4
7-Áp dụng DAS vào cuộc sống hàng ngày, biến thành Life Style
Có lẽ đối với tất cả những ngƣời đang ăn kiêng theo chế độ DAS thì việc áp dụng những nguyên lí của DAS vào cuộc sống thƣờng nhật xem ra là vấn đề khó khăn và nhiều khúc mắc nhất. Bởi vậy, bài viết này sẽ đƣa ra những lời khuyên trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống thƣờng nhật hàng ngày.
Điều đầu tiên, căn bản nhất để giúp các bạn áp dụng DAS vào cuộc sống 1 cách thuần thục đó là những kiến thức căn bản về cách phân tích thành phần món ăn, ƣớc lƣợng mà mình đã đề cập trong bài ―Nguyên lí của chế độ ăn kiêng DAS ‖.
Thực sự món ăn, đồ uống xuất hiện trong cuộc sống cực kì đa dạng, nhƣng dù gì đi chăng nữa thì nó cũng chỉ cấu tạo từ 3 chất căn bản: Fat, Protein và Carb. Một khi các bạn đã nắm chắc cách phân tích món ăn và quy nó về đƣợc 3 chất trên, thì không có món ăn, hay đồ uống nào làm bạn phải băn khoăn hay thắc mắc với câu hỏi rằng: Cái này có ăn đƣợc không ? .Bởi vậy, mình nhấn mạnh lại 1 lần nữa vai trò tuyệt đối quan trọng của kĩ năng phân tích món ăn đã đề cập ở trên. Giờ đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết với những trƣờng hợp cụ thể của cuộc sống:
Khi đi du lịch, công tác dài ngày: Thông thƣờng nếu bạn đang trong giai đoạn giảm mỡ của DAS, mà bỗng nhiên phải đi du lịch, công tác vài ngày, hay tuần, tháng. Thì thật là khó khăn cho việc áp dụng DAS. Nhƣng nếu nhƣ các bạn cố gắng thì mình nghĩ vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết đƣợc 1 cách dễ dàng.
Khi đi du lịch nghỉ mát, hay đi công tác, chúng ta đa số đều ăn cơm do nhà hàng nấu trong các bữa tiệc, hay buổi party. Thông thƣờng ở những bữa ăn này đa số đều có cơm đi kèm với canh và các món thịt.
Ví dụ nhƣ canh thì có thể là canh gà nấu bóng, su hào, cà rốt. Thịt thì có thể là tôm hấp bia, hay thịt gà luộc v...v . Áp dụng nguyên tắc phân tích món ăn ở trên các bạn có thể thấy rằng, ngoại trừ cơm ra chúng ta hoàn toàn có thể ăn món canh bóng ở trên và món tôm hấp bia. Kể cả các bạn có sợ bia có Carb, nhƣng chúng ta đâu có uống bia trực tiếp mà đơn giản chỉ là cái hơi bia phả vào tôm thôi. Hay lúc chấm gia vị thì có thể chấm với tƣơng ớt chua cay, ngọt thì cũng không đáng kể. Bởi 100ml tƣơng ớt thì mới có 4-5 g Carb, mà chúng ta chỉ có chấm chút xíu tƣơng ớt nhƣ thế, thì đâu có gì là đáng kể mà phải băn khoăn. Nói tóm lại, là cần phải phân tích nhƣng đừng quá cực đoan mà hãy cố gắng thoải mái hết sức có thể.
Còn đối với bữa sáng, nếu nhƣ bạn cảm thấy không thể chuẩn bị đƣợc sẵn. Thì có thể rẽ vào siêu thị hay các chợ kế cận để mua sẵn vài hộp pho mát cùng với trứng, mayonaise để chúng ta có thể ăn ―dằn bụng‖ vào bữa sáng. Thậm chí nếu cần bạn hoàn toàn có thể tự mua thịt, rau xanh, và gửi cho nhà bếp để họ chế biến sẵn luôn bữa sáng DAS cho mình.
