SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó
a. Khái niệm giai cấp công nhân
Khi nghiên cứu về sự ra đời của giai cấp công nhân C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rừ "Vấn đề là ở chỗ tỡm hiểu xem giai cấp vụ sản thực ra là gỡ, và phự hợp với tồn tại ấy của bản thõn nú, giai cấp vụ sản buộc phải làm gỡ về mặt lịch sử".
C.Mác và Ph.Ăngghen đó dựng nhiều thuật ngữ khỏc nhau để chỉ giai cấp có lợi ích đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản trong xó hội tư bản; các ông gọi giai cấp đó là "giai cấp vô sản", "giai cấp cụng nhõn", "giai cấp xó hội" chỉ dựa vào việc bỏn sức lao động của mỡnh, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX; "giai cấp vô sản hiện đại", "giai cấp công nhân hiện đại", "giai cấp công nhân đại công nghiệp". C.Mác và Ph. Ăngghen cũn dựng những thuật ngữ cú nội dung hẹp chỉ các ngành nghề của công nhân như công nhân công xưởng, công nhân khoáng sản, công nhân nông nghiệp v.v. Mặc dù các thuật ngữ trên là những biểu hiện khác nhau về người lao động trong nhà máy, xí nghiệp tư bản; song chúng có một nghĩa chung để biểu thị giai cấp công nhân- con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, tiêu biểu cho phương thức sản xuất hiện đại dựa trên sở hữu xó hội khụng cú búc lột, phự hợp với tiến trỡnh phỏt triển tất yếu của lịch sử. Sự xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lũng xó hội phong kiến dẫn tới hỡnh thành một cơ cấu giai cấp xó hội mới bờn cạnh giai cấp cũ đó là giai cấp tư sản và tầng lớp vô sản đầu tiên- tiền thân của giai cấp vô sản hiện đại. Giai cấp công nhân ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển, nền công nghiệp tư bản quy định bản chất và quan hệ của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
Ở giai đoạn công trường thủ công tư bản chủ nghĩa. Đội ngũ công nhân đó hỡnh thành nhưng chưa ổn định do tính chất lao động thủ công cá thể, ít nhiều công nhân vẫn cũn cú tư liệu sản xuất, họ cũn cú khả năng rời bỏ công trường thủ công để tiến hành sản xuất độc lập. Chính vỡ vậ,y đội ngũ cụng nhõn cũn hạn chế về số lượng và chất lượng, quan hệ giữa công nhân và nhà tư sản lỏng lẻo. Điều này được C.Mác và Ph.Ăngghen nhận định "Trong công trường thủ công và trong nghề nghiệp thủ công, người cụng nhõn sử dụng cụng cụ của mỡnh, cũn trong công xưởng thỡ người công nhân phải phục vụ máy móc". Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển với sự ra đời của công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa, năng suất lao động cao đó giỏng đũn quyết định và khẳng định sự chiến thắng hoàn toàn đối với chế độ phong kiến. Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, khi đánh giá sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản, C.Mác và Ph.Ăng ghen chỉ rừ "Giai cấp tư sản, trong quá trỡnh thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đó tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại". Nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa một mặt "làm phá sản tất cả các tầng lớp dân cư", làm họ mất hết tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản; mặt khác do sự phát triển của máy móc và phân công lao động, người công nhân mất hết tính độc lập và trở thành vật phụ thuộc vào máy móc. Nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đó tạo ra giai cấp cụng nhõn và nú khụng ngừng lớn mạnh- giai cấp cụng nhõn hiện đại đó là giai cấp của những cụng nhõn làm thuờ vỡ mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, buộc phải bán sức lao động của mỡnh để sinh sống.
Ở giai đoạn công nghiệp hiện đại hiện nay, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật cao trên toàn cầu, nhân loại đó đạt bước tiến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ gien, công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu mới v.v xuất hiện làm cho cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân thay đổi lớn. Ngoài công nhân lao động trong nền công nghiệp cơ khí, cũn xuất hiện cụng nhõn lao động trong các lĩnh vực trên, làm cho giai cấp công nhân không ngừng vận động, biến đổi cả về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ngày càng được trí thức hoá và trở thành lực lượng vô cùng quan trong đối với sự nghiệp cỏch mạng xó hội chủ nghĩa.
Hai đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân. Mặc dù trải qua các giai đoạn phát triển của công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân có những biến đổi và tên gọi rất khác nhau nhưng C.Mác và Ph.Ăngghen tập trung làm rừ hai thuộc tớnh của giai cấp cụng nhõn.
