TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP VIỆT NAM

PHẦN MỘT: TÁC GIẢ

I. Vài nét về tiểu sử:

- Xuất thân: Sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước.

- Quê quán: làng Kim Liên, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Song thân:

+ Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

+ Mẹ là cụ bà Hoàng Thị Loan

- Học vấn:

+ Thời trẻ, học chữ Hán ở nhà

+ Học chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp tại trường Quốc học Huế.

+ Có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết).

- Quá trình hoạt động cách mạng:

+ 1911: ra đi tìm đường cứu nước.

+ 1919: gởi tới Hội nghị Véc-xây ″Bản yêu sách của nhân dân An Nam″

+ 1920: Dự đại hội Tua, là một trong những thành viên sáng lập Đảng cộng sản Pháp

+ 1923 - 1941: Hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan, tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng:

⋅Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (1925),

⋅Chủ trì hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương Cảng, Đảng cộng sản Việt Nam.

+ 1941: Về nước lãnh đạo cách mạng.

+ 1942 – 1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.

+ Sau khi ra tù: về nước, lãnh đạo cách mạng

+ 1946: được bầu làm chủ tịch nước VNDCCH.

+ 2 – 9 – 1969: Người từ trần.

→ Vị lãnh tụ vĩ đại, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quý giá.

II. Sự nghiệp văn học:

1. Quan điểm sáng tác:

a. Văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng:

- ″Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong″ (Cảm tưởng đọc ″Thiên gia thi″).

- ″Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy″. (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951)

b. Tính chân thực và tính dân tộc trong văn học:

- Tính chân thực: cảm xúc chân thật, phản ánh hiện thực xác thực

+ Người nhắc nhở những tác phẩm: ″chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít″

+ Người căn dặn: ″miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn″, phải ″giữ tình cảm chân thật″.

- Tính dân tộc:

+ Người nhắc nhở giới nghệ sĩ: phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi viết, ″nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc″

+ Người đề cao sự sáng tạo của văn nghệ sĩ: ″chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo″.

c. Sáng tác xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm:

Người luôn đặt 4 câu hỏi:

- ″Viết cho ai?″ (Đối tượng),

- ″Viết để làm gì?″ (Mục đích),

- ″Viết cái gì?″ (Nội dung).

- ″Viết thế nào?″ (Hình thức).

→ Tuỳ trường hợp cụ thể, Người vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau → Tác phẩm của Người có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực, hình thức sinh động, đa dạng.

2. Di sản văn học:

a. Văn chính luận:

- Cơ sở: Khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ.

- Mục đích: Đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, giác ngộ quần chúng và thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử.

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ ″Bản án chế độ thực dân Pháp″ (1925)

Tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa

Lay động người đọc bằng những sự việc chân thật và nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, trí tuệ.

+ ″Tuyên ngôn độc lập″ (1945)

Một văn kiện có ý nghĩa lích sử trọng đại và là một áng văn chính luận mẫu mực (bố cục ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, giàu tính biểu cảm)

Thể hiện tình cảm cao đẹp của Bác với dân tộc, nhân dân và nhân loại)

+ Các tác phẩm khác: ″Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến″ (1946); ″Không có gì quý hơn độc lập, tự do″ (1966) ...

→ Được viết trong những giờ phút thử thách đặc biệt của dân tộc, thể hiện tiếng gọi của non sông đất nước, văn phong hòa sảng, tha thiết, làm rung lòng người.

b. Truyện và kí:

- Mục đích:

+ Vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm sâu cay vua quan phong kiến ôm chân thực dân xâm lược,

+ Bộc lộ lòng yêu nước nồng nàn và tự hào về truyền thống anh dũng bất khuất của dân tộc

- Tác phẩm tiêu biểu:

+ Pa-ri (1922),

+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922),

+ ″Vi hành″ (1923),

+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925),

+ Nhật kí chìm tàu (1931),

+ Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)...

