Bài 2: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội

- Muốn giao tiếp hiểu biết nhau, dân tộc, cộng đồng xã hội phải có một phương tiện chung. Phương tiện đó là
ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các quy tắc chung. Các yếu tố và quy tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội mới tạo ra sự thống nhất. Vì vậy ngôn ngữ là tài sản chung.

* Tính chung trong ngôn ngữ.

1. Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua các yếu tố:

+ Các âm(Phụ âm, nguyên âm) và các thanh điệu (6 thanh)

Các nguyên âm i, e, ê, u, ư, o, ô, ơ, ă, â

Sáu thanh:  (ngang), Huyền (-), Hỏi (?), Ngã (~), Sắc (/), Nặng (.)

+ Các tiếng (âm tiết) tạo bởi các âm và thanh

+ Các từ  các tiếng (âm tiết) có nghĩa.

Ví dụ: Cây, xe, nhà, đi, xanh, vì, nên, và, với, nhưng, sẽ, à....

+ Các ngữ cố định Thành ngữ, quán ngữ.

Ví dụ: Thuận chồng thuận vợ, bụng ỏng đít vòn, của đáng tội, nói toạc móng heo, cô đi đúc lại, ếch ngồi đáy giếng,...

2. Quy tắc và phương thức chung:

+ Phương thức chuyển nghĩa của từ: ẩn dụ, hoán dụ.

+ Quy tắc cấu tạo kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu phức.

Ví dụ: Câu đơn:

+ Đơn bình thường có hai thành phần đ C+V.

+ Đơn đặc biệt (cấu tạo bằng danh từ hoặc động từ, tính từ).

II. Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân

- Khi nói hoặc viết mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp.

-> Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố quy tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.

1. Giọng nói cá nhân (trong, ồ, the thé, trầm...) vì thế mà ta nhận ra người quen khi không nhìn thấy mặt.

2. Vốn từ ngữ cá nhân (do thói quen dùng những từ ngữ nhất định)

Phụ thuộc vào phương diện: lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội.

3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc.

4. Tạo ra các từ mới. Những từ này lúc đầu do cá nhân dùng. Sau đó được cộng đồng chấp nhận và tự nhiên lại trở thành tài sản chung.

Ví dụ: Nguyễn Tuân dùng: “Cá đẻ” chỉ công an (Hai âm đầu), dần dần được cả xã hội công nhận.

Người ta còn tạo ra các từ để chỉ tên gọi của đơn vị thuộc lực lượng vũ trang như: mú, cớm, nút chai, cổ vàng (công an giao thông).

5. Việc vận dụng linh hoạt,sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung: khi nói, viết cá nhân có thể tạo ra sản phảm (ngữ, câu, đoạn, bài...) có sự chuyển hoá linh hoạt so vứi quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu.

Ví dụ: Tình thư một bức phong còn kín ...

6. Biểu hiện cụ thể nhất lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân của nhà văn. Ta gọi chung là phong cách.

Ví dụ:

+ Nhà thơ Tố Hữu thể hiện phong cách trữ tình chính trị
+ Thơ Hồ Chí Minh (Nhật kí trong tù) là kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
+ Nguyễn Tuân với phong cách tài hoa, uyên bác
+ Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý.
+ Tú Xương thì ồn ào, cay độc.

III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

- Ngôn ngữ chung là xây dựng sd sản sinh ra lời nói cá nhân. Lời nói cá nhân là hiện thực hóa của ngôn ngữ chung

=> Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là mới quan hệ hai chiều.

IV. Luyện tập

1.Bài tập 1

Trong hai câu thơ của NK, không có từ nào mới. Các từ đều quen thuộc với mọi cá nhân trong cộng đồng người Việt. Nhưng có từ Thôi (từ thứ 2) được nhà thơ sử dụng với nghĩa mới. Thôi vốn có nghĩa chung là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (nó thôi học, hoặc thôi ăn, thôi làm), ở đây NK dùng từ Thôi (thứ 2) trong bài thơ có nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Đó là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi, thuộc về lời nói của cá nhân Nguyễn Khuyến.

2.Bài 2 :

Hai câu thơ dùng các từ ngữ qưen thuộc với mọi người, nhưng sự phối hợp của chúng, trật tự sắp xếp của chúng thật khác thường, là cách sắp đặt của riêng Hồ Xuân Hương:
+ Các cụm danh từ: rêu từng đám, đá mấy hòn đều sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại (từng đám, mấy hòn).
+ Các câu đều sắp xếp bộ phận vị ngữ (động từ + thành phần phụ : xiên ngang – mặt đất, đâm toạc – chân mây) đi trước bộ phận chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn).
=> Sự sắp xếp đó là cách làm riêng của tác giả để tạo nên âm hưởng cho câu thơ và tô đậm hình tượng thơ.

Chúc các bạn học tốt văn ^^ !

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dục#giáo