CHƯƠNG II : TRẢI NGHIỆM CỦA TÔI VỀ NIỀM VUI THẬT SỰ

    Phải trải qua nhiều năm, tôi mới tin vào niềm vui của chính mình. Tôi vẫn còn nhớ đó là một ngày mùa đông lạnh giá, một mình tôi ngồi thu lu trong phòng ngủ tối tăm của bố mẹ ở miền bắc băng Minnesota. Lúc đó, tôi chưa tròn mười tuổi. Mẹ tôi đã uống một nắm thuốc ngủ và luôn miệng kêu "muốn chết đi cho rồi". Bà trách bố tôi đã không còn yêu thương bà nữa. Bà trách anh trai tôi hư hỏng. Bà phàn nàn cái thị trấn nhỏ bé chỉ hơn ngàn người sinh sống này sao mà tẻ nhạt quá. Và, tối hôm ấy, bà trách tôi tại sao không ở nhà với bà mà lại đi chơi với mấy đứa bạn thân. Bà đã uống thuốc an thần và cả thuốc ngủ, nhưng lúc ấy tôi chẳng biết những việc này có ý nghĩa gì. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ được lúc đó là tôi muốn bà sống.

    Khi ngồi đấy với nỗi sợ hãi mẹ mình sẽ chết, tôi tự hỏi cái gì mới là đau đớn, là đáng sợ đối với một người lớn, đến nỗi mẹ tôi muốn từ bỏ cả gia đình, từ bỏ cuộc sống, và từ bỏ tôi. Tất nhiên là sau đó, tôi bắt đầu hiểu hơn về chứng bệnh trầm cảm của bà. Tôi nhận ra một điều là đã không có ai hướng dẫn mẹ tôi tìm kiếm hạnh phúc giữa những lúc vui hay buồn trong cuộc sống thường ngày. Từ đó, tôi tự hứa sẽ quyết tâm khám phá bằng được con đường dẫn đến niềm vui, và chia sẻ nó với nhiều người khác nữa.

    Hai mươi tuổi, tôi lại để mình tuột dốc trong những cơn trầm cảm nặng nề. Người chồng mới cưới được hai năm của tôi cũng đã bỏ tôi đi, để "tìm lại chính mình". Hai tháng sau đó, tôi rời gia đình, bạn bè và quê nhà để lần đầu tiên nhận công việc viết báo tại San Francisco Bay Area, nơi mà tôi chẳng hề quen biết một ai. Tôi cảm thấy lạc lõng, bối rối và cô đơn khủng khiếp. Khi cố gắng nhìn về tương lai, tất cả những gì tôi thấy chỉ là một khoảng không trống rỗng tràn ngập bóng tối. Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng mình sẽ ly dị chồng, nhất là khi tôi chỉ mới 23 tuổi mà thôi.

   Ròng rã suốt một năm trời, tôi ngập ngụa trong những cơn trầm cảm kéo dài, những cơn say triền miên với thứ rượu vang đỏ rẻ tiền, trở nên đổ đó khi cặp kè với quá nhiều tình nhân. Một ngày nọ, ký ức về gia đình chợt hiện về, tôi bàng hoàng khiếp sợ nghĩ đễn mẹ mình, nghĩ đến việc mẹ đã tự tử như thế nào. Tôi sẽ lại dẫm lên vết xe đổ của mẹ mình sao? Không! Tôi cần phải có giải pháp, và tôi cần nó ngay lúc này. Những bài thuyết giáo vào mỗi sáng chủ nhật của mục sư Lutheran tại quê nhà tất nhiên không giúp được gì cho tôi cả - nhất là trong thời buổi đang về giới tính nổ ra ở San Francisco đầu những năm 70.

    Tôi đã tìm câu trả lời trong đạo Phật và những nhận thức trong thời đại mới. Tôi đã tìm hiểu học thuyết Trung Hoa về tâm linh và năng ngoại trong cơ thể con người. Chúng có khả năng chữa lành những vết thương theo cách mà chưa một vị bác sĩ phương Tây nào áp dụng. Tôi tham gia vào một lớp học kinh Phật, được giảng bởi nhà sư Tây Tạng chưa được nhiều người biết đến: Tarthang Tulku Rinpoche. Một tờ báo địa phương đăng thông báo tuyển sinh cho các lớp học về những môn mà mọi người chưa hề nghe đến như yoga, aikido. Tôi như đắm mình trong những giờ học này. Trước tiên, tôi đăng ký học lớp xem bói toán và xoa bóp. Nhưng trái tim tôi lúc đó đã hướng về hai lĩnh vực khác là những lời răn dạy của Phật và phép chữa trị tâm linh. Trong lớp học về thuyết nhà Phật tại viện Nyingma ở Berkeley, thầy Tarthang Tulku dạy tôi nghệ thuật quan sát nhịp thở của mình, và nhận định những suy nghĩ, cảm xúc, sự phán đoán, cả nỗi sợ hãi. Tất cả những thứ đó được gọi chung là phương pháp ngồi thiền. Tất nhiên, thơ này, phương pháp này phổ biến như những chiếc quần jeans màu xanh nước biển mà ai cũng có ít nhất một cái trong tủ của mình, nhưng vào những năm đó, phương pháp này được rất ít người áp dụng.

    Tarthang Tulku là người đầu tiên dạy cho tôi biết rằng tôi vẫn an toàn khi nhắm mắt lại, nhìn thấu vào bên trong tâm hồn mình, rằng tôi không việc gì phải xấu hổ với những gì săp nhìn thấy trong sâu thẳm lòng mình. Ông chỉ dẫn tôi cách ngăn không để cho tâm trí bị lôi kéo - bằng cách phân định suy nghĩ và nhẹ nhàng trở đi trở lại với nhịp thở điều đặn. Với chất giọng Tây Tạng ngồ ngộ, cái xà-rông màu đỏ truyền thống, và nụ cười rạng rỡ, thầy đã dạy tôi cách thư giãn thực tế. Dưới sự chỉ bảo của thầy, tôi bắt đầu luyện tập phương pháp ngồi thiền một cách nghiêm túc.

    Cũng khoảng thời gian này, tôi cũng bắt đầu học phương pháp trị liệu về năng lượng cơ thể với bà Eleanor Greenlee tại bắc California. Cách thức chữa trị này được phát minh bởi Alexander Lowen: phóng thích năng lượng bị tắc nghẽn bằng cách giải phóng hoàn toàn các cảm xúc dồn nén trong cơ thể. Thay vì chỉ đề cập đến cảm xúc như cách trị liệu truyền thống, phương pháp trị liệu năng lượng cơ thể dạy chúng ta những tư thế cụ thể để lấy lại nhịp thở đều đặn, nhằm giải phóng cảm xúc bị tắc nghẽn.

    Nhiều lần, Greenlee cho tôi nằm dài trên một cái giường, bà đá vào chân tôi, và nói to những cảm giác tôi đang có. Đầu tiên tôi chỉ cười, cảm thấy mình thật ngớ ngẩn và lúng túng. Nhưng sau đó, tôi dần nhớ lại rằng cuộc sống này đã quá ức hiếp và tàn nhẫn với tôi, hơn cả những cú đá vào chân của Greenlee. Vài lần khác, bà cho tôi ngồi lên một cái ghế đầu nhỏ có độn bông. Nước mắt tôi chảy dài khi ngực tôi bị kéo căng ra. Trong chính căn phòng ấy, tôi cảm nhận được sức mạnh của mình theo nhiều cách mà trước đây, tôi chưa hề tưởng tượng ra. Hình ảnh tôi và những điều mà tôi có thể sẽ đạt được trong thời gian sắp tới đã vĩnh viễn thay đổi. Từ một phụ nữ nhút nhát, ít nói, chạm chạp, tôi đã được đào tạo để trở thành một người mạnh mẽ, sáng tạo, đúng với bản chất thực sự của tôi.

    Mặc dù vậy, mỗi khi tức giận, hay đau buồn, hay sợ hãi, cả cơ thể tôi lại run lên, và tôi cảm nhận được cảm giác choáng váng đến mụ mẫm. Tôi tìm mọi cách để giải toả những cảm giác mà tôi không bao giờ muốn đối diện ấy. Rồi tôi bỗng phá lên cười. Tôi có cảm giác như mình vừa được nạp thêm năng lượng.

    Những kinh nghiệm sinh động ấy có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với tôi, đến nỗi tôi nhanh chóng từ bỏ công việc biên tập cho toà soạn báo để theo đuổi niềm đam mê mới của mình. Nhưng khái niệm về niềm vui bất tận thật sự gây chú ý cho tôi lần đầu tiên chính tại nơi tu hành của nhà Phật một vài năm sau đó. Vào một ngày thứ năm, Jack Kornfield đã thuyết giảng kinh Đạt-ma đề cặp đến bốn phẩm chất vô biên của Phật giáo: từ, bị, hỉ, xả. Tôi chắc mình đã biết đến niềm vui - khi làm những điều mình thích - nhưng tôi bỗng thích thú với khái niệm cho rằng, niềm vui có thể đến từ bên trong bản thân mỗi chúng ta, không nhất thiết phải xuất phát từ những gì ta yêu thích. Và niền vui đó mới là vô tận. Tôi nhận ra mình đã tận hưởng niềm vui bất tận này nhiều lần mỗi khi tôi biểu lộ những tình cảm thầm kín của mình; mỗi khi tôi đối diện với bản thân và đắm mình trong một niềm vui giản dị - niềm vui được tồn tại trong cuộc sống này.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top