Sống tích cực Ai sẽ lắng nghe?
Sống tích cực Ai sẽ lắng nghe?
Hai bác sĩ tâm lý gặp lại nhau ở buổi họp mặt 20 năm của lớp đại học. Một người trông rất vui tươi, sôi nổi, người kia trông lo lắng và mệt mỏi.
- Vậy bí quyết của cậu là gì thế? - Vị bác sĩ có vẻ ngoài buồn bã và trông già hơn hẳn, hỏi bạn - Làm sao trông cậu vẫn tươi tỉnh như thế được? Cứ lắng nghe đủ thứ vấn đề, rắc rối của người khác hằng ngày, hằng giờ, hằng năm, khiến mình thấy già hẳn người đi.
- Ai mà đi lắng nghe chứ? - Vị bác sĩ trông trẻ trung hơn đáp - Cứ để cho họ nói thôi.
Thật không may, điều đó thường là vấn đề lớn - ai mà lắng nghe chứ? Ai mà THỰC SỰ lắng nghe chứ?
Tôi từng nhận được thư của một phụ nữ sống ở New York. Bà giải thích rằng anh con trai 22 tuổi của bà, làm nghề thợ điện, tuần trước đã tới Manhattan.
Có lẽ Joe đã giúp được người khác theo một cách mà anh không hề dự tính. Khi lên chuyến tàu về nhà, anh ngồi đối diện với một người lính cứu hỏa kiệt sức, người bám đầy bụi đất. Mặc dù anh có thể thấy những mảnh đá vụn còn bám trên tóc của người lính cứu hỏa, và để ý thấy hai bàn tay anh ấy rớm máu, nhưng điều khiến anh choáng váng nhất là ánh mắt của người lính đó. Đôi mắt vô hồn và trống rỗng.
Thế rồi, một cách hoàn toàn tự nhiên, người lính cứu hỏa bắt đầu nói và Joe cứ nghe. Người lính đó kể về những lần làm nhiệm vụ cứu hộ, đặc biệt ở những nơi có thảm họa, có khủng bố.
Anh ấy kể về việc phải lôi từ đống đổ nát ra những con người không còn ra hình thù gì nữa, hoặc nhặt được một chiếc giày mà trong đó có cả những ngón chân. Joe lắng nghe.
Anh ấy kể về việc cố lau sạch vôi vữa ra khỏi một khuôn mặt với hy vọng cứu sống được một người, để rồi nhận ra rằng thân người đó không còn toàn vẹn. Joe vẫn lắng nghe.
Và trong khi lắng nghe, Joe không phản ứng. Joe không tỏ vẻ ghê sợ. Joe không nghi ngờ, không thủ thế, không lùi lại, không xin lỗi để đi chỗ khác. Joe không phán xét. Joe không ngắt lời. Anh chỉ ngồi đó và lắng nghe.
Anh lắng nghe người lính cứu hỏa nói về một vụ khủng bố, và những tai nạn khủng khiếp ở khắp nơi, và về những chiếc giày... có rất nhiều những chiếc giày, anh ấy nói.
Ở khắp mọi nơi... những chiếc giày. Joe vẫn lặng lẽ dồn toàn bộ sự chú ý của mình cho người lính cứu hỏa và lắng nghe - và đó chính là điều mà anh ấy cần vào thời điểm đó. Và vì Joe lắng nghe, nên anh ấy tiếp tục nói.
Anh ấy nói ra những nỗi đau của mình, nhiều hết mức có thể. Và Joe, ít nhất là trong lúc đó, đã giúp anh lính cứu hỏa mang bớt gánh nặng không thể tin nổi của anh ấy.
Khi tàu dừng lại, anh lính cứu hỏa bắt tay Joe, bằng bàn tay lấm lem của mình, và cảm ơn Joe. Anh ấy nói rằng nếu không có một người để chia sẻ ngày hôm ấy, rất có thể anh ấy sẽ bỏ công việc đang làm, vì cảm thấy không thể chịu đựng thêm được nữa.
Ngày hôm đó, Joe không hiến máu, cũng không dùng các kỹ năng về điện của mình để giúp ai trong thảm họa. Nhưng anh đã làm một trong những điều quan trọng nhất mà một con người có thể làm cho người khác. Anh đã dành toàn bộ sự chú ý của mình cho một người đang ngã lòng và mất phương hướng, và bằng cách ấy, Joe đã giúp cho người đó như tìm lại được đường đi của mình.
Mary Lou Casey từng nói: "Điều mà con người thực sự cần là được lắng nghe thực sự". Vào bất kỳ thời điểm nào.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top