Strauss II
Johann Strauss II
(25/10/1825 - 3/6/1899)
Johann Strauss II, tiếng Đức: Johann Baptist Strauß; còn được biết đến với những cái tên như: Johann Baptist Strauss, Johann Strauss, Jr., hay Johann Strauss the Younger) là một nhà soạn nhạc người Áo, ông đã sáng tác hơn 500 tác phẩm cho các thể loại nhạc khiêu vũ waltzes, polka, diễu hành, và galop. Ông là con của Johann Strauss I và là em của Josef Strauss và Eduard Strauss. Johann Strauss II là thành viên nổi tiếng nhất của nhà Strauss. Ông được biết đến với tư cách là "Vua thể loại Waltz" và có những đóng góp to lớn cho sự nổi tiếng của waltz tại Vienna thế kỷ 19. Ông đã cách mạng hóa waltz, phát triển nó từ một thể loại khiêu vũ quần chúng thành một loại hình giải trí trong cung đình của nhà Habsburg. Các tác phẩm của ông dành được tiếng vang lớn gồm có "The Blue Danube", "Wein, Weib und Gesang", "Tales from the Vienna Woods", "Tritsch-Tratsch-Polka", "Kaiser-Walzer" và Die Fledermaus.
Khi Johann Strauss (bố) qua đời năm 1849 ở tuổi 45, cả thành phố Vienna đã để tang ông, thương xót cho một nhân vật vĩ đại phải ra đi quá sớm. Năm mươi năm sau, với Johann Strauss con, không có nhiều người ủng hộ thể loại nhạc Valse của ông, họ không coi trọng những bản nhạc của ông như các thể loại nhạc giao hưởng khác. Những người hâm mộ gia đình Strauss đã phải đối mặt với những cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn để thuyết phục mọi người rằng âm nhạc của họ lành mạnh hơn ngàn lần những trò giải trí vô bổ của giới quý tộc trong xã hội thượng lưu. Tuy nhiên đó cũng là một sai sót khi bảo vệ một tài năng, những đoản khúc ấn tượng trong khi vẫn tồn tại một lượng lớn giới hạn về kĩ thuật trong nhạc Valse. Những sáng tác đầu tiên của Strauss vẫn nằm trong phạm vi của những quy ước, ví dụ trong Radetzky March rất tráng lệ, rực rỡ, Strauss đã tạo ra biểu tượng của lực lượng quân đội Habsburg, còn Blue Danube của Strauss con thì được ví như hình ảnh thu nhỏ của chủ nghĩa khoái lạc lộng lẫy và rực rỡ của một thành phố Vienna tráng lệ.
Nhạc khiêu vũ
Những giai điệu tưng bừng và lộng lẫy trong nhạc khiêu vũ của Strauss là một phần không thể thiếu trong những buổi lễ hội mừng năm mới. Trong những buổi hòa nhạc đầu xuân, dàn nhạc chơi trên một sân khấu được bao phủ bởi rực rỡ các loài hoa, và nhạc của Strauss mang đến cho người thưởng thức niềm vui, niềm hạnh phúc và sự hứng khởi trong giây phút khởi đầu một năm mới. Trong những gian phòng khiêu vũ của giới quý tộc, các đôi trai gái say sưa hòa mình cùng giai điệu Valse của Strauss. Người ta không chỉ khiêu vũ vào buổi tối, trong gian phòng rực rỡ ánh đèn, mà các buổi dạ tiệc còn được tổ chức ngoài vườn, âm nhạc của Strauss "khiêu vũ" cùng tiếng chim...
Radetzky March của Strauss bố đã được biểu diễn hàng năm vào buổi hòa nhạc mừng năm mới ở nhà hát thành phố Vienna, đây là một bước tiến vượt bậc, mang đến lễ hội Kỉ niệm những ông vua nhạc khiêu vũ của thành phố một không khí mới vui nhộn hơn, tưng bừng và hạnh phúc hơn. Sau này, Johann Strauss con đã có những bản Valse chiếm vị trí hàng đầu trong số các tác phẩm phục vụ triều đình. Có thể kể đến Thunder and Lightning, Vienna Blood, Acceleration, Talé from the Vienna Woods, và đặc biệt là Blue Danube - một trong những bản nhạc hay nhất của thế kỉ 19. (Bản nhạc này tính cho đến nay đã được thu thanh hơn 70 lần, nằm trong danh mục cùng với những bản giao hưởng của Beethoven). Một lần, Strauss đã tâm sự, rằng ông kế tục thể loại Valse của bố mình, và thực vậy cấu trúc trong các bản Valse của Strauss con có những nét rất giống với những tác phẩm trước đây của Strauss bố: phần dạo đầu chầm chậm, 5 lần tái diễn của điệu Valse và phần kết nhanh gọn. Ngoài ra, ông đã phát triển, mở rộng phần giữa, giới thiệu những ý nghĩa rộng lớn hơn của sự thống nhất từ đầu đến cuối tác phẩm, làm nổi bật sự biến hoá muôn màu của kết cấu, điều làm những điệu Valse của ông trở nên tráng lệ hơn. Tuy nhiên, đây là thể loại âm nhạc dành cho sự di chuyển, dành cho khiêu vũ, dành cho sự bay bổng và sức sống của mùa xuân tươi trẻ. Nếu bạn không có một phòng khiêu vũ, chỉ có thể lắng nghe những điệu Valse qua CDs thì hãy thử tưởng tượng ra mình trong một khu vườn mùa xuân tràn ngập tiếng chim và hương hoa thơm ngát cùng với những giai điệu tuyệt vời sảng khoái của Strauss. Hãy luôn mang theo mình một vài đĩa nhạc Valse, chúng sẽ làm bạn vui trong mọi hoàn cảnh, ở bất cứ nơi đâu trong những ngày đầu năm mới.
Johann Strauss, ông Vua của điệu valse thành Vienne, là một thiên tài âm nhạc, một nhà trình diễn cuốn hút và là một người bị loạn thần kinh.
Một trăm năm sau khi qua đời (3/6/1899). thành phố Vienne quê hương của ông đang trọng thể tôn vinh nhạc sĩ bậc thầy mà điệu Valse Danube Xanh của ông đã trở thành bản quốc thiều không chính thức của nước áo, với một loạt triển lãm, hòa nhạc và trình diễn những vở Opera ngắn, những cuốn sách tiểu sử vừa được viết ra đã vạch ra những nét song hành giữa sự nghiệp chói sáng của Johann với những ngôi sao nhạc Pop thế kỷ 20 và một tác giả đã so sánh ông với Michael Jackson. Cả Eduard Strauss, chắt nội của người em ruột Johann một quan tòa năm nay 44 tuổi.
cũng nói trong một cuộc phỏng vấn: đấy là một câu chuyện gia đình cực kỳ thú vị. Strauss với tình dục và với Rock''n Roll, chúng tôi có đủ thứ.
Cỗ máy Strauss
Hai đời của gia đình Strauss đã ngự trị trên các sàn nhảy của thành Vienne trong thế kỷ 19. Johann trưởng, cha của Strauss, bây giờ được người ta nhắc nhở với tư cách là tác giả của nhạc phẩm Radetzky March. Nhưng Johann Strauss thứ (con), sinh năm 1825 mới chính là người đã trở nên bất tử chiếc vĩ cầm trong tay, vây quanh là những nàng tiên có những bộ ngực để trần, đây là bức tượng mạ vàng trên công viên Trung tâm, trái tim của thành Vienne.
Từ năm 1845 đến 1895. Johann Strauss và các em ông. Josef và Eduard, đã sáng tác ra hơn 500 khúc nhạc Valse, Polka và các vở Opera ngắn được công chúng nồng nhiệt đón nhận bộ ba này là những người tiền phong trong ngành công nghiệp âm nhạc. Johann, nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng và tay đàn violon, là một nhạc sĩ cổ điển" ăn nên làm ra vào bậc nhất. Một trăm năm trước đây, hàng ngàn người đã đổ xô đến các vũ trường để tâm hồn bị cuốn theo điệu Valse, từ nước Nga đến Hoa Kỳ. Năm 1872, Johann được quảng cáo trên tấm panô là Electric Strauss (Strauss điện) - điều khiển cuộc hòa tấu nhạc phẩm Danube Xanh trước 100.000 khán giả ở Boston, buổi ra mắt đầu tiên tại Mỹ. ông đã theo đuổi một chương trình biểu diễn quá căng thẳng cho đến một lúc gục ngã vì kiệt sức ở thành Vienne. Cũng như những huyền thoại nhạc Rock của thế kỷ 20. Địa vị ngôi sao đến với một giá đắt - con kỳ đà của điệu Valse ngày càng rơi vào căn bệnh trầm kha là suy thoái và âu lo. Người ta kể là ông đi tụt lùi khi xuống cầu thang và trong những chuyến đi tàu hỏa. ông thường ngã lăn ra sàn tàu mỗi khi con tàu chui qua một con đường hầm. Johann Strauss nằm lưng chừng giữa sự lập dị và bệnh điên khùng.
Đằng sau mỗi vĩ nhân Johann Strauss biết rõ cách để viết ra một giai điệu lôi cuốn nhưng chính là bà mẹ ông - Anna là người có đầu óc kinh doanh. Chính bà đã tạo dựng nên đế chế âm nhạc Strauss. Bị người chồng phụ bạc, Anna Strauss đã khuyến khích đứa con trai đầu của mình sáng tác nhạc và dùng tài năng của con mình như một vũ khí chống lại người chồng đã ly thân. Sau lần ra mắt hết sức thành công lại một khư ngoại o thành Vienne vào tuổi 18, Johann con đã ganh đua thắng lợi với người cha nổi tiếng của mình trên vũ đài âm nhạc của Vienne, ông khâm phục cha mình về tài năng nghệ thuật nhưng, đứng vững về phía trận tuyến của người mẹ.
Người vợ đầu tiên của Johann, Henriette Treffz, một ca sĩ Opera "Jetty", lớn hơn Johann 7 tuổi tiếp tục điều khiển công việc kinh doanh trình diễn phát đạt Sau khi hai người lấy nhau vào năm 1862. Strauss sáng tác bản Danube Xanh trong căn hộ ở quận 11 thành Vienne. Những căn phòng vừa tân trang ở đây, vào dịp này được mở cửa cho công chúng tham quan. Jetty còn khuyến khích chồng thử sức trong việc sáng tác những vở Opera ngắn (Op-eretta) . Bà từng bảo ông tại sao anh lại tự giết mình nhỉ? Cứ nhìn xem Offenbach đang làm gì ở Paris, anh nên bỏ công vào việc dựng các vở Operetta và có thể bán kèm một số bản Valse và Polka thêm vào đấy".
Những giai điệu sâu lắng và tinh tế
Nghe ra như thể đấy là lời khuyên có tính chất thương mại Johann đã viết ra vở Operena được trình diễn thường xuyên nhất trên thế giới vào năm 1874: vở Die Fledermaus. Tiếp đó là các vở Gypsy Baron và Wiener Blut, trở thành những vở rất đắt khách và thu được nhiều tiền từ việc ghi âm nhạc nền. Khi Jetty qua đời, Strauss lấy một ca sĩ 28 tuổi. Lily Dietrich, nhưng chẳng bao lâu cô gái bỏ ông chạy theo một đạo diễn sân khấu. Strauss ly khai Công giáo và trở thành một tín đồ đạo Tin Lành để có thể cưới bà vợ thứ ba, một quả phụ Do Thái tên là Adele. Bà sống lâu hơn Johann và không một cuộc hôn nhân nào của Johann có con cái cả. Âm nhạc của Johann Strauss không hẳn là thứ nhạc Pop nông cạn. Đằng sau những gì phù phiếm và sôi nổi, ông đã nắm bắt chết sầu muộn, thường có tính than vãn , cái tâm thức của thành Vienne trong các giai điệu của mình. Eduard Strauss, người đang chỉ đạo một dự án nghiên cứu về âm nhạc của dòng họ Strauss, nhận xét rằng "Cụ ấy là thần tượng Pop của thế kỷ trước."
Theo TTVN
(Thêm)
Johann Strauss II sinh ngày 25/10/1825 ở Vienna, nước Áo. Cha ông (Johann Strauss I) muốn ông trở thành một nhân viên ngân hàng hơn là trở thành một nhạc sĩ. Tuy nhiên, khi còn nhỏ, ông đã bí mật học violin. Trớ trêu thay, thầy dạy violin cho ông chính là Franz Amon, người chơi violon một trong dàn nhạc của cha ông. Khi cha ông phát hiện ra, Johann II nhớ lại "đó là một tình huống đầy bạo lực và chẳng vui vẻ gì" và "cha ông không muốn biết bất cứ điều gì về kế hoạch âm nhạc của ông". Dường như Strauss cha muốn con mình thoát khỏi một cuộc đời nhạc sĩ đầy khắc nghiệt hơn là nhằm tránh một cuộc cạnh tranh lẫn nhau trong gia đình nhà Strauss. Chỉ đến năm Johann II 17 tuổi, khi cha ông bỏ gia đình đi với tình nhân, Emilie Trambusch, ông mới có thể tập trung hoàn toàn vào sự nghiệp nhà soạn nhạc.
Strauss II học hoà âm và đối vị với giáo sư lý luận âm nhạc Joachim Hoffmann, người bấy giờ có một trường âm nhạc của riêng mình. Tài năng của ông cũng được nhà soạn nhạc Josef Drechsler (còn được gọi là Drexler) người dạy ông các bài thực hành hòa âm ghi nhận. Một thầy dạy violin khác của ông là Anton Killmann, giáo viên phụ đạo ballet của nhà hát Opera Vienna cũng đã đưa ra những nhận xét xuất sắc về ông. Với những lợi thế này, ông đã được chính quyền Vienna cấp giấy phép biểu diễn. Trước tiên, ông thành lập một dàn nhạc nhỏ cho mình. Ông đã tuyển dụng thành viên cho dàn nhạc của mình tại hội quán "Zur Stadt Belgrad", nơi mà những nhạc sĩ dễ dàng tìm việc.
Tầm ảnh hưởng của Johann Strauss cha lên làng giải trí lúc bấy giờ đã làm cho người ta phải hết sức e dè khi quyết định hợp tác với Strauss con vì sợ làm mếch lòng người đi trước. Nhưng rồi Strauss con cũng thuyết phục được nhà nghỉ mát của Dommayer ở quận Hietzing, Vienna cho ông diễn buổi ra mắt. Báo chí địa phương nhanh chóng đưa tin về "cuộc chiến" giữa cha con nhà Strauss. Strauss cha giận dữ vì sự không vâng lời của con mình nên đã từ chối biểu diễn tại nhà nghỉ mát của Dommayer, nơi mà ông đã sớm đạt được nhiều thành công.
Strauss II trải qua những năm đầu trong sự nghiệp của mình rất khó khăn. Nhưng rồi ông sớm chiếm được cảm tình của khán giả khi ông chấp nhận lời đề nghị biểu diễn ở những nơi xa xôi hơn. Sự bổ nhiệm quan trọng đầu tiên dành cho nhà soạn nhạc trẻ là ông được trao vị trí danh dự 'Chỉ huy dàn nhạc của trung đoàn công dân Vienna số 2", mà vị trí này đã không có người thay thế kể từ khi Josef Lanne qua đời cách đó 2 năm. Vienna bị cuốn theo cuộc cách mạng tư sản vào ngày 24/02/1848 và cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa cha con nhà Strauss ngày càng lộ rõ hơn.
