Sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh

1.      Vốn cố định:

Vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp.

Tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành hai loại:

TSCĐ hữu hình: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

TSCĐ vô hình: tài sản không có hình thái vật chất cụ thể (bằng sáng chế, phát minh, bản quyền, phần mềm...).Đặc điểm TSCĐ:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ không thay đổi hình thái hiện vật, nhưng năng lực sản xuất và giá trị của chúng bị giảm dần - Hao mòn. Có hai loại hao mòn, hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn có liên quan đến giảm giá trị sử dụng của TSCĐ. Hao mòn vô hình lại liên quan tới việc mất giá của TSCĐ.

TSCĐ hữu hình thường bị cả hai loại hao mòn hữu hình và vô hình; còn TSCĐ vô hình thì chỉ bị hao mòn vô hình.Đặc điểm của vốn cố định:

Vốn cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm và chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ.

Vốn cố định được thu hồi dần từng phần tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ, đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được thu hồi về đủ thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.Phương thức bù đắp và quản lý vốn cố định:

Vốn cố định được thu hồi bằng biện pháp khấu hao - trích một phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Tiền trích lại đó hình thành nên quỹ khấu hao.

Việc quản lý vốn cố định luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp - Quản lý cả về mặt giá trị (quản lý quỹ khấu hao) và mặt hiện vật (quản lý theo những tiêu thức khác nhau) TSCĐ của doanh nghiệp.Bảo toàn và phát triển vốn cố định:

Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất mà còn duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó.

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của vốn cố định ở thời điểm hiện tại so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, tỷ giá hối đoái, phát triển khoa học - công nghệ.

2.      Vốn lưu động:

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền toàn bộ tài sản lưu động (TSLĐ) của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

TSLĐ của doanh nghiệp là những đối tượng lao động được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. TSLĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:

TSLĐ sản xuất: nguyên vật liệu, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang...

TSLĐ lưu thông: sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán, chi phí trả trước...Đặc điểm của vốn lưu động: Đặc điểm của TSLĐ đã chi phối đến đặc điểm của vốn lưu động. Vốn lưu động chuyển một lần toàn bộ vào giá thành sản phẩm mới được tạo ra. Vốn lưu động được thu hồi một lần toàn bộ sau khi bán hàng và thu tiền về; lúc đó kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn.

Quản lý và sử dụng vốn lưu động: muốn quản lý hiệu quả vốn lưu động thì phải quản lý trên tất cả các hình thái biểu hiện của vốn; cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao.

Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ.

Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như xử lý các vật tư ứ đọng, hàng hóa chậm luân chuyển, ngăn chặn chiếm dụng vốn,...

Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động để có biện pháp điều chỉnh.

3.      Vốn đầu tư tài chính:

Vốn đầu tư tài chính là một bộ phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích sinh lời.

Hình thức đầu tư tài chính ra bên ngoài: mua cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp khác, góp vốn liên doanh,...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top