Hay nếu không thì bạn có thể sắm thêm 1 cái bếp ga du lịch dạng nhỏ, 1 cái xong nhỏ ( có thể mƣợn ở bất cứ đâu ), mua 2-3 lạng thịt ba chỉ, thả chung vào với rau cần, đợi sôi bắc ra bếp là chúng ta đã có 1 bữa ăn theo phong cách DAS ngon lành và gọn nhẹ.
Khi ăn uống cùng với gia đình: Trong bữa ăn hàng ngày của ngƣời Việt Nam thì bao giờ ngoài cơm chủ đạo bao giờ cũng có thêm một món canh, và một món thịt. Giả nhƣ hôm nay gia đình bạn ăn cà pháo muối với canh cua, thịt luộc.
Thì hiển nhiên, bạn chỉ cần bỏ cơm đi, và ngồi ăn thịt luộc với cà pháo và canh cua. Tất nhiên món ăn thì nhiều và đa dạng bởi vậy, bạn hãy áp dụng ví dụ trên đối với bữa cơm của gia đình mình.
Khi nấu ăn: Thực ra menu khi nấu ăn của DAS rất rộng và bao trùm toàn bộ tất cả những món ăn mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Riêng về thịt thì chúng ta không phải bàn.
Còn về các loại gia vị, rau gia vị nhƣ, riềng, mẻ, húng, quế, hồi, mì chính, bột canh, bột nêm cà ri, tỏi, gừng v...v thì tất cả đều sử dụng đƣợc ngoại trừ đƣờng kính và bột đao ( thƣờng bỏ vào để sauce có độ sánh).
Ngoài ra các loại rau xanh hay dùng để nấu nƣớng nhƣ lá mơ, dọc mùng, măng, lá lốt, rau đay mùng tơi, rau muống, diếp cá, rau cần, cần tây, tỏi tây, carrot v...v. Nói tóm lại là tất cả các loại rau xanh đều sử dụng đƣợc.
Do đó, khi nấu nƣớng các bạn cứ áp dụng cách nấu nƣớng thông thƣờng chỉ cần chú ý loại bỏ thành phần tinh bột và đƣờng ra khỏi menu là xong. Ví dụ thông thƣờng khi rán thịt thì ƣớp ngũ vị hƣơng và nêm thêm đƣờng. Thì giờ đây khi làm món thịt rán chúng ta đơn giản chỉ bỏ đƣờng kính đi còn đâu vẫn ƣớp ngũ vị hƣơng và mì chính, bột canh nhƣ bình thƣờng.
Thay đổi menu là một phần quan trọng trong quá trình diet theo DAS, bởi vì giảm mỡ và ăn kiêng là quá trình lâu dài. Nếu nhƣ chúng ta quá cứng nhắc và quá thụ động trong việc thay đổi món ăn thì hậu quả tất yếu là bữa ăn từ chỗ thƣởng thức sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng gây ức chế tâm lí cho ngƣời ăn kiêng.
Khi đi uống cafe: Hầu hết ở tất cả các quán café thì đều có phục vụ kèm các loại sinh tố hoa quả. Mà trong đó sinh tố bơ là rất phổ biến. Bởi vậy, khi đi café với bạn bè, bạn có thể gọi 1 cốc sinh tố bơ xay và nhớ nhắc chủ quán không bỏ đƣờng và bỏ sữa – tức chỉ có bơ xay lên với đá mà thôi. Sau đó, bạn có thể dùng đƣờng aspartame mang theo ngƣời ( dƣới dạng túi nhỏ ), để tự tăng độ ngọt tùy ý muốn cho món sinh tố bơ của mình. Tƣơng tự áp dụng nguyên tắc này chúng ta có thể gọi nƣớc chanh không đƣờng, hay sinh tố dâu v...v ( những
loại quả chua và low carb ).
Còn nếu không bạn hoàn toàn có thể gọi trà lipton, dilmah v...v hay trà actiso, café không đƣờng. Những đồ uống này hoàn toàn phù hợp với DAS.
Kết luận: Thành công trong việc áp dụng DAS trong cuộc sống chỉ nằm ở 2 yếu tố đó là biết cách phân tích đồ ăn, thức uống và khả năng áp dụng linh hoạt để biến tấu nó trong cuộc sống. Khi đã nắm rõ đƣợc 2 yếu tố kể trên, bạn sẽ tự động thấy DAS đã tự trở thành life style của bạn từ lúc nào không hay.
Chúc các bạn giảm béo thành công.
8- Hướng dẫn sử dụng đậu phụ và các chế phẩm của đậu nành trong quá trình DAS.
( The DAS Guide to Tofu)
A. Tổng quan về đậu phụ. Đậu phụ là món ăn dân dã truyền thống, ngon miệng của ngƣời Việt Nam. Đậu phụ có vị thanh, mát , dịu ngọt, ăn mùa nào cũng hợp. Từ đậu phụ chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon khác nhau để đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày. Trƣớc đây do muốn an toàn tuyệt đối, giúp DASer đạt hiệu quả cao nhất. Nên với phƣơng châm "thà giết lầm còn hơn bỏ sót", DAS đã xếp đậu phụ và các chế phẩm của đậu nành nhƣ sữa đậu nành, tào phớ v...v vào hạng đèn đỏ. Nhƣng theo thời gian thấy có nhiều
DASer phản hồi rất tốt về việc sử dụng đậu phụ trong quá trình ăn kiêng theo DAS mà kết quả giảm béo, vẫn diễn ra bình thƣờng. Vì lí do đó mà lúc này DAS thấy việc xem xét lại "bản án" dành cho đậu phụ là cần thiết và đáng cân nhắc. Do đó tài liệu hƣớng dẫn này ra đời để cung cấp kiến thức cho các DASer về đậu phụ cũng nhƣ cách sử dụng nó trong quá trình DAS. Hiện nay DAS có 3 chế độ : DAS, eDAS và Duy trì. Nên mỗi chế độ sẽ có cách sử dụng khác nhau. Các DASer cần đọc kĩ và tùy theo chế độ mình đang theo để có chiến thuật sử dụng hợp lý, sao cho vẫn đƣợc ăn ngon mà quá trình ăn kiêng không bị ảnh hƣởng. Phân tích về đậu phụ : Do đây là tài liệu về DAS, cho nên sẽ không đi quá sâu, quá lan man vào thành phần cấu tạo hay cấu trúc, cách làm, nguồn gốc của đậu phụ mà chỉ xem xét nó trên hàm lƣợng Carb ra sao, mức độ tác động tới đƣờng huyết nhƣ thế nào mà thôi. Đậu phụ là sản phẩm kết tủa của nƣớc cốt đƣợc chiết xuất ra từ hạt đậu tƣơng. Bản thân hạt đậu tƣơng là loại hạt có hàm lƣợng Carb khá thấp so với các loại tinh bột ngũ cốc. Hạt đậu nành có khoảng 21 gr Carb/100gr sản phẩm, và chỉ số Glycemix Load /100gr sản phẩm của đậu nành chỉ là 10 ( so với 59 của gạo trắng ). Và khi đã vắt nƣớc cốt của đậu nành thì phần bã đậu chứa nhiều Carb nhất bị loại bỏ ( thƣờng làm thức ăn nuôi gia súc). Nên cả hàm lƣợng Carb lẫn chỉ số Glycemic Load của đậu phụ đều rất thấp. Cụ thể tính theo 100gr thì có khoảng 2gr Carb và Glycemic Load là 2. Với hàm lƣợng Carb và chỉ số Glycemic Load nhƣ thế này thì khi theo DAS chúng ta hoàn có thể ăn khoảng 500gr hoặc hơn mà không lo ảnh hƣởng tới quá trình ăn kiêng. Dĩ nhiên trừ 1 số trƣờng hợp cá biệt với những ngƣời quá nhạy Carb thì sẽ có ảnh hƣởng, nhƣng nếu xét về mặt bằng chung thì với lƣợng ăn khoảng 500gr là hoàn toàn khả thi. Nhƣ vây việc phân tích tính chất của đậu phụ đã xong giờ đây chúng ta sẽ tiếp tục xem xét cách sử dụng đối với từng chế độ của DAS.
B. Cách sử dụng trong chế độ DAS. Do DAS hoạt động trên nguyên lí ketosis. Bởi vậy DASer khi theo DAS nên dùng que thử để kiểm tra quá trình ketosis của mình khi ăn đậu phụ. Để chắc chắn mình không phải là dạng quá nhạy Carb và bị đậu phụ ảnh hƣởng, hoặc cũng có thể giảm bớt lƣợng đậu phụ xuống để không bị đẩy ra khỏi ketosis. Do cần đảm bảo quá trình ketosis diễn ra ổn định, nên đậu phụ sẽ bắt đầu đƣợc thêm vào sau khoảng 4-5 ngày theo DAS. Tức chúng ta ăn 4-5 ngày đầu tiên triệt để, sau đó nếu thấy cơ thể ổn định, ketosis diễn ra bình thƣờng thì từ ngày thứ 5, hoặc 6 trở đi chúng ta thêm khoảng 200gr đậu phụ mỗi ngày vào bữa ăn hàng ngày cho tới khoảng mức 500gr/ngày thì dừng ( cũng có thể 600gr nếu ai đang có kết quả giảm tốt ). Kết hợp theo đó là hàng ngày kiểm tra que thử ketosis để chắc chắn mình không bị đẩy ra khỏi ketosis. Ví dụ: Từ ngày thứ 1-> ngày thứ 3 chúng ta tuân thủ triệt để LC, vào ngày thứ 4 sẽ ăn thêm 200gr đậu phụ và vào sáng hôm sau khi ngủ dậy kiểm tra thấy không bị đẩy ra khỏi ketosis.
Thì vào ngày thứ 5 lại ăn thêm 200gr nữa. Và vào ngày thứ 6 lại tiếp tục kiểm tra nếu ổn thì tiếp tục tăng thêm, nếu không ổn thì có thễ bớt đi 100 gr vào ngày hôm sau. ****Chú ý vể vấn đề thử que ketone****
Việc thừ que chỉ mang tính chất tƣơng đối, định hƣớng, chứ không quyết định chính xác chúng ta có bị đẩy ra khỏi ketosis hay không. Bởi độ đậm nhạt của que thử thƣờng bị ảnh hƣởng bởi những yếu tố sau: - Lƣợng nƣớc chúng ta uống hàng ngày: Uống nhiều nƣớc sẽ làm cho lƣợng ketone trong nƣớc tiểu bị loãng --> màu que thử bị nhạt hơn bình thƣờng. Nhƣng không có nghĩa là chúng ta bị đẩy ra khỏi ketone. - Khí hậu ẩm: Trời nóng, ẩm, nồm là khí hậu đặc trƣng của Việt Nam, làm hỏng thành phần hóa học của que thử --> do đó nhiều khi que thử bị âm. Ví lí do trên mà chúng ta không nên quá lo lắng khi que thử bị nhạt. Lúc đó cần xem xét các biểu hiện khác của cơ thể nhƣ: mỡ bụng có mềm đi không ? vòng bụng có giảm không ? có cảm giác thèm ăn, choáng váng, hạ đƣờng huyết hay không ? Nếu mỡ bụng vẫn giảm hoặc mềm hơn, và không có cảm giác thèm ăn, choáng váng do bị tụt đƣờng huyết thì chứng tỏ chúng ta vẫn đang ở ketosis.
C. Cách sử dụng trong chế độ eDAS. Đối với eDAS thì sẽ chỉ đƣợc ăn đậu phụ khi kết thúc giai đoạn 1 và 2 bắt đầu vào giai đoạn 3. Chúng ta phải làm nhƣ thế để đảm bảo chắc chắn cơ thể vào trạng thái Fat Metabolism mà không bị ảnh hƣởng. Chỉ khi cutting xong xuôi, bắt đầu vào giai đoạn 3 lúc đó chúng ta cũng áp dụng giống nhƣ ở chế độ DAS bằng cách mỗi ngày thêm khoảng 200 gr cho tới 500 gr thì dừng. Do eDAS là very low-calorie diet, cho nên điều tối quan trọng đó là không để việc ăn đậu phụ gây ra cảm giác thèm ăn. Chúng ta sẽ kiểm tra bằng cách so sánh với lƣợng ăn ở giai đoạn 2 để xem có dấu hiệu đƣờng huyết bị ảnh hƣởng hay không. Ví dụ: Sau khi cutting xong xuôi ở giai đoạn 2 với lƣợng ăn khoảng 300 gr thịt các loại và không thấy đói, thấy mệt, mọi thứ đều ổn. Bƣớc sang giai đoạn 3 cũng với lƣợng ăn nhƣ thế ăn thêm đậu phụ mà cảm thấy bị choáng váng, mệt mỏi, tăng cảm giác đói. Thì phải giảm lƣợng ăn đậu phụ xuống để tránh đƣờng huyết bị hạ. Tất nhiên đây là để đề phòng cho trƣờng hợp xấu nhất thôi chứ thực sự đậu phụ cũng không gây nguy hiểm tới mức đó. Ngoài ra do đậu phụ là thực phẩm low calorie, nên khi cutting theo eDAS không cần phải lo lằng về calorie của đậu phụ. D. Cách sử dụng trong chế độ duy trì. Đối với những ai đang theo chế độ duy trì bằng cách xen kẽ giữa ngày High Carb và Low Carb thì không phải quá bận tâm nhiều mà có thể ăn luôn mỗi ngày khoảng 600 gr đậu phụ không sao cả. E. Các chế phẩm khác từ đậu nành.
- Sữa đậu nành: Thực ra sữa đậu nành là thứ rất khó có thể xác định chính xác. Vì tùy thuộc vào cách pha chế, nấu, lƣợng nƣớc thêm vào trong quá trình nấu tạo nên nồng độ của sữa đậu nành. Sữa càng nhạt thì sẽ càng an toàn hơn là sữa đậm đặc. Do đó để có 1 chỉ dẫn chính xác thì thật là 1 việc làm bất khả thi. Bởi vậy cách tốt nhất là chúng ta nên bắt đầu với khoảng 300ml sữa đậu nành hàng ngày và kết hợp kiểm tra theo từng chế độ, giống nhƣ là đối với đậu phụ đã đƣợc nhắc tới ở trên. Cần chú ý là khi uống sữa đậu nành thì có khả năng que thử sẽ nhạt hơn do sữa đậu nành có nhiều nƣớc. Nên các DASer cần phải đọc kĩ chú ý vế que thử đã nêu ra trong phần B. - Tào phớ: Tào phớ về bản chất giống nhƣ đậu phụ. Nên cách sử dụng cũng tƣơng tự nhƣ đậu phụ. Chúc các DASer thành công và có những món ăn thật ngon, bổ dƣỡng với đậu phụ và các chế phẩm của đậu nành. Tham khảo:
- http://nutritiondata.self.com/facts/legumes-and-legume-products/4412/2 - http://nutritiondata.self.com/facts/cereal-grains-and-pasta/5721/2 - http://nutritiondata.self.com/facts/legumes-and-legume-products/4375/2 - http://www.lowcarb.ca/tips/tips011.html
9-Các loại đuờng ăn kiêng
Đối với những ngƣời ăn kiêng theo chế độ Low Carb thì việc chọn lựa, phân loại, sử dụng đuờng ăn kiêng là một vấn đề khá khó khăn và nan giải. Vì từ truớc tới nay ở Việt Nam đuờng ăn kiêng vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ và ít nguời quan tâm. Bởi vậy bài viết này của mình sẽ giúp các bạn có một kiến thức tổng quát về các loại đuờng ăn kiêng và cách sử dụng chúng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Splenda- có thành phần chủ yếu là Sucralose được coi là chất tạo ngọt nhân tạo lí tưởng nhất vì vị ngon ngọt gần như đường kính, đặc biệt lại phù hợp cho việc nấu nướng ở nhiệt độ cao.
1. Tại sao lại cần đuờng ăn kiêng ?
Nhƣ chúng ta đã biết đƣờng kính giờ đây ở phƣơng Tây đã đuợc gọi dƣới cái tên đầy ―âu yếm‖ : Cái chết trắng – The white death. Gọi nhƣ thế là bởi vì, trong đuờng kính trắng có chứa tới 99% là Carbohydrate.
Ko những thế Carb trong đuờng kính trắng là loại Carb có chỉ số GI rất cao, và tác động tới đuờng huyết cực kì mãnh liệt, và gây béo phì cực nhanh hơn các loại Carb trong tinh bột nhiều lần. Do đó, đuờng kính trắng (table sugar) là thù phạm hàng đầu gây ra béo phì, và các loại bệnh nhƣ cao huyết áp, tiểu đƣờng, tim mạch, đột quỵ v...v
Dĩ nhiên, đuờng kính trắng xuất hiện ở khắp mọi nơi nhƣ bánh kẹo, nƣớc ngọt v...v. Và để giảm tác hại của đƣờng kính trắng thì nguời ta đã nghĩ và tìm ra các loại đuờng ăn kiêng, chất tạo ngọt thay thế đuờng kính trắng mà vẫn bảo đảm an toàn cho sức khỏe. Và nhƣ thế đuờng ăn kiêng đã ra đời.
2. Phân loại đuờng ăn kiêng, chất tạo ngọt:
Hiện nay trên thị trƣờng các sản phẩm đuờng ăn kiêng và các chất tạo ngọt nhân tạo đuợc phân ra làm 3 loại chính:
Đường Asparatame đuợc sử dụng rộng rãi trong việc điều trị tiểu đường và béo phì, ngoài ra nó còn được sử dụng trong các loại nước giải khát bánh kẹo, và đuợc FDA công nhận tính an toàn về mặt sức khỏe.
A.Chất tạo ngọt nhân tạo ( artificial sweetener ) .
Là các chất tạo ngọt nhân tạo ko có Carb, ko có năng lƣợng. Một số loại chất tạo ngọt nhân tạo tiêu biểu nhƣ sau: Aspartame, Acesulfame potassium, Saccharin, Sucralose, Cyclamate v..v.
Trong các loại đuờng ăn kiêng trên thì có đuờng Aspartame và Sucralose là phổ biến nhất. Aspartame đuợc dùng rộng rãi trong các đồ uống có gaz. Aspartame khá phù hợp với việc để cho vào đồ uống, nhƣng do Aspartame bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên ko phù hợp với việc nấu nƣớng.
Sucralose là chất tạo ngọt nhân tạo tuyệt vời nhất, bởi vì ngoài hƣơng vị gần nhƣ đuờng kính trắng, nó lại còn có khả năng chịu nhiệt. ( tới 180 độ C ). Do đó, Sucralose là lựa chọn tốt nhất cho các tín đồ Low Carb để làm bánh, làm kem, và nấu nƣớng. Sucralose đuợc biết tới với nhãn hiệu Splenda phổ biến. Bởi thế, mọi nguời hay gọi nó là đƣờng Splenda.
B.Các loại đuờng ăn kiêng có nguồn gốc thiên nhiên (natural sweetener):
Fructose: Khác với đuờng kính thông thƣờng chiết xuất từ mía, đuờng Fructose chiết xuất từ hoa quả, cho nên hƣơng vị rất thơm ngon. Đƣờng Fructose có đặc tính căn bản là tác động chậm tới đƣờng huyết hơn so với đƣờng kính. Nhƣng hàm lƣợng Carb rất cao. Do đó, Fructose ko phù hợp để dùng cho Low Carb.
Alcohol Sugar ( đuờng gốc rƣợu ) gồm có: Sorbitol, Isomalt, Xylitol, Maltitol v..v. Những loại đuờng này tác động tới đuờng huyết chậm, và hàm lƣợng Carb chỉ bằng một nửa so với đuờng ăn kiêng thông thƣờng. Do đó, các loại đuờng này có thể sử dụng khi ăn kiêng Low Carb với một số lƣợng vừa phải – khoảng trên dƣới 50 gr.
Cỏ ngọt ( Stevia) : Tuy là đuờng chiết xuất từ cây cỏ ngọt, có nguồn gốc thiên nhiên. Nhƣng đuờng cỏ ngọt lại có hàm lƣợng Carb cực kì thấp và gần nhƣ là ko có Carbohydrate. Hơn nữa do đƣờng cỏ ngọt có độ ngọt gấp 300 lần đuờng kính thông thƣờng. Do đó, đối với Low Carb, thì đuờng Stevia – cỏ ngọt có thể sử dụng thoải nghĩ.
Stevia (cỏ ngọt ) được coi là chất làm ngọt thiên nhiên thay thế cho đường kính tuyệt vời nhất.
C.Các loại đường ăn kiêng trộn lẫn giữa chất tạo ngọt nhân tạo và đường ăn kiêng có nguồn góc thiên nhiên.
Ví dụ nhƣ đƣờng Equal: Thành phần chủ yếu từ đuờng Aspartame trộn lẫn với đƣờng Lactose – chiết xuất từ sữa. Hay đuờng Hermesetas Granulated, có thành phần là FructoseFibre chiết xuất từ rễ củ diếp xoăn và Aspartame. Do đó, đƣờng Hermesetas lí tƣởng cho nấu nƣớng ở nhiệt độ cao.
http://www.hermesetas.com/data/en/products/country/nutrition/australia.html
Nói chung, những loại đƣờng trên có thể sử dụng không quá 100gr/ngày.
Hermesetas – nhãn hiệu đường ăn kiêng nổi tiếng trên thế giới.
3. Cách sử dụng:
Khi các bạn chọn mua đƣờng ăn kiêng, thì việc đầu tiên cần làm đó là xem kĩ thành phần và xác định xem thành phần của nó là gì ? Từ đó, bạn sẽ phân loại nó vào một trong 3 loại trên và đề ra cách sử dụng sao cho hợp lý ( đã ghi ở trên ).
Hoặc là bạn cũng có thể nhìn vào thành phần để xem số lƣợng Carb per 100g sản phẩm là bao nhiêu, để tính toán sao cho mỗi ngày dùng ko quá 20 g Carb từ các loại đƣờng ăn kiêng kể trên.
Ngoài ra có một số loại kẹo cao su, hay viên ngậm có dán nhãn sugar free, và thành phần đuợc làm từ các loại đuờng ăn kiêng nhƣ Xylitol, Sorbitol,Aspartame v...v. Nếu nhƣ các bạn xác định hàm lƣợng Carb thì tốt. Còn nếu không có thể tự ƣớc lƣợng – ví dụ nhƣ kẹo cao su Xyltitol có thể dùng mỗi ngày khoảng chục viên. Từ đó, bạn cứ áp dụng tƣơng tự cho các sản phẩm khác.
HJ]/(s
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top