1) Về phương thức lao động và phương thức sản xuất, giai cấp công nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp, ngày càng hiện đại và xó hội hoỏ cao. C.Mác và Ph.Ăngghen luôn nhấn mạnh đến người công nhân công xưởng, coi đó là bộ phận tiêu biểu cho giai cấp công nhân hiện đại. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, các ông chỉ rừ "cỏc giai cấp khỏc đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, cũn giai cấp vụ sản là sản phẩm của bản thõn nền đại công nghiệp"; "công nhân là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy (...) công nhân Anh là đứa con đầu lũng của nền cụng nghiệp hiện đại". Điều này cho thấy, giai cấp công nhân ra đời và phát triển cùng với nền sản xuất công nghiệp, họ là người trực tiếp điều hành và sử dụng công cụ lao động, là đại biểu của lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại, lao động của họ là nguồn gốc tạo ra sự giàu có cho xó hội.
2) Về vị trí của giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Chính thuộc tính này đó biến giai cấp cụng nhõn trở thành giai cấp đối kháng với giai cấp tư sản và dựa và đây mà C.Mác và Ph.Ăng ghen cũn gọi giai cấp cụng nhõn là giai cấp vụ sản trong xó hội tư bản. "Giai cấp tư sản, tức là tư bản mà lớn lờn thỡ giai cấp vụ sản, giai cấp cụng nhõn hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản - cũng phỏt triển theo. Những cụng nhõn ấy, buộc phải tự bỏn mỡnh để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hoá tức là một món hàng đem bán như bất cứ mún hàng nào khỏc, vỡ thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường như nhau". Giai cấp tư sản đó tước đoạt hết tư liệu sản xuất của người công nhân, biến giai cấp công nhân trở thành một món hàng hoá, vật phụ thuộc hoàn toàn vào máy móc của nhà tư bản.
Căn cứ vào hai thuộc tính trên, chúng ta có thể phân biệt giai cấp công nhân với những người không phải là giai cấp công nhân. Chúng ta có thể coi những người làm công ăn lương phục vụ trong những ngành khác như giáo dục, y tế, văn hoá dịch vụ (không liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp) là những người lao động nói chung, nhừn không thuộc về giai cấp công nhân. Những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là công nhân). Ở các nước đó thực hiện thành cụng cuộc cỏch mạng xó hội chủ nghĩa giành chớnh quyền, đang quá độ lên chủ nghĩa xó hội, giai cấp cụng nhõn là những người làm chủ tư liệu sản xuất, là giai cấp cầm quyền, lónh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xó hội cũ, xõy dựng xó hội mới.
Định nghĩa giai cấp công nhân. Dựa trên hai tiêu chí cơ bản để phân biệt giai cấp công nhân với giai cấp của những người lao động khỏc trong xó hội tư bản chủ nghĩa, có nhiều định nghĩa khác nhau về giai cấp công nhân. Ph.Ănghen định nghĩa "Giai cấp vụ sản là một giai cấp xó hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán sức lao động của mỡnh, chứ khụng phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống cũn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tỡnh hỡnh chuyển biến tốt hay xấu của cụng việc làm ăn, vào những biến động của cạnh tranh khụng gỡ ngăn cản nổi. Nói tóm lại giai cấp vô sản hay giai cấp những người vô sản là giai cấp lao động trong thế kỷ XIX". Giỏo trỡnh Chủ nghĩa xó hội khoa học định nghĩa "Giai cấp công nhân là một tập đoàn xó hội ổn định, hỡnh thành và phỏt triển cựng với quỏ trỡnh phỏt triển của nền cụng nghiệp hiện đại, nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xóa hội hoỏ ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong cỏc quy trỡnh cụng nghệ và dịch vụ cụng nghiệp, trực tiếp hoặc giỏn tiếp tham gia vào quỏ trỡnh sản xuất, tỏi sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo cỏc quan hệ xó hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay".
Căn cứ vào những tiêu chí để phân biệt giai cấp công nhân và những diễn biến của giai cấp công nhân trong điều kiện lịch sử mới, có thể định nghĩa giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất có trỡnh độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại; không ngừng vận động, biến đổi cùng với sự biến đổi và phát triển của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, là người trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành máy móc tạo ra của cải vất chất. Lao động thặng dư của họ là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu cú của xó hội.
b. Nội dung và đặc điểm sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Để hiểu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần tỡm hiểu sứ mệnh lịch sử của một giai cấp núi chung. Trong mỗi thời kỳ chuyển biến cỏch mạng từ hỡnh thỏi kinh tế-xó hội này sang hỡnh thỏi kinh tế-xó hội khỏc cao hơn, luôn có một giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, được trao nhiệm vụ lịch sử đóng vai trũ lónh đạo quá trỡnh thực hiện quỏ trỡnh chuyển biến đó. Giai cấp này có sứ mệnh lịch sử là thủ tiờu xó hội cũ, xõy dựng xó hội mới phự hợp với tiến trỡnh khỏch quan của lịch sử. Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là những nhiệm vụ được lịch sử trao cho giai cấp do địa vị kinh tế-xó hội của giai cấp đó quy định.
