sự cần thiết gia nhập wto
Câu 2 Sự cần thiết gia nhập WTO của Việt Nam
Một lợi ích kinh tế nữa từ việc gia nhập WTO là tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Gia nhập WTO sẽ khiến các doanh nghiệp tin tưởng hơn vì Việt Nam sẽ được coi là một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư. Có bằng chứng cho thấy rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài lớn (ví dụ như Intel) đã quan tâm hơn tới Việt Nam khi Việt Nam chuẩn bị trở thành Thành viên của WTO. Hơn nữa, việc trở thành Thành viên của WTO khuyến khích sử dụng nhiều hơn các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ, dẫn tới các điều kiện tốt hơn để đạt được thành công về kinh tế thông qua chất lượng sản phẩm cao hơn, sự sáng tạo và kỹ năng tiếp thị hiện đại (xây dựng thương hiệu, cấp phép, nhượng quyền và các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm tốt hơn).
Lợi ích pháp lý của việc tiếp cận một hệ thống thương mại dựa trên pháp quyền và sử dụng quá trình giải quyết tranh chấp trong WTO cũng thường được nhắc đến như một lý do quan trọng cho việc gia nhập WTO của Việt Nam. Các cuộc tham vấn, đàm phán và trung gian hòa giải cũng như giải quyết tranh chấp dựa trên quy tắc rõ ràng sẽ rất quan trọng đối với các quốc gia không có tiếng nói quan trọng trong thương mại bằng các Thành viên như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản hoặc Trung Quốc. Gia nhập WTO cho thấy các mối quan hệ thương mại của Việt Nam với các cường quốc thương mại sẽ được bảo vệ bởi các quy tắc và thủ tục của hệ thống thương mại đa phương, rất nhiều lợi ích cụ thể của hệ thống này sẽ được đề cập dưới đây.
Gia nhập WTO cũng được thúc đẩy bởi các lý do chính trị. Đặc biệt, đối với các nước trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam thì WTO là một công cụ giúp Chính phủ duy trì được chính sách thương mại minh bạch và tự do nhờ vào vai trò nội địa của hệ thống thương mại đa phương, hệ thống này đẩy mạnh các lợi ích xuất khẩu nhiều hơn so với lợi ích thu được từ các ngành thay thế nhập khẩu. Trở thành Thành viên WTO đem lại cơ hội để đảm bảo việc thực hiện các bước tự do hóa cơ chế thương mại thông qua chấp nhận các nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý đối với các mức thuế, loại bỏ các hạn chế định lượng hoặc loại bỏ trợ cấp (Michalopoulos,2002). Gia nhập WTO cũng là một công cụ để thể hiện cam kết của nước gia nhập trong việc hòa nhập các nền kinh tế theo định hướng thị trường vào cộng đồng quốc tế, một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thương mại quốc tế.
Về vấn đề bình đẳng thương mại, trước khi việt nam gia nhập wto tuy Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại khu vực và song phương, nhưng hàng hoá Việt Nam vẫn có những biểu hiện bị đối xử không công bằng. Việc Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt về vấn đề cá da trơn và tôm của Việt Nam trên thị trường Mỹ; EC áp thuế bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam; và mới nhất, đó là Pê ru cũng đang điều tra bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam… là những ví dụ điển hình. Việt Nam đặc biệt lo ngại rằng nếu không được luật lệ của WTO bảo vệ thì Mỹ và các quốc gia khác có thể lại kiện Việt Nam về các mặt hàng xuất khẩu đang mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như hàng dệt may. . khi là thành viên của WTO, Việt Nam có thể đưa các vụ kiện trên ra trước Uỷ ban WTO, chứ không phải là tại Bộ Thương mại Mỹ; EC… nơi khó có thể đạt được sự phân xử công bằng như Việt Nam mong đợi. Như vậy, Việt Nam cần phải đạt mục đích vào WTO để sử dụng cơ chế hoạt động của tổ chức này nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng nói chung và của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Về mặt uy tín thương mại quốc tế, việc Việt Nam gia nhập WTO sớm đồng nghĩa với việc Việt Nam đáp ứng được yêu cầu cơ bản của hội nhập theo con đường của cộng đồng quốc tế. Nó gây cho cộng đồng thế giới có cách nhìn về Việt Nam đủ năng lực và các điều kiện tham gia sân chơi chung trong xu thế toàn cầu hoá. Lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam sẽ tang lên kéo theo sự tang mạnh về đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ, tạo động lực phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam và khắc phục tình trạng vẫn “lạc hậu” của đất nước.
Phân tích những tác động đối với ngành dệt may?
Cơ hội
Mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất từ đó hưởng tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô
Giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong thủ tục xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu
Hệ thống luật pháp trở nên thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp dệt may được bảo vệ bởi các công cụ giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Tạo điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Như vậy, với những thay đổi trong hệ thống pháp lý của Việt Nam qua tiến trình đàm phán gia nhập sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm trong các quy định liên quan đến đầu tư, và như vậy, sẽ tạo nên môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, trong đó đương nhiên có các nhà đầu tư vào ngành dệt là ngành thượng nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành may Việt Nam, là yếu tố quan trọng cho việc phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top