Thậm chí, Johann II đã quyết định đứng về phía những người cách mạng. Điều đó đã đựơc thể hiện qua tựa đề của những tác phẩm mà ông đã sáng tác trong giai đoạn này như điệu waltz Freiheitslieder (Bài ca tự do) op.52, Burschenlieder op.55 cũng như "Hành khúc cách mạng" op.54 và Studenten Marsch op.56 vô cùng sôi nổi. Điều này lý giải vì sao hoàng gia Áo đã hai lần từ chối ông vị trí "KK Hofballmusikdirektor" mong muốn - vị trí được phê chuẩn lần đầu đặc biệt dành cho Johann I như một sự thừa nhận những đóng góp về âm nhạc của ông. Hơn nữa Strauss con còn bị chính quyền Vienna chỉ trích gay gắt vì đã cho công diễn tác phẩm có tính tuyên truyền La Marseillaise, một tác phẩm nung nấu tinh thần cách mạng. Tuy nhiên, về sau thì ông được tuyên trắng án. Không lâu sau đó, ông soạn bản GeiBelhiebe Polka op.60, trong đó có chứa nhiều yếu tố của La Marseillaise trong phần 'Trio' như một lời đáp trả bằng âm nhạc cho việc chính quyền đã bắt giữ ông. Còn Strauss cha vẫn giữ lòng trung thành với nền quân chủ Danube và soạn tác phẩm Hành khúc Radetzky op.228 đề tặng thống chế vùng Habsburg là Joseph Radetzky von Radetz, mà về sau nó trở thành tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.
Khi Strauss cha mất năm 1849 vì bệnh sốt phát ban ở Vienna, Strauss con đã sáp nhập hai dàn nhạc lại và tiến hành các cuộc lưu diễn xa hơn. Sau đó ông cũng soạn một số các hành khúc ái quốc đề tặng cho quốc vương Habsburg, như hành khúc Kaiser Franz-Josef op. 67 và hành khúc Kaiser Franz Josef Rettings Jube' op. 126. Có lẽ ông làm vậy là để lấy lòng vị quốc vương mới lên ngôi sau cuộc cách mạng 1848.
Danh tiếng của Johann Strauss con vượt xa danh tiếng của cha mình và ông trở thành một trong những tác giả điệu waltz phổ biến nhất thời kỳ đó, ông cùng với dàn nhạc của mình đã lưu diễn khắp các nước Áo, Ba Lan, Đức. Sẽ là một hiện tượng rất bình thường khi khán giả của Strauss chỉ tiếp cận được ánh hào quang của ông qua một buổi diễn duy nhất trước khi ông lại vội vã di chuyển trên chiếc xe ngựa truyền thống đến một nơi khác để đáp ứng các lời mời biểu diễn khắp nơi. Đó có lẽ là kiểu nghệ thuật quảng cáo tối thượng và được thể hiện trên các tấm áp phích giăng khắp nơi biểu diễn với tuyên bố đầy tự hào : "Heute Spielt der Strauss!" (Hôm nay Strauss biểu diễn). Ông cũng tới thăm Nga, ở đó, ông biểu diễn tại Pavlovsk và viết nhiều tác phẩm mà khi quay về nước ông đã đặt tên lại cho phù hợp với khán giả Vienna. Ông còn đến Anh, nơi ông biểu diễn với người vợ đầu tiên của mình là Jetty Treffz tại Nhà hát Covent Garden, đến Pháp, Ý, và sau đó là đến Mỹ trong những năm 1870, ở đó ông đã tham dự vào Festival Boston và là nhạc trưởng trong buổi biểu diễn của 1000 nhạc công mang tên "Buổi hoà nhạc khổng lồ".
Trong những vũ khúc nổi tiếng Strauss viết trong gian đoạn này còn có các bản waltz Sangerfahrten op. 41, Liebeslieder op. 114, Nachtfalter op. 157, Accelerationen op. 234 cùng các điệu polka Annen op. 117 và Tritsch-Tratsch-Polka op. 214.
Johann Strauss II kết hôn với ca sĩ Jetty Treffz vào năm 1862 và xin vào vị trí KK Hofballmusikdirektor (Giám đốc âm nhạc của vũ hội hoàng gia) mà sau nhiều lần bị từ chối vì những rắc rối với chính quyền, cuối cùng thì ông cũng đựơc nhận vào năm 1863. Sự tham gia của ông vào những vũ hội hoàng gia có nghĩa rằng tác phẩm của ông đã lên tới tầm được hoàng gia thưởng thức. Ông cưới người vợ thứ hai, Angeliaka Dittrich (một nữ diễn viên) vào năm 1878. Người vợ này không nhiệt tình hỗ trợ ông trong sự nghiệp âm nhạc và cũng có sự khác biệt về quan điểm và tuổi tác, đặc biệt là sự vô ý vô tứ của cô ta đã khiến ông phải tìm cách li dị.
Strauss không được nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã cho phép li dị và do đó, ông đã cải đạo và đổi quốc tịch để trở thành công dân của Saxe-Coburg-Gotha vào ngày 28/01/1887. Strauss II tìm thấy niềm an ủi nơi người vợ thứ ba của ông là Adele (mà ông cưới vào ngày 15/08/1887), người đã khuyến khích và khơi lại tài năng sáng tác của ông vào những năm sau này. Kết quả là ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm âm nhạc tuyệt mỹ như trong vở operetta Der Zigeunerbaron và Waldmeister, cùng các điệu waltz 'Kaiser-Walzer', "Kaiser jubilaum', 'Marchen aus dem Orient' op.444 và 'Klug Gretelein' op. 462.
Sau khi thành lập dàn nhạc đầu tiên của mình trước khi cha mất, ông thành lập thêm nhiều dàn nhạc khác để đáp ứng cho nhiều điểm giải trí khác nữa như vũ hội 'Sperl', 'Apollo', nơi ông đã đề tặng những sáng tác được đặt tên tương xứng để kỷ niệm những buổi diễn đầu tiên ở đó. Sau đó ông đã nhận lời mời đi biểu diễn ở Nga để phục vụ Hoàng tử Áo Michael và Sa hoàng Alexander II, đặc biệt là ở Pavlovsk nơi xây dựng một tuyến đường sắt mới. Khi lời mời biểu diễn quá nhiều đến nỗi một mình ông không thể kham hết được, ông phải tìm sự tiếp sức của hai người em trai là Josef và Eduard để làm đại diện cho ông khi ông vắng mặt vì lý do sức khoẻ hay vì quá bận rộn. Vào năm 1853, ông thậm chí đã phải vào viện điều dưỡng để phục hồi sức khoẻ khi ông bị run người và đau đầu. Mẹ của ông, Anna Strauss, lo lắng rằng công việc kinh doanh của gia đình mà mình rất quan tâm sẽ bị sụp đổ nên đã thuyết phục Josef miễn cưỡng chấp nhận giữ vai trò điều hành cho dàn nhạc Strauss. Cư dân Vienna đã nồng nhiệt đón nhận cả hai anh em và thậm chí, Johann cũng đã từng thừa nhận : "Trong hai chúng tôi, Josef là người tài năng hơn, tôi chỉ được biết đến nhiều hơn mà thôi". Josef bắt đầu để lại dấu ấn riêng trong những điệu waltz mà ông sáng tác. Cuộc cạnh tranh mới này đã đem đến nhiều điều tốt đẹp cho sự phát triển của điệu waltz khi Johann Strauss II tiếp tục củng cố vị trí "ông vua của điệu waltz" bằng điệu waltz tuyệt hảo "Dòng Danube xanh" của mình. Ban đầu, đây chỉ là một bản waltz cho dàn hợp xướng với lời ca sáo rỗng do một nhà thơ người địa phương viết.
Sự nổi bật của bộ ba Strauss được thể hiện tại buổi hoà nhạc 'Perpetual Music' (Âm nhạc bất tận) vào những năm 1860 nơi bản nhạc với đề tựa rất phù hợp với buổi diễn 'Perpetuum Mobile' musical joke op. 257 được biểu diễn liên tục dưới sự chỉ huy của cả ba anh em nhà Strauss với ba dàn nhạc lớn. Trong thời gian này, cả ba anh em cũng tổ chức nhiều hoạt động âm nhạc đan xen trong các buổi biểu diễn của họ ở Vienna Vlksgarten để khán giả đến xem cũng có thể tham gia. Ví dụ như, dàn nhạc sẽ trình diễn một khúc nhạc mới và khán giả sẽ được yêu cầu đoán xem ai là tác giả của khúc nhạc này trong khi trên tờ chương trình chỉ tiết lộ một chi tiết nhỏ là khúc nhạc được viết bởi 'Strauss' kèm theo những dấu chấm hỏi.
Johann Strauss (gồm cả gia đình nhà Strauss) không phải là không có đối thủ. Johann Strauss II mặc dù là nhà soạn nhạc khiêu vũ được ưa chuộng nhất từ những năm 1860 đến những năm 1890, thì cuộc cạnh tranh khốc liệt vẫn diễn ra với các "đối thủ" Karl Michael Ziehrer và Emile Waldteufel, người đang lăm le chiếm vị trí của ông ở Paris. Phillip Fahrbach cũng từ chối Strauss II vị trí "KK Hofballmusikdirektor" trong lần đầu tiên ông xin vào chức vụ này.
Trước đó, Johann Strauss I đã phải đối đầu với cuộc cạnh tranh dai dẳng với các đồng nghiệp khác như Josef Lanner và Josef Gungl. Sau khi Johann và Josef mất đi, Ziehrer thậm chí còn làm lu mờ hình ảnh của gia đình Strauss và đưa ra nhiều thách thức hơn đối với Eduard. Nhà soạn nhạc operetta người Đức Offenbach, người làm nên tên tuổi của mình ở Paris, cũng đem đến nhiều thách thức cho Strauss trong lĩnh vực soạn operetta. Sau này, sự xuất hiện của Lehár, một nhạc sĩ vĩ đại về thể loại operetta, đã mở ra một kỷ nguyên rực rỡ ở Vienna và gần như che lấp hoàn toàn sự thống thị của nhà Strauss trong thế giới operetta.
Johann Strauss được các nhà soạn nhạc nổi bật của thời đại ngưỡng mộ, trong đó có Richard Wagner, người đã từng thừa nhận rằng ông yêu điệu waltz Wein, Wib und Gesang op. 333. Ngoài ra còn có người bạn Johannes Brahms, người mà ông đã viết tặng các điệu waltz như Seid umschlungen, Millionen hay Be Embraced Millions op. 443 lấy cảm hứng từ những vần thơ của Friedrich Schiller. Có một câu chuyện thỉnh thoảng vẫn được kể lại trong tiểu sử của cả hai ông rằng, con gái của Strauss tìm đến Brahms để xin bút tích vào cái quạt của mình (một phong tục thời đó). Thường thì nhà soạn nhạc sẽ viết một vài dòng nhạc nổi tiếng nhất của ông và ký tên vào. Tuy nhiên, Brahms đã viết một đoạn của một bản nhạc waltz nổi tiếng của Strauss và viết ở dưới rằng :"Thật không may, đây không phải là bản nhạc của Johannes Brahms". Những người hâm mộ khác như Richard Strauss (không có họ hàng gì với gia đình Strauss) khi sáng tác bản nhạc waltz Rosenkavalier của mình đã nói: "Làm sao tôi có thể quên được thiên tài tươi vui của Vienna", ý nói đến Johann Strauss II.
Những vở operetta khác của Strauss không đạt được những thành công lâu dài như những bản nhạc waltz của ông và hai vở Die Fledermaus và Der Zigeunerbaron. Mặc dù các vở operetta của ông không được phổ biến lắm, nhưng có nhiều đoạn nhạc khiêu vũ trích từ giai điệu của chúng được đón nhận nhiệt liệt như Cagliostro-Walzer op. 370 và Rosen aus dem Suden (Những đóa hồng phương nam) op.388. Ông cũng soạn một vở opera, Ritter Pásmán, có phần lời chưa chuẩn lắm nhưng có sự liên kết khăng khít với điệu waltz và điệu polka . Đó cũng có thể là một phần thất bại của ông khi cho thấy ông không thể viết những bản nhạc nghiêm túc. Thật vậy, ngoài operetta thứ ba cũng là operetta thành công nhất của ông, Die Fledermaus 1874, các nhà phê bình ở Vienna cho rằng tác phẩm của ông chỉ là kiểu mẫu của điệu waltz và điệu polka. Tuy nhiên, Eduard Hanslick, nhà phê bình khó tính nhất và cũng là một người ủng hộ ông nhiệt tình nhất đã viết khi Strauss mất năm 1899 rằng cái chết của ông sẽ đặt dấu chấm hết cho thời kỳ hạnh phúc của Vienna. Johann Strauss II qua đời vì bệnh viêm phổi tại Vienna vào năm 1899 ở tuổi 74 và được chôn cất tại Zentralfriedhof. Khi mất, ông còn đang viết dở dang vở ballet Aschenbrodel.
Ngày nay, do sự nỗ lực của Clemens Krauss, âm nhạc của Strauss còn được biểu diễn ở buổi diễn thường niên Neujahrskonzert của dàn nhạc Vienna. Clemens Krauss là người đã biểu diễn trong một chương trình đặc biệc chỉ toàn nhạc của nhà Strauss vào năm 1929 với dàn nhạc Vienna. Nhiều người biểu diễn nhạc của Strauss theo những cách khác nhau, trong đó có Willi Boskovsky, ông đã thực hiện buổi diễn với cách chỉ huy truyền thống "Vorgeiger" là cầm một cây violin trên tay như truyền thống gia đình nhà Strauss vẫn thường làm. Herbert von Karajan và nhà chỉ huy opera Riccardo Muti cũng vậy. Ngoài ra còn có dàn nhạc Wiener Johann Strauss được thành lập năm 1866 cũng bày tỏ lòng kính trọng trong các buổi lưu diễn mình. Với dàn nhạc này, gia đình Strauss được mọi người biết đến.
Hầu hết các tác phẩm của Strauss mà chúng ta đã rất quen thuộc ngày nay đều tồn tại dưới những hình thức khác so với ý tưởng ban đầu của Johann Strauss II và những người em trai của ông khi Eduard Strauss đã đốt một số lượng lớn những bản gốc của các tác phẩm viết cho dàn nhạc của Strauss ở quận Mariahilf ở Vienna vào năm 1907. Tuy nhiên, những người hâm mộ Johann Strauss ở khắp nơi trên thế giới đã thu thập và tập hợp lại một lượng lớn những tác phẩm bị phá huỷ này để cho những thế hệ sau có thể hiểu rõ được giá trị của chúng. Người còn sống duy nhất Eduard Strauss đã dùng biện pháp quyết liệt này nhằm bảo vệ những tác phẩm của nhà Strauss khỏi bị những nhà soạn nhạc khác cho là của mình. Điều này có thể làm dấy lên một cuộc cạnh tranh với một nhà soạn nhạc nổi tiếng chuyên về điệu waltz và hành khúc khác là Karl Michael Ziehrer.
(Theo nhaccodien.info)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top