sử HK II

KN + Lãnh đạo

Hoạt động nổi bật

Kết quả – Ý nghĩa

Bãi Sậy

(1885 -1892)

Nguyễn Thiện Thuật

- Từ năm 1885 đến 1887, là giai đoạn bẻ gẫy nhiều cuộc tấn công của địch, xây dựng căn cứ Bãi Sậy

- Từ năm 1888 đến 1892 là giai đoạn chiến đấu chống lại những chính sách và cuộc càn quét quy mô của địch đặc biệt là trận Liêu Trung, tiêu diệt được chỉ huy của Pháp.

- Sau nhiều ngày chiến đấu, lực lượng nghĩa quân giảm sút nhiều, Nguyễn Thiện Thuật đến căn cứ Hai Sông, sau sang Trung Quốc, rồi mất tại đó năm 1926

- Giữa năm 1889, căn cứ Hai Sông bị Pháp bao vây, Đốc Tít phải ra hàng giặc và bị đày sang An-giê-ri.

- Năm 1892, những lực lượng cuối cùng về với nghĩa quân Yên Thế.Tồn tại 9 năm gây cho Pháp nhiều khó khăn

Kế tục truyền thống yêu nước của cha ông, cổ vũ tinh thần kháng chiến

Để lại nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng

Ba Đình

(1886 -1887)

Phạm Bành, Đinh Công Tráng

- Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo

- lực lượng tập trung khoảng 300 người

- hoạt động chủ yếu là chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ

Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt khi Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ.  Sáng 21/01/ 1887, địch chiếm được căn cứ, nhiều thủ lĩnh hy sinh hoặc bị bắt. Năm 1887 Đinh Công Tráng bị Pháp giết hại, khởi nghĩa tan rã

- thể hiện truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm và cổ vũ tinh thần đấu trah của dân tộc

- cần biết lợi dụng địa hình, địa vật tránh thủ hiểm một nơi.

Hương Khê

(1885 -1895)

Phan Đình Phùng, Cao Thắng

a. Giai đoạn từ 1885 – 1888 : chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu, đào đắp công sự, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thực,..

b. Giai đoạn từ 1888 – 1895 : giai đoạn chiến đấu quyết liệt đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của địch

- Tay sai của Pháp vây hãm núi Vụ Quang. Nghĩa quân bị triệt đường tiếp tế, Phan  Đình Phùng bị thương nặng, hi sinh 28/12/1895. Khởi nghĩa kết thúc.

- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.

- Cần phải tập hợp lực lượng trên quy mô rộng lớn tạo thành một phong trào toàn quốc

Yên Thế

(1884 -1913)

Hoàng Hoa Thám

a. Giai đoạn 1884 – 1892  nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chống cướp bóc, bình định của giặc dưới sự chỉ huy của Đề Nắm

b. Giai đoạn 1893 – 1897 Đề Thám lãnh đạo làm chủ 4  tổng Bắc Giang

Pháp 2 lần giảng hòa

c. Giai đoạn 1898 – 1908 Trong 10 năm hòa hoãn, nghĩa quân vừa sản xuất, vừa tích cực luyện tập quân sự..

d. Giai đoạn 1909 – 1913 Pháp bội ước tấn công. Đề Thám bị ám sát, khởi nghĩa thất bại.

-Là phong trào đấu tranh tự vệ chống Pháp của nông dân Việt Nam, có quy mô lớn nhất trong những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

Phong trào kéo dài suốt 30 năm nhưng cuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp dập tắt

- Thể hiện ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của nông dân.

- Nông dân chỉ thực sự là lực lượng của cách mạng khi có giai cấp tiên tiến lãnh đạo

Nguyên nhân thất bại:

+ Phong trào mang tính chất địa phương phân tán, thiếu tổ chức và lãnh đạo thống nhất, chưa chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài.

 + Chưa biết phát động kháng chiến tòan dân, tòan diện, nhiều khi chỉ lấy danh nghĩa anh hùng cá nhân đối chọi với giặc, mang nặng hệ tư tưởng phong kiến

+ Chiến lược và chiến thuật còn non yếu, thiếu sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa

+ thực dân pháp còn mạnh

4. điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương chống Pháp?

Phong trào Cần vương

Khởi nghĩa Yên Thế

Mục tiêu đấu tranh

Chống đế quốc và phong kiến đầu hàng, giải phóng dân tộc, phò vua cứu nước

Phong trào đấu tranh tự  vệ chống Pháp của nông dân

Thời gian

12 năm

30 năm

Lãnh đạo

Văn thân, sĩ phu

Nông dân

Tính chất

Mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tinh thần dân tộc

Mang t/c tự phát, tự vệ

Phương thức chiến đấu

Xây dựng căn cứ, tiến hành chiến tranh du kích.

Tương tự, nhưng có hai lần giảng hòa với Pháp để củng cố lực lượng.

Kết quả

Thất bại

Nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì:

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương ( 10 năm )

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

-Tính chất ác liệt chiến đấu chống Pháp và tay sai

ông đảo các tần lớp tham gia: công nhân nông dân các lực lượng phong kiến các văn nhân sĩ phu yêu nước, người Kinh, dân tộc thiểu số, người Lào, bước đầu có liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác

.1. Những chuyển biến về kinh tế

- Nông nghiệp:  nổi bật là chính sách ruộng đất của Pháp. Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.

- Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại, ngoài ra ngành công nghiệp phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện cũng lần lượt ra đời.

- Giao thông vận tải:  xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự

- Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của tư bản Pháp, Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu.

=> Công, nông , thương nghiệp có bước phát triển, hệ thống GTVT mở rộng kinh tế tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam

2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI

- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp .

- Nông dân Việt Nam khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, tạp dịch, … lại khổ thêm vì nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp. Mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc. Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới

Đội ngũ công nhân Việt Nam: nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp …,Lực lượng công nhân còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

Tư sản Việt Nam: đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản … là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

Tầng lớp tiểu tư sản: gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, … có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.

=> cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới biến đổi từ xã hội phong kiến sang thuộc địa nửa phong kiến

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: