20. Vừa lòng (2)

Cuối năm, tất cả những con cháu thế gia theo học tại Vân Thâm Bất Tri Xứ đều được người nhà đến tận nơi đón về ăn Tết. Nhìn ba đồng học cùng ở chung phòng với mình lần lượt gói ghém đồ đạc, mặt mũi ai nấy đều hớn hở vì sắp được đoàn tụ với gia đình; Nhiếp Hoài Tang chỉ lơ đãng nói một câu:

“Các ngươi về hết rồi thì ai chơi bài với ta?”

Nghe xong câu hỏi, cả hai liền phá lên cười:

“Ngươi cũng phải về Thanh Hà đấy thôi. Bảo ca ca ngươi chơi cùng ấy!”

Nhiếp Hoài Tang bĩu môi:

“Chơi cái rắm. Ta không về.”

Lúc này một trong hai đồng học mới khựng lại. Cậu ta quay sang nhìn Nhiếp Hoài Tang, tròn mắt hỏi:

“Ngươi đừng có nói là không về vì sợ bị mắng đấy nhé?”

Y đưa tay lên gãi gãi mũi, biểu cảm vô cùng thiếu tự nhiên:

“Nào có. Chẳng qua… ta thích ở đây thôi.”

Đồng học thở dài, bước đến vỗ vỗ mấy cái lên vai y để động viên:

“Thôi, đừng sợ. Nói thiệt, ta thấy dạo này thành tích của ngươi nát thật, nhưng chắc đại ca của ngươi không ác đến mức lôi ngươi ra đánh ngay Tết Nguyên Đán đâu. Ít nhất cũng phải cho ngươi ăn xong cái bánh chẻo, sau đó nói ngươi vài câu, đợi qua chục ngày mới xuống tay. Vậy nên ngươi cứ yên tâm mà về.”

Lúc này Nhiếp Hoài Tang đang cắt giấy. Bị đồng học đột ngột vỗ cho mấy cái vào vai, y suýt chút nữa thì cắt vào tay, cũng may kịp đổi hướng lưỡi kéo nên không vấn đề gì. Chỉ là khi thấy hoa văn mẫu đơn trên giấy bị cắt lệch, y liền cảm thấy tiếc đứt ruột. Trưng ra bộ mặt như bánh bao nhúng nước, Nhiếp Hoài Tang không nói hai lời, lập tức đem quạt gõ mấy cái vào đầu cậu ta, sau đó rất khảng khái… ăn vạ:

“Ngươi quản ta về hay không làm gì chứ? Mau đền đi, ngươi làm hỏng mất hoa của ta rồi. Một thỏi bạc.”

Môn sinh nọ tất nhiên không trả, lập tức chạy biến. Trước khi chạy, cậu ta còn bỏ lại cho y một câu đầy hậm hực:

“Ta lấy đâu ra tiền mà trả ngươi nữa chứ? Lần nọ đổ xúc xắc là năm lượng, chọi dế thêm năm lượng nữa, sau đó đánh bài là hơn mười lượng… Ngươi bóc hết tiền của bọn ta rồi, đòi cái rắm!”

Nhiếp Hoài Tang nghĩ kĩ thấy cũng đúng, đành bỏ qua cho người kia. Đúng là nửa năm nay y đã rủ rê không biết bao nhiêu môn sinh chơi bời cá cược, tiền y thu về đã nhiều đến mức phải đem đi giấu dưới gầm giường người khác. Thẳng thắn mà nói, Vân Thâm Bất Tri Xứ những ngày vắng mặt Lam Khải Nhân đều đã hoá thành chốn ăn chơi. Tất nhiên, Nhiếp Hoài Tang luôn là người đứng ra bày trò. Cũng không biết do thiên thời - địa lợi - nhân hoà hay thời tới cản không kịp, y chưa bao giờ bị phát giác. Ban đầu Nhiếp nhị thiếu cũng có chút lo lắng, sợ có kẻ ghen ăn tức ở tố giác mình. Nhưng suy cho cùng thì những con cháu thế gia tới đây theo học đều không thể quen với sự khắc nghiệt của Cô Tô Lam thị, cơm nước đạm bạc đã đành, nay còn phải ngủ giờ Hợi thức giờ Mão, ngày ngày ngoại trừ đi nghe giảng thì cũng chỉ có thể lăn đi chép gia quy; thành ra nếu bọn họ đạp đổ người khởi xướng là y thì chẳng có ai được lợi. Cứ như thế, những trò vui mà Nhiếp Hoài Tang chủ động bày ra có rất nhiều người hưởng ứng, đã vậy còn được bảo mật tuyệt đối, cuối cùng thành công giúp y thu về một đống lợi nhuận.

Đang mơ màng nhẩm tính số tiền mình kiếm được, chợt bên tai y vang lên giọng nói của hai đồng học:

“Trạch Vu Quân.”

Lúc này Nhiếp Hoài Tang mới hoàn hồn. Bắt chước bọn họ, y cũng rất quy củ thi lễ với mỹ nam vừa mới đặt chân vào phòng mình:

“Trạch Vu Quân.”

Lam Hi Thần mỉm cười, đoạn phất tay cho bọn họ đứng dậy hết, sau đó mới cất lời:

“Hoài Tang, đệ không sắp đồ để về Thanh Hà sao?”

Lam Hi Thần – thế gia công tử đứng đầu giới tu chân, môi mỏng, mày kiếm, mắt phượng, da trắng, dáng cao,… chung quy phi thường đẹp đẽ, vô cùng tốt đẹp. Quan trọng hơn hết, huynh ấy chính là bằng hữu tốt của Nhiếp Minh Quyết – vị huynh trưởng không muốn nhìn mặt y. Chính vì vậy mà khi nghe câu hỏi này, Nhiếp Hoài Tang không khỏi bất ngờ. Suýt chút nữa y đã buột miệng hỏi Lam Hi Thần:

“Lẽ nào đại ca của đệ không nói với huynh, chỉ cần đệ đặt chân về Thanh Hà là phải đi thành thân ngay lập tức sao?”

Cũng may Nhiếp Hoài Tang nhịn được. Y bối rối cắn cắn môi, sau đó vờ uỷ khuất ngước lên nhìn nam nhân trước mắt:

“Đệ sợ đại ca mắng.”

Lam Hi Thần thấy y đáng thương như vậy liền vươn tay xoa đầu y, giọng nói thập phần đáng tin mà phủ nhận:

“Đại ca sẽ không mắng đệ đâu. Dù sao trên đời huynh ấy cũng chỉ còn mỗi đệ là người thân, nay đệ không về thì huynh ấy còn đón Tết được với ai?”

Nghe xong câu này, Nhiếp Hoài Tang chỉ muốn cười khẩy mà nói với Lam Hi Thần rằng huynh quá ngây thơ. Không có y, Nhiếp Minh Quyết dĩ nhiên còn cả đống người ở Bất Tịnh Thế, mà dù có phải đón Tết một mình thật thì hắn cũng chẳng muốn thấy y vác mặt về! Nhưng nghĩ cũng chỉ nghĩ, sao y có thể nói với Lam Hi Thần như vậy? Nhiếp Hoài Tang đắn đo suy nghĩ một hồi lâu, cuối cùng ủ rũ đáp:

“Vậy để lát nữa đệ dọn đồ sau. Chỉ có điều…”

Thấy Nhiếp Hoài Tang có điều khó nói, Lam Hi Thần cũng không vội hối thúc. Y chỉ nghiêng đầu, nụ cười dịu dàng như gió xuân vẫn còn trên môi như muốn động viên. Cuối cùng Nhiếp Hoài Tang thở dài:

“Chỉ có điều huynh đừng nói với đại ca. Đệ không muốn chưa xuống đến thuyền đã bị thủ hạ của huynh ấy doạ đâu.”

Lam Hi Thần hơi nhíu mi:

“Họ dám doạ đệ sao?”

Nhiếp Hoài Tang lập tức rụt cổ như con rùa:

“Doạ chứ. Họ chỉ cần nói ‘Thiếu gia, Tông chủ đang tức giận’, đệ đã chẳng dám vào nhà rồi.”

Bị lời nói này chọc cho cười, Lam Hi Thần liền vui vẻ chấp thuận yêu cầu của y.

Nhưng Trạch Vu Quân thông minh sáng suốt có nghĩ nát cả óc cũng không ngờ tới việc Nhiếp Hoài Tang sau khi xuống thuyền lại không trở về Bất Tịnh Thế. Chỉ là không về đó thì y còn chỗ khác để đi sao?

Còn! Dĩ nhiên là còn! Số tiền y kiếm được ở Vân Thâm Bất Tri Xứ đâu phải để trưng?

Sau khi xuống thuyền, Nhiếp Hoài Tang – Nhiếp nhị thiếu đã chạy ngay đến Tuyết Ngọc Lâu – thanh lâu xa hoa truỵ lạc bậc nhất ở Thanh Hà.

Mà khi Nhiếp Minh Quyết phát hiện ra điều này thì cũng đã là chuyện của ba ngày sau.

(Gòi xong. Dừa lòng anh chưa anh Quýt. Em nó không về nhà mà đến thanh lâu rồi đấy =)) )

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top