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong tiến trỡnh vận động và phát triển của xó hội loại người từ khi xuất hiện giai cấp đến nay, luôn xuất hiện các cuộc đấu tranh giai cấp. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân khác về chất so với tất cả các cuộc cách mạng trước đó. Khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa biểu hiện những khiếm khuyết không thể khắc phục được, giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, từng bước xây dựng chủ nghĩa xó hội và chủ nghĩa cộng sản; giải phúng mỡnh đồng thời giải phúng toàn xó hội thoỏt khỏi tỡnh trạng ỏp bức búc lột. Ph.Ăngghen viết "thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại" . V.I.Lênin đánh giá cao vai trũ sứ mệnh lịch sử của giai cấp cụng nhõn do C.Mỏc và Ph.Ăngghen sáng lập và chỉ rừ "Điểm chủ yếu trong học thuyết Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trũ lịch sử thế giới của giai cấp vụ sản là người xây dựng xó hội xó hội chủ nghĩa" .
Khác với sứ mệnh lịch sử của các giai cấp khác trong lịch sử, sứ mệnh lịch sử của giai cấp cụng nhõn là một quỏ trỡnh đấu tranh khó khăn, lâu dài, và sáng tạo trải qua nhiều giai đoạn. 1) Giai cấp công nhân phải lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột, giành lấy chính quyền, tổ chức thành giai cấp thống trị. 2) Giai cấp công nhõn sử dụng chớnh quyền của mỡnh tiến hành cải tạo xó hội cũ xõy dựng xó hội mới trờn tất cả cỏc lĩnh vực của đời sống. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mỡnh, giai cấp cụng nhõn phải lónh đạo nhân dân lao động thực hiện những bước đi cụ thể, phù hợp với điều kiện khách quan của mỗi nước và cuộc đấu tranh chung diễn ra trên phạm vi toàn thế giới.
2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a. Địa vị kinh tế-xó hội của giai cấp cụng nhõn trong xó hội tư bản chủ nghĩa
Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất cấu thành lực lượng sản xuất trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Giai cấp này đại diện cho lực lượng sản xuất có trỡnh độ xó hội hoỏ ngày càng cao; tiờu biểu cho phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiêu biểu cho xu thế phát triển tất yếu của xó hội loài người.
Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất dựa trên chế độ sở hữu xó hội khụng cú búc lột, nờn lợi ớch của họ căn bản phù hợp với lợi ích của đông đảo quần chúng lao động bị bóc lột. Do đó giai cấp công nhân có khả năng tập hợp, lónh đạo quần chúng làm cách mạng lật đổ chế độ bóc lột xây dựng xó hội khụng cú ỏp bức búc lột- xó hội xó hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
b. Những đặc điểm chớnh trị-xó hội của giai cấp cụng nhõn
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất trong thời đại ngày nay. Giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất ngày càng hiện đại, ngày càng phát triển cả về số lượng, nâng cao về trỡnh độ học vấn, kỹ thuật, tay nghề v.v cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản. Cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột đó tụi luyện và cung cấp cho họ những tri thức xó hội -chớnh trị cần thiết cho một giai cấp tiờn tiến.
Giai cấp công nhân là giai cấp có tính thần cách mạng triệt để. Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, bị bóc lột nặng nề. Muốn giải phóng mỡnh, giai cấp cụng nhõn phải đứng dạy đấu tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản. Để giải phóng mỡnh, giai cấp cụng nhõn phải xoá bỏ nguồn gốc bóc lột, tức là xoá bỏ chế độ tư bản. Do đó giai cấp công nhân không chỉ giải phóng mỡnh mà cũn giải phúng toàn thể nhõn dõn lao động.
Giai cấp cụng nhõn là giai cấp cú ý thức tổ chức kỷ luật cao. Chớnh nền sản xuất xó hội hoỏ cao đó rốn luyện cho giai cấp công nhân ý thức tổ chức kỷ luật cao, thể hiện ở lao động đúng giờ, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật của nhà máy, xí nghiệp v.v. Trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản thống trị có bộ máy đàn áp và những thủ đoạn thâm độc, giai cấp công nhân phải đoàn kết, tổ chức chặt chẽ và có kỷ luật cao.
Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế. Do địa vị kinh tế-xó hội của giai cấp cụng nhõn trờn toàn thế giới đều giống nhau và kẻ thù của giai cấp công nhân là chủ nghĩa dế quốc - lực lượng quốc tế. Vỡ vậy muốn giành thắng lợi, giai cấp cụng nhõn buộc phải đoàn kết và hợp tác quốc tế mới chiến thắng kẻ thù.
3. Vai trũ của Đảng Cộng sản trong quá trỡnh thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp cụng nhõn
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là do địa vị kinh tế-xó hội quy định; nhưng để chuyển khả năng khách quan đó thành hiện thực, cần thông qua nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan đó là đảng cộng sản- trung thành với lợi ớch của giai cấp mỡnh, của dõn tộc, vững mạnh về chớnh trị, tư tưởng và tổ chức là những yếu tố quy định đảm bảo cho giai cấp cụng nhõn thực hiện sứ mệnh lịch sử của mỡnh. Đảng Cộng sản ra đời do yêu cầu khách quan của phong trào công nhân; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
a. Tính tất yếu và quy luật hỡnh thành, phỏt triển chớnh đảng của giai cấp công nhân
Đảng Cộng sản là đội tiên phong, là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân. Đảng Cộng sản bao gồm những phần tử tiên tiến nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đấu tranh một cách triệt để và trung thành vỡ lợi ớch của giai cấp cụng nhõn và nhõn dõn lao động và của cả dân tộc. Đảng Cộng sản lấy chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động.
Cú ỏp bức giai cấp thỡ tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp. Ngay từ khi mới ra đời giai cấp công nhân đó tiến hành những cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. Những cuộc đấu tranh ban đầu diễn ra lẻ tẻ, mang tớnh tự phỏt vỡ mục đích kinh tế như đập phá máy móc, đũi cải thiện điều kiện làm việc v.v do thiếu lý luận cỏch mạng dẫn đường, tổ chức tiên phong lónh đạo nên đều thất bại.
Sự phát triển của phong trào công nhân ngày càng mở rộng, phát triển từ thấp đến cao đũi hỏi phải cú lý luận tiờn tiến dẫn đường và tổ chức tiên phong lónh đạo. Chủ nghĩa Mác ra đời đó đáp ứng được đũi hỏi của phong trào cụng nhõn, xõm nhập vào phong trào cụng nhõn, được công nhân tiếp thu nhanh chóng trở thành hệ tư tưởng, vũ khí lý luận của giai cấp công nhân. mặt khác, chủ nghĩa Mác được phong trào công nhân kiểm nghiệm, bổ sung, phát triển và ngày càng hoàn thiện. Chủ nghĩa Mác xâm nhập vào phong trào công nhân, lúc đầu chỉ có một bộ phận tiên tiến trong giai cấp công nhân tiếp thu được. Bộ phận này nhận thức rừ sự cần thiết phải tổ chức thành chớnh đảng để lónh đạo phong trào công nhân mới đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi. Như vậy, Đảng cộng sản ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
Từ quy luật trên cho thấy, phải có phong trào công nhân là cơ sở xó hội để chủ nghĩa Mác ra đời. Mặt khác, chủ nghĩa Mác phản ánh phong trào công nhân nhưng không phải nảy sinh tự phát từ phong trào công nhân. Chủ nghĩa Mác do những trí thức có trỡnh độ học vấn cao, nắm được quy luật vận động khách quan của lịch sử, khái quát thành lý luận đấu tranh giải phóng phong trào công nhân, nhân dân lao động, giải phóng xó hội. Khụng chỉ cú giai cấp cụng nhõn mà những người lao động bị áp bức cũng thấy chủ nghĩa Mác là vũ khí lý luận của họ. Do vậy, chủ nghĩa Mỏc kết hợp với phong trào cụng nhõn và phong trào của những người lao động bị áp bức bóc lột dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản.
b. Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân
Lịch sử chứng minh rằng không một giai cấp nào giữ vai trũ thống trị, lónh đạo xó hội mà khụng thụng qua chính đảng của mỡnh. Đối với giai cấp công nhân, trong quá trỡnh thực hiện sứ mệnh lịch sử của mỡnh phải thành lập Đảng Cộng sản. Giai cấp công nhân là cơ sở xó hội của Đảng Cộng sản, là nguồn gốc bổ sung lực lượng cho Đảng Cộng sản. Giai cấp công nhân kiểm nghiệm bổ sung, hoàn thiện lý luận của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản là đội tiên phong, là bộ tham mưu, là biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cũng như toàn dân tộc. Dưới sự lónh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân tạo được sự thống nhất giữa lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc. Đảng Cộng sản đề ra đường lối, cương lĩnh, chiến lược cách mạng đúng đắn giúp cho phong trào công nhân chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.
c. Vai trũ của Đảng Cộng sản
Đảng Cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, bao gồm những người ưu tú, tiên tiến nhất tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mỏc-Lờnin; nắm bắt được quy luật vận động, phát triển khách quan của lịch sử; họ hơn hẳn bộ phận cũn lại của giai cấp cụng nhõn ở chỗ là họ hiểu được những điều kiện, tiến trỡnh và kết quả của phong trào vụ sản.
Đảng Cộng sản là lónh tụ chớnh trị của giai cấp cụng nhõn và nhõn dõn lao động. Nhờ có lý luận tiên phong của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản đó vận dụng vào điều kiện cụ thể đề ra cương lĩnh, đường lối chiến lược, sách lược, nhiệm vụ của quá trỡnh cỏch mạng cũng như của từng giai đoạn cách mạng. Sau khi đề ra đường lối cách mạng đứng đắn, Đảng Cộng sản tập hợp, giáo dục, thuyết phục, tổ chức, động viên giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện, biến đường lối của Đảng thành hiện thực. Đảng Cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, trực tiếp tổ chức, lónh đạo, bố trớ cỏn bộ lónh đạo quá trỡnh cỏch mạng.
Như vậy, dưới sự lónh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động có sự thống nhất về tư tưởng và hành động, tập trung sức mạnh giai cấp và sức mạnh của dân tộc để tạo động lực cho cách mạng xó hội chủ nghĩa thắng lợi.
4. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
a. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế; có địa vị kinh tế-xó hội và mang đầy đủ những đặc điểm của giai cấp cụng nhõn, ngoài ra giai cấp cụng nhõn Việt Nam cũn cú những đặc điểm riêng do hoàn cảnh lịch sử nước ta quy định. 1) Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong một dân tộc có truyền thống yêu nước đấu tranh kiên cường bất khuất nên luôn mang trong mỡnh truyền thống đấu tranh tốt đẹp đó. 2) Xuất thân từ nông dân nên có quan hệ máu thịt với nông dân, sớm xây dựng khối liên minh công nông trí thức tạo nên sức mạnh chiến thắng chủ nghĩa đế quốc và thực dân xâm lược. 3) Giai cấp công nhân Việt Nam sớm tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mỏc-Lờnin để thành lập Đảng Cộng sản- đảng lónh đạo cách mạng Việt Nam. 3) Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời muộn, khi Cách mạng xó hội chủ nghĩa Thỏng Mười (Nga) đó thành cụng, Quốc tế cộng sản sự đó ra đời (3-1939), chủ nghĩa cơ hội đó bị đánh bại nên không bị ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ hội và có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Tuy nhiên, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng hạn chế, trỡnh độ học vấn, tay nghề thấp. 4) Do xuất thõn từ nụng dõn, gắn liền với nền sản xuất nụng nghiệp lạc hậu nờn giai cấp cụng nhõn Việt Nam cũn chịu ảnh hưởng nặng nề tâm lý, tập quỏn của nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mỳn nờn ý thức tổ chức, kỷ luật cũn nhiều hạn chế. 5) Khụng cú điều kiện lao động và tiếp cận với nền sản xuất công nghiệp hiện đại v.v.
b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
Sau khi ra đời và sớm có chính Đảng tiên phong, giai cấp công nhân Việt Nam trở thành giai cấp lónh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, phát huy sức mạnh của dân tộc và sức mạnh giai cấp đưa cách mạng dân tộc dân chủ đến thắng lợi.
Giai cấp công nhân Việt Nam và đội tiên phong của nó đó lónh đạo công cuộc xây dựng chủ nghó xó hội đạt được những thành tựu như xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng cơ sơ vật chất ban đầu của chủ nghĩa xó hội, giải quyết tốt cỏc vấn đề xó hội như văn hoá, giáo dục, y tế v.v.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xó hội hiện nay, giai cấp cụng nhõn Việt Nam khụng ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng để hoàn thành những nhiệm vụ của cách mạng xó hội chủ nghĩa, đưa nước ta tiến tới chủ nghĩa cộng sản
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top