Bài 8: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

Bài 8: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
(Nguyễn Đình Chiểu)

Phần 1: Tác gia Nguyễn Đình Chiêu

( Em có biết: một tác gia có thể là một tác giả nhưng một tác giả chưa chắc có thể là một tác gia.)

I. Cuộc đời:
Kết luận: một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức sống cao cả, suốt đời vì dân vì nước.

Phần 2: Tác phẩm

I. Tìm hiểu chung:
- Hoàn cảnh ra đời: Nguyễn Đình Chiểu được tuần thủ Gia Định ủy quyền làm văn tế để chui hiểu hơn 20 nghĩa sĩ hi sinh ở trận Cần Giuộc.
- Thể loại: văn tế (Một thể văn xưa, đọc trong khi cúng tế.)
- Bố cục: 4 phần
+ Phần 1 - Lung khởi (Hỡi ôi ... tiếng vang như mõ): Khái quát bối cảnh thời đại và khẳng định ý nghĩa cái chết của người nghĩa binh nông dân
+ Phần 2 - Thích thực (tiếp đến tàu đồng súng nổ): miêu tả hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ qua các giai đoạn lao động vất vả tới lúc thành dũng sĩ đánh giặc, lập công
+ Phần 3 - Ai vãn (tiếp đến cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Niềm đau xót, tiếc thương, cảm phục của tác giả và nhân dân với người nghĩa sĩ
+ Phần 4 - Kết (còn lại) ngợi ca linh hồn bất tử của nghĩa sĩ.

II. Tìm hiểu văn bản:
1. Đoạn 1 (câu 1,2) bối cảnh thời đại và khẳng định cái chết bất tử của người nông dân nghĩa sĩ.

*Bối cảnh thời đại
Súng giặc - Lòng dân
Đất rền - Trời tỏ
-> đối: đất nước có giặc ngoại xâm sự phản đối của người dân.

* Quan điểm sống của người dân:
Thà chết vinh còn hơn sống nhục
-> Tấm gương đáng khâm phục

2. Hồi Tưởng Tâm Đức phẩm hạnh của người nông dân nghĩa sĩ.

* Trước 1858:
- Nghèo khó, lo làm ăn
- Không biết đến chiến trường
- Cuốc, cày, bừa, cấy
- Không biết đến đao binh
- Việc đánh giặc của vua

* Sau 1858:
- Giặc tới: giày xéo quê hương "treo dê bán chó".
- Từ tự giác -> tự giác tham gia đánh giặc

* Hình ảnh người nghĩa sĩ công đồn:
- Đánh giặc: vũ khí thô sơ giao phay, rom con cúi
- Giặc: súng, đạn to, đạn nhỏ.

-> từ lòng căm thù giặc mà tinh thần yêu nước chuyển từ tự giác sang tự phát. Họ đã dấn thân và ghi tên mình vào lịch sử.

3. Niềm thương tiếc đối với người chết:
- Vạn vật tiếc sinh cho sự hi sinh của nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Trách móc tội ác của giặc, tố cáo mạnh mẽ tội ác của giặc
- Lên án những kẻ bán nước
- Thà chết vinh còn hơn sống nhục.
- Đồ Chiểu khóc:
+ người mất
+ người sống
- Tác giả chửi: giặc pháp - bất lực - ai sẽ là người chặn cho nhân dân.

=> bằng những câu văn dài, giọng điệu não nề, tác giả đã thể hiện được tình cảm của một thế hệ dành cho nhìn nghĩa sĩ hi sinh.

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Đọc Tiểu dẫn ngắm những nét cơ bản về thể văn tế. Tìm bố cục của bài văn tới này.
(Bố cục như trên)

2. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tế như thế nào (chú ý phân tích qua cả quá trình: hình ảnh họ trong cuộc sống bình thường, những biến chuyển khi quân giặc xâm phạm tất đất ngọn rau, bát cơm manh áo, vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây.)

Theo anh (chị), cách miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào (Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật ngôn ngữ, bút Pháp trữ tình,...)?

- Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân được miêu tả bằng bút pháp tả thực:
+ Người nông dân nghèo khổ, hiền lành, chất phác, quanh năm chỉ biết ruộng đồng
+ Khi có giặc tới họ nhận thức được trách nhiệm của mình: tự nguyên xung quân chiến đấu, quyết tâm diệt giặc
+ Họ cầm chính nông cụ thô sơ làm vũ khí chiến đấu

⇒ Tinh thần quật cường, xả thân của người dân chân chất mang đậm trọng trách, chí khí của người anh hùng thời đại

- Giá trị nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật
+ Từ mộc mạc, giản dị, đậm sắc màu Nam Bộ
+ Ngôn ngữ chính xác, chân thực, cách so sánh, sử dụng động từ mạnh.

3. Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc. Theo anh (chị), Đó là những cảm xúc gì? Vì sao tiếng khóc đau thương này lại không hề bi lụy?

- Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ cảm xúc, sự xót thương đối với người liệt sĩ
+ Nỗi nuối tiếc, hận cho những người phải hi sinh sự nghiệp dang dở, chí nguyện chưa thành
+ Nỗi xót xa của gia đình mất người thân
+ Nỗi căm hờn những kẻ gây ra khó khăn, đau khổ
+ Tiếng khóc uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc

- Nhà thơ thay mặt nhân dân khóc thương biểu dương công của những người nghĩa sĩ
+ Tiếng khóc hướng về cái chết và hướng về cuộc sống đau thương, khổ nhục của dân tộc trước làn sóng xâm lăng của thực dân
+ Tiếng khóc khích lệ tinh thần chiến đấu, sự nghiệp còn dang dở của người nghĩa sĩ

⇒ Tiếng khóc tuy bi thiết nhưng không đượm màu tang tóc, thê lương kéo dài bởi nó mang âm hưởng tự hào, của sự khẳng định.

4. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế chủ yếu là do những yếu tố nào? Hãy phân tích một số câu tiêu biểu.

Bài văn tế có sức biểu cảm mạnh mẽ bởi nó biểu hiện cảm xúc chân thành, sâu nặng, mãnh liệt của nhà thơ:

+ Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều, não nùng thay

- Nó có sức gợi sâu xa trong trong lòng người đọc

- Giọng điệu rất đa dạng, đặc biệt gây ấn tượng ở những câu văn bi tráng, thống thiết
+ Thà thác mà đặng câu địch khái… ở với man di rất khổ

- Giọng văn bi tiết, sức gợi cảm từ những hình ảnh bi tráng (manh áo vải, rơm con cúi, ngọn đèn leo lét…)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top