STVB CHUONG 9

CHƯƠNG IX

KỸ THUẬT SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY

HỢP ĐỒNG

I. KHÁI NIỆM:

- Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các cá nhân, tổ chức bằng văn bản (lời nói, hoặc các hình thức có giá trị tương đương VB bao gồm điện báo, telex, fax,...theo quy định của PL) trong đó hai bên xác lập một quan hệ pháp lý về các quyền và nghĩa vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình.

- Các thỏa thuận: tài liệu khoa học, dịch vụ hàng hóa, sản xuất, trao đổi hàng hóa, thuê mướn, liên doanh, liên danh, ứng dụng khoa học kỹ thuật,...

II. ĐIỀU KIỆN:

1. Sự ưng thuận:

- Cơ sở của HĐ là sự đồng ý, bằng lòng một cách tự nguyện, không một ai, một cơ quan nào được quyền ép buộc một đối tượng khác phải ký kết hợp đồng với mình.

- Giới hạn: phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký; không lợi dụng quyền tự do để hoạt động trái pháp luật.

2. Năng lực:

Người ký HĐ phải có đầy đủ năng lực pháp lý.

3. Đối tượng: Cam kết điều gì, việc gì để làm hoặc bàn giao

4. Nguyên do: HĐ phải dựa trên những nguyên do hợp pháp, không được trái PL và đạo đức XH.

III. HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG:

- HĐ là sự mong muốn của hai bên giao ước, ràng buộc hai bên cho đến khi nào hai bên thấy không còn mong muốn tiếp tục duy trì hoặc HĐ đã được thực hiện xong.

- Nếu có tranh chấp HĐ thì các cơ quan chức năng sẽ dựa theo các điều khoản của HĐ hoặc theo luật để phân xử.

IV. PHÂN LOẠI:

Dựa theo Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại năm 2005, 3 loại HĐ

1. HĐ dân sự:

- Khái niệm: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

- Các thỏa thuận: mua bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm hoặc không làm một việc, một dịch vụ, hoặc các thỏa thuận khác.

- Mục đích: Đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt tiêu dùng của một hoặc các bên.

- Hình thức kí kết:

• Lời nói

• Hành vi

• Văn bản.

TH PL quy định HĐ phải được thể hiện bằng VB có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó

TH PL không bắt buộc phải công chứng, các bên có thể thỏa thuận để công chứng hoặc có sự chứng kiến của người làm chứng để đảm bảo giá trị pháp lý của HĐ.

- Các HĐ dân sự (thông thường được ký kết):

• HĐ mua bán tài sản

• HĐ trao đổi tài sản

• HĐ vay tài sản

• HĐ tặng tài sản

• HĐ thuê tài sản

• HĐ mượng tài sản

• HĐ gửi, giữ tài sản

• HĐ dịch vụ

• HĐ vận chuyển

• HĐ gia công

• HĐ bảo hiểm

• HĐ ủy quyền

• HĐ về sử dụng đất

• HĐ sử dụng tác phẩm

• HĐ chuyển giao công nghệ.

- Chủ thể giao kết HĐ dân sự:

• Cá nhân: Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền ký kết hợp đồng dân sự;

• Pháp nhân: (đơn vị tổ chức có tư cách pháp lý)

 Là tổ chức được CQ NN có thẩm quyền thành lập

 Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

 Có tài sản độc lập & tự chịu trách nhiệm về tài sản đó

 Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

 Có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật (là quan hệ XH được PL điều chỉnh)

 Bao gồm: CQNN, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, quỹ XH, quỹ từ thiện, và các TCXH khác,...

• Hộ gia đình;

• Tổ hợp tác.

- Nội dung của HĐ dân sự: Điều 402 của Bộ luật Dân sự quy định, tùy theo từng loại Hợp đồng, các bên giao kết có thể thỏa thuận những nội dung như sau:

• Đối tượng của HĐ (tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm);

• Số lượng, chất lượng;

• Giá cả, phương thức thanh toán;

• Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện HĐ;

• Quyền, nghĩa vụ của các bên;

• Trách nhiệm do vi phạm HĐ;

• Phạt vi phạm HĐ;

• Các nội dung khác.

2. HĐ kinh tế:

- Là sự thoả thuận bằng VB, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao dổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHKT và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền & nghĩa vụ mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

- HĐ kinh tế nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lời.

- Các loại HĐ kinh tế:

 HĐ mua bán HH

 HĐ mua bán ngoại thương

 HĐ ủy thác XNK

 HĐ vận chuyển hàng hóa

 HĐ kinh tế dịch vụ

 HĐ giao nhận thầu trong xây dựng cơ bản

 HĐ gia công đặt hàng

 HĐ nghiên cứu khoa học, triển khai kỹ thuật

 HĐ hợp tác kinh doanh

 HĐ liên doanh, liên kết

- Nội dung:

• Tương tự HĐ dân sự

• Chất lượng, chủng loại, quy cách của sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;

• Các biện pháp bảo đảm thực hiện HĐ

• Điều kiện giao nhận, nghiệm thu;

• Thời hạn có hiệu lực của HĐ.

3. HĐ lao động

- Là sự thỏa thuận giữa những người LĐ và người sử dụng LĐ về việc làm có trả công, điều kiện LĐ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ LĐ; được ký kết bằng VB, và phải được làm thành ít nhất hai VB, mỗi bên giữ một bản.

- Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời gian dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng.

- Các tổ chức cá nhân sau khi sử dụng LĐ phải ký kết HĐ LĐ đối với người LĐ:

+ Các DN NN, DN Tư nhân, CTCP, CTTNHH, HTX (với người LĐ không phải là xã viên), cá nhân và hộ gia đình có thuê LĐ.

+ Các CQ hành chính sự nghiệp, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, XH khác sử dụng LĐ không phải là công chức, viên chức nhà nước

+ Các tổ chức kinh tế thuộc lực lượng quân đội ND, công an nhân dân sử dụng LĐ không phải là sĩ quan và chiến sĩ.

+ Các DN có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại VN; các DN trong khu chế xuất; khu CN, cá nhân, tổ chức, CQ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại VN.

+ Các DN, tổ chức, cá nhân VN trên lãnh thổ VN sử dụng người LĐ nước ngoài trừ TH điều ứơc QT mà VN ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

+ Các tổ chức cá nhân sử dụng LĐ là người về hưu, người giúp việc gia đình, công chức, viên chức NN làm những công việc mà quy chế công chức không cấm.

- Các tổ chức cá nhân không áp dụng HĐLĐ:

+ Cán bộ công chức đang làm việc trong các CQ hành chính sự nghiệp NN

+ Người được NN bổ nhiệm giữ chức vụ GĐ, phó GĐ, kế toán trưởng trong DN NN, trong các cơ sở SX kinh doanh cơ quan Đảng, đoàn thể quản lý.

+ Đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND các cấp chuyên trách, người giữ chức vụ trong các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp được Quốc hội hoặc HĐND các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.

+ Người làm việc trong một số ngành nghề hoặc địa bàn thuộc Bộ quốc phòng, Bộ Công an do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn, sau khi thoả thuận với Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.

+ Người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị XH khác, xã viên HTX kể cả cán bộ chuyên trách công tác Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp...

- Các loại HĐ lao động:

• HĐ LĐ không xác định kỳ hạn

• HĐ LĐ xác định kỳ hạn

• HĐ LĐ theo mùa vụ.

V. CẤU TRÚC CỦA HỢP ĐỒNG:

- Phần mở đầu:

• Quốc hiệu (ko áp dụng trong HĐ mua bán ngoại thương)

• Tên HĐ: thường lấy tên Hợp đồng theo chủng loại cụ thể, ghi chữ to đậm,chính giữa, dưới quốc hiệu.

• Số và ký hiệu HĐ

• Căn cứ xác lập HĐ: Gồm căn cứ pháp lý (những VB QPPL làm cơ sở pháp lý cho HĐ) và căn cứ thực tế (trao đổi giữa các chủ thể để thiết lập giao kết có tính chứng cứ pháp lý).

- Phần thông tin về chủ thể giao kết;

+ Nêu từng bên giao kết, phân định vị trí giao kết (kiểm tra lẫn nhau về tư cách pháp nhân và các hoạt động kinh doanh của nhau);

+ Nêu những thông tin liên quan đến chủ thế giao kết (địa chỉ, người đại diện - về nguyên tắc phải đứng đầu pháp nhân hoặc đứng tên trong giấy phép kinh doanh, chức vụ người đại diện, tài khoản chính thức, mã số thuế...)

- Phần nội dung thoả thuận giao kết:

Được thể hiện thông qua các điều khoản phù hợp với nội dung của từng HĐ.

- Phần kí kết HĐKT:

• Số lượng bản HĐ cần ký

• Đại diện các bên ký kết: Thủ trưởng đơn vị, người được ủy quyền

- Văn bản phụ lục HĐKT:

• Không trái với nội dung của HĐKT

• Giá trị pháp lý ngang bằng với HĐKT

• Thủ tục ký kết giống như thủ tục ký HĐKT

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #stvb