song 2

Thuyền và biển”, “Sóng”… luôn cho ta những cảm nhận về sự hóa thân của một tình yêu cao thượng vào tâm hồn của biển cả, với thiên nhiên. Dưới đây là bài viết Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Xuân Quỳnh (1942-1988) nổi tiếng với nhiều bài thơ tình như "Thuyền và biển", "Sóng"... Bài thơ "Sóng" được viết vào cuối năm 1967, in trong tập "Hoa dọc chiến hào", xuất bản năm 1968.

Bài thơ nói lên một tình yêu đẹp của người con gái: yêu chân thành tha thiết, nồng nhiệt và thủy chung. Tình yêu trẻ trung ấy là khát vọng về một hạnh phúc trọn vẹn của đôi lứa.

Sắc điệu trữ tình được dệt nên bằng hình tượng "sóng". Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng bất tận, vô hồi. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của cái "tôi" trữ tình của nữ sĩ, lúc thì hòa nhập, lúc lại là sự phân thân của "em", của người con gái đang yêu một cách say đắm. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, tươi mới và sôi nổi, khát vọng. Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng và tình yêu nồng nhiệt của người con gái.

Sóng biến hóa. Sóng vỗ liên hồi. Triền miên và bất tận: "Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ - Sông không hiểu nổi mình - Sóng tìm ra tận bể". Trạng thái của sóng cũng là những biến thái tâm tình, những khát khao to lớn, mạnh mẽ về một tình yêu chân thành. Hành trình của sóng từ sông ra đại dương: "Sông không hiểu nổi mình - Sóng tìm ra tận bể" nơi mênh mông dạt dào. Có đến nơi biển rộng trời cao, sóng mới được vẫy vùng, mới thực sự tìm thấy mình trong sức sống mạnh mẽ với bao khát khao to lớn.

Sóng được nữ sĩ làm biểu tuợng cho tình yêu. Miêu tả sóng biến hóa cũng là để nói lên cái phức tạp, đa dạng, khó giải thích của tình yêu. Giống như sóng biển, tình yêu cũng là một hiện tượng kì diệu của con người, rất khó lí giải tường tận. Con sóng "ngày xưa" và con sóng "ngày sau" vẫn thế, trường tồn, bất biến. Thì tình yêu của con người, mãi mãi là "khát vọng" của tuổi trẻ, của lứa đôi, của "em" và "anh":

"Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ".

Sóng tìm đến bể, đến đại dương để tự hiểu mình, cũng như em đến với anh, tìm đến một tình yêu đẹp là để hiểu sâu hơn tâm hồn em, con người đích thực của em. Người con gái hỏi sóng, hay để tự hỏi mình: "Sóng bắt đầu từ gió - Gió bắt đầu từ đâu - Em cũng không biết nữa - Khi nào ta yêu nhau". Sóng là sự thức nhận về cái "quy luật" không thể cắt nghĩa được của tình yêu. Cái giây phút giao duyên của lứa đôi "khi nào ta yêu nhau", tìm được câu trả lời đâu dễ? Chính vì thế mà trong bài thơ tình số "21" (tập thơ "Người làm vườn") thi hào Tagor đã viết:

"Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

 Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu".


(Đào Xuân Quý dịch)

Câu thơ "Khi nào ta yêu nhau" đã diễn tả đúng nỗi niềm điển hình của những gái, trai đang sống trong một tình yêu đẹp. Sóng vỗ "dữ dội... dịu êm... ồn ào.. lặng lẽ"..., sóng "dưới lòng sâu" và "trên mặt nước", sóng "nhớ bờ" - tất cả đều tượng trưng cho tình yêu và nỗi nhớ. Yêu tha thiết, mãnh liệt. Nhớ bồi hồi, triền miên. Nỗi nhớ ấy da diết, giày vò, choán đầy cả không gian, nó chiếm cả tầng sâu và bề rộng, nó trải dài trong mọi thời gian:

"Con sóng dưới lòng sâu,

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được".


Thật là tự nhiên và thơ mộng "con sóng nhớ bờ" nên ngày đêm sóng vỗ, sóng thao thức với thời gian và đại dương. Cũng như bến đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào người con gái cũng bồi hồi thương nhớ:

"Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức"


"Còn thức" nghĩa là lúc nào em cũng thấy rõ hình dáng anh, ánh mắt anh, nụ cười anh... một tình yêu nồng nhiệt, say mê!

Con sóng khao khát tới bờ để vỗ về, ve vuốt "Hôn thật khẽ thật êm - Hôn êm đềm mãi mãi..." (Xuân Diệu). Em cũng khao khát mong được đến với anh, hòa nhịp trong tình yêu anh. Tình yêu của người con gái thật trong sáng nồng nàn và mãnh liệt. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được "tới bờ", cũng như em và anh sẽ vượt qua mọi khó khăn, đi tới một tình yêu đẹp, được sống trong hạnh phúc trọn vẹn lứa đôi:

"Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở".


Điều mong ước ấy nói lên một tấm lòng, một trái tim nồng hậu chan chứa yêu thương. Người con gái ấy đã bày tỏ lòng mình một cách chân thành và say mê. Thắm thiết, chân tình và thủy chung là phẩm chất của tình yêu. "Sóng" đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái được sống hết mình với "anh" trong một tình yêu sắt son chung thủy:

"Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Nhớ về anh - một phương".


