BAÌ 18
BÀI 18: NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946-1950)
125
Câu 1. Kết quả của cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội của quân dân ta là
A. giải phóng được thủ đô Hà Nội.
B. phá hủy nhiều kho tàng của thực dân Pháp.
C.tiêu diệt toàn bộ quân Pháp ở thủ đô Hà Nội.
D. giam chân địch trong thành phố để ta chuẩn bị lực lượng kháng chiến
Câu 2. Khi thực dân Pháp tiến công lên Việt Bắc vào thu đông 1947, Đảng ta đã có
chỉ thị.
A. "đánh nhanh thắng nhanh".
B. " phải phòng ngự trước, tiến công sau".
C. " phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của giặc Pháp".
D. " phải thực hiện tiến công chiến lược lên biên giới".
Câu 3. Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu- đông 1947 nhằm mục đích
A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
B. buộc ta phải đàm phán với những điều khoản có lợi cho chúng.
C. khóa chặt biên giới Việt- Trung chặn nguồn lien lạc của ta với thế giới.
D.giành thắng lợi về quân sự để rút quân về nước.
Câu 4. Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong
những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ?
A. Trung đoàn thủ đô.
B. Việt Nam giải phóng quân.
C. Cứu quốc quân.
D. Dân quân du kích.
126
Câu 5. Nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945-
1954) là
A. toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B. trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ ủng hộ quốc tế.
D. tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Câu 6. Theo kế hoạch Rơve, thực dân Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên
đường số 4 nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn sự liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV.
B. Khóa chặt biên giới Việt-Trung, ngăn chặn sự liên lạc của ta với thế giới.
C. Củng cố vùng chiếm đóng ở biên giới phía Bắc.
D. Chia cắt chiến trường hai nước Việt Nam và Lào.
Câu 7. Mục tiêu của ta trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, ngoại trừ
A. tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
B. giam chân địch ở vùng rừng núi.
C. khai thông đường biên giới Việt-Trung.
D. mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Câu 8. Sau Tạm ước 14-9-1946, ở miền Bắc quân Pháp khiêu khích tiến công quân ta
ở những đâu?
A. Hà Nội- Bắc Ninh.
B. Hải Phòng- Quảng Ninh.
C. Lạng Sơn- Thái Nguyên.
127
D. Hải Phòng- Lạng Sơn.
Câu 9. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta không được thể
hiện trong văn kiện nào?
A. Bản chỉ thị toàn dân kháng chiến của ban thường vụ trung ương Đảng.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Chí Minh.
C. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh.
D. Chỉ thị phải " phá tan cuộc hành quân mùa đông của của giặc Pháp" của Đảng.
Câu 10. Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định toàn quốc kháng chiến của Đảng và
chính phủ?
A. Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.
B. Pháp chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn.
C. Pháp tấn công Nam Bộ và Nam Trung bộ.
D. Pháp gởi tối hậu thư buộc ta giao quyền soát thủ đô.
Câu 11. Chiến thuật của Pháp khi tấn công lên Việt Bắc là
A. bao vây, triệt đường tiếp tế của ta.
B. nhảy dù bất ngờ tấn công vào Việt Bắc.
C. tạo thế 2 gọng kềm và khép lại ở Đài Thị.
D. tạo 2 gọng kềm từ Thất Khê và Cao Bằng lên.
Câu 12. Âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến
thắng nào của ta?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950.
128
C. Chiến cuộc Đông- Xuân 1953-1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 13. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là
A. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.
B. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta đã giành thắng lợi.
C. chứng tỏ khả năng quân dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.
D. buộc Pháp phải chuyển từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang đánh lâu dài với ta.
Câu 14. Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Biên Giới thu- đông năm 1950 là
A. chứng tỏ quân đội ta đã trưởng thành.
B. là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của ta giành thắng lợi.
C. chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
D. ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Câu 15. Vì sao ta mở chiến dịch biên giới thu- đông 1950?
A. Bảo vệ thủ đô Hà Nội.
B. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới và củng cố căn cứ địa.
C. Nhằm phá tan cuộc hành quân mùa đông của giặc Pháp.
D. Đánh tan quân Pháp ở Việt Bắc ,buộc chúng chấm dứt chiến tranh xâm lược.
Câu 16. Trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 trận đánh nào ác liệt và có ý
nghĩa nhất?
A. Trận đánh Đông Khê.
B. Trận đánh Thất Khê.
129
C. Phục kích đánh địch trên đường số 4.
D. Phục kích địch từ Cao Bằng rút chạy.
Câu 17. Chiến dịch nào dưới đây thể hiện cách đánh du kích ngắn ngày của ta?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
C. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 18. Với việc đề ra kế hoạch Rơ-ve vai trò của Mĩ đối với cuộc chiến tranh ở
Đông Dương như thế nào?
