái ngại. Tôi hiểu, anh nửa muốn giữ tôi ở lại, nửa lại không. Giữ một người vốn chỉ tìm đến mảnh đất này để trốn chạy đau thương cũng chẳng phải phương án lâu dài cho sự phát triển một tờ tạp chí. Mà không giữ, tòa soạn hiện tại quá thiếu nhân lực làm việc cho mỗi số tạp chí ra. Nhưng, cũng đến lúc tôi phải đi rồi.
...
Trở về Hà Nội sau nửa năm chạy trốn, tôi cảm giác tôi như người rừng trở về với đời sống hiện đại. Tiếng ồn ã, inh ỏi dội vào tai tôi chát chúa; những ngôi nhà san sát khiến tầm mắt tôi không còn nhìn thấy màu xanh. Vật lộn với dòng người xe tấp nập cả tiếng, tôi cũng về tới nhà. Mẹ tôi nhìn tôi, lặng lẽ không nói gì, ánh mắt của mẹ, vừa buồn vừa thương. Tôi lúng túng, rồi vội vàng chào mẹ chạy lên phòng. Vật mình xuống chiếc giường quen thuộc, tôi ngủ li bì cả nửa ngày, đến khi tỉnh dậy thì trời đã tối mịt. Không biết mẹ tôi đã đi đâu, cả căn nhà chìm trong bóng tối vắng lặng. Khẽ bật công tắc đèn, ánh sáng dịu lóe lên, tôi thấy trên bàn ăn tờ giấy nhớ mẹ tôi để đó:
"Mẹ đi chơi xa mấy ngày. Không có việc gì con ở nhà trông nhà nhé."
Tôi cười buồn. Có lẽ, mẹ cũng chán chẳng muốn nhìn thấy cô con gái quá lứa lỡ thì này rồi. Đang cảm thán suy ngẫm nhân sinh, chuông điện thoại của tôi chợt rung:
"Alo, mày đang ở đâu? Ra ngay chỗ cũ. Đ**, bạn bè như ***, về mà chẳng chịu báo cho bọn tao gì cả."
Tiếng thét chói tai ấy... Ngay giây đầu tiên tôi đã phải để điện thoại ra xa lỗ tai không hẳn màng nhĩ của tôi thủng luôn rồi. Và tôi còn chưa kịp nói gì, chưa kịp phản ứng, đầu dây bên kia đã gác máy. Tôi lại thở dài.
...
Gặp đám bạn sau nửa năm, tôi nhận ra, đứa nào đứa nấy trở thành mẹ bỉm sữa đúng chuẩn cả rồi. Chỉ còn tôi, ngoài già đi, khóe mắt có vài nếp nhăn, da dẻ kém tươi, quầng thâm mắt đen hơn thì cũng không có gì thay đổi nhiều lắm. Cái Hạnh vẫy tay, tôi gật đầu tỏ ý đã biết. Ngồi cạnh chúng nó, tôi bỗng thấy mình như thừa ra, không biết phải nói gì. Cái Hạnh vẫn là đứa mau mồm mau miệng hỏi chuyện tôi trước:
- Mày muốn uống gì không? Nửa năm qua mày sống thế nào, sao không liên lạc gì với bọn tao? Đến khi về cũng không buồn báo bọn tao một tiếng. Bạn bè tệ quá vậy hay mày vốn không coi bọn tao là bạn?
Tôi lắc đầu, cười khổ:
- Không. Tao đâu dám thế. Chỉ là bọn mày giờ cũng có gia đình, còn con nhỏ nữa. Tao tự thấy không nên làm phiền bọn mày thôi.
Cái Hạnh gõ vào lưng tôi một cú đau điếng người:
- Đấy, cứ cái thói sợ làm phiền người khác như thế nên mày mới thế này đó. Mày được quyền đòi hỏi, tao bảo rồi cơ mà.
- Rồi, rồi, tao xin lỗi, buổi hôm nay tao trả tiền, tao bao tụi mày coi như tạ tội được không?