- Đặc điểm nổi bật:

Chất trí tuệ và tính hiện đại, ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, vừa đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh.

c. Thơ ca:

* Nhật kí trong tù:

- Mục đích:

Sáng tác trong thời gian bị cầm tù trong nhà giam Tưởng Giới Thạch từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943 → ″ngày dài ngâm ngợi cho khuây″

- Nội dung:

+ Ghi lại chân thật, chi tiết những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường đi đày.

+ Bức chân dung tự hoạ về con người tinh thần Hồ Chí Minh:

• Nghị lực phi thường;

• Tâm hồn khao khát hướng về Tổ quốc;

• Vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, dễ xúc động trước nỗi đau của con người;

• Vừa tinh tường phát hiện những mâu thuẫn của xã hội mục nát để tạo tiếng cười đầy chất trí tuệ

→ Tập thơ sâu sắc về tư tưởng, độc đáo, đa dạng về bút pháp, kết tinh giá trị và tư tưởng nghệ thuật thơ ca Hồ Chí Minh.

* Chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc (1941- 1945):

- Mục đích: tuyên truyền và thể hiện những tâm sự của vị lãnh tụ ưu nước ái dân

- Tác phẩm:

+ Thơ tuyên truyền: Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ ...

+ Thơ nghệ thuật: Pắc Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pắc Bó, Đăng sơn, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh khuya...

- Đặc điểm nổi bật: vừa cổ điển vừa hiện đại, thể hiện cốt cách, phong thái điềm tĩnh, ung dung tự tại.

3. Phong cách nghệ thuật:

* Nhận định chung:

- Độc đáo, đa dạng;

- Bắt nguồn từ:

+ Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống, quá trình hoạt động CM, chịu ảnh hưởng và chủ động tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

+ Quan điểm sáng tác.

*Văn chính luận:

- Ngắn gọn, tư duy sắc sảo,

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục,

- Giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.

* Truyện và kí:

- Vẻ đẹp hiện đại,

- Tính chiến đấu mạnh mẽ

- Nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng mà hóm hỉnh sâu cay.

*Thơ ca:

- Thơ tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.

- Thơ nghệ thuật: Vẻ đẹp hàm súc, hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, giữa chất ″tình″ và chất ″thép″.

PHẦN 2: TÁC PHẨM

I. Tìm hiểu chung

1. Hoàn cảnh sáng tác:

- Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc: Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức,

+ Nhật đầu hàng Đồng minh

- Trong nước:

+ CMTT thành công, cả nước giành chính quyền thắng lợi.

+ Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội

+ Ngày 28 tháng 8 năm 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

+ Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước VNDCCH.

2. Mục đích sáng tác:

- Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam mới trước quốc dân và thế giới

- Cương quyết bác bỏ luận điệu và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc.

- Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.

3. Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến ″...không ai chối cãi được″

→ Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.

- Phần 2: ″Thế mà,... phải được độc lập″

→ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Phần 3: Còn lại

→ Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập của dân tộc

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn độc lập:

- Mở đầu bằng cách trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ làm cơ sở pháp lí:

+ của :

Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.″

+ của năm :

″Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.″

- Ý nghĩa:

+ Vừa khôn khéo: Tỏ ra tôn trọng những tuyên ngôn bất hủ của cha ông kẻ xâm lược vì những điều được nêu là chân lí của nhân loại

+ Vừa kiên quyết: Dùng lập luận Gậy ông đập lưng ông , lấy chính lí lẽ thiêng liêng của tổ tiên chúng để phê phán và ngăn chặn âm mưu tái xâm lược của chúng.

+ Ngầm gửi gắm lòng tự hào tự tôn dân tộc: đặt ba cuộc cách mạng, ba bản tuyên ngôn, ba dân tộc ngang hàng nhau.

- Trích dẫn sáng tạo:

+ Từ quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người (tuyên ngôn của Mĩ và Pháp)

+ Bác suy rộng ra, nâng lên thành quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới

→ Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa.

⇒ Hồ Chí Minh mở đầu bản tuyên ngôn thật súc tích, ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, cách trích dẫn sáng tạo để đi đến một bình luận khéo léo, kien quyết: ″Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được″.

2. Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn Độc lập:

a. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:

- Câu mở đầu đoạn 2:

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.″

→ Câu chuyển tiếp, tương phản với các lí lẽ của đoạn 1: thực dân Pháp đã phản bội lại tuyên ngôn thiêng liêng của tổ tiên chúng, phản bội lại tinh thần nhân đạo của nhân loại.

- Pháp kể công ″khai hóa″, Bác đã kể tội chúng trên mọi phương diện:

+ Về chính trị: không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào, thi hành luật pháp dã man, chia rẽ dân tộc, tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu

+ Về kinh tế: Cướp không ruộng đất, hầm mỏ; độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng; đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí

+ Văn hóa – xã hội – giáo dục: lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc dân ta bằng rượu cồn, thuốc phiện

→ Biệp pháp liệt kê + điệp từ chúng + lặp cú pháp + ngôn ngữ giàu hình ảnh + giọng văn hùng hồn đanh thép → nổi bật những tội ác điển hình, toàn diện, thâm độc, tiếp nối, chồng chất, khó rửa hết của thực dân Pháp.

- Pháp kể công ″bảo hộ″, bản tuyên ngôn lên án chúng:

+ ″Mùa thu năm , Nhật đến xâm lăng để mở thêm căn cứ đánh , thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.″

+ ″Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.″

+ Vậy là trong 5 năm, chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.

+ Hậu quả: làm cho ″hơn hai triệu đồng bào của ta bị chết đói″

+ Ngược lại, Việt Minh đã cứu giúp nhiều người Pháp, bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

- Pháp nhân danh Đồng minh tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương, tuyên ngôn chỉ rõ:

+ Chính Pháp là kẻ phản bội lại Đồng minh, hai lần dâng Đông Dương cho Nhật.

+ Không hợp tác với Việt Minh chống Nhật mà trước khi thua chạy, Pháp còn ″nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở .″

+ ″Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.″

+ Nêu rõ thắng lợi của cách mạng Việt Nam:

ο ″Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.″

ο ″Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.″

→ Bác bỏ luận điệu xảo trá, lên án tội ác dã man của Pháp, khẳng định vai trò của CM vô sản Việt Nam và lập trường chính nghĩa của dân tộc.

b. Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc:

- Ba câu văn ngắn gọn vừa chuyển tiếp vừa khẳng định:

+ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị

+ Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay

+ Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ

→ Sự ra đời của nước Việt Nam mới như một tất yếu lịch sử.

- Dùng từ ngữ có ý nghĩa phủ định tuyệt đối để tuyên bố: ″thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.″

→ Không chịu sự lệ thuộc và xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp về nước Việt Nam

- Căn cứ vào những điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hai Hội nghị và để buộc các nước Đồng minh: ″quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.″

- Khẳng định về quyền độc lập tự do của dân tộc:

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!″

→ Sự thật và nguyên tắc không thể chối cãi, phù hợp với thực tế, đạo lí và công ước quốc tế.

⇒ Kiểu câu khẳng định, điệp từ ngữ, song hành cú pháp... tạo nên âm hưởng hào hùng, đanh thép, trang trọng của đoản khúc anh hùng ca.

3. Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ độc lập dân tộc:

- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.″

→ Những từ ngữ trang trọng: ″trịnh trọng tuyên bố″, ″có quyền hưởng″, sự thật đã thành″ vang lên mạnh mẽ, chắc nịch như lời khẳng định một chân lí.

- Bày tỏ ý chí bảo vệ nền độc lập của cả dân tộc: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.″

→ Lời văn đanh thép như một lời thề, thể hiện ý chí, quyết tâm của cả dân tộc.

4. Nghệ thuật:

Là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Bác:

- Lập luận: chặt chẽ, thống nhất từ đầu đến cuối (dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc)

- Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc.

- Dẫn chứng: xác thực, lấy ra từ sự thật lịch sử

- Ngôn ngữ: đanh thép, hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô bộc lộ tình cảm gần gũi.

III. Tổng kết:

Ghi nhớ (SGK)

- Là một văn kiện chính trị lớn, tổng kết cả một thời kì lịch sử.

- Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, kế thừa các chân lí lớn của thế giới.

- Nâng cao lòng tự hào về truyền thống và lịch sử văn học.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #literature