SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GTTD THÀNH TƯ BẢN
SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH TƯ BẢN- TÍCH LŨY TƯ BẢN
1. Thực chất và động cơ của tích luỹ tư bản
Để có thể hiểu được thực chất của tích luỹ tư bản cần phải phõn tớch quỏ trỡnh tỏi sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tái sản xuất nói chung được hiểu là quỏ trỡnh sản xuất được lặp đi, lặp lại và tiếp diễn liên tục; sản xuất, hiểu theo nghĩa rộng cũng có nghĩa là tái sản xuất, có hai loại tái sản xuất là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
a. Giá trị thặng dư- nguồn gốc của tích luỹ tư bản
Tỏi sản xuất là tất yếu khỏch quan của xó hội loài người. Tỏi sản xuất cú hai hỡnh thức chủ yếu là tỏi sản xuất giản đơn (trong sản xuất nhỏ) và tái sản xuất mở rộng (trong sản xuất lớn). Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước.
Việc sử dụng giá trị thặng dư hay sự chuyển hoá một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Nói cách khác, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, hay cũn gọi là quỏ trỡnh tư bản hóa giá trị thặng dư. Như vậy, nguồn gốc của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư- là lao động của công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nói cách khác, toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra.
b. Những yếu tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ tư bản
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định thỡ quy mụ tớch luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia giữa tích luỹ và tiêu dùng. Nếu tỷ lệ giữa tích luỹ và tiêu dùng đó được xác định, thỡ quy mụ tớch luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư. Có bốn yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư
a) Trỡnh độ bóc lột giá trị thặng dư (m'). Thông thường, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân. Nhưng nhà tư bản có thể không tăng thêm mà bắt số công nhân hiện có cung cấp thêm lao động bằng cách tăng cường thời gian và cường độ lao động; đồng thời, tận dụng triệt để công suất của máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng.
b) Năng suất lao động. Năng suất lao động xó hội tăng lên thỡ giỏ cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích luỹ một là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đó tạo ra nhiều yếu tố phụ thờm cho tớch luỹ nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra cụng cụ mới của vật liệu hiện có như những phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân- những vật vốn không có giá trị. Cuối cùng, năng suất lao động sẽ tăng làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hỡnh thức hữu dụng mới càng nhanh.
c) Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu lao động mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trỡnh sản xuất sản phẩm; cũn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu lao động ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ sản xuất dưới dạng khấu hao. Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng và sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng sản xuất. Khi trừ đi tổn phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và công cụ lao động- giá trị hao mũn được chuyển vào sản phẩm- nhà tư bản tiếp tục sử dụng máy móc và công cụ lao động đó mà không đũi hỏi một chi phớ khỏc.
Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiờu dựng càng lớn thỡ sự phục vụ không công của tư liệu lao động ngày càng lớn. Xem bảng minh họa sau
Thế hệ máy Giá trị máy (triệu USD) Năng lực sản xuất sản phẩm (triệu chiếc) Khấu hao trong một sản phẩm (USD) Chênh lệch tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng (USD) Khả năng tích luỹ so với thế hệ máy 1
I 10 1 10 9.999.990
II 14 2 7 13.999.993 2tr SP x (10 - 7) = 6tr USD
III 18 3 6 17.999.994 3tr SP x (10 - 6) = 12tr USD
d) Đại lượng tư bản ứng trước. Trong công thức M = m'.V, nếu ? không thay đổi thỡ khối lượng giá trị thặng dư chỉ có thể tăng khi tổng tư bản khả biến tăng. Và, tất nhiên tư bản bất biến cũng phải tăng lên theo quan hệ tỷ lệ nhất định. Do đó, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước. Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thỡ quy mụ sản xuất càng được mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu.
Tóm lại, để năng cao quy mô tích luỹ, cần khai thác tốt nhất lực lượng lao động xó hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.
2. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản
Trong quỏ trỡnh tỏi sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lờn thụng qua quỏ trỡnh tớch tụ và tập trung tư bản. Tích tụ và tập trung tư bản là quy luật phát triển của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa.
a. Tích tụ tư bản
Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích luỹ của nhà tư bản riêng rẽ, nó là kết quả tất nhiên của tích luỹ. Tích tụ tư bản, một mặt, là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật; mặt khác, sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quỏ trỡnh phỏt triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.
b. Tập trung tư bản
Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn. Đây là sự tích tụ những tư bản đó hỡnh thành, là sự thủ tiờu tớnh độc lập riêng biệt của chúng, là việc nhà tư bản này tước đoạt nhà tư bản khác, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một số ít tư bản lớn. Cạnh tranh và tín dụng là hai đũn bẩy mạnh nhất của tập trung. Do cạnh tranh mà tập trung tư bản có thể diễn ra bằng biện pháp tự nguyện hay cưỡng bức. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là một phương tiện để tập trung những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xó hội vào tay nhà tư bản.
Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở chỗ đều làm tăng quy mô tư bản cá biệt, nhưng khác nhau ở chỗ nguồn tích tụ tư bản là giá trị thặng dư tư bản hoỏ, cũn nguồn tập trung là cỏc tư bản đó hỡnh thành trong xó hội. Do tớch tụ tư bản mà tư bản cá biệt tăng lên, làm cho tư bản xó hội cũng tặng theo. Cũn tập trung tư bản chỉ là sự bố trí lại các bộ phận tư bản xó hội đó cú, quy mụ tư bản xó hội vẫn như cũ. Tích tụ tư bản biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.
Tập trung tư bản cú vai trũ rất lớn đối với sự phát triển sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ có tập trung tư bản mà có thể tổ chức được một cách rộng lớn lao động hợp tác, biến quá trỡnh sản xuất rời rạc, thủ cụng thành quỏ trỡnh sản xuất phối hợp theo quy mụ lớn và được xếp đặt một cách khoa học, xây dựng dựng được những công trỡnh cụng nghiệp lớn, sử dụng được kĩ thuật và công nghệ hiện đại.
Tập trung tư bản không những dẫn đến sự thay đổi về lượng của tư bản mà cũn làm cho tư bản có một chất lượng mới, làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên, nhờ đó mà năng suất lao động tăng lờn nhanh chúng. Chớnh vỡ vậy, tập trung tư bản trở thành đũn bẩy mạnh mẽ của tớch luỹ tư bản.
Quỏ trỡnh tớch tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng ngày càng trở thành nền sản xuất xó hội hoỏ cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc thêm.
3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Sản xuất bao giờ cũng là sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động. Sự kết hợp của chúng dưới hỡnh thỏi hiện vật gọi là cấu tạo kỹ thuật.
- Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó. Cấu tạo kỹ thuật là cấu tạo hiện vật, nên nó biểu hiện dưới cỏc hỡnh thức số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó. Cấu tạo kỹ thuật phản ảnh trỡnh độ phát triển của lực lượng sản xuất xó hội.
- Cấu tạo giá trị của tư bản là tỉ lệ theo đó, tư bản phân thành tư bản bất biến (hay giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất. Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi. C.Mác dùng phạm trù cấu tạo để phản ánh mối quan hệ đó. Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên. Sự tăng lên đó biểu hiện ở chỗ bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tư bản khả biến, tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, cũn tư bản khả biến thỡ cú thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối. Sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ của tư bản làm cho khối lượng tư liệu sản xuất tăng lên, trong đó sự tăng lên của máy móc, thiết bị là điều kiện để tăng năng suất lao động, cũn nguyờn liệu tăng theo năng suất lao động.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên nhanh chóng ở thời kỳ công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, hoặc ở những thời kỳ nền kinh tế tư bản thay đổi cơ cấu kinh tế. Việc sử dụng kĩ thuật mới đũi hỏi phải cú lao động thành thạo, được đào tạo với giá trị sức lao động cao, nhưng năng suất lao động nâng cao lại làm cho giá trị hàng hoá kỹ thuật hiện đại giảm xuống. Xu hướng chung là tỷ trọng lao đông có trỡnh độ cao và lao động trí tuệ ngày một tăng, gây nên những hậu quả xó hội tiờu cực đối với toàn bộ đội ngũ người lao động làm thuê.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top