A. Không can thiệp vào Đông Dương.
B. Can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.
C. Bắt đầu trực tiếp xâm lược vào Đông Dương.
D. Hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.
Câu 19. Với chiến thắng Biên giới, kế hoạch Rơ-ve như thế nào?
A. Bị phá sản một bước.
B. Bị phá sản hoàn toàn.
C. Không bị phá sản.
D. Bước đầu giành thắng lợi.
Câu 20. Sau khi kí Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp
đã
A. nghiêm chỉnh thực hiện theo tinh thần các văn kiện đã kí kết.
B. chỉ hiện một số điều trong các văn kiện đã kí kết.
130
C. vi phạm những điều đã kí kết .
D. buộc ta kí tiếp tục kí kết những văn kiện nhân nhượng khác.
Câu 21. Sau khi phát động toàn quốc kháng chiến, Đảng và chính phủ ta đã
A. tiến hành chiến tranh tổng lực đánh Pháp.
B. tích cực chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
C. chuẩn bị kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
D. đợi thời cơ phản công Pháp.
Câu 22. Đảng quyết tâm bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc vì
A. Việt Bắc tập trung các cơ quan đầu não của ta.
B. Việt Bắc là chiến trường chính giữa ta và Pháp.
C. Việt Bắc là trung tâm của thủ đô Hà Nội.
D. Việt Bắc là căn cứ địa của ba nước Đông Dương.
Câu 23. Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp( 1945-1954) là chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
C. Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 24. Vì sao ta đánh Đông Khê để mở màn chiến dịch Biên giới 1950?
A. Để cắt đứt hệ thống phòng thủ của Pháp
B. Vì Đông Khê là nơi tập trung quân đông nhất của Pháp.
131
C. Vì Đông Khê là vị trí không quan trọng đối với Pháp.
D. Vì quân Pháp không có sự đề phòng ở Đông Khê.
Câu 25. Đảng và Chính phủ quyết định kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp
vào tháng 12-1946 vì
A. lợi dụng thời điểm Pháp đang trên đà thất bại, ta đanh đuổi pháp về nước.
B. chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng Pháp khi Pháp có hành động xâm lược
ngày càng trắng trợn.
C. nhờ có sự ủng hộ to lớn của Liên xô và Trung Quốc giúp ta đủ lực đánh Pháp.
D. Pháp được Mĩ tăng cường viện trợ .
Câu 26. Đường lối kháng chiến chông Pháp của Đảng 12-1946 đã phát huy đường lối
đấu tranh nào sau đây của dân tộc ta?
A. Chiến tranh nhân dân.
B. Chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh.
C. Chiến tranh tâm lí.
D. Chiến tranh tranh thủ sự giúp đỡ hoàn toàn bên ngoài.
Câu 27.Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, nội dung nào sau
đây thể hiện cơ bản nhất tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam?
A. " Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng".
B. "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, ...".
C. "Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc".
D. " Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước".
132
Câu 28.Tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam trong lời kêu gọi
toàn quốc được Đảng và nhà nước ta phát huy như thế nào trong cuộc đấu tranh chủ
quyền biển đảo với Trung Quốc hiện nay ?
A. Đấu tranh hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
B. Nhân nhượng Trung Quốc một số điều khoản.
C. Đàm phán, chia sẻ với Trung Quốc.
D.Chấp nhận đổi một phần chủ quyền biển đảo cho một số lợi ích khác.
Câu 29. Hành động của Pháp sau hiệp định Sơ bộ 6-3- 1946 và Tạm ước 14-9-1946
đã cho ta thấy điều gì ?
A. Pháp chỉ cần một số quyền lợi.
B. Pháp quyết tâm xâm lược nước ta lần nữa.
C. Pháp muốn khẳng định thế mạnh ở Đông Dương.
D. Pháp muốn đàm phán với ta.
Câu 30.Điểm mới của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 so với chiến dịch Việt
Bắc
A. ta chủ động đánh Pháp.
B. Pháp chủ động đánh ta.
C. Pháp bị thất bại.
D. ta thất bại.
Câu 31. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu- đông 1950
đều có liên quan đến
A. căn cứ địa Việt Bắc.
B. chiến trường Đông Dương.
133
C. hậu phương của ta.
D. mở đường khai thông sang Trung Quốc.
Câu 32. Chiến dịch nào dưới đây thể hiện cách đánh diệt viện của ta ?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
B. Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
C. Chiến dịch hòa bình.
D. Chiến dịch Tây Bắc.
Câu 33. Tính quyết tâm trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí
Minh được thể hiện
A. ...chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng.Nhưng chúng ta càng nhân
nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
B. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không
chịu làm nô lê...
C. bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ không phân chia tôn giáo, hễ là người
Việt Nam thì phải đứng lên đánh Pháp.
D. ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm... ai cũng phải ra sức chống thực
dân Pháp cứu nước...
Câu 34. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê.
2. Quân ta chặn đánh địch làm cho hai cánh quân không gặp được nhau.
3. Quân ta nổ súng đánh vào Đông Khê.
4. Đường số 4 được giải phóng.
A. 1,2,3,4.
134
B. 3,1,2,4.
C. 2,3,4,1.
D. 4,3,2,1.
Câu 35. Tình thế của Pháp sau hai chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 và Biên giới
thu-đông 1950 là
A. càng có lợi thế, bao vây tăng cường hơn nữa căn cứ địa Việt Bắc.
B. càng đánh càng thua, sa lầy vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
C. thua cuộc, Pháp phải đàm phán kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.
D. Pháp vẫn giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.
Câu 36. Yếu tố nào sau đây không phản ánh bước phát triển cao hơn của chiến dịch
Biên giới so với chiến dịch Việt Bắc?
A. Ta chủ động mở chiến dịch.
B. Ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc bộ.
C. Phương thức tác chiến đa dạng
D. Pháp buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Câu 37. Tính chủ động của quân ta và Pháp trong hai chiến dịch Việt Bắc thu- đông
1947, Biên giới thu-đông 1950 là
A. Pháp đều chủ động đánh ta.
B. ta đều chủ động đánh Pháp.
C. Pháp chủ động trong chiến dịch Việt Bắc, ta chủ động trong chiến dịch Biên giới.
D. Pháp chủ động trong chiến dịch Biên giới, ta chủ động trong chiến dịch Việt Bắc.
135
Câu 38. Đầu 1950, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào chiến tranh
Đông Dương chứng tỏ
A. Mĩ chỉ muốn hỗ trợ Pháp trong chiến tranh Đông Dương.
B. Mĩ sẽ thay thế Pháp tại chiến trường Đông Dương.
C. cuộc chiến tranh Đông Dương mang thêm tính chất của cuộc Chiến tranh lạnh.
D. nhân dân Đông Dương giờ đây chỉ tập trung đối phó với Mĩ.
Câu 39. Ý nào không phản ánh đúng điểm chung trong các kế hoạch Rơve ( 1949),
Đờ lát đơ tátxinhi( 1950) Nava( 1953) của thực dân Pháp?
A. Đề ra trong thế bị động, sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp.
B. Nhằm mục đích nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. Phô trương thanh thế cho chính quyền tay sai.
D. Có sự đồng ý và viện trợ của Mĩ.
Câu 40. Đảng ta đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xuất
phát từ lí do chủ yếu nào?.
A. Pháp không thực hiện Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946.
B. Pháp khiêu khích ta ở Hà Nội.
C. Nền độc lập chủ quyền nước ta bị đe dọa nghiêm trọng.
D. Chúng ta muốn hòa bình xây dựng đất nước.
Câu 41. Khó khăn mới đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
ta
A. Mĩ can thiệp sâu và "dính líu" trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.
B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện hoàn toàn tự lực cánh
sinh.
136
C. Pháp đẩy mạnh xây dựng quân đội tay sai và thành lập chính quyền bù nhìn.
D. Tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch theo hướng có lợi cho Pháp, bất
lợi cho ta.
Câu 42. Hành động của Pháp từ sau Hiệp định sơ bộ đến trước khi cuộc kháng chiến
toàn quốc bùng nổ thể hiện điều gì sau đây?
A. chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng.
B. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm
cướp nước ta một lần nữa!
C. Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô
lệ
D. Bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ không phân chia tôn giáo, hễ là người
Việt Nam thì phải đứng lên đánh Pháp
Câu 43. Ngày 18-1-1950, Trung Quốc đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam thể hiện
tinh thần cơ bản nào sau đây trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
A. Chiến tranh lạnh.
B. Sự hỗ trợ của của các nước thuộc địa.
C. Xu thế khu vực hóa.
D. Xu thế toàn cầu hóa.
Câu 44. Đầu năm 1950 chính phủ Liên Xô và các nước XHCN đặt quan hệ ngoại
giao với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thể hiện tinh thần chủ yếu nào sau đây
trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh lạnh.
B. Xu thế hòa hoãn Đông- Tây.
C. Sự đối đầu Đông- Tây.
137
D. Sự tương trợ của phe Xã hội chủ nghĩa.
Câu 45. Đầu 1950, việc các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận và thiết
lập quan hệ ngoại giao với nước ta thể hiện
A. Vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế.
B.Nước ta muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới.
C. nước ta chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước Xã hội chủ nghĩa.
D.chỉ các nước Xã hội chủ nghĩa muốn đặt quan hệ ngoại giao với ta.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top