sốc giảm thể tích
4. Chẩn đoán
· Chẩn đoán sốc dựa vào:
_ Giảm huyết áp.
_ Hậu quả của giảm huyết áp: giảm tưới máu tổ chức.
+ Tụt huyết áp: huyết áp tụt, dao động và kẹp. Huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc giảm 30-40 mmHg so với con số trước khi sốc.
+ Dấu hiệu thiếu oxy tổ chức (3 giảm).
_ Giảm tuần hoàn não: vật vã, giẫy giụa, lơ mơ.
_ Giảm tuần hoàn ngoại vi: đầu chi lạnh.
· Chẩn đoán nguyên nhân: chủ yếu là dựa vào lâm sàng, nên cần khám xét bệnh nhân kĩ để phát hiện các nguyên nhân gây mất thể tích máu, cũng như các nguyên nhân gây liệt thành mạch.
· Đánh giá mức độ nặng của Xuất huyết tiêu hóa:
Dựa vào:
_ Các xét nghiệm máu: như đếm số lượng hồng cầu, Hematocrite, Hemoglobin.
_ Theo dõi trực tiếp lượng máu mất đi và tính chất màu sắc của máu chảy:
+ Lượng máu trong phân nhiều và đỏ là nặng.
+ Đặt ống thông dạ dày thấy máu ra nhiều và đỏ là xuất huyết nhiều và mới.
_ Đo thể tích máu lưu thông bằng phóng xạ: là một xét nghiệm khá chính xác khi bắt đầu có sốc để biết khối lượng máu đã mất đi.
+ Sốc nhẹ: mất máu từ 10 – 25% (Huyết áp không giảm hoặc giảm ít).
+ Sốc vừa: mất máu từ 25 – 35% (Huyết áp giảm rõ).
+ Sốc nặng: mất máu trên 35- 50%.
Nói chung cơ thể có thể chịu đựng được tình trạng giảm thể tích máu đến 25% mới có hạ huyết áp
V. Xử trí
Nhằm hai mục đích:
- Hồi sức
- Điều trị nguyên nhân
1. Hồi sức
1.1. Truyền dịch
Là chủ yếu để bù lại thể tích máu, việc truyền dịch dựa vào các thông số bằng mạch, huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP), nước tiểu.
- Mạch nhanh, huyết áp hạ dần sau nhiều lần đo là dấu hiệu bù dịch chưa đủ hoặc sự mất máu còn tiếp tục. Mạch chậm lại là dấu hiệu tiên lượng không tốt.
- CVP là một thông số có ý nghĩa chẩn đoán và theo dõi, đối với người lớn CVP giảm 0.5 cmH2O khi mất 100 ml máu.
- Theo dõi lượng nước tiểu qua sonde bàng quang mỗi 15 phút là cần thiết. Lượng nước tiểu trên 10 ml/15 phút là tốt.
1.2. Lựa chọn các loại dịch
Phụ thuộc vào nơi khuếch tán, khả năng hồi phục thể tích máu và thời gian phân hủy dịch.
Loại dịch
Nơi khuếch tán
Thể tích bồi phụ
Bồi phụ
Bán hủy
Máu
Mạch máu
1/1
70
34 ngày
Huyết tương
Mạch máu
1/1
70
Gelatin
Mạch máu
1/1
4-5 giờ
Albumin người
Mạch máu
3-4/1
200
21 ngày
Dextran 40
2/1
6-8 giờ
Ringer lactat
Ngoài tế bào
1/4
NaCl 0,9%
Ngoài tế bào
1/4
Glucose 5%
Nước toàn thể
1/10
Hemacel
Mạch máu
2/1
Như vậy máu, huyết tương, gelatin khôi phục hoàn toàn thể tích máu đã mất với một thể tích tương tự. NaCl 0,9% chỉ hồi phục được 1/4, glucose 5% chỉ hồi phục đươc 1/10 đã mất trong lòng mạch.
Khi hematocite xuống dưới 25% thì bắt buộc phải dùng máu tươi đồng nhóm có tỷ lệ 1/3 hoặc 1/4, còn lại là dùng dung dịch thay thế như huyết tương, các dung dịch keo, các muối khoáng.
1.3. Tốc độ truyền và lượng dịch cần thiết
Trong lúc chờ đợi có máu, các dữ liệu xét nghiệm, ngay lập tức phải truyền một dung dịch thay thế.
Khi huyết áp không đo được, máu vẫn chảy, tốc độ truyền dịch phải hết sức nhanh, phải truyền bằng nhiều đường tĩnh mạch (cảnh trong, dưới đòn) để đạt được 500ml trong 5 phút. Khi huyết áp lên đến 70-80 mmHg mới giảm tốc độ truyền. Đối với sốc giảm thể tích máu cần phải đưa huyết áp trở lại bình thường càng sớm càng tốt trong giờ đầu, nhưng cũng không nên vượt quá 100 mmHg ở người trẻ và 130-140 mmHg ở người già.
Dấu hiệu cua truyềm dịch đầy đủ là huyết áp lên đến 100 mmHg, mạch dưới 110, da niêm mạc hồng hào, tiểu được trên 50ml/giờ, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Trong thực tế, ngoài việc theo dõi huyết áp và mạch cần chú ý đến hai thông số cơ bản nhất là CVP và lượng nước tiểu để đánh giá mức độ và lượng dịch.
- CVP dưới 3 cmH2O: tiếp túc truyền dịch thay thế.
- CVP trên 10 cmH2O: tạm ngừng truyền dịch thay thế, tiêm digoxin tĩnh mạch, truyền chậm Dopamin 10 mcg/kg/phút.
- CVP trên 15 cmH2O, vẫn còn vô niệu: Dopamin, Dobatamin, Furosemid, ngừng truyền dịch thay thế.
- Nếu không có Dopamin, Dobatamin, có thể dùng Noradrenalin truyền tĩnh mạch (1-2 mg trong 500 ml NaCl 0.9%).
1.4. Điều trị phối hợp
- Sốc nặng có toan chuyển hóa truyền thêm Natri Bicarbonate 14% hoặc Ringer lactat 500 ml.
- Nếu có suy hô hấp cấp: thở oxy.
- Nếu có đông máu rải rác trong lòng mạch: Heparine.
2. Điều trị nguyên nhân
Giải quyết ổ chảy máu là cơ bản như cắt dạ dày, đặt sonde Blackemore, cắt lách, cắt tử cung,…
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top