Cuối cùng, sóng cũng nói giúp nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn, sống hết mình trong tình yêu. Trong tình yêu lứa đôi đằm thắm đẹp và bền vững như "trăm con sóng nhỏ" tan ra trên đại dương mênh mông, được hòa nhập trong "biển lớn tình yêu" của cộng đồng. Lời nguyện cầu của người con gái cho thấy một tâm hồn rất cao cả trong tình yêu:

"Làm sao tan ra được

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ".


Cả bài thơ, nếu kể nhan đề, tác giả 11 lần nhắc đến từ "sóng". Sóng vỗ biến hóa như tâm tình xôn xao. Hình tượng sóng cho ta nhiều ấn tượng về âm điệu, nhịp điệu của sóng, cũng là giọng điệu tâm tình, nhạc điệu của bài thơ. Thơ liền mạch, phong phú về vần điệu, trong sáng trong biểu cảm, lúc bồi hồi tha thiết, lúc day dứt bồn chồn, lúc mạnh mẽ ồn ào. Sóng trên đại dương cũng là sóng vỗ trong lòng người con gái. Cái hay của bài thơ là ở âm điệu ấy.

Qua hình tượng sóng và cả bài thơ, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tâm hồn trong sáng, đa tình của người con gái. Người con gái ấy chủ động bày tỏ những khát khao, những rung động rạo rực của lòng mình trong tình yêu. Đã có một nàng Vọng Phu, một hòn Trống Mái. Cũng đã có những thiên tình sử diễm lệ, những vần ca dao nói về tình yêu trai gái làng quê. Ở đây cũng vậy, Xuân Quỳnh nói lên một tình yêu đẹp của người phụ nữ: quyết tâm vượt qua mọi cách trở, khó khăn để xây đắp một tình yêu son sắt thủy chung, trọn vẹn trong hạnh phúc như trăm ngàn con sóng kia "ngàn năm còn vỗ" giữa đại dương, "Giữa biển lớn tình yêu" bao la. Người con gái được nói đến trong bài thơ "Sóng" đã có một tâm hồn đẹp, một khát vọng về hạnh phúc nên đã có một tình yêu trong sáng rất đẹp.

Xuân Quỳnh viết bài thơ tình này vào những ngày cuối năm 1967, khi mà cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Trai tráng ào ào ra trận "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Sân đình, bến nước, gốc đa, sân ga, sân trường... diễn ra những "cuộc chia li màu đỏ". Có đặt bài "Sóng" vào trong bối cảnh lịch sử hào hùng ấy, mới cảm nhận hết nỗi nhớ và khao khát về hạnh phúc của người con gái đang yêu:

"Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được...".

---------------------------

Thông tin dịch vụ:

Huy Hoàng Steel chuyên cung cấp nhà thép tiền chế, thép tiền chế, kết cấu thép cho doanh nghiệp.

Thi cong nha thep tien che, thep tien che, ket cau thep: http://www.huyhoangsteel.com/VN/Index.aspx

Nguồn:

Ý kiến bạn đọc


Một nhà thơ cổ điển Pháp từng nói: “Tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi.” Thật vậy, từ ngàn đời nay tình yêu luôn là điều bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương. Nhiều văn nhân thi sĩ đã mượn văn chương để lí giải tình yêu nhưng chẳng ai cắt nghĩa trọn vẹn hai mĩ từ ấy. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví von “Yêu là chết trong lòng một tí”, Đỗ Trung Quân cũng từng thốt lên rằng “Anh đã thấy một điều mong manh nhất – Là tình yêu, là tình yêu ngát hương” và cũng không quên nhắc đến “Sóng” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. “Sóng” là nơi gửi gắm những tâm tư sâu kín, những trạng thái phức tạp tinh vi của tâm hồn người thiếu nữ khi nói về tình yêu trẻ trung, nồng nhiệt gắn với khát vọng hạnh phúc muôn thuở của con người. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh sóng. Đó là một hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự phân thân của cái tôi trữ tình Xuân Quỳnh. Cùng với hình tượng sóng, bài thơ còn có hình tượng Em. Hai nhân vật trữ tình này có lúc phân đôi ra để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập vào nhau tạo nên một âm vang. Xuân Quỳnh thật tài tình khi sáng tạo hình tượng sóng giàu giá trị thẩm mĩ để diễn tả tâm trạng, tình cảm với nhiều cung bậc sắc thái của một trái tim phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc. Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Bắt đầu bài thơ là hình ảnh sóng nước. Đó là con sóng lúc thì dữ dội, ồn ào có thể phá tan tất cả trong những trận cuồng phong, nhưng lúc trời yên gió lặn thì sóng lại dịu êm, lặng lẽ. Sóng là vậy đấy, dữ đấy rồi êm đấy, chợt ồn rồi chợt lặng, sóng luôn biến đổi muôn hình vạn trạng. Nhưng có ai đã từng hỏi vì sao sóng lại thế? Vô ích thôi, đến ngay sóng cũng chẳng hiểu nổi mình, chỉ biết đó là những tâm trạng thường có. Sóng bối rối, trăn trở, sóng muốn hiểu được mình nên đã tìm ra tận bể, tìm ra tận nơi mênh mông rộng lớn, sâu thẳm vô cùng. Sóng nghĩ ở nơi như thế may ra sóng mới có thể hiểu mình. Sóng nước mà cũng có những tâm trạng như con người vậy sao? Phải chăng mượn sóng là để làm biểu tượng cho người con gái? Miêu tả sóng với những đặc điểm kì lạ cũng là để nói tới cái đa dạng phức tạp, khó giải thích của người con gái mà đúng hơn là của tình yêu. Thế là sóng nước...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: