sự khác biệt giữa tiếng anh và tiếng việt
MỘT SỐ SO SÁNH VỀ CÂU NGÔN HÀNH TƯỜNG MINH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
CAO THỊ QUỲNH LOAN
PHẦN MỞ ĐẦU
Hành động nói năng của con người luôn có một sứ hút kỳ lạ. Một phần là do ngôn ngữ đã làm cho loài người hơn hẳn sinh vật khác trên thế giới. Một phần là do bản than ngôn ngữ nói chung và hoạt động nói năng nói riêng luôn biến hoá và là kho tang vô tận cho những công trình nghiên cứu. Khi sử dụng ngôn ngữ, ngườI ta có thể thực hiện những hành động như ra lệnh, cảnh báo, hứa, lăng nhục, v.v. Những hành động thực hiện bằng lời này được Austin khái quát hoá trong thuyết hành động ngôn từ. Thuyết hành động ngôn từ đã nhanh chóng trở thành mối quan tâm của những nhà nghiên cứu về Ngữ dụng học. Một khái niệm trung tâm trong thuyết hành động ngôn từ là lực ngôn trung của một phát ngôn hay người nói thật sự làm gì khi nói ra phát ngôn đó. Tại sao có trường hợp người nói thực hiện luôn hành động được thể hiện trong tên gọi của động từ chính trong phát ngôn? Thí dụ như người nói đã thực hiện một lời hứa trong phát ngôn: “Tôi xin hứa ngày mai tôi sẽ đến đúng giờ.” Nhưng người nói không nói không thể chiên trứng bằng cách nói: “Tôi xin chiên trứng” Như vậy, những đặc điểm nào làm cho động từ “hứa” có cách sử dụng khác vớI động từ “chiên trứng”? Sự phân biệt này đưa chúng ta đến một lĩnh vực nhỏ nhưng rất thú vị trong thuyết hành động ngôn từ - đó là khái niệm câu ngôn hành. Câu ngôn hành có thể được chia làm hai nhóm: câu ngôn hành tường minh và câu ngôn hành không tường minh. Câu ngôn hành tường minh là câu có chứa những biểu thức (thường là động từ ngôn hành) gọi tên loại hành động ngôn từ mà nó đang thực hiện. Còn câu ngôn hành không tường minh có thể bao gồm rất nhiều loại câu. [Levinson, 1983, tr.231] Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin được nêu lên một số vấn đề có liên quan đến câu ngôn hành tường minh và thực hiện một số so sánh về câu ngôn hành trong tiếng Việt và tiếng Anh.
PHẦN TỔNG QUAN
Chúng ta có thể nói Austin là người có công phát hiện ra động từ ngôn hành và câu ngôn hành. Ông đưa ra tiêu chí để phân biệt câu nhận định và câu ngôn hành. Theo ông, câu nhận định có giá trị chân lý có nghĩa là nội dung nhận định trong câu có phù hợp với thực tế khách quan hay không. Còn đối với câu ngôn hành thì chúng ta chỉ có thể xác định được là nó có được dung đúng lúc đúng chỗ hay không mà thôi.
Những đặc điểm của câu ngôn hành
Câu phải đúng ngữ pháp và phải chứa một động từ gọi tên hành động ngôn trung trong phát ngôn.
Động từ trong câu phảI ở thì hiện tại trong tiếng Anh câu ngôn hành thường ở thể đơn nhưng đôi khi cũng có thể ở thể tiếp diễn.
Câu ngôn hành phải là một hiện thực và phải diễn đạt được sự hiện thực hoá hành động ngôn trung.
Chủ ngữ của câu ngôn hành phải là tác thể cho bất kỳ ai chịu trách nhiệm thực hiện lực ngôn trung của phát ngôn. Đặc điểm này giúp chúng ta giải thích tại sao có trường hợp chủ ngữ không phải là ngôi thứ nhất số ít như Austin đầu tiên đưa ra và tại sao có câu ngôn hành ở thái bị động.
Câu ngôn hành có thể ở thức phủ định hay có thể ở dạng nhấn mạnh.
[Allan, 1994, tr. 3001 – 3003]
Những đặc điểm này cũng góp phần tạo nên sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
Những câu ngôn hành ở thái bị động trong tiếng Anh khi dịch qua tiếng Việt phải dung cách nói khác vì tiếng Việt được xem là loại hình ngôn ngữ thiên chủ đề nên không có thái bị động. [Nguyễn Thị Ảnh, 2000, tr.46]
Passengers are warned to cross the track by the bridge only. [Austin, 1962, tr.57]
Hành khách chỉ được băng qua đường bằng chiếc cầu này thôi.
* Hành khách chỉ được cảnh báo là chỉ được băng qua đường bằng chiếc cầu này thôi.
Phạm vi phủ định trong tiếng Anh và trong tiếng Việt khác nhau.
I plead not guilty. [Thomas, 1995, tr.34]
Tôi không nhận là có tội.
Trong tiếng Anh, yếu tố phủ định nằm trong nộI dung mệnh đề, trong khi trong tiếng Việt, ngườI ta không nói là * Tôi biện minh là tôi không có tộI mà yếu tố phủ định lạI được đưa lên phần đầu và câu được dịch là “Tôi không nhận có tội.” Nhưng trường hợp
We do not judge you to be guilty of professional misconduct. (trong tài liệu của Ủy ban Kỷ luật HộI đồng Y khoa tổng quát – the General Medical Council Disciplinary committee) [Thomas, 1995, tr.41]
Chúng tôi phán xử là anh không phạm lỗi về mặt chuyên môn.
Theo tác giả Dowming and Locke trong tiếng Anh có trường hợp thể phủ định dung lệch tâm [Downing and Locke, 183]. Thay vì nói “We judge you not to be guilty of professional misconduct” người ta lại chuyển thể phủ định của nội dung mệnh đề lên trước để nhấn mạnh lực ngôn trung của phát ngôn này là “phát xử” (“Chúng tôi không phán xử…”). Nhưng khi dịch ra tiếng Việt chúng ta phải trả thể phủ định về vị trí nguyên thuỷ của nó.
Động từ ngôn hành trong tiếng Anh có khi ở thì hiện tại tiếp diễn nhưng trong tiếng Việt người ta không nói là “đang + động từ ngôn hành.”
A: Are you denying that the Governement has interfered? (Ông phủ nhận việc chính phủ can thiệp vào à? Một phóng viên của đài truyền thanh đang phỏng vấn Chủ tịch Hiệp hội Đường sắc trong một cuộc đình công của nhân viên cầm đèn tín hiệu.) [Thomas, 1995, tr.45]
B: I’m denying that. (Tôi phủ nhận việc đó.)
mà không nói là “Tôi đang phủ nhận việc đó.”
Những dấu hiệu của phát ngôn ngôn hành
Cấu trúc ngữ pháp
Tiếng Việt
Vì tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình nên cấu trúc ngữ pháp của câu ngôn hành được chia theo hai tiêu chí: yếu tố nào xuất hiện trong câu và theo thứ tự nào. Võ Thị Ngọc Duyên chia câu ngôn hành ra làm 6 loại. [Võ Thị Ngọc Duyên, 1999, tr. 50 – 53]
Chủ thể giao tiếp: CTGT Động từ ngôn hành: ĐTNH
Đối tượng giao tiếp: ĐTGT NộI dung mệnh đề: N
CTGT – ĐtNH – ĐTGT – N
N – CTGT – ĐtNH – ĐTGT
CTGT – ĐTGT – N
ĐtNH – ĐTGT – N
ĐtNH – N
ĐtNH – ĐTGT
Tiếng Anh
Tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình nên từng loại câu ngôn hành trong bảng phân loại của Searle có cấu trúc ngữ pháp riêng. Chúng tôi xin được trình bày một số cấu trúc chìm cho các loại hành động ngôn trung chính [Searle, 1979, tr. 21 – 29]:
Tuyên bố (Declarations)
Searle đưa ra ba loạI cấu trúc ngữ pháp nhỏ thường gặp nhất trong loạI câu tuyên bố:
I verb NP1 + NP1 be pred
Loại 1:
I declare + S
Loại 2:
I verb (NP)
Loại 3:
Xác tính (Assertives)
Theo Searle, có hai loại cấu trúc cho loại câu xác tín: (1) loại tập trung vào nội dung mệnh đề và (2) loại tập trung vào đối tượng được đề cập đến trong nội dung mệnh đề.
I verb (that) + S
Loại 1:
I verb NP1 + NP1 be pred
Loại 2:
Biểu cảm (Expressives)
Loại câu biểu cảm thường phải đi với hình thái vị danh từ trong phần sau của câu. Người ta thường nói:
I apologize for stepping on your toe.
mà không nói là:
* I apologize to step on your toe.