Hạnh nó nhìn tôi bằng ánh nhìn đầy ranh mãnh mà rất lâu rồi tôi không thấy:
- Mày xếp hàng chờ đến lượt đi. Hôm nay có người khác bao rồi.
Tôi ngạc nhiên. Còn ai nữa?
Rồi tôi cũng chẳng phải chờ quá lâu để có được câu trả lời. Một chàng trai với dáng hình cao gầy từ phía quầy thu ngân đi về. Đường nét gương mặt thanh tú và nhẹ nhõm này... tôi giật mình thấy giống... rất giống một ai đó mà nhất thời không thể nhớ ra. Cậu ta tự nhiên ngồi xuống cạnh Hạnh, ánh mắt hai người đó nhìn nhau, mảng ký ức xa xưa dội về, tôi hiểu sao tôi lại thấy chàng trai đó quen thuộc rồi.
...
Hồi bọn tôi 8 tuổi...
– Này, hôm nay đi chơi tao dắt theo em trai được không? Tao không yên tâm khi để nó ở nhà một mình.
Em trai Hạnh kém bọn tôi bốn tuổi. Mỗi lần qua nhà Hạnh chơi, cậu bé đều chào chúng tôi rất lễ phép, cũng ngoan ngoãn tự chơi đồ chơi một mình nếu chúng tôi không buồn để ý đến nó. Nhìn cậu nhóc hiền lành, kháu khỉnh, một đứa con gái bố mất sớm, nhà chỉ có hai mẹ con như tôi bỗng thấy yêu quý cậu bé như một đứa em trai vậy.
Rồi dần dần, mỗi buổi đến nhà Hạnh, chúng tôi lại chia thành hai nhóm. Hạnh với Thanh chơi cùng nhau, còn tôi chơi cùng em trai nó. Vì thế, có thêm cậu nhóc đi cùng, chúng tôi cũng chẳng lấy đó làm phiền. Nhưng điều tôi không ngờ tới nhất, đấy lại là lần cuối cùng tôi được gặp cậu bé.
Bố mẹ Hạnh ly hôn sau đó không lâu. Hạnh ở lại căn nhà cũ với mẹ, còn em trai nó, theo bố sang Úc sinh sống. Chuyện gia đình, Hạnh không nói nhiều với chúng tôi nên tôi cũng không rõ, sau ngần ấy năm, em trai nó sống như thế nào. Thậm chí, đến giờ, tôi cũng quên luôn tên cậu bé ấy.
Nhưng, một cậu bé bốn tuổi nở nụ cười ấm áp, bàn tay nhỏ xíu vẫy vẫy tôi trong ráng chiều hoàng hôn, tôi chẳng thể quên được.
...
Tôi cố gắng xếp chồng hình ảnh cậu bé vẫn quấn lấy tôi ngày xưa lên chàng trai ngồi trước mặt, thấy sao vừa thân quen, vừa lạ lẫm. Muốn nói với cậu ta mấy câu, lại chẳng biết nói điều gì. Còn cậu ta, như chẳng chú ý đến tôi, cứ liên tục kể những chuyện ngày trước, chuyện hơn 20 năm sống bên xứ người và chọc cười những người xung quanh. Tôi thu mình lại, nhâm nhi cốc cafe đen đặc của bản thân.
Lặng lẽ, tôi trốn khỏi bàn uống nước, muốn book một chuyến xe để trở về căn phòng nhỏ ngay lúc này. Có lẽ, tôi không nên trở về đây, trở về để lại thấy rằng, tôi đã quá quen với việc trốn chạy, để lại nhận ra, tôi đơn độc như thế nào.
- Chị bỏ đi không một tiếng nào như thế là rất bất lịch sự chị biết không?
Tôi giật mình quay lại. Dưới bóng đèn đường, cậu bé ấy đứng đó, mỉm cười với tôi. Mà tôi còn có thể gọi người ta là cậu bé không khi người đang đứng trước mặt tôi cũng đã 26 tuổi; lại còn cao đến thế?
- Chị còn nhớ em không?
Tôi gật rồi lại lắc. Cậu ta nhìn tôi phì cười:
- Em có ăn thịt chị đâu mà sao chị hoảng sợ vậy?
Tôi lại càng thêm lúng túng. Chưa bao giờ tôi thấy ngôn từ của tôi nghèo nàn lẫn bất lực như thế này. Cậu ta vẫn cứ nhìn tôi và cười, cười trên sự ngượng ngùng khổ sở của tôi.
- Tại... tại nhìn em... nhóc... cậu bây giờ, tôi không biết phải nói gì nữa.
Cuối cùng, tôi cũng nói ra được một câu hoàn chỉnh. Cậu ta cũng thôi không cười tôi nữa nhưng vẫn nhất quyết không chịu buông tha cho tôi:
- Chị vẫn chưa trả lời, chị còn nhớ em không?
Tôi gãi gãi vành tai, biết trả lời cậu ta thế nào bây giờ? Sao Grab hôm nay đến chậm vậy?
- Nhớ, nhưng cũng không hẳn, tại lâu quá rồi mà. Cơ mà hồi đó cậu chỉ cao có tầm này này, giờ đã cao vậy rồi, thực phẩm bên đó có thuốc tăng trưởng chiều cao luôn hả?
- Chị thật là... Ơ... chị gọi Grab à? Để em đưa chị về.
- Thôi – Tôi lắc đầu – Cậu đưa Hạnh về đi. Hẹn cậu dịp khác.
Nói rồi tôi đi thằng, cố gắng không ngoái đầu lại. Nhờ vậy, tôi không thấy được, trên khóe môi cậu ta dần hiện lên một nụ cười tủm tỉm.
...
Mấy ngày sau, facebook tôi xuất hiện một lời mời kết bạn. Vốn không định để ý mà thấy avatar quen thuộc, tôi liền ấn xác nhận trong vô thức. Chiếc avatar đó, là hình ảnh cậu ta hồi bốn tuổi. Và từ đó, những dòng tin nhắn cứ vậy mà tự nhiên qua lại.
Tôi thì vẫn không biết gọi cậu ta là gì. Nhóc thì trẻ con quá, cậu ta cũng 26 tuổi rồi. Gọi cậu – tôi nghe có bằng vai phải lứa quá không. Xưng chị gọi em, sao tôi thấy ngượng nghịu đến thế? Cái ngày tôi coi cậu ta như một đứa em trai nhỏ, đã trôi rất xa về miền dĩ vãng. Nên trong cuộc trò chuyện, đại từ tôi dùng luôn bất nhất, chỉ có cậu ta vẫn một điều chị, hai điều em. Nhưng dẫu thế nào, cũng không thể phủ nhân, giữa những ngày mới về Hà Nội, mẹ tôi đi vắng, tôi thì thất nghiệp nằm dài ở nhà, cậu ta như mang tới những mảng màu tươi sáng, vẽ lên cuộc sống vốn đang xám xịt của tôi.
- Hôm nay chị rảnh không? Em có hai vé xem kịch, chị đi cùng nhé.
Là kịch phi lý. Tôi cảm thấy khá bất ngờ, không nghĩ một người như cậu ta lại thích xem kịch, còn là một thể loại kịch khó xem, khó cảm đến vậy. Chưa kể, vé của cậu ta còn ở chính giữa hàng ghế VIP.
- Rảnh chứ, người thất nghiệp như tôi hiện tại lúc nào cũng rảnh. Vé của cậu đẹp quá, chắc cậu săn vé vất vả lắm.
- Cũng không vất vả lắm đâu. Chị chuẩn bị, lát tối em qua đưa chị đi. Mà nhà chị ở đâu thế?
Nhắn cho cậu ta địa chỉ, tôi liền đi "chuẩn bị".
- Chị, chị mang gì đi lắm vậy?
Thấy cậu ta ngạc nhiên nhìn chiếc túi tôi mang theo, tôi bật cười:
- Sổ ghi chép, máy ghi âm, máy ảnh, chút đồ nghề tác nghiệp thôi.
- Chị cười rồi này!
Hai mắt cậu ta như sáng lên, còn tôi chỉ biết lắc đầu trước câu nói chẳng liên quan của cậu ta.
Hai tiếng diễn ra vở kịch, tôi thu thập được kha khá tư liệu để viết bài. Chỉ tiếc rằng, tôi không đủ điều kiện để được vào phỏng vấn đạo diễn. Nhìn đồng hồ, chợt nhận ra, khuya rồi. Quay sang bạn đồng hành, tôi như thấy trong đáy mắt cậu ta chờ mong điều gì đó. Tôi khẽ thở dài:
- Đi ăn khuya không? Tôi mời. Mà tiền vé hết bao nhiêu nhỉ? Tôi gửi cậu luôn.
Cậu ta lắc đầu:
- Thôi, không cần đâu, mấy khi em rủ chị đi chơi. Cũng muộn rồi, để em đưa chị về.
Giọng nói cậu ta, như có chút hụt hẫng. Lòng tôi cũng thấy hẫng hụt. Tôi biết, cậu ta không thật sự hứng thú với vở kịch, bởi cả buổi, cậu ta không hề chú ý lên sân khấu. Thứ cậu ta chờ mong, tôi có thể lờ mờ nhận ra. Nhưng đó lại là thứ tôi không thể cho cậu ta được.
Trên suốt đường về, tôi với cậu ta không nói với nhau câu nào. Chiếc balo chật lèn đồ dùng như vít vai tôi xuống, nặng trĩu. Vốn chỉ là những mảnh vỡ tuổi thơ, đâu còn liên quan tới hiện tại, sao giờ lại khiến tôi day dứt khắc khoải đến vậy? Cậu nhóc từng chỉ đứng đến vai tôi, cậu nhóc từng ngơ ngác ngước nhìn tôi với ánh mắt to tròn trong sáng khi hỏi tôi điều mà bản thân tôi cũng không trả lời được, cậu nhóc vẫy vẫy bàn tay nhỏ xíu trong ráng đỏ hoàng hôn. Và bóng lưng ở ngay trước mặt tôi... Tôi tự cười, có lẽ, bản thân tôi nghĩ nhiều thôi.
Đến nhà, tôi vội vàng xuống xe nhưng tốc độ của tôi không nhanh bằng tốc độ cậu ta nắm lấy tay tôi.
- Chị, em có chuyện muốn nói.
- Nói gì thì nói, đâu cần nắm tay tôi vậy?
- Không, em không thả tay chị ra đâu. Thả ra chị sẽ chạy mất. – Ánh mắt cậu ta nhìn thằng vào tôi, làm tôi nhất thời lúng túng – Ban nãy chị hỏi em muốn ăn khuya đúng không? Giờ em đổi ý rồi, em muốn ăn khuya. Em muốn ăn chị.
Bàn tay trái của tôi nắm tay.
- Em biết chị sẽ không đánh em đâu. Em biết, chị vẫn còn thương em. Nhưng giờ em không muốn chị thương em như thương một thằng em trai. Em muốn chị thương em như... như...
- Tại sao lại là tôi? – Mệt mỏi, tôi buông xuôi.
- Vì em yêu chị.
Ánh mắt kiên định của cậu ta, giọng nói trầm khàn đầy yêu thương của cậu ta, tôi cười, nhưng là cười trong lòng.
- Cậu vào nhà đi.
Đã rất lâu rồi, đêm đó, tôi mới lại quấn lấy một chàng trai, cảm nhận hơi ấm của người khác giới. Cậu ta mơn trớn cơ thể tôi khiến cả người tôi run lên, mềm nhũn. Cậu ta hôn tôi, nụ hôn trượt dần xuống cổ, rơi hõm vào bả vai, xuống đến bầu ngực, xuống nữa, xuống nữa...
Và khi cậu ta đặt thứ cứng ngắc, nóng hổi lên người tôi, tôi nhắm chặt mắt lại, cảm nhận những đau đớn khiến cơ thể như muốn đứt lìa:
- Chị bót quá...
Giọng cậu ta trầm khàn, rót vào tai tôi từng tiếng thở dốc. Chân tôi vô thức đặt lên lưng cậu ta, quấn chặt. Tôi không biết bao lâu, chỉ biết khi thứ chất lỏng trắng đục của cậu ta chảy vào người tôi, cũng là lúc cơ thể tôi rã rời.
- Chị, em...
Tôi biết cậu ta lo lắng điều gì, khẽ mìm cười mệt mỏi:
- Không sao, hôm nay là ngày an toàn của tôi.
Cậu ta choàng tay ôm lấy tôi, rúc đầu vào cổ tôi, cọ cọ. Không rõ là râu hay tóc của cậu ta làm tôi thấy rằm rặm, ngưa ngứa:
- Chị đừng xưng tôi gọi cậu với em nữa. Nghe xa cách lắm.
Tôi ôm lấy đầu cậu ta, dần chìm vào giấc ngủ.
Khi tôi tỉnh dậy, cậu ta đã không còn ở bên cạnh tôi nữa. Từ phía nhà tắm phát ra tiếng xối nước, bóng một chàng trai cao gầy ẩn hiện phía sau cánh cửa. Tôi nén lại tiếng thở dài, bước chân xuống giường mà thấy hai chân vẫn còn run rẩy. Tôi nghĩ trong hôm nay, tôi cần viết một email và gọi một cuộc điện thoại.
- Chị dậy rồi à?
Cậu ta tiến lại ngồi xuống cạnh tôi, cái cách cậu ta nhìn tôi khiến tôi thấy khó chịu:
- Em muốn ăn chị thay cho bữa sáng. – Cậu ta toét miệng cười, nụ cười của cậu ta, thật sự vẫn ấm áp như thế.
- Nghe này, cậu còn trẻ, kiếm mấy cô gái bằng vai phải lứa ấy. Đừng để ý tới tôi làm gì, không đáng đâu.
Nghe tôi nói, mặt cậu ta xụ xuống, nụ cười cũng phụt tắt:
- Chị vắt kiệt sức lao động của em rồi giờ chị muốn đá em. Chị thật quá đáng.
Cậu ta nói như thể cậu ta mới là người bị hại vậy. Nhưng nếu tôi không làm thế, tôi sẽ hại cậu ta, chắc chắn.
...
Vừa đi đã trở lại, tôi thấy bản thân thật yếu đuối, cũng thật thiếu nghị lực, chỉ biết mải miết trốn chạy. Anh tổng biên tập nhìn tôi, cười đầy thông cảm:
- Anh không rõ em đã trải qua những chuyện gì. Nhưng chào mừng em trở lại.
...
Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã biết, điều tôi muốn là nhìn thấy cậu bé ấy hạnh phúc.
Hơn hai mươi năm sau gặp lại, tôi nhận ra, mong muốn đấy của tôi vẫn không thay đổi. Chỉ là, tôi với cậu không còn ở cái tuổi cách đây hơn hai mươi năm nữa. Để rồi tôi nhận ra, điều hạnh phúc duy nhất tôi có thể làm cho cậu, chính là rời xa cậu, càng xa càng tốt.
Cậu mới bắt đầu bước vào độ tuổi đẹp nhất của một người đàn ông. Còn tôi, một đứa con gái quá lứa lỡ thì mang đủ đau thương vụn vỡ, tôi không đáng, cũng không có quyền bước chân vào cuộc sống của cậu.
Hạnh nó nhắn tin trách tôi. Ừ thì tôi hèn nhát mà.
Từ bìa rừng, thoáng vọng về một tiếng chim lạc giọng rổi vụt tắt. Ráng chiều đỏ hoàng hôn, chợt gợi tôi nhớ đến một nụ cười cùng bàn tay nhỏ xíu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top