Điều khiển (Directives)
I verb you + you Fut Verb (NP) (Adv)
Những động từ như: “order, command, request, invite hay advise” (trong một nghĩa nhất định nào đó) đều có cấu trúc bề mặt là:
I verb you + to infinitive
Cam kết (Commissives)
I verb (you) + I Fut Verb (NP) (Adv)
Điều đáng lưu ý ở đây là cấu trúc bề mặt của hai loại cam kết và điều khiển đều là:
I verb you + to infinitive
Nhưng trong loại cam kết chủ ngữ của thức vô định là chủ thể giao tiếp (I) trong khi đối với loại điều khiển thì chủ ngữ của thức vô định là đối tượng giao tiếp (you).
Những dấu hiệu ngôn hành quy ước
Mỗi thứ tiếng có những đặc trưng riêng và có những điểm đáng lưu ý ở đây là:
Có trường hợp hành động ngôn trung khác với động từ ngôn hành được sử dụng trong phát ngôn.
Thầy giáo nói với sinh viên lười học.
If you don’t hand in your paper on time I promise you I will give you a failing grade in the course. [Searle, 1969, tr. 58]
Nếu em không nộp bài đúng thời hạn, thì tôi nói trước với em là em không qua được môn này đâu.
Trong trường hợp này động từ “promise” trong tiếng Anh được dung để thực hiện một hành động đe doạ và khi dịch ra tiếng Việt thì chúng ta không thể dùng động từ “hứa” mà phải dùng động từ “nói trước/ báo cho mà biết.”
Những phương thức để thực hiện các hành động khác nhau trong mỗi ngôn ngữ cũng khác nhau. Theo thầy Nguyễn Đức Dân, hành động chào thường là để thiết lập một quan hệ tốt giữa người nói và người nghe. Do đó người ta thường chọn những lời nói hay, nói tốt dùng để chào. Trong tiếng Anh, người ta thường nói “Good morning! – (Chúc một) Buổi sang tốt đẹp!” Trong khi người Việt lại dùng động từ ngôn hành “chào” kèm theo các từ thể hiện sự kính trọng để thiết lập một quan hệ tốt trong một câu ngôn hành đầy đủ hoặc ở các dạng rút gọn như: “Cháu chào ông ạ ! Chào thầy ạ ! Xin chào!” Sự kính trọng được thể hiện bằng các từ “ạ” hay “xin” trong lờI chào. [Nguyễn Đức Dân, 1998, tr.52]
Ngoài ra còn phải kể đến những hành động trung không thể đi với động từ ngôn hành tương ứng theo hai tác giả là thầy Cao Xuân Hạo và Skinner [Cao Xuân Hạo, 1991, tr. 226; và Skinner, 1970, tr. 123]. Nói cách khác các động từ này “biểu hiện một hành động ngôn từ, nhưng cái hành động đó lại phải được thực hiện bằng một phát ngôn không chứa động từ ấy” [Cao Xuân Hạo, 1991, tr.226]
Không ai nói: “Tao phỉ báng mày là thẳng đểu nhất lớp” để thực hiện hành động phỉ báng hay “Tôi xin nịnh anh rằng anh thông minh quá” để thực hiện hành động nịnh.
Cuối cùng, chúng tôi muốn nhắc đến loại biểu thức vị từ mang thuộc tính phủ nhận hành động của chúng đang thực hiện, hay thực hiện hành động mà chúng đang phủ nhận theo quan điểm của Mey. [Mey, 1993, tr. 136 – 137]
I don’t want to bother you, but could you please have a look at my program?
Tôi thật không dám làm phiền anh, nhưng không biết anh có thể xem dùm tôi chương trình này được không?
Về mặt hiển ngôn, ở đây người nói có vẻ như đang thực hiện hành động không muốn làm phiền người nghe, nhưng trong thực tế thì người nói lại thực hiện đúng hành động mình vừa phủ nhận. Hơn nữa, những động từ này đều dùng một mình thì cũng không thực hiện được hành động làm phiền. Không ai nói:
?I am (hereby) bothering you… (Tôi xin làm phiền anh….)
Như vậy, tính ngôn hành không phải lúc nào cũng gắn với động từ thể hiện hành động ngôn từ mà có cả một trường tính ngôn hành (performativity continuum) từ những động từ thể hiện hành động ngôn từ được thiết chế hoá (institutionalized SAVs) như “baptize - rửa tội, name - đặt tên” đến những động từ bình thường thỉnh thoảng có thể mang tính ngôn hành như động từ làm phiền trong thí dụ cuối.
Nói tóm lại mỗi ngôn ngữ đều có những phương thức riêng để thực hiện những hành động ngôn từ khác nhau trong giao tiếp xã hội.
PHẦN NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực tế
Đối tượng
Dữ liệu từ thực tế giao tiếp được thu nhập từ bảng khảo sát tiến hành trên 40 đối tượng là giáo viên. Có hai lý do chính chúng tôi chọn đối tượng là giáo viên: (1) đó là môi trường làm việc tôi quen thuộc và các thầy cô sẵn long bỏ chút thời gian để điền vào bảng khảo sát, (2) môi trường giáo dục phần nào quy định ngôn ngữ sử dụng trong các chức năng giao tiếp thong thường không kể đến độ tuổi, cho dù là giáo viên mới ra trường đi dạy được một hai năm, hay những giáo sư có kinh nghiệm giảng dạy hang mấy chục năm. Điều này không có nghĩa là chúng ta có thể loại bỏ yếu tố cá tính trong phản ứng của mỗi người trong từng tình huống giao tiếp cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta không có cách nào để hạn chế được yếu tố này nếu cứ liệu được thu thập từ nhiều đối tượng khác nhau. Các đối tượng phân thành những nhóm nhỏ sau:
Đối tượng Nữ Nam
Người Việt 10 10
Người bản ngữ nói tiếng Anh
Phương pháp
Phương pháp chúng tôi tiến hành là đưa ra 20 tình huống khác nhau trong một bảng khảo sát và các đối tượng được yêu cầu viết vào bảng khảo sát để cho biết họ thường phản ứng như thế nào khi muốn tỏ lòng biết ơn đối với ai, hay khi vô tình làm người khác buồn, v.v. Mục tiêu là khơi ra những phát ngôn trong những tình huống trên, nhưng hạn chế của phương pháp này là đối tượng phải viết ra những phát ngôn trên giấy, nên những câu nói, ở mức độ nhất định, không hoàn toàn được tự nhiên. Khi xử lý cứ liệu, chúng tôi phân loại các phát ngôn thành các phương thức khác nhau theo cấu trúc ngữ pháp và yếu tố ngữ nghĩa trong tiếng Việt và trong tiếng Anh. Vì thời gian có hạn và do không có điều kiện, nên số lượng ở các nhóm không được nhiều. Do đó, khi người viết đưa ra một vài nhận xét dựa trên kết quả thu được, những nhận xét này chỉ mang tính thăm dò và cần phải được thử nghiệm lại mới trở thành những kết luận mang tính khái quát được.
Kết quả
Chúng tôi tổng kết lại các tình huống (TH) trong bảng câu hỏi khảo sát với lực ngôn trung (NT) chính, tần số sử dụng (TSSD) của câu ngôn hành, số phần trăm trong tiếng Việt (TV) và trong tiếng Anh (TA), nếu có trường hợp đáng lưu ý chúng tôi ghi lại trong phần ghi chú.
H LỰC NT CHÍNH TV TA GHI CHÚ
TS
SD % TS
AD %
Cảm ơn 17 85 10 50 TA: “Thanks” (35%)
Xin lỗi 17 85 0 0 TA: “sorry” (100%)
Mời 12 60 0 0 TA: Không có “I invite you”
Chào hỏi 12 60 0 0 TA: Không có “I greet you.”
Bảo đảm 1 5 0 0 TV: “hứa, thề, nói”
TA: “promise, swear”
Chúc mừng 19 95 0 0 TA:“Congratulations”(70%)
Không có “I comgratulate you”
Tuyên bố bắt đầu 0 0 0 0 TV: “bắt đầu, mời, cảm ơn, chào, thưa”
TA: “I’d like to begin..” (50%)
“thanks”
Thông báo 9 45 0 0 TA: “I must tell ..” (5%)
Cá 2 10 8 40 TV: “bảo đảm”
Dám + cá (5%)
TA: will, ‘m willing to + bet (30%)
0 Yêu cầu 0 0 0 0 TV: “cảm ơn, hứa”
TA: “thank”
1 Khuyên 2 10 0 0 TA: would recommend (5%)
would, want to + suggest (10%)
2 Cấm 1 5 0 0 TV: “không cho phép” (5%)
TA: “suggest”
“don’t agree” (5%)
3 Phản đối 0 0 3 15 TV: “không đồng ý” (30%)
TA: “don’t agree” (10%)
4 Hứa 4 20 6 30 TV: “thề nói”
TA: will promise (5%)
can assure (5%)
5 Khẳng định 0 0 0 0 TV: “bảo đảm, nói thật, thề, không báo”
6 Công nhận 2 10 1 5 TV: “đồng ý” (10%)
TA: do admit
“guess”
7 Xin phép 2 10 0 0
8 Xin (cầu khẩn) 5 25 0 0
9 Khen 1 5 0 0 TV: “nói”
0 Tố cáo 0 0 0 0 TV: “thưa, đề nghị”
sẽ thưa (5%)
KẾT LUẬN
Chúng tôi có vài nhật xét sau:
Đối với những động từ thuộc nhóm biểu cảm mang tính nghi thức xã giao hay nghi thức giao tiếp như “cảm ơn, xin lỗi, mời, chào, chúc” tần số sử dụng câu ngôn hành khác cao trong tiếng Việt, nhưng trong tiếng Anh chỉ trừ hành động cảm ơn, còn những hành động khác chúng tôi chưa tìm thấy cách dùng ngôn hành của các động từ “apologize, invite, greet, congratulate.”
Có hiện tượng người nói sử dụng động từ ngôn hành nhưng để thực hiện một hành động ngôn trung khác, thí dụ như động từ “bảo đảm” ngoài việc thực hiện hành động bảo đảm còn có thể được dùng để thực hiện hành động cá, hay khẳng định….
Câu ngôn hành có thể ở thể phủ định (Tôi không đồng ý…) hay ở dạng nhấn mạnh (I do admit that…)
Hiện tượng câu ngôn hành hữu hạn với mô hình từ tình thái + ĐtNH có thể làm tăng hay giảm nhẹ lực ngôn trung được thể hiện trong ĐtNH. Tuy hiện tượng này không được phổ biến lắm nhưng thỉnh thoảng chúng tôi thống kê được một vài trường hợp rải rác trong các tình huống.
TÁC PHẨM VĂN HỌC
Phương pháp
Bên cạnh việc khảo sát thực tế, chúng tôi còn tiến hành khảo sát một số truyện ngắn, kịch ngắn tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Việt và một số phát ngôn ngôn hành trong truyện ngắn tiếng Việt được một người Mỹ học tiếng Việt dịch ra tiếng Anh. Ở đây chúng tôi phân tích dựa trên giả thiết là việc dịch đã chính xác và chỉ tìm hiểu cách thể hiện phát ngôn ngôn hành tường minh trong tiếng Việt và tiếng Anh khác nhau như thế nào.
Kết quả
Kết quả thu được cũng tương tự như kết quả trong bảng khảo sát:
Một số sự khác nhau về tần số sử dụng câu ngôn hành trong tiếng Anh và trong tiếng Việt.
TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
Mr.____/ sir Thưa _____
Good afternoon/ Hello/ Good by Chào _____
Come in/ Sit down (thức mệnh lệnh) Mời ông vào/ bà ngồi
Sorry/ Excuse me/ I beg your pardon Xin lỗi
/ Forgive me
Do tell/ forgive/ please don’t (thức mệnh Xin ___/ Tôi van anh
lệnh)/ Will you / Would you (câu hỏi)/
We’ll (câu khẳng định)
I wish/ best wishes/ good night (Tôi) Chúc _____
I guess ____ Chắc ____ / Tôi nghĩ là _____
I reckon ____ Tôi cho rằng ____ / Tính ra ___
Bảng đối chiếu trên cho thấy tần số sử dụng câu ngôn hành với hành động thưa, chào, mời, chúc, xin lỗi trong tiếng Việt rất cao trong khi trong tiếng Anh thì hầu như câu ngôn hành không thấy xuất hiện (trừ trường hợp I wish…). Trong tiếng Việt động từ “xin” cũng khá phổ biến khi ngườI nói muốn cầu khẩn hay van nài ai làm điều gì, trong khi trong tiếng Anh ngườI ta không dùng “I pead…/ I implore…” Và một điểm nữa là trong tiếng Anh, người nói hay sử dụng “I guess…/ I reckon …” để bày tỏ ý kiến là không chắc lắm về một điều gì đó. Trường hợp này thì ngược lạI trong tiếng Việt người ta không dùng câu ngôn hành như “Tôi đoán…”
Hiện tượng động từ ngôn hành được sử dụng để thực hiện một hành động ngôn trung khác. Cụ thể là động từ “nói” và “tell với say” trong phần tiếng Anh dịch ra tiếng Việt, hay động từ “mời” trong phần tiếng Việt dịch ra tiếng Anh.
I say you don’t like simple, honest Anh nói quyết rằng em không
People, the kind of people you meet ưa những người giản dị, và
All over city. (1,10) ngay thẳng, loại người mà em
gặp khắp nơi trong thành phố.
(6,33)
I tell you you won’t stay. (3,52) Tôi nói cho ông biết, ông
không ở lạ được đâu. (8,135)
Go quickly! (Ơ …xe anh hư à? Ông đơ
người vài giây rồi la lớn – Xe
anh hư thì mặc anh, anh phải
kiếm cách mà đi chứ. Đây là
quán xá đàn bà (con gái). Mời
anh đi nhanh cho. (12,141)
Qua những dẫn chứng trên, chúng ta thấy rằng một động từ ngôn hành có thể được dùng để thực hiện những hành động ngôn trung khác nhau tuỳ theo từng ngữ cảnh cụ thể. Do đó chúng ta không thể chủ quan cho rằng động từ ngôn hành lúc nào cũng thực hiện hành động được gọi tên bằng động từ đó mà thật ra hầu hết các phát ngôn đều mang tính bất định. Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được người ta đang nói gì (what they are saving) nhưng hiểu được người ta đang làm gì (what they are doing) là điều rất khó. Dĩ nhiên chúng ta có thể đoán ý định chứa trong lực ngôn trung của người nói nhưng chúng ta không thể lúc nào cũng biết được là mình đoán đúng không [Wierzbicka, 1991, tr.198]. Điều này một lần nữa lại khẳng định lại vai trò quan trọng của ngữ cảnh hay tình huống.
Nhận xét cuối cùng là về hiện tượng câu ngôn hành hữu hạn. Khi khảo sát các truyện ngắn và kịch ngắn tiếng Anh, chúng tôi tìm được 6 trường hợp câu ngôn hành hữu hạn. Trong phần tiếng Việt dịch ra tiếng Anh chúng tôi tìm được 4 trường hợp. Chắc chắn đây là một hiện tượng tồn tại trong tiếng Anh và trong tiếng Việt cũng có những biểu hiện của hiện tượng này.
-I’ll tell you my opinion,…(2,39) -Tôi sẽ cho anh hay ý kiến của tôi.
(7,105)
- I’ll tell you why. (4,74) - Tôi sẽ nói cho các ngườI biết.
(9,178)
- I should say she is pretty, sir, in a - Có thể nói là đẹp một cách ngây thơ
quite inoffensive way. (5,134) ông ạ. (10,334)
-We must admit that we don’t - Mình phải công nhận là không biết
know what he has come about. ông ta tới với việc gì. (10,335)
(5,135)
- I must tell you at once, Mr. Ross, - Ông Ross, tôi phải nói cho ông biết
That uncless…(5,145) ngay là trừ phi …(10,338)
- And I’ll tell you. (5,145) - Và tôi sẽ nói cho ông biết. (10,347)
- Xin lỗi, em không có ý xúc phạm - I’m sorry, I didn’t mean to hurt you.
anh, Em muốn nói…(11,41) I meant to say…
-Nhưng mà tiện đây, tôi cũng xin nói - By the way, I want to tell you
thêm để đồng chí biết một điều something I’ve observed but haven’t
mà tôi đã nhận xét thấy nhưng been able to tell you:
chưa thể nói với đồng chí: (13,136)
Tôi muốn hỏi một câu… hơi tò mò. I want to ask you a question…a rather
Được không chị? (12,141) personal question, if you don’t mind?
(…và về phía tôi cứ vài ba ngày lại I have to admit, I miss him so much,..
phải đi công tác, không được nhìn
thấy anh ấy,) xin thú thật, tôi thấy
nhớ anh ấy quá,…(13,169)
KẾT LUẬN
Câu ngôn hành có một vị trí khá đặc biệt về hành động ngôn từ. Đặc biệt ở chỗ chức năng chủ yếu của câu ngôn hành là thực hiện một loại hành động ngôn từ nào đó. Tuy câu ngôn hành thường được hiểu là dung để thực hiện hành động được biểu thị trong động từ ngôn hành, nhưng cũng có những trường hợp động từ ngôn hành được dung để thực hiện lực ngôn trung khác. Như vậy động từ ngôn hành không phải lúc nào cũng hiểu ngôn ngữ như người ta thường nghĩ. Mỗi ngôn ngữ như tiếng Việt và tiếng Anh có những cấu trúc ngữ pháp, phương thức thực hiện, tần số sử dụng câu ngôn